You are on page 1of 16

11/24/19

CHƯƠNG 7
PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN
CASH FLOW ANALYSIS

CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG


■ BÁO CÁO DÒNG TIỀN
v Những vấn đề liên quan đến tiền
v Lập báo cáo theo hoạt động
v Lập báo cáo tiền tệ
v Một số vấn đề liên quan đến lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
v Phương pháp trực tiếp
■ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG TIỀN
v Các hạn chế trong báo cáo dòng tiền
v Giải thích dòng tiền và thu nhập ròng

1
11/24/19

CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG


■ PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN
v Dòng tiền Campell Soup
v Các suy luận từ phân tích dòng tiền
v Các thước đo dòng tiền
v Công ty và các điều kiện kinh tế
v Dòng tiền tự do
v Dòng tiền như là công cụ chỉ báo giá trị
■ CÁC CHỈ SỐ DÒNG TIỀN CHUYÊN BIỆT
v Tỷ số đảm bảo dòng tiền
v Tỷ số tái đầu tư tiền mặt

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ 7.1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN
■ Mục tiêu phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: tìm hiểu dòng
tiền vào và ra, và tiền liên quan đến các hoạt động kinh
doanh, tài trợ và đầu tư của doanh nghiệp.
■ Nội dung phân tích: tính thanh khoản (liquidity), khả năng
thanh toán (solvency) và sự linh hoạt tài chính (financial
flexibility)

2
11/24/19

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ Các câu hỏi trong phân tích báo cáo dòng tiền:
v Tiền của DN được chi vào đâu
v Tiền của DN đến từ đâu
v Trong kỳ, tiền mặt của DN thay đổi như thế nào
v Có bao nhiều tiền được tạo ra hoặc chi tiêu từ hoạt động kinh doanh.
v Cổ tức được chi trả như thế nào khi công ty đang thua lỗ
v Doanh nghiệp gia tăng đầu tư từ nguồn tài trợ nào?
v Tại sao tiền mặt giảm hay tăng so với thu nhập?

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ 7.1.2 BÁO CÁO THEO HOẠT ĐỘNG
■ Hoạt động kinh doanh: có liên quan trực tiếp đến sản xuất và
cung cấp hàng hóa
■ Hoạt động đầu tư: mua và bán các tài sản dài hạn, đầu tư dài
hạn.
■ Hoạt động tài trợ: đóng góp hoặc thoái vốn (nguồn tài trợ) cho
các hoạt động kinh doanh và đầu tư.

3
11/24/19

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ 7.1.2 BÁO CÁO THEO HOẠT ĐỘNG
IFRS US. GAAP TT200/2014/TT-BTC
Phân loại dòng tiền
Tiền lãi nhận được CFO hoặc CFI CFO CFI
Tiền lãi phải trả CFO hoặc CFI CFO CFO
Cổ tức nhận được CFO hoặc CFI CFO CFI
Cổ tức phải trả CFO hoặc CFI CFF CFF
Thường là CFO, một phần
có thể phân loại
Thuế phải trả CFO CFO
thành CFI, CFF nếu có thể
xác định chi tiết
Trực tiếp* hoặc
Phương pháp lập Trực tiếp* hoặc gián tiếp Trực tiếp hoặc gián tiếp
gián tiếp,

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ 7.1.3 LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
v Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Cả 2 phương pháp
đều cho ra kết quả như nhau, nhưng cách định dạng của chúng có
khác biệt.
v Phương pháp gián tiếp: phương pháp xây dựng bằng cách điều chỉnh
kết quả của báo cáo kết quả kinh doanh. Theo đó, EBT sẽ được điều
chỉnh cho các khoản mục thu (hoặc chi) không phát sinh bằng tiền và
các khoản thay đổi của vốn luân chuyển.
v Phương pháp trực tiếp: báo cáo các khoản thu và chi tiền mặt gộp
cho các hoạt động kinh doanh – về cơ bản là điều chỉnh từng khoản
mục trong báo cáo thu nhập lập trên cơ sở dồn tích thành cơ sở tiền
mặt.

4
11/24/19

CFS - Phương pháp gián tiếp – TT200 Mã số


I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 1
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 2
- Các khoản dự phòng 3
- Lãi, lỗ chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ 4
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 5
- Chi phí lãi vay 6
- Các khoản điều chỉnh khác 7
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 8
- Tăng, giảm các khoản phải thu 9
- Tăng, giảm hàng tồn kho 10
- Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) 11
- Tăng, giảm chi phí trả trước 12
- Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh 13
- Tiền lãi vay đã trả 14
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 15
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 16
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 17
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư


1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31
2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của DN đã phát hành 32
3. Tiền thu từ đi vay 33
4. Tiền trả nợ gốc vay 34
5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70

5
11/24/19

CFS - Phương pháp trực tiếp – TT200 Mã số


I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 1
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 2
3. Tiền chi trả cho người lao động 3
4. Tiền lãi vay đã trả 4
5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 5
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 7
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ Ví dụ: Gould Company p.405
■ Công ty mua một xe tải với giá 30.000$, do nhà sản xuất tài
trợ hoàn toàn.
■ Bán một xe tải với giá 7.000$ (nguyên giá là 10.000$ và giá trị
sổ sách còn lại là 2.000$).
■ Chia cổ tức trong năm là 51.000$.

6
11/24/19

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN

7
11/24/19

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ 7.1.4 MỘT SỐ CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT
■ Góp vốn vào công ty khác
v Phương pháp hạch toán vốn cổ phần thì lợi nhuận nhận được sẽ loại khỏi lợi
nhuận sau thuế, dòng tiền đầu tư thể hiện cổ tức tiền mặt nhận được.
■ Mua công ty bằng cổ phiếu
v Chỉ những thay đổi trong bản cân đối bằng tiền mới tính vào báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.

■ Chứng khoán hóa các khoản phải thu


v Còn tranh cãi về sụt giảm khoản phải thu là dòng tiền kinh doanh hay dòng
tiền tài trợ.

8
11/24/19

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ 7.1.5 PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP
■ Báo cáo tổng tiền thu được và tổng tiền chi ra được phân loại
theo hoạt động.
v Khoản thu: (1) tiền mặt nhận từ khách hàng và (2) khoản thu tiền
mặt từ hoạt động kinh doanh khác.
v Khoản chi: (1) tiền mặt chi trả cho người lao động và nhà cung cấp,
(2) tiền lãi chi trả, (3) thuế thu nhập chi trả và (4) các khoản chi tiền
mặt khác cho hoạt động kinh doanh.

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ Chuyển đổi từ phương pháp gián tiếp sang trực tiếp

9
11/24/19

7.1 BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ Giải thích:
v Thu tiền bán hàng = doanh thu – tăng lên trong khoảng phải thu =
660.000 – 9.000 = 651.000
v Chi tiền mua hàng = giá vốn hàng bán – giảm trong hàng tồn kho +
tăng lên trong khoảng phải trả = 363.000 – 6.000 + 5.000 = 362.000
v Chi tiền hoạt động khác = chi phí bán hàng, chung – khấu hao và trừ
dần – giảm trong chi phí trả trước – tăng lên trong chi phí trích trước
= 218.000 – 35.000 – 3.000 – 4.000 = 176.000

7.2 HÀM Ý PHÂN TÍCH CỦA BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ 7.2.1 GIỚI HẠN CỦA BÁO CÁO DÒNG TIỀN.
■ Không công bố dòng tiền từ các khoản mục bất thường
(extraordinary) hoặc là từ các hoạt động không còn tiếp tục
nữa (discontinued operation).
■ Lãi vay và cổ tức nhận được và lãi vay chi trả xếp vào dòng
tiền hoạt động.
■ Thuế thu nhập thì xếp vào dòng tiền hoạt động.
■ Trừ ra các khoản lãi hoặc lỗ trước thuế do bán tài sản cả hoạt
động kinh doanh lẫn hoạt động đầu tư, do thuế từ hoạt động
này không được trừ ra.

10
11/24/19

7.2 HÀM Ý PHÂN TÍCH CỦA BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ 7.2.2 GIẢI THÍCH DÒNG TIỀN VÀ LỢI NHUẬN.

7.2 HÀM Ý PHÂN TÍCH CỦA BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ Báo cáo thu nhập thể hiện khả năng sinh lợi của công ty trong
một thời kỳ.
■ Báo cáo dòng tiền cho thấy tác động của hoạt động kinh
doanh lên khả năng thanh khoản và trả nợ công ty.
■ Dòng tiền hoạt động cung cấp góc sâu sắc hơn lợi nhuận ròng
về hoạt động kinh doanh.
■ Tuy vậy, báo cáo dòng tiền không phải là thước đo của khả
năng sinh lợi.
■ Kế toán dồn tích dựa trên ước tính, trả chậm, phân bổ, định
giá nên tính chủ quan cao hơn dòng tiền.

11
11/24/19

7.2 HÀM Ý PHÂN TÍCH CỦA BÁO CÁO DÒNG TIỀN


■ Kết hợp thông tin từ thu nhập và dòng tiền
v Tỷ số dòng tiền/ thu nhập lớn hơn thì chất lượng thu nhập cao hơn.
v Khi lợi nhuận cao, dòng tiền thấp: có khả năng hoạch toán không
thận trọng (khi ghi nhận doanh thu, chi phí) hoặc bóp méo kế toán.
v Tính biến động của thu nhập không đồng nhất với biến động của
dòng tiền là dấu hiệu khả năng tin cậy thấp.
■ Dòng tiền hoạt động là chỉ tiêu kiểm tra lại thu nhập nhưng
không thay thế thu nhập.

7.3 PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN


■ Nguồn và sử dụng nguồn chủ yếu (trong quá khứ).
■ Phân tích tỷ trọng các thành phần trong báo cáo.
■ Đánh giá và trả lời các câu hỏi chính yếu sau:
v Mua sắm tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn bên trong hay bên ngoài?
v Các dự án mở rộng hoặc mua lại nên tài trợ bằng nguồn vốn nào?
v Công ty có phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài không?
v Công ty có các cơ hội đầu tư và nhu cầu đầu tư nào?
v Các yêu cầu và các loại tài trợ gì?
v Các chính sách quản trị (như chính sách cổ tức) có mang tính nhạy cảm cao
với dòng tiền không?

12
11/24/19

7.3 PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN


■ 7.3.1 CAMPELL SOUP

7.3 PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN


■ 7.3.2 SUY LUẬN TỪ PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN
■ Đánh giá hiệu quả quản trị, điều hành.
■ Quy mô, biến động, thành phần của dòng tiền hoạt động
v Hoạt động có khả năng sinh lợi sẽ tạo ra nhiều tiền hơn so với tiền nó
chi tiêu.
v Dòng tiền hoạt động tăng lên từ chứng khoán hóa khoản phải thu
hoặc giảm hàng tồn kho thường là không bền vững.
v Sự tăng lên trong dòng tiền hoạt động từ tăng lên trong nợ phải trả
ngắn hạn cũng thường không bền vững

13
11/24/19

7.3 PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN


■ 7.3.3 CÁC THƯỚC ĐO DÒNG TIỀN KHÁC
v Dòng tiền thô: lợi nhuận sau thuế cộng các chi phí không phát sinh
bằng tiền mặt quan trọng (đặc biệt là khấu hao)
v EBITDA: thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao.

■ Các hiểu sai khi sử dụng thước đo thô hoặc EBITDA.


v Khấu hao không phải là chi phí thực.
v Khấu hao là nguồn tạo ra tiền.
v Bỏ qua thay đổi thay đổi trong vốn luân chuyển.

7.3 PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN


■ 7.3.4 CÔNG TY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ.
v Một công ty có dòng tiền sụt giảm – hoặc âm – là dấu hiệu tốt hay
xấu?

■ Tùy vào điều kiện kinh tế.


v Dòng tiền nào?
v Nguyên nhân của sự sụt giảm?
v Chính sách và chiến lược của công ty.
v Lạm phát

14
11/24/19

7.3 PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN


■ 7.3.5 DÒNG TIỀN TỰ DO
■ Dòng tiền tự do = dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF)
trừ chi tiếu vốn cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh.
■ FCF = NOPAT – change in NOA.
■ Khả năng tăng trưởng và tính linh hoạt tài chính phụ thuộc vào
dòng tiền tự do.

7.3 PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN


■ 7.3.6 DÒNG TIỀN LÀ CHỈ BÁO CÓ GIÁ TRỊ
v Tính khả thi của vấn đề tài trợ cho chi tiêu vốn.
v Nguồn tiền mặt để tài trợ cho mở rộng sản xuất kinh doanh.
v Sự phụ thuộc vào tài trợ bên ngoài (nợ và vốn cổ phần).
v Chính sách cổ tức tương lai.
v Khả năng thỏa mãn các yêu cầu dịch vụ nợ
v Linh hoạt tài chính để đáp ứng các nhu cầu và cơ hội không dự kiến
trước.
v Thực hành về quản trị tài chính.
v Chất lượng thu nhập.

15
11/24/19

7.4 CÁC TỶ SỐ DÒNG TIỀN CHUYÊN BIỆT


■ TỶ SỐ ĐẢM BẢO DÒNG TIỀN
■ Phản ánh lượng tiền mặt đủ thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu
vốn, hàng tồn kho và cổ tức tiền mặt\

■ Đầu tư vào khoản mục vốn luân chuyển khác (khoản phải thu)
được bỏ qua vì được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn.
■ Chỉ tính phần tăng thêm HTK (nếu giảm xem như bằng 0).
■ So sánh tỷ số này với 1

7.4 CÁC TỶ SỐ DÒNG TIỀN CHUYÊN BIỆT


■ TỶ SỐ TÁI ĐẦU TƯ TIỀN MẶT

■ Tỷ số này thông thường từ 7% đến 11% là tốt.

16

You might also like