You are on page 1of 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

I. BẢN CHẤT & VAI TRÒ KẾ TOÁN


1.1. Khái niệm kế toán
- Kế toán là một hệ thống thông tin thuộc một tổ chức kinh tế có chức năng nhận biết, đo lường,
ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin phù hợp, tin cậy, có thể so sánh được về các hoạt động của
tổ chức kinh tế đó.

1.2. Thông tin kế toán đối với việc ra quyết định kinh doanh
Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán
- Các đối tượng bên trong DN: chủ yếu là các nhà quản trị, những người bên trong doanh nghiệp,
chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức và vận hành hoạt động kinh doanh. Đây là nhóm đối
tượng sẽ đưa ra các quyết định tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Các đối tượng bên ngoài DN: bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức không tham gia trong bộ máy
quản lý của doanh nghiệp: cổ đông, ngân hàng, nhà nước,...

1.3. Phân loại kế toán


1.3.1. Kế toán tài chính
- Đối tượng phục vụ chính: bên ngoài DN.
- Yêu cầu báo cáo: tình hình tài chính và tình hình kinh doanh (trình bày trên các báo cáo riêng).
- Kế toán tài chính cần tuân thủ các thông lệ, chuẩn mực và luật pháp trên các mặt: nội dung
công tác kế toán, quy trình kế toán, hình thức báo cáo, kỳ lập báo cáo, ...
Thực hiện công tác kế toán tài chính là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các tổ chức.
1.3.2. Kế toán quản trị
- Đối tượng phục vụ: các nhà quản trị bên trong DN
- Yêu cầu báo cáo: mọi vấn đề của sản xuất kinh doanh
- Tính chất báo cáo: linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thông tin ra quyết định.

1.3.3. Kế toán thuế


- Đối tượng phục vụ: nhà quản trị và cơ quan thuế
- Yêu cầu báo cáo: các báo cáo thuế, kết quả tính toán thu nhập chịu thuế
- Tính chất báo cáo: Kế toán thuế mang tính tuân thủ cao đối với các luật thuế.
- Cơ sở lập báo cáo: thông tin kế toán tài chính đã điều chỉnh phù hợp với luật thuế.
II. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1. Khái niệm và vai trò


- BCTC là các phương tiện cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng để ra quyết
định kinh doanh.
- BCTC là các báo cáo về tình hình tài chính (Tài sản, Nợ phải trả, NVCSH) và tình hình kinh
doanh (Doanh thu, Chi phí, Lãi/lỗ) của đơn vị sau 1 kì hoạt động.

2.2. Các loại BCTC cơ bản


* Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo thể hiện tình hình kinh doanh của đơn vị trong một
thời kì nhất định.
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh nghĩa là báo cáo về tình hình doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ.
- Các dạng thức của báo cáo kết quả kinh doanh: dạng 1 bước và dạng nhiều bước.

* Báo cáo vốn chủ sở hữu là báo cáo về sự thay đổi vốn chủ sở hữu (lợi ích của chủ sở hữu
trong tài sản) trong một thời kỳ. Báo cáo vốn chủ sở hữu cần trình bày các thông tin về:
- Vốn chủ sở hữu đầu kỳ
- Vốn chủ sở hữu tăng thêm do đầu tư bổ sung hoặc do lợi nhuận tạo ra trong kỳ
từ báo cáo kết quả kinh doanh.
- Vốn chủ sở hữu giảm đi do chủ sở hữu rút vốn hoặc do bị lỗ từ các hoạt động.
- Vốn chủ sở hữu cuối kỳ.

VCSH đầu kỳ +VCSH góp bổ sung - Rút vốn +/- Kết quả kinh doanh = VCSH cuối kỳ

Thời kỳ lập báo cáo của Báo cáo vốn chủ sở hữu cần khớp đúng với kỳ lập báo cáo kết quả kinh
doanh.

* Bảng cân đối kế toán: phản ánh các thông tin tổng quát về tình hình tài chính của đơn vị tại
một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo). Báo cáo này phải trình bày đầy đủ các yếu tố:
Tài sản, Nợ phải trả, Nguồn vốn chủ sở hữu.

- Ngoài ra, còn có Báo cáo lưu chuyển tiền và Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.3. Các yếu tố trên báo cáo tài chính
* Tài sản: là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương
lai. Điều kiện ghi nhận Tài sản:
- Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị.
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Có giá phí được xác định một cách đáng tin cậy
- Phân loại tài sản:
 Tài sản ngắn hạn: là những tài sản của DN có thời gian luân chuyển, sử dụng và thu hồi
trong vòng một năm, bao gồm:
- Tiền: gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, đá quý ở tại doanh nghiệp hoặc gửi tại ngân hàng, kho bạc
hoặc tiền đang chuyển.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là những khoản đầu tư của doanh nghiệp với mục đích
sinh lời có thời gian thu hồi vốn dưới một năm, bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn, góp vốn
liên doanh ngắn hạn.
- Các khoản phải thu: là số tài sản của đơn vị nhưng đang bị các tổ chức, tập thể, cơ quan, cá
nhân khác chiếm dụng và doanh nghiệp có nghĩa vụ và có quyền thu hồi. Bao gồm: Phải thu của
người mua (phát sinh trong quá trình doanh nghiệp bán hàng), phải thu của người bán (phát sinh
trong quá trình doanh nghiệp mua hàng), phải thu của công nhân viên (nhân viên phải bồi dưỡng
do làm hỏng SP, thiếu vật tư...), phải thu của ngân sách (trường hợp trả thuế thừa, thuế GTGT
được khấu trừ).
- Hàng tồn kho: là tài sản lưu động của đơn vị tồn tại dưới các hình thái vật chất cụ thể có thể
cân, đo, đong, đếm được. Bao gồm: Hàng tồn kho có thể do doanh nghiệp tự sản xuất (thành
phẩm tồn kho) hoặc doanh nghiệp mua ngoài (nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa,
hàng mua đang đi đường). HTK dự trữ cho tiêu thụ (VD: thành phẩm, hàng hóa).
Dự trữ cao gây ra ứ đọng vốn, dự trữ thấp có thể làm sản xuất kinh doanh bị gián đoạn do thiếu
vật liệu, hàng hóa. Vì vậy phải dự trữ hợp lý.
- Tài sản ngắn hạn khác: gồm các khoản tạm ứng cho công nhân viên trong đơn vị, các tài sản
cho đơn vị khác vay mượn.

 Tài sản dài hạn: Là những tài sản còn lại không thuộc nhóm Tài sản ngắn hạn, bao gồm:
- Các khoản phải thu dài hạn: Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị đối tượng khác chiếm dụng, có
thời hạn thu hồi trên một năm như: Phải thu khách hàng dài hạn, ứng trước dài hạn cho người
bán...
- Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
- Đầu tư tài chính dài hạn: Là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích sinh lời có thời gian
thu hồi gốc và lãi trên một năm như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn
liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn.
- Bất động sản đầu tư: Là bất động sản, bao gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà
hoặc cả nhà và đất, cở sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản nắm giữ, nhằm
mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá. Bất động sản đầu tư khác với bất động sản
chủ sở hữu sử dụng và hàng hóa bất động sản.
- Tài sản dài hạn khác: Bao gồm chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở
dang và ký cược, ký quỹ dài hạn

* Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua
mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
- Giao dịch trong quá khứ: mua hàng hóa, dịch vụ chưa trả tiền, cam kết bảo hành SP & nghĩa vụ
hàng hoá, phải trả người lao động, thuế phải nộp, phải trả khác, ...
- Thanh toán nợ phải trả:
 Thanh toán bằng tiền hoặc tài sản khác
 Thanh toán bằng nghĩa vụ khác
 Cung cấp hàng hóa, dịch vụ khác

 Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.

- Theo thời hạn thanh toán, các khoản nợ được chia ra thành hai loại: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn:
 Các khoản nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc 1 chu
kỳ kinh doanh. VD: Phải trả người bán, phải trả người mua, phải trả công nhân viên, phải
nộp ngân sách nhà nước, các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn...
 Các khoản nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1năm hoặc trên 1 chu
kỳ kinh doanh. VD: Vay dài hạn, nợ dài hạn về thuê tài chính TSCĐ, các khoản nhận ký
quỹ dài hạn,...

* Nguồn vốn chủ sở hữu: là phần còn lại trong tổng Tài sản sau khi thanh toán hết các khoản nợ
phải trả.
- Cấu trúc vốn chủ sở hữu:
 Vốn góp ban đầu và bổ sung của CSH: Là số tiền do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu
khi thành lập đơn vị kế toán hoặc được bổ sung trong quá trình hoạt động.
 Lợi nhuận giữ lại: Là phần chênh lệch giữa doanh thu - chi phí của các hoạt động kinh
doanh. Phần lợi nhuận này sau khi nộp thuế TNDN và trích lập các quỹ của doanh nghiệp
sẽ được phân phối cho các chủ sở hữu. Trong thời gian chưa phân phối doanh nghiệp có
thể dùng nguồn vốn này bổ sung cho vốn kinh doanh.

 Các quỹ của DN: Là số vốn chủ sở hữu có nguồn gốc từ lợi nhuận để lại (các quỹ của
DN, các khoản dự trữ theo điều lệ, dự trữ theo luật định...) hoặc các loại vốn khác (xây
dựng cơ bản, chênh lệch đánh giá lại tài sản,...).

Nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp không
phải cam kết thanh toán.

* Doanh thu: là tổng giá trị


các khoản lợi ích kinh tế
mà doanh nghiệp nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu, không phải phần vốn đóng góp thêm của các chủ sở hữu. Các loại doanh thu:
- Doanh thu bán hàng
- Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Doanh thu tiền lãi, cổ tức, bản quyền, tiền cho thuê,...

* Chi phí: là toàn bộ khoản tiêu hao của tài sản được tiêu thụ hoặc dịch vụ được sử dụng trong
quá trình kiếm doanh thu. Sự giảm sút về lợi ích kinh tế trong kỳ dẫn tới việc giảm vốn chủ sở
hữu, dưới hình thức giảm tài sản, phát sinh các khoản nợ, và không phải là khoản phân phối cho
chủ sở hữu (như rút vốn hoặc cổ tức).
Các loại chi phí:
- Chi phí lương công nhân viên
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí điện nước mua ngoài
- Chi phí vật liệu
- Chi phí bảo hiểm,...

* Các công thức kế toán căn bản:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn của chủ sở hữu – Các khoản chủ sở hữu rút ra + Thu nhập –
Chi tiêu

Vốn CSH CK = Vốn CSH ĐK + Đầu tư – Rút vốn + Lợi nhuận

You might also like