You are on page 1of 11

5.

3 Mối quan hệ giữa các dòng lưu chuyển tiền tệ với lợi nhuận ròng và bảng cân
đối kế toán
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển
tiền tệ có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ, bởi vì chúng đều được thiết lập
dựa vào kết quả hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty liên
quan đến giá trị các yếu tố tài sản, nguồn vốn, thu nhập và chi phí…

Có thể khẳng định rằng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở hai
báo cáo tài chính quan trọng khác là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
kinh doanh. Việc hiểu thấu đáo bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh
doanh là cơ sở để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Sau đó, việc hiểu thấu đáo báo
cáo lưu chuyển tiền tệ là nền tảng để nắm bắt vận động của dòng tiền trong
doanh nghiệp và những vấn đề tài chính liên quan. Xét trên phương diện dự án
đầu tư, quá trình xác định tiền ròng hàng năm dựa trên lợi nhuận sau thuế, khấu
hao, lãi vay và những khoản mục điều chỉnh khác khi có khác biệt trong cơ cấu
vốn đầu tư tài trợ cho dự án. Toàn bộ khoản mục đó phải được phân tích và dự
báo cẩn trọng. Nói một cách khác, nếu xem dự án là một doanh nghiệp có tính
độc lập tương đối, thì để xác định dòng tiền chính xác, cần dự báo chính xác
bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh cho dự án mà doanh nghiệp
đang phân tích. Các báo cáo tài chính có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và những
nguyên tắc cơ bản trong việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ được nghiên cứu
để vận dụng trong việc xác định dòng tiền của dự án.

Một khoản chi tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ làm tăng chi phi
trong báo cáo kết quả kinh doanh hoặc làm tăng tài sản hoặc làm giảm nguồn
vốn trên bảng cân đối kế toán.

Một khoản tiền thu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ làm tăng thu nhập
trong báo cáo kết quả kinh doanh hoặc làm giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn
trên bảng cân đối kế toán.

1
5.3.1 Mối quan hệ giữa lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động kinh doanh với lợi
nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)
Các thành phần cơ bản của lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh và
lợi nhuận ròng là giống nhau. Tuy nhiên lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh
doanh được hình thành từ các khoản thu nhập bằng tiền trong kỳ, trong khi đó
lợi nhuận được xác định dựa trên cơ sở các khoản thu nhập trong kỳ không kể
đã thu tiền hay chưa thu tiền. Vì vậy các khoản thu nhập trên bảng kết quả kinh
doanh phải được điều chỉnh bởi sự thay đổi của các khoản phải thu để xác định
tiền được thu trong kỳ. Ta có thể liệt kê các khác biệt về nội dung về các hoạt
động trong hai bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.

Nội dung các nghiệp vụ Báo cáo kết quả Báo cáo lưu chuyển
hoạt động kinh tiền
doanh

Mua bán chứng khoán, đầu tư góp vốn


và thu hồi vốn góp đầu tư:
Không phản ánh Hoạt động đầu tư
 Gốc Hoạt động tài chính Hoạt động đầu tư
 Lãi (lỗ)
Mua sắm TSCĐ Không phản ánh Hoạt động đầu tư

Thanh lý TSCĐ Hoạt động khác Hoạt động đầu tư

Thu hay trả tiền phạt, tiền bồi thường Hoạt động khác Hoạt động kinh
doanh

Trả lãi vay Hoạt động tài chính Hoạt động kinh
doanh

Cho vay và thu hồi tiền gốc cho vay Không phản ánh Hoạt động đầu tư

Thu lãi cho vay Hoạt động tài chính Hoạt động đầu tư

Đi vay và trả nợ gốc vay Không phản ánh Hoạt động tài chính

Trả nợ (gốc) thuê tài chính Không phản ánh Hoạt dộng tài chính

Thu nợ trả nợ tiền hàng Không phản ánh Hoạt động kinh
2
doanh

Nhận và trả vốn góp của các chủ sở Không phản ánh Hoạt động tài chính
hữu

Chia lãi, cổ tức cho các chủ sở hữu Không phán ánh Hoạt động tài chính
Từ Bảng trên có thể nhận thấy các nghiệp vụ phản ánh ở hoạt động tài chính
của Báo cáo LCTT hoàn toàn không có ở Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh. Ngoài ra, có sự “lệch pha” trong nội dung các hoạt động tài chính, hoạt
động khác trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư, hoạt
động kinh doanh trên Báo cáo LCTT

Chi phí tạo thu nhập trên bảng kết quả kinh doanh được xác định dựa vào
phương pháp kế toán dồn tích (Accrual) và các nguyên tắc kế toán. Vì vậy chi
phí tạo ra thu nhập trên kết quả kinh doanh phải được điều chỉnh bằng sự thay
đổi của hàng tồn kho, các khoản phải trả; các khoản trích trước, các khoản dự
phòng và chi phí khấu hao thành tiền chi ra cho hoạt động kinh doanh trong
kỳ…Vì vậy báo cáo lưu chuyển tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ với báo cáo kết
quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

Chi phí khấu hao càng lớn sẽ làm tăng khoảng cách giữa lưu chuyển
tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế. Do khấu hao
là một khoản được tính vào chi phí, làm giảm lợi nhuận, nhưng khấu hao không
phải là một khoản chi phí bằng tiền nên khấu hao sẽ được cộng vào lợi nhuận
để xác định lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh.

Nếu khấu hao làm giảm lợi nhuận một khoản là D, trong khi tiền không bị
giảm do khấu hao nên lưu chuyển tiền tệ ròng sẽ lớn hơn lợi nhuận một khoản
là D, tuy nhiên khi công ty đưa vào chi phí một khoản D thì công ty sẽ được
giảm thuế một khoản là D x t (t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. D x t
được gọi là khoản tiết kiệm thuế hay lá chắn thuế từ khấu hao. Khoản tiết kiệm
thuế sẽ làm cho lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh tăng thêm
một khoản D x t do giảm được chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tóm lại,

3
khấu hao không ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền tệ nhưng do khấu hạo
tạo ra khoản tiết kiệm thuế nên khấu hao làm cho lưu chuyển tiền tệ thuần tự
hoạt động kinh doanh tăng thêm một khoản bằng đúng khoản tiết kiệm thuế.

Ví dụ:

Lợi nhuận trước thuế khi chưa tính khấu hao: 500

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%

 Thuế phải nộp: 125

Khấu hao: 200

Lợi nhuận trước thuế sau khi tính khấu hao: 300

 Thuế phải nộp: 75


 Tiết kiệm thuế từ khấu hao:
125 – 75 = 200 x 25% = 50

Bảng 5.1: So sánh lợi nhuận sau thuế với lưu chuyển tiền tệ thuần từ
hoạt động sản xuất kinh doanh

Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động


Lợi nhuận sau thuế
kinh doanh
Doanh thu thuần Doanh thu thuần
Thay đổi trong các khoản phải thu
Thay đổi trong các khoản dự phòng
= Tiền được cung cấp từ hoạt động SXKD
– Giá vốn hàng bán (không kể KH nếu là
– Giá vốn hàng bán
DNSX)
= Lợi nhuận gộp Thay đổi hàng tồn kho
Thay đổi các khoản phải trả
– Chi phí quản lý và bán – Chi phí quản lý và bán hàng (không kể
hàng KH)
Thay đổi các khoản nợ
Thay đổi các khoản trả trước
Thay đổi các khoản trích trước
= Lợi nhuận HĐKD

4
– Chi phí trả lãi vay phải
– Chi phí lãi đã trả
trả
= Lợi nhuận trước thuế
– Thuế thu nhập DN – Thuế thu nhập DN
Thay đổi thuế phải nộp
= Lợi nhuận ròng = Lưu chuyển tiền tệ thuần từ HĐKD

5.3.2 Mối quan hệ giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ với bảng cân đối kế toán
Mối quan hệ giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh và
bảng cân đối kế toán được phân tích từ mối quan hệ cân bằng của tổng tài sản và
tổng nguồn vốn của công ty như sau:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tiền + Các khoản phải thu + Tồn kho + Tài sản ngắn hạn khác + Tài sản dài
hạn = Các khoản phải trả + Nợ vay + Vốn chủ sở hữu

Tiền = (Các khoản phải trả – Các khoản phải thu – Tồn kho – Tài sản ngắn hạn
khác) – Tài sản dài hạn + Nợ vay + Vốn chủ sở hữu (1)

 ∆Tiền = ∆Các khoản phải trả – ∆Các khoản phải thu – ∆Tồn kho – ∆Tài
sản ngắn hạn khác – ∆Tài sản dài hạn + ∆Nợ vay + ∆Vốn chủ sở hữu (2)

Nhận xét rút ra từ phương trình (2)

 Sự biến động của các yếu tố tài sản sẽ ngược chiều với biến động của tiền,
có nghĩa là khi một yếu tố tài sản tăng sẽ làm cho tiền giảm và ngược lại. Tuy
nhiên trong một số trường hợp khi tài sản giảm không làm tăng tiền như các khoản
dự phòng hay khấu hao, có nghĩa là khi tài sản này giảm sẽ làm tăng chi phí hoặc
tài sản này giảm làm tăng tài sản khác.
 Sự biến động của các yếu tố nguồn vốn sẽ cùng chiều với biến động của
tiền, có nghĩa là một khi yếu tố nguồn vốn tăng sẽ làm tăng tiền và ngược lại, trừ
5
những trường hợp nguồn vốn này tăng là do giảm một nguồn vốn khác và sự gia
tăng khoản lợi nhuận chưa phân phối do kết chuyển lợi nhuận sau thuế trong kỳ.
Sự thay đổi của nhóm các yếu tố tài sản hay nguồn vốn có liên quan đến từng
dòng ngân lưu như sau:
- Sự thay đổi các yếu tố trong nhu cầu vốn lưu động trên bảng cân đối kế toán
sẽ tác động ngược chiều với ngân lưu ròng của hoạt động kinh doanh.
- Sự thay đổi trong các khoản nợ vay cũng như vốn chủ sở hữu trên bảng cân
đối kế toán sẽ tác động cùng chiều với ngân lưu hoạt động tài chính ngoại trừ sự
gia tăng của lợi nhuận chưa phân phối do kết chuyển lợi nhuận sau thuế trong kỳ.
- Sự thay đổi các khoản đầu tư tài chính và sự gia tăng nguyên giá tài sản cố
định cũng như chi phí xây dựng cơ bản sẽ tác động ngược chiều với ngân lưu hoạt
động đầu tư.

Ví dụ 1:

Xem xét mối quan hệ giữa báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và
báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty XYZ.

Bảng 5.2. Bảng cân đối kế toán công ty XYZ

31/12/năm N+1

ĐV tinh: Triệu đồng

Năm Năm Năm


Tài sản Nguồn vốn Năm N
N N+1 N+1
Tài sản ngắn hạn 650 900 Nợ phải trả 630 490
Tiền 200 80 Vay ngắn hạn 250 130
Khoản phải thu 150 400 Khoản phải trả 200 140
Tồn kho 220 360 Chi phí phải trả 30 70
Chi phí trả trước 80 60 Vay dài hạn 150 150
Tài sản cố định 980 840 Vốn chủ sở hữu 1000 1250
Nguyên giá 1.100 1.000 Vốn kinh doanh 800 800
Khấu hao lũy kế (120) (160) LN giữ lại 200 450
Cộng tài sản 1.630 1.740 Cộng nguồn vốn 1630 1740

6
Ghi chú:

Trong Năm N+1 Công ty đã bán 1 TSCĐ nguyên giá 100 triệu đồng đã khấu hao
20 triệu, giá bán 60 triệu. Trong kỳ không đầu tư thêm TSCĐ

Bảng 5.3 Báo cáo kết quả kinh doanh công ty XYZ

ĐV tinh: Triệu đồng

Năm Năm
Chỉ tiêu
N N+1
Doanh thu 7000 7500
Giá vốn 5800 6100
Lợi nhuận gộp 1200 1400
Chi phí quản lý và bán hàng 800 820
Lợi nhuận hoạt động kinh
400 580
doanh chính
Lãi vay 40 30
Lợi nhuận khác 0 -20
Lợi nhuận trước thuế 360 530
Thuế TNDN 108 159
Lợi nhuận sau thuế 252 371
Lợi nhuận giữ lại 200 250
Khấu hao TSCĐ 70 60

7
Bảng 5.4. Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty XYZ năm N+1

ĐV tinh: triệu đồng

Nguồn vốn Sử dụng vốn


Giảm tài sản cố định 140 Tăng khoản phải thu 250
Tăng vốn góp của chủ sở hữu 0 Tăng hàng tồn kho 140
Giảm nợ vay ngân
Tăng lợi nhuận giữ lại 250 120
hàng
Giảm tiền 120 Giảm khoản phải trả 60
Giảm chi phí trả trước 20
Tăng chi phí trả trước 40
Tổng cộng 570 Tổng cộng 570
Lưu chuyển tiền tệ năm trực tiếp Năm N+1

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh

Tiền thu bán hàng = Doanh thu - ∆ khoản phải thu

= 7500 – 250 = 7250 triệu

Tiền chi mua hàng = GVHB + ∆ hàng tồn kho - ∆ khoản phải trả

= 6100 + 140 – (-60) = 6300 triệu

Tiền chi quản Chi phí KD - Khấu hao ∆ chi phí trả ∆ Chi phí phải
= + -
lý KD TSCĐ trước trả

= 820 – 60 + (-20) – 40

= 700 triệu

Tiền chi trả lãi vay 30 triệu

Tiền chi nộp thuế 159 triệu

I. Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh: 61 triệu
7250 – 6300 – 700 – 30 – 159 = 61
8
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

- Thu do bán TSCĐ 60 triệu


II. Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư: 60 triệu
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

- Trả nợ vay ngân hàng -120 triệu


- Tăng vốn góp của CSH 0
- Chia lợi nhuận sau thuế -121 triệu
III. Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính: 241 triệu
Tổng lưu chuyển tiền tệ ròng -120 triệu

Tiền đầu kỳ: 200 triệu

Tiền cuối kỳ: 80 triệu

Nhận xét:

Cả hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh đều
đưa đến kết quả giồng nhau.

Sự gia tăng nhu cầu vốn lưu động đã làm giảm lưu chuyển tiền tệ ròng của hoạt
động kinh doanh 390 triệu, khấu hao làm cho lưu chuyển tiền tệ ròng lớn hơn lợi
nhuận ròng 60 triệu, lỗ do thanh lý tài sản cố định làm giảm lợi nhuận ròng nhưng
không làm giảm tiền của hoạt động kinh doanh 20 triệu.

Tiền bán tài sản cố định đã tạo dòng tiền vào cho ngân lưu của hoạt động đầu tư
60 triệu.

Nợ vay ngắn hạn giảm làm cho lưu chuyển tiền tệ hoạt động tài chính giảm 120
triệu. Tiền chia lợi nhuận làm tăng thêm tiền tiền chi ra của hoạt động tài chính là
121 triệu. Tổng cộng lưu chuyển tiền tệ của hoạt động tài chính là -241 triệu.

Bảng 5.5: Lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp gián tiếp
Công ty XYZ năm N + 1
Đơn vị tính: triệu đồng

9
Lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp
Số tiền
gián tiếp
Lợi nhuận sau thuế 371
Cộng khấu hao 60
Cộng lỗ do thanh lý TSCĐ 20
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh
doanh
trước thay đổi vốn lưu động 451
Trừ thay đổi nhu cầu vốn lưu động -390
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh
doanh 61
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư 60
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài
chính -241
Tổng lưu chuyển tiền tệ ròng -120

Nhận xét:
Cả hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh đều
đưa đến kết quả như nhau.
Sự gia tăng nhu cầu vốn lưu động đã làm giảm lưu chuyển tiền tệ ròng của hoạt
động kinh doanh 390 triệu, khấu hao làm cho lưu chuyển tiền tệ ròng lơn hơn lợi
nhuận ròng 60 triệu, lỗ do thanh lý tài sản cố định làm giảm lợi nhuận ròng nhưng
không làm giảm tiền của hoạt động kinh doanh 20 triệu.
Tiền bán tài sản cố định đã tạo dòng tiền vào cho ngân lưu của hoạt động đầu tư
60 triệu.
Nợ vay ngắn hạn giảm làm cho lưu chuyển tiệ tệ hoạt động tài chính giảm 120
triệu. Tiền chia lợi nhuận làm tăng them tiền chi ra của hoạt tài chính là 121 triệu.
Tổng cộng lưu chuyển tiền tệ của hoạt động tài chính -241 triệu.

Ví dụ 2: Tải bản FULL (file word 17 trang): bit.ly/2Ywib4t


Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp của công ty ABC năm N được lập căn
cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán (Bảng 4.3), Báo cáo kết quả kinh doanh
(Bảng 3.3) và một số tài liệu bổ sung:

Tài liệu bổ sung năm N:

10
- Trích khấu hao trong kỳ: 1.500 triệu đồng
- Chia lợi nhuận sau thuế: 2.608 triệu đồng
- Lãi do chênh lệch tỷ giá khi đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ: 70 triệu đồng
- Chi mua sắm tài sản cố định: 4.400 triệu đồng
- Tiền thu do bán tài sản cố định: 1.700 triệu đồng
- Nguyên giá tài sản cố định giảm: 3.500 triệu đồng, đã khấu hao 2.000 triệu
đồng.

2563769

11

You might also like