You are on page 1of 19

Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN

Chương 2: Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp


2.1. Tài sản cố định và vốn cố định của DN
2.1.1. Tài sản cố định
* Muốn tiến hành SXKD, trước hết mọi DN phải có tư liệu lao động.
* Tư liệu lao động có nhiều loại như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, các công trình kiến
trúc. Tư liệu lao động chủ yếu tham gia một cách trực tiếp vào quá trình SXKD. Công dụng của mỗi tư liệu lao
động không giống nhau nhưng chúng đều có tính nhất chung là giữ vai trò làm môi giới trong quá trình lao
động, khiến sức lao động của người LĐ kết hợp với đối tượng lao động.
* Tư liệu lao động của DN tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều chu kỳ SX. Trong khi tham gia vào quá trình
SX thì tư liệu lao động của DN bị hao mòn dần nhưng chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ
khi nào chúng bị hao mòn hoặc hư hỏng toàn bộ hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế thì khi đó chúng mới
cần đổi mới, thay thế
* Tư liệu lao động của DN bao gồm nhiều loại, thời hạn sử dụng dài hay ngắn khác nhau; giá trị cao thấp cũng
không giống nhau. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu SXKD, để đơn giản thủ tục quản lý, đối với
các DN nhà nước, theo chế độ hiện hành ở nước ta, những tư liệu lao động nào có đủ 2 điều
kiện sau đây mới được coi là TSCĐ.
+ Một là: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định. Gía trị
Mức giá trị này thường xuyên được điều chỉnh cho ( Trđ)
phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Hiện
TÀI
naySẢN
giá trịCỐ
nàyĐỊNH
là 10 trđ TSCĐ
+ Hai là: Phải có thời gian sử dụng tối thiểu từ một năm trở
lên.
Những tư liệu lao động không có đủ một trong hai điều kiện
trên sẽ được coi là công cụ lao động nhỏ. Việc mua sắm và dự 10
trữ được giải quyết bằng nguồn vốn lưu động của DN CÔNG CỤ LAO ĐỘNG
Trong nền kinh tế thị trường, TSCĐ của DN không chỉ bao
1 Thời gian ( Năm)
gồm những tài sản có hình thái vật chất mà còn bao gồm cả
những tài sản
không có hình thái hiện vật như: chi phí thành lập DN, chi phí sưu tầm phát triển, chi phí mua bằng sáng chế,
phát minh, chi phí đầu tư cải tạo đất, đào vét lòng sông, luồng lạch… loại tài sản không có hình thái hiện vật
cũng dịch chuyển giá trị vào giá trị SP mới tương tự như loại tài sản có hình thái hiện vật.
Qua những phân tích trên, có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ trong DN như sau:
TSCĐ trong DN là những tư liệu lao động chủ yếu, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và trong quá
trình đó, giá trị của TSCĐ không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà nó chuyển dịch dần
dần từng phần giá trị vào giá thành (Giá trị) SP của chu kỳ SX tiếp theo.
Bài đọc thêm:
* Trong điều kiện nền KTTT, việc đổi mới TSCĐ trong DN đặt ra như là một vấn đề cấp bách:
- Việc đổi mới TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm biên chế, giải phóng lao động thủ công nặng nhọc, đảm bảo an toàn cho người lao
động, nhất là đối với những ngành SX có tính độc hại, hoặc chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên, đối với các ngành công nghiệp hoá chất, xây
dựng cơ bản, nông, lâm nghiệp và công nghiệp khai thác.
- Xét trên góc độ tài chính DN, việc nhậy cảm trong đầu tư mới TSCĐ còn có một nhân tố quan trong để hạ thấp chi phí SX như: hạ thấp hao phí
năng lượng, giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lương và đây cũng là biện pháp hết sức quan trọng để chống hao mòn vô
hình trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Trong kinh doanh, việc tăng cường đổi mới trang thiết bị được coi là một lợi thế để chiếm lĩnh không chỉ thị trường hàng hoá mà cả thị trường vốn.
Những DN có trình độ trang bị kỹ thuật hiện đại thường là những đơn vị được khách hàng hâm mộ và tin cậy, họ sẽ có lợi thế trong việc phát hành trái
phiếu, cổ phiếu để thu hút các nguồn tài chính trong xã hội, phục vụ việc đầu tư mở rộng SX KD .
Với những ý nghĩa trên, việc đổi mới TSCĐ trong SXKD là một đòi hỏi tất yếu khách quan mang tính quy luật trong nền SX hàng hoá trong điều
kiện tiến bộ về khoa học kỹ thuật.
- Việc đổi mới TSCĐ đúng hướng sẽ tạo ra triển vọng lớn lao trong DN. Song, không loại trừ những trường hợp rủi ro hoặc thất bại trong kinh
doanh cũng vì đổi mới TSCĐ. Nguyên nhân của thất bại này là do người quản lý không tìm hiểu kỹ các căn cứ đầu tư, chọn nhầm phương án đầu tư nên
đã có những quyết định tài chính sai lầm về đầu tư.

2.1
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
2.1.2. Phân loại TSCĐ và kết cấu TSCĐ.
2.1.2.1. Phân loại TSCĐ
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của DN theo những tiêu thức nhất định nhằm phục
vụ những yêu cầu quản lý của DN .
Thông thường có những cách phân loại sau đây:

a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.


+ TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ được (có) biển hiện bằng hình thái vật chất cụ thể như: nhà xưởng,
máy móc thiết bi, phương tiện vận tải, vật kiến trúc, đất canh tác, …
Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình: Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu
độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay
một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động
được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
c. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
d. Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận
cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện
được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản
lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài
sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn
của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài
sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
+ TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không được thể hiện bằng hiện vật cụ thể mà thường là những khoản chi
phí đầu tư cho SXKD nhưng có giá trị lớn và có tác dụng lâu dài đối với hoạt động kinh doanh của DN. Khi
nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã trở thành những lực lượng SX trực tiếp,
“hàm lượng chất xám” trong SP hàng hoá, dịch vụ được coi là một nhân tố quan trọng, thì khi đó những TSCĐ
không có hình thái vật chất sẽ càng trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra
thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện quy định trên, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi
là tài sản cố định vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn nêu trên thì được
hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình được
tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được bảy điều kiện sau:
a. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính
hoặc để bán;
b. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
c. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
d. Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
đ. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai,
bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
e. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô
hình đó;
2.2
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
g. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành
lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không
phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá
3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
Phương pháp phân loại trên sẽ giúp cho người quản lý có một nhãn quan tổng thể về cơ cấu đầu tư của DN.
Đây là một căn cứ quan trọng để xây dựng quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù
hợp với tình hình thực tế. Mặt khác, cũng nhờ phương pháp phân loại này có thể đề ra các biện pháp quản lý tài
sản, quản lý vốn, tính toán khấu hao chính xác hợp lý.
* TSCĐ vô hình thường được chia thành các nhóm:
Thông thường người ta chia TSCĐ không có hình thái vật chất thành những nhóm sau đây:
- Chi phí thành lập: là những chi phí đầu tư có liên quan đến việc thành lập hoặc phát triển mở rộng một tổ
chức DN. Thuộc nhóm này gồm các chi phí sau: chi phí khảo sát, thăm dò thị trường, luận chứng kinh tế kỹ
thuật, các chi phí thủ tục thành lập DN như: thuế chước bạ; chi phí về quảng cáo khai trương DN mới; chi phí
đào tạo cán bộ.
- Chi phí nghiên cứu phát triển: Là những khoản chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu, xây dựng các dự án
phát triến của DN như: Nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, chế thử SP mới, các chi phí cho phát minh
sáng chế…
- Quyền đặc nhượng hay quyền khai thác: Được thể hiện bằng một hợp đồng giữa Nhà nước với một công ty
hoặc giữa hai công ty với nhau về việc nhà nước cho phép công ty kia được liên doanh hoặc khai thác tài
nguyên nào đó; hoặc công ty này cho phép công ty kia đặc quyền cung cấp một số SP dịch vụ hoặc một số mặt
hàng nào đó.
- Bằng sáng chế phát minh: được nhà nước cấp cho người có công phát minh sáng chế. Các DN có thể mua
bằng phát minh theo giá thỏa thuận và được nhà nước bảo hộ.
- Nhãn hiệu thương mại: là những chi phí đầu tư mà DN phải mua của DN khác với những điều kiện ràng
buộc theo luật định, để tạo SP theo uy tín của mình. Nhờ nhãn hiệu, một số DN có thể bán chạy SP của mình
với giá cao hơn so với các SP cùng loại. Vì vậy, một nhãn hiệu có thể ngày càng được tăng giá do sự tín nhiệm,
ưa chuộng của khách hàng đối với SP mang nhãn hiệu đó.
- Vị trí của DN: là một yếu tố rất lợi hại trong thương mại. Vị trí DN càng thuận lợi thì giá bán của DN càng
cao. Nó có thể cao hơn nhiều so với chi phí để xây dựng của DN đó nhưng ở vị trí khác.
- Các TSCĐVH khác: là những TSCĐ không có hình thái vật chất ngoài những nhóm TS đã nêu trên, như:
chi phí đầu tư để cải tạo đất trong ngành nông, lâm nghiệp; chi phí đầu tư bốc đất, đá để khai thác trong ngành
công nghiệp khai thác; Chi phí nạo vét lòng sông bến cảng, luồng lạch trong nghành GTVT.

b. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng.


+ TSCĐ dùng trong SXKD cơ bản: Là những TSCĐ trực tiếp tham gia vào hoạt động SXKD của DN. Như:
nhà cửa, VKT,MM TB, …
+ TSCĐ dùng ngoài SXKD cơ bản: Là những TSCĐ dùng cho các hoạt động SXKD phụ trợ và những
TSCĐ không mang tính chất SX. Loại này gồm:
- TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh phụ .
- TSCĐ dùng trong mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh,….
- TSCĐ bảo quản hộ giữ hộ Nhà nước, giữ hộ đơn vị khác.
Cách phân loại này cho biết cơ cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính khấu
hao chính xác, kiểm tra được mức độ đảm bảo TSCĐ cho hoạt động SX nhưng cách phân loại này chưa phán
ánh tình hình sử dụng TSCĐ.

c. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế


+ Nhà cửa, VKT là những TSCĐ hình thành sau quá trình xây dựng như: Nhà xưởng, văn phòng, hàng rào,

+ MMTB: Là những toàn bộ MMTB dùng trong hoạt động SXKD của DN.
2.3
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
+ PTVT, thiết bị truyền dẫn: Là toàn bộ các phương tiện vận tải, các thiết bị truyền dẫn của DN.
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị dụng cụ dùng trong quản lý của DN :…
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho SP : …
+ Các loại TSCĐ khác: Là những TSCĐ chưa xếp vào năm nhóm trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh,

d. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng .


+ TSCĐ đang sử dụng: Là những TSCĐ DN hiện đang sử dụng .
+ TSCĐ chưa cần dùng: Là những TSCĐ cần cho hoạt động của DN nhưng hiện tại đang dự trữ để sử dụng
về sau.
+ TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý : Là những TSCĐ không cần thiết hoặc không phù hợp với nhiệm
vụ SXKD của DN cần thanh lý, nhượng bán để thu hồi VCĐ.
* Ngoài 4 cách phân loại trên người ta có thể phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu (TSCĐ tự có, đi thuê).

2.1.2.2. Kết cấu TSCĐ.


Qua phân loại TSCĐ ta có thể tính toán tỷ trọng của từng nhóm TSCĐ - Thể hiện kết cấu của TSCĐ.
Tỷ trọng tài sản cố định nhóm i : di = NGi/NG
Qua kết cấu của TSCĐ ta có thể đánh giá được tính hợp lý trong đầu tư vào TSCĐ của DN.

2.1.3. VCĐ của DN.


Trong nền SX hàng hoá, việc mua sắm hoặc quản lý tư liệu lao động phải dùng tiền tệ. Vì vậy mỗi DN
muốn tiến hành SXKD phải ứng trước một số tiền vốn nhất định về TSCĐ. Số vốn này được luân chuyển theo
mức hao mòn dần của TSCĐ. Khi tham gia quá trình SX, TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và
tham gia nhiều chu kỳ SXKD: trong thời gian sử dụng bị hao mòn dần. Đến khi nào chúng bị hư hỏng hoàn
toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế thì mới cần đổi mới. Vì vậy giá trị của TSCĐ cũng tuỳ theo mức
độ hao mòn về mặt vật chất được chuyển dịch dần từng bộ phận vào giá trị SP mới. Bộ phận giá trị chuyển dịch
của TSCĐ hợp thành một yếu tố chi phí SX của DN và được bù đắp ( thu hồi) mỗi khi SP được tiêu thụ. Vì có
đặc điểm trong quá trình luân chuyển, hình thái vật chất của TSCĐ không thay đổi, còn giá trị thì luân chuyển
dần cho nên gọi bộ phận vốn ứng trước này là VCĐ.
Như vậy giá trị VCĐ sẽ quyết định quy mô của TSCĐ và đặc điểm vận động của TSCĐ lại quyết định đến
đặc điểm chu chuyển và tuần hoàn của VCĐ. Từ đó ta có thể khái quát những nét đặc thù (đặc trưng cơ bản) về
sự vận động của VCĐ trong SXKD như sau :
+ VCĐ tham gia nhiều chu kỳ SX SP .
+ VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ SX.
+ Sau nhiều chu kỳ SX VCĐ mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển
Từ sự phân tích trên có thể khái niệm về VCĐ như sau: VCĐ của DN là số vốn ứng trước về những TSCĐ
chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào SP mới cho đến khi TSCĐ hết
thời hạn sử dụng thì VCĐ mới hoàn thành một lần luân chuyển.
TSCĐ và VCĐ của DN có sự khác nhau ở chỗ là: lúc mới hoạt động, DN có VCĐ bằng giá trị nguyên thuỷ
của TSCĐ. Về sau giá trị của VCĐ thường là thấp hơn giá trị nguyên thuỷ của TSCĐ do khoản khấu hao đã
trích.
Trong quá trình SXKD của DN, VCĐ một mặt giảm dần do trích khấu hao và thanh lý TSCĐ, mặt khác lại
tăng thêm giá trị do đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành.
Ta có thể coi giá trị của VCĐ chính là bộ phận giá trị còn lại của TSCĐ - Hay chính là bộ phận vốn ứng ra
để mua sắm TSCĐ chưa thu hồi được (cần phải tiếp tục thu hồi)

2.4
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
2.2. KHẤU HAO TSCĐ
2.2.1. Hao mòn tài sản cố định và khấu hao TSCĐ.
2.2.1.1. Hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của DN bị hao mòn
dưới hai hình thức: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

a. Hao mòn hữu hình của TSCĐ


* Hao mòn hữu hình của TSCĐ là hao mòn về vật chất và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng.
- Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi về trạng thái vật lý ban đầu của các chi
tiết, các bộ phận TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, trọng tải, nhiệt độ, hoá chất,…; sự giảm sút về chất lượng,
mang tính kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muốn khôi
phục giá trị sử dụng của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế.
- Về mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ do chuyển dịch dần dần từng phần giá trị hao mòn vào giá
trị SPSX. Đối với các TSCĐ vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở sự hao mòn về mặt giá trị.
* Mức độ hao mòn hữu hình phụ thuộc vào :
- Các nhân tố trong quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng, việc chấp hình những quy
phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ.
- Những nhân tố về tự nhiên và môi trường sử dụng TSCĐ.
* Việc nhận thức rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức hao mòn hữu hình TSCĐ sẽ giúp các DN có biện
pháp cần thiết, hữu hiệu để hạn chế nó.

b. Hao mòn vô hình của TSCĐ


Là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm giá trao đổi do có những TSCĐ mới như TSCĐ cũ song giá mua lại
rẻ hơn. Do đó trên thị trường các TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình.
Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1 - V1 được xác định theo công thức:
Gđ - G h Trong đó Gđ: Giá trị mua ban đầu của TSCĐ
V1 =  100 ( % )
Gđ Gh: Giá trị mua hiện tại của TSCĐ.
* Hao mòn vô hình loại 2: Là TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do có những TSCĐ mới tuy mua với giá trị như cũ
nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Như vậy do có những TSCĐ mới tốt hơn mà TSCĐ cũ bị mất đi một
phần giá trị của mình. Đó chính là một phần giá trị TSCĐ cũ không chuyển dịch vào giá trị SP kể từ khi có
TSCĐ mới xuất hiện. Bởi vì khi TSCĐ mới xuất hiện và được sử dụng phổ biến thì điều kiện SX sẽ do các
TSCĐ mới quyết định. Phần giá trị dịch chuyển được tính vào giá trị SP sẽ được tính theo mức của TSCĐ mới.
Do đó nếu DN không dùng TSCĐ cũ để SX thì cứ một SPSX ra, DN sẽ mất đi phần giá trị chênh lệch giữa mức
giá trị chuyển dịch của TSCĐ cũ và TSCĐ mới do không được xã hội chấp nhận tính vào giá trị SP. Tỷ lệ hao
mòn loại 2 - V2 được tính như sau:
Gk Trong đó : Gđ: Giá trị mua ban đầu của TSCĐ
V2 =  100 ( %)
Gđ Gk: Giá trị của TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào giá trị SP.
* Hao mòn vô hình loại 3: Là TSCĐ bị mất giá toàn bộ do SP chấm dứt chu kỳ sống. Khi SP chấm dứt chu kỳ
sống thì đương nhiên các TSCĐ sử dụng để SX các SP đó cũng mất tác dụng ( ít nhất là đối với DN ).
Như vậy nguyên nhân cơ bản của hao mòn vô hình là do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do đó biện pháp
cơ bản để khắc phục hao mòn vô hình là :
- DN cần coi trọng công tác đổi mới công nghệ, ứng dụng kịp thời tiến bộ của khoa học kỹ thuật
- Tính toán thời gian tính trích khấu hao chính xác. Áp dụng phương pháp tính khấu hao phù hợp
với mức hao mòn.

2.5
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
2.2.1.2. Khấu hao TSCĐ
Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định
vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.Trong quá trình sử dụng và bảo
quản, TSCĐ bị hao mòn (hữu hình và vô hình). Một bộ phần giá trị của TSCĐ tương ứng với mức hao mòn đó
được dịch chuyển dần dần vào giá thành SP gọi là khấu hao TSCĐ - một yếu tố của chi phí và cấu thành trong
giá thành SP được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Sau khi SP hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được
trích lại và tích luỹ thành khấu hao TSCĐ.
Quỹ KH dùng để tái SX giản đơn TSCĐ. Song thực tế, trong điều kiện tiến bộ KHKT, Quỹ khấu hao cơ bản
có khả năng tái SX mở rộng TSCĐ. Khả năng này được biển hiện bằng các: các DN sẽ sử dụng linh hoạt khấu
hao được tích luỹ hàng năm như các nguồn tài chính bổ sung cho các mục đích đầu tư phục vụ SXKD có doanh
lợi hoặc nhờ nguồn này để đầu tư đổi mới TSCĐ trong những năm sau trên một quy mô lớn hơn, trang bị máy
móc hiện đại hơn. Qua đó, quỹ khấu hao còn được coi là nguồn tài chính quan trọng để tái SX mở rộng TSCĐ
trong SXKD của DN.

2.2.2. Các phương pháp khấu hao TSCĐ


2.2.2.1. Phương pháp khấu hao đương thẳng (tuyến tính cố định).
* Phương pháp này được sử dụng phổ biến để tính khấu hao của những TSCĐ hữu hình, nó có tỷ lệ khấu hao
và mức khấu hao không đổi hàng năm.
+ Để tính khấu hao theo phương pháp này người ta sử dụng công thức đơn giản sau :
Trong đó : Mk: Mức khấu hao cơ bản cố định hàng
NG
MK = năm.
Tsd
NG: Nguyên giá của TSCĐ.
T sd : Thời gian sử dụng kinh tế của
TSCĐ.
- NG của TSCĐ bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, chạy thử, các lệ phí phải nộp, các khoản
lãi vay phải trả đến khi TSCĐ được đưa vào hoạt động. Ngoài ra trong 1 số trường hợp người ta còn trừ
đi khoản thu nhập từ thanh lý TSCĐ khi nó hết thời gian sử dụng kinh tế.
- T s: Là thời gian mà DN xác định TSCĐ hoạt động có hiệu quả kinh tế trong điều kiện bình thường
(Không phải thời gian tồn tại hoặc thời gian TSCĐ có thể sử dụng ).
MK
+ Tỷ lệ khấu hao TK được tính theo công thức : Tk = x 100 % hoặc Tk = 100 ( %)
NG Tsd
Nếu DN áp dụng tính trích khấu hao theo tháng thì lấy khấu hao năm chia cho 12 tháng. Còn mức khấu hao
ngày tính bằng khấu hao năm chia cho 360 hoặc khấu hao tháng chia 30.
Có thể biểu diễn phương pháp khấu hao đường thẳng như sau :
* VD2.1 : DN mua 1 ô tô, tổng giá mua và Mức khấu hao
chi phí vận chuyển, chạy thử, lệ phí trước bạ, MK
đăng ký,… là 360 Trđ. DN dự kiến sử dụng
trong 10 năm. Hãy tính mức và tỷ lệ khấu hao
của ô tô này. 1 2 3 4 … Thời gian (Năm)
Ta có NG = 360 Trđ, Ts = 10 năm vậy :
+ Mức khấu hao hàng năm là:
NG 360
MK = Ts = 10 = 36 Trđ / năm
+ Mức khấu hao hàng tháng: 36 : 12 = 3 ( Trđ/ tháng)
+ Mức khấu hao ngày: 36:360 = 0,1 ( Trđ/ ngày) hoặc = 3 : 30 = 0,1 ( Trđ/ ngày)
+ Tỷ lệ khấu hao hàng năm :

MK 36
2.6
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
NG 360
TK = = x 100 = 10 (% / năm)
hoặc
100 100
TK = = = 10 (% / năm)
Ts 10
* Trong trường hợp TSCĐ cùng loại có chế độ sử dụng khó khăn hoặc thuận lợi hơn thì có thể áp dụng hệ số
điều chỉnh tỷ lệ khấu hao. Và khi đó tỷ lệ khấu hao được tính theo công thức sau:
Tkn = Tko   1 + H1 + H2 …+ Hn  ( hoặc Tkn = Tko .H1 . H2 . … .Hn )
Trong đó:
- Tko là tỷ lệ khấu hao gốc trong điều kiện bình thường.
- H1 ; H2 … Hn Là hệ số điều chỉnh khi có sự thay đổi về điều kiện sử dụng đã được quy định.
- n: Số yếu tố tác động đến TSCĐ được sử dụng.
* Ngoài việc tính khấu hao theo thời gian. Trong ngành XDCB, NN,… có thể tính khấu hao theo ca máy,
theo sản lượng, hoặc số héc ta tiêu chuẩn do máy phục vụ. Trong ngành giao thông có thể tính mức khấu hao
theo tỷ lệ khấu hao theo 1.000 Km lăn bánh.
Trong thực tế, để tính khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệ p,
người ta thường xác định tỷ
lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung. Có nhiều cách xác định tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình
quân của doanh nghiệp nhưng cách xác định thông dụng nhất là theo phương pháp bình quân
gia quyền:
─n
Tk = ∑(fi.Ti)
i =1

Trong đó:- f: tỷ trọng của từng loại TSCĐ


- Ti : Tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ
- i : Loại TSCĐ

Do đó, mức khấu hao trong kỳ của doanh nghiệp được xác định:

Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu


M= X Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung
hao

* Phương pháp khấu hao tổng hợp.


Phương pháp tính KH tổng hợp là một bên là tính tỷ lệ khấu hao cho cá biệt từng máy, còn một bên là tính
tỷ lệ KH theo loại và nhóm TSCĐ.
+ Phương pháp KH tổng hợp có 2 cách
- Tính KH tổng hợp bằng phương pháp tỷ trọng. MK = T K . NG
- Tính KH tổng hợp theo từng loại TSCĐ. MK = TKi.NGi .
Tính KH theo phương pháp tỷ trọng: Là toàn bộ TSCĐ của tổ chức DN được chia thành các nhóm tỷ lệ
khấu hao cá biệt tương tự. Sau khi xác định tỷ trọng và tỷ lệ khấu hao của mỗi nhóm. Phương pháp bình quân
gia quyền được tính ra tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân và mức khấu hao của toàn bộ TSCĐ trong năm của
đơn vị.
VD…
Tỷ lệ KH bình quân là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến trong công tác lập kế hoạch KH TSCĐ của các DN .

2.2.2.2. Các phương pháp khấu hao giảm dần ( nhanh).


Các cách tính KH nhanh có thể gồm các phương pháp KH sau đây:

a. Phương pháp khấu hao theo “Số dư giảm dần”


2.7
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm được tính nhờ một tỷ lệ định nhân với giá trị còn lại của
§ Ni
TSCĐ như sau : MKS i = TKS . G CL
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này cố định qua các năm và thường lớn hơn so với tỷ lệ khấu hao của
phương pháp tuyến tính cố định TKS = TK.H. Để khuyến khích khấu hao nhanh, người ta áp dụng hệ số điều
chỉnh H như sau:
- Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng đến 4 năm thì tỷ lệ khấu hao bằng tỷ lệ khấu hao bình thường nhân với
hệ số 1.
- Tài sản sử dụng từ 5 đến 6 năm thì hệ số đó là 2.
- Tài sản sử dụng trên 6 năm thì hệ số là 2,5.
VD2.2: 1 TSCĐ có NG là 567 Trđ, có thời gian sử dụng là 6 năm. Mức khấu hao hàng năm theo phương
pháp số dư giảm dần như sau:
H = 2; TKS = 100 / 6 (%).TKS = H. TK = 2 x 100 : 6 = 100/3 (%)
Để thuận tiện cho tính toán ta lập bảng sau:
Phương pháp SDGD Phương pháp tổng số Phương pháp TTCĐ
TT
Gcl Đầu năm Mk Gcl cuối năm Mlk Mk Mlk Gcl cuối năm MK Mlk Gcl cuối năm
1 567 189 378 189 162 162 405 94,5 94,5 472,5
2 378 126 252 315 135 297 270 94,5 189,0 378
3 252 84 168 399 108 405 162 94,5 283,5 283,5
4 168 56 112 455 81 486 81 94,5 378,0 189
5 112 37,333 74,667 492 54 540 27 94,5 472,5 94,5
6 74,667 24,889 49,778 517 27 567 0 94,5 567,0 0
21 517,222 567
2.2.2.3. Khấu hao theo sản lượng
* Nhằm đảm bảo tính chính xác hơn mức độ hao mon của TSCĐ tham gia vào SXKD người ta đưa ra phương
pháp khấu hao theo sản lượng, phương pháp này được tiến hành như sau:
 Tính mức khấu hao cho 1 đơn vị sản lượng: du = NG : qi
Trong đó NG là nguyên giá của TSCĐ; qi là tổng sản lượng sản phẩm dự kiến do TSCĐ làm ra trong cả đời
vận hành.
 Tính khấu hao cho kỳ i: Mi = du .qi
Qi là sản lượng của kỳ i
2.2.3. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
(1). Vai trò của kế hoạoch khấu hao.
Trước mỗi năm kế hoạch các doanh nghiệp đều phải tiến hành lập kế hoạch khấu hao TSCĐ vì :
- Nó là cơ sở quan trọng để quản lý VCĐ.
- Là căn cứ để đề ra các quyết định đầu tư, xây mới,.
- Là căn cứ để xây dựng kế hoạch chi phí, kế hoạch giá thành, kế hoạch thu chi tài chính.
(2). Nội dung và trình tự lập:
* Xác định phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao: Về nguyên tắc thì mọi TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đều phải tính khấu hao:
1. Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức
trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng
vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy
trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại... và tính vào chi phí khác.
2. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:
- Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.

2.8
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
- Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà
truyền thống, nhà ăn,... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
- Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh
của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá,... mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Nếu các tài sản cố định này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian tài sản cố định
tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố định cho thuê.
4. Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính phải trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như tài sản
cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê
tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài
chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp
đồng.
Như vậy các TSCĐ sau không phải tính khấu hao:
- Đất canh tác hoặc đất xây dựng.
- Các TSCĐ đình chỉ hoạt động để đưa vào dự trữ của Nhà nước; Để giám định kỹ thuật.
- Các TSCĐ đưa vào sửa chữa hoặc bị hỏng do thiên tai, địch hoạ.
- Các TSCĐ chờ chuyển đi nơi khác theo quyết định của cấp trên.
- TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp ( NHà trẻ, câu lạc bộ,…)
- TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng theo quyết định của HĐQT hoặc của cơ quan quản lý cấp trên.
- Các TSCĐ phục vụ nhu cầu chung của xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như : Đê, cầu, đường,…mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- Các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
* Xác định tổng nguyên giá TSCĐ đầu năm kế hoạch NGđn: Thường lấy giá trị TSCĐ ngày 30/9 năm báo cáo
cộng với NG của TSCĐ dự kiến tăng trong quý 4 và trừ đi NG của các TSCĐ dự kiến giảm trong quý 4 năm
báo cáo.
* Xác định tổng nguyên giá phải tính khấu hao đầu năm: NGđp = NGđn - NGKt
* Xác định tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ: Bao gồm NG của các TSCĐ hoàn thành xây dựng đưa vào sử
dụng; các TSCĐ được phép chuyển từ dự trữ ra sử dụng; Các TSCĐ được chuyển đến từ các doanh nghiệp
khác.
* Xác định NG bình quân tăng: Do các TSCĐ tăng không đồng thời nên phải căn cứ vào thời gian tăng để tính
ra tổng giá trị của TSCĐ phaỉ tính khấu hao tăng trong kỳ như sau:
NGt = (ểNGtp . tsd )/ 12
+ tsd : Số tháng sử dụng (tăng) TSCĐ.
+ NGtp: NG của TSCĐ phải tính khấu hao tăng trong năm kế hoạch.
* Xác định tổng NG giảm trong kỳ: Các TSCĐ giảm không phải tính khấu hao trong kỳ bao gồm: TSCĐ điều
động đi nơi khác, chuyển vào dự trữ theo quyết định của người có thẩm quyền; TSCĐ hết thời gian sử dụng;…
* Xác định NG bình quân giảm: Do các TSCĐ giảm không đồng thời nên phải căn cứ vào thời gian giảm để
tính ra tổng giá trị của TSCĐ thôi không phaỉ tính khấu hao trong kỳ như sau: NGg = (ểNGgt . tksd )/ 12 = ểNGg
t. (1 - tsd )/ 12

+ tksd : Số tháng không sử dụng (giảm) TSCĐ.


+ NGgt: NG của TSCĐ không phải tính khấu hao giảm trong năm kế hoạch.
* Xác định tổng NG của TSCĐ bình quân phải tính khấu hao trong kỳ: NG = NGđn+ NGt + NGg .
* Xác định tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp trong năm kế hoạch: TKH
Tỷ lệ này thường được tính theo NG đầu năm kế hoạch ( cuối năm báo cáo).
* Xác định mức khấu hao năm kế hoạch: MK = NG. TKH

2.9
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
* Tổng hợp thành kế hoạch khấu hao theo biểu sau:
Ước thực hiện Kế hoạch
TT Chỉ tiêu
năm… năm…
1 Tổng giá trị TSCĐ đầu kỳ
Trong đó: Cần tính khấu hao
2 Tổng giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
Trong đó: a/ Cần tính khấu hao tăng trong kỳ
b/ Bình quân cần tính khấu hao tăng
3 Tổng giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
Trong đó: a/ Cần tính khấu hao giảm trong kỳ
b/ Bình quân cần tính khấu hao giảm
4 Tổng giá trị TSCĐ cuối kỳ ( 1+2-3)
Trong đó: a/ Cần tính khấu hao (1a + 2a – 3a)
b/ Bình quân cần tính khấu hao ( 1b + 2b – 3b)
Trong đó: - TSCĐ thuộc vốn NSNN
- TSCĐ thuộc vốn tự bổ sung
- TSCĐ thuộc vốn vay
5 Tỷ lệ khấu hao bình quân.
6 Tổng số tiền khấu hao
7 Giá trị TSCĐ thải loại, nhượng bán
8 Thu về bán TSCĐ thải loại và nhượng bán ( Đã trừ chi phí
thanh lý)
* VD2.3: Có tài liệu về tình hình TSCĐ của 1 doanh nghiệp như sau
+ Tài liệu năm kế hoạch: Tổng NG cuối năm là 10.730 Trđ; Trong đó giá trị số TSCĐ dự trữ là 530 Trđ ( do
NSNN cấp). Số
phải tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao được chia thành Loại TSCĐ Tỷ lệ KH NG
các nhóm như sau: 1. PTVT 14 1.500 210
Trong đó : Vốn NSNN cấp: 3.000 Trđ. 2. Nhà cửa, VKT 6 2.500 150
Vốn tự bổ sung : 2.000 Trđ. 3. MMTB 18 5.600 1.008
Vốn vay ngân hàng : 5.200 Trđ. 4. TSCĐ khác 10 600 60
+ Tài liệu năm kế hoạch: Dự kiến tăng giảm TSCĐ như sau:
- Tháng 2 Hoàn thiện và đưa vào sử dụng phân xưởng số 7 mới được đầu tư bằng vốn NSNN cấp, trị giá
dự toán lần cuối: 3.600 Trđ;
- Tháng 4 thanh lý 1 số MMTB hết hạn sử dụng, tổng NG là 600 Trđ thuộc nguồn vốn tự bổ sung; Thu
thanh lý số TSCĐ này là 50 Trđ; Chi phí cho thanh lý dự tính 10 trđ.
- Tháng 6 mua 2 ô tô bằng vốn tự bổ sung, có giá mua 1 chiếc là 342 Trđ; chi phí chạy thử: 3 Trđ / xe; Lệ
phí trước bạ: 15 Trđ/xe;
- Tháng 8 đưa 1 TSCĐ trong kho ra sử dụng, NG là 150 Trđ
- Tháng 10 đưa đi giám định kỹ thuật và SCL định kỳ 1 số thiết bị ( đầu tư bằng vốn tự bổ sung) có ng.giá
1.200 trđ.
- Tháng 12 nhận bàn giao phân xưởng sản xuất số 8 trị giá 4.000 trđ - nguồn vốn đầu tư vay dài hạn ngân
hàng.
Yêu cầu : Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.
Bài làm:
1. Tổng NG TSCĐ đầu năm KH : 10.730 Trđ;
Trong đó phải tính khấu hao : 10.200 trđ:
- Thuộc vốn NSNN: 3.000 Trđ
- Thuộc vốn tự bổ sung: 2.000 Trđ
- Thuộc vốn vay ngân hàng: 5.200 Trđ
2. Tổng giá trị TSCĐ tăng trong kỳ: 3.600 + ( 342 + 3 + 15 ) x 2 + 4.000 = 8.320 (trđ)
a. Trong đó cần tính khấu hao tăng: 3600+ 720 + 150 + 4.000 = 8.470 trđ.
2.10
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
b. Bình quân phải tính khấu hao tăng : 3.600 x ( 12 – 2 ) / 12 + 720 x ( 12 – 6 ) / 12 + 150 x ( 12 – 8) / 12 =
= 3.000 + 360 + 50 = 3.410 ( trđ).
Trong đó: Thuộc nguồn vốn NSNN : 3.000 + 50 = 3.050 ( trđ).
Thuộc nguồn vốn tự bổ sung: 360 trđ.
Thuộc nguồn vốn vay: 0 trđ.
3. Tổng giá trị TSCĐ giảm trong kỳ: 600 trđ
Trong đó:
a. Cần tính khấu hao giảm: 600 +1.200 = 1.800 (trđ)
b. Bình quân tính khấu hao giảm: 600x(12-4)/12 + 1.200 x (12-10)/12 = 600 (Trđ)
- Thuộc vốn NSNN: 0 Trđ
- Thuộc vốn tự bổ sung: 600 Trđ
- Thuộc vốn vay ngân hàng: 0 Trđ
4. Tổng giá trị TSCĐ cuối kỳ: 10.730 + 8.320 – 600 = 18.450 (Trđ)
Trong đó:
a/ Cần tính khấu hao: 10.200+8.470-1.800 = 16.870 (Trđ)
b/ Bình quân cần tính khấu hao: 10.200+3.410-600 = 13.010 (Trđ)
- Thuộc vốn NSNN: 3.000 + 3.050 = 6.050 (Trđ)
- Thuộc vốn tự bổ sung: 2.000 +360 – 600 = 1.760 (Trđ)
- Thuộc vốn vay ngân hàng: 5.200 Trđ
5. Tỷ lệ khấu hao: TK = (14 x 1.500 + 6 x 2.500 + 18 x 5.600 + 10 x 600) / 10.200 = 14(%)
6. Tổng số tiền khấu hao: 14% x 13.010 = 1.821,4 (Trđ).
Trong đó: - Thuộc vốn NSNN: 14% x 6.050 = 847,0 (Trđ)
- Thuộc vốn tự bổ sung: 14% x 1.760 = 246,4 (Trđ)
- Thuộc vốn vay ngân hàng: 14% x 5.200 = 728,0Trđ
7. Giá trị TSCĐ thải loại, nhượng bán: 600 Trđ
8. Thu về bán TSCĐ thải loại và nhượng bán ( Đã trừ chi phí thanh lý): 50 – 10 = 40 (Trđ)
Tổng hợp ta có bảng kế hoạch khấu hao năm như sau
Ước thực hiện Kế hoạch
TT Chỉ tiêu
năm… năm…
1 Tổng giá trị TSCĐ đầu kỳ 10.730
Trong đó: Cần tính khấu hao 10.200
2 Tổng giá trị TSCĐ tăng trong kỳ 8.320
Trong đó: a/ Cần tính khấu hao tăng trong kỳ 8.470
b/ Bình quân cần tính khấu hao tăng 3.410
3 Tổng giá trị TSCĐ giảm trong kỳ 600
Trong đó: a/ Cần tính khấu hao giảm trong kỳ 1.800
b/ Bình quân cần tính khấu hao giảm 600
4 Tổng giá trị TSCĐ cuối kỳ ( 1+2-3) 18.450
Trong đó: a/ Cần tính khấu hao (1a + 2a – 3a) 16.870
b/ Bình quân cần tính khấu hao ( 1b + 2b – 3b) 13.010
Trong đó: - TSCĐ thuộc vốn NSNN 6.050
- TSCĐ thuộc vốn tự bổ sung 1.760
- TSCĐ thuộc vốn vay 5.200
5 Tỷ lệ khấu hao bình quân. 14
6 Tổng số tiền khấu hao 1.821,4
7 Giá trị TSCĐ thải loại, nhượng bán 600
8 Thu về bán TSCĐ thải loại và nhượng bán ( Đã trừ chi phí 40
thanh lý)
* Phân phối sử dụng số tiền khấu hao:
- Để lại DN để tái đầu tư: ( Khấu hao TSCĐ Thuộc vốn NSNN và vốn TBS): = 847,0 + 246,4 = 1.093,4
(Trđ)

2.11
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
- Trả nợ ngân hàng: ( Khấu hao TSCĐ thuộc vốn vay ngân hàng) : 728,0 (Trđ)
2.3. Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
2.3.1. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thể dựa vào các căn cứ sau đây:
- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại
và các năm tiếp theo
- Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác.
- Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu doanh
nghiệp trên thị trường vốn
- Các dự án đầu TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.3.2. Bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm,
lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các
sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp.
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng
ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó
có nghĩa là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực
hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để
TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy định.
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn
đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biện pháp xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số biện pháp
chủ yếu sau đây:
- Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố
định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ
chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định.
Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:
+ Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá).
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục.
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp.
- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất.
- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ.
- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn
thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính,
trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện tốt qui chế giao vốn và trách nhiệm
bảo toàn vốn cố định đối với các doanh nghiệp. Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng
buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của các
doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.
2.3.3. Phân cấp quản lý vốn cố định
Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:
- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển
vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục đích sử dụng đã quy định cho các loại quỹ đó thì phải theo
nguyên tắc có hoàn trả
- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền
quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài
sản cho thuê khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ
quy định.
- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay
vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những
TSCĐ đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi.
Riêng đối với các TSCĐ quan trọng muốn thanh lý phải được phép của cơ quan ra quyết định thành lập
doanh nghiệp.
2.12
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài
doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2.4. Sửa chữa và hiệu quả kinh tế của sửa chữa TSCĐ.
2.4.1. Các hình thức sửa chữa TSCĐ
Trong quá trình tái SX TSCĐ, nếu quỹ KH cơ bản có mục đích để tái SX giản đơn toàn bộ TSCĐ thì quỹ
sửa chữa lại nhằm để tái SX giản đơn bộ phận tài sản. Một điều hiển nhiên là vốn cố địng sẽ không được bảo
toàn, nếu như TSCĐ bị hư hỏng, phải thải loại trước khi hết hạn phục vụ của nó. Vì thế, chi phí cho sửa chữa
nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong cả thời kỳ hoạt động của nó cũng được coi là
một biện pháp để bảo toàn VCĐ.
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật, trên thực tế người ta phân sửa chữa thành 2 loại:
+ Sửa chữa thường xuyên: Gọi là sửa chữa thường xuyên vì phạm vi sửa chữa nhỏ, thừi gian ngắn, chi phí ít
phải được duy tu bảo dưỡng khá thường xuyên theo phạm vi kỹ thuật.
+ Sửa chữa lớn TSCĐ được tiến hành theo định kỳ.
Cs
Mức KH sửa chữa lớn hàng năm được xác định bằng công thức:
T
M s=
và tỷ lệ KH sửa chữa lớn hàng năm được tính bằng công thức:
Ms hay Ts Cs
Ts =  100  100
NG = NG T
Trong đó Ms: Mức Khấu hao sửa chữa lớn hàng năm
Cs: Tổng chi phí sửa chữa lớn dự kiến của cả đời máy.
Ts: Tỷ lệ(%) KH sửa chữa lớn hàng năm.
T: Thời gian sử dụng định mức của máy.
NG: Nguyên giá của TSCĐ.
2.4.2. Nguồn vốn để sửa chữa TSCĐ
Để linh hoạt trong sử dụng vốn, người ta dùng vốn lưu động để chi cho công tác sửa chữa. Đó là một thành
phần vốn lưu động của DN. Ngoài ra đối với các DN sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa thì
nguồn để sửa chữa lớn TSCĐ là các khoản chi phí trích trước.
2.4.3. Hiệu quả kinh tế sửa chữa TSCĐ
Điều quan trọng ở đây không phải dùng nguồn vốn nào để sửa chữa, mà vấn đề là sử dụng vốn sửa chữa lớn
như thế nào để có hiệu quả. Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn sửa chữa lớn phải đặt trên các yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong đời hoạt động của nó.
- Phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của MM, để quyết định
cho tồn tại tiếp tục của máy hay chấm dứt đời hoạt động của nó. Yêu cầu này được coi là một căn cứ chủ yếu
để đưa ra quyết định tài chính: tiếp tục kéo dài tuổi thọ của máy hay phải thanh lý, nhượng bán lại để đổi mới
TSCĐ. Những cân nhắc đó được xem xét ở những lần sửa chữa lớn cuối cùng của MMTB.
Để xem xét hiệu quả về chi phí sửa chữa lớn ta có thể sử dụng công thức sau đây:
Ps c + Pn
Hsc=
Cđt  GCL
Trong đó: Hs c: Chỉ tiêu hiệu quả chi phí sửa chữa lớn
Ps c: Chi phí về sửa chữa lớn
Pn: Giá trị thiệt hại có liên quan tới thời gian tác nghiệp của máy trong thời kỳ sửa chữa lớn
Cđt: Chỉ số đánh giá lại của TSCĐ vào thời điểm sửa chữa lớn.
GCL: Giá trị còn lại của MM khi đưa vào SX
Cđt  GCL: Phản ánh giá trị hiện còn của máy đã được đánh giá lại theo thời giá thị trường vào
thời điểm sửa chữa.
- Nếu Hs c < 1 chứng tỏ việc đầu tư chi phí cho sửa chữa lớn là có hiệu quả.
- Nếu Hs c > 1 Chứng tỏ việc đầu tư là không có hiệu quả, vì số chi phí bỏ ra lớn hơn số vốn sẽ được thu hồi
2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp
2.13
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ
* VCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VKD của các DN, vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ:
+ Hiệu suất sử dụng VCĐ ( sức SX của VCĐ): Hq = DTT (G)/VCĐbq. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng VCĐ
bình quân khi tham gia vào hoạt động SXKD trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng
lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ của DN càng cao và ngược lại.
+ Hiệu quả sử dụng VCĐ ( Sức sinh lợi, Tỷ suất lợi nhuận VCĐ, …): Hq = LNT/VCĐbqx100 (%).
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng VCĐ bình quân khi tham gia vào hoạt động SXKD trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ của DN càng cao và ngược
lại.
Trong đó: VCĐbq = (VCĐĐK + VCĐCK )/2.
(VCĐĐK = NGĐK - MLKCK ; VCĐCK = NGCK - M LKĐK ;
MLKCK = MLKĐK + Mức khấu hao tăng trong kỳ – Mức khấu hao giảm trong kỳ
+ Hàm lượng VCĐ: HL = VCĐbq/DTT. Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu đồng VCĐ bình quân để tạo ra
được 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ.
* Ngoài ra do VCĐ luôn gắn với hình thái vật chất của nó là TSCĐ nên ta đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
bằng các chỉ tiêu sau:
+ Mức sử dụng công suất của TSCĐ : Ms = sản lượng đầu ra thực tế / Mức công suất thiết kế x100 (%).
+ Hệ số sử dụng thời gian : Ht = Số thời gian thực tế làm việc / Số thời gian theo định mức x 100 (%).
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ : HS = DTT / NGbq. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân
tham gia vào SXKD thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.
+ Hiệu quả sử dụng TSCĐ (Sức sinh lợi, Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ, …): HQ = LNT / NGbqx100 (%). Chỉ tiêu
này cho biết cứ 100 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tham gia vào SXKD thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận thuần trong kỳ.
Trong đó: NGbq.= (NGĐK + NGCK) /2
+ Hệ số hao mòn HM : HM = MLK/ NG: Hệ số này phản ánh tình trạng kỹ thuật của TSCĐ
2.5.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
* Xác định cơ cấu TSCĐ hợp lý, tăng tỷ trọng của TSCĐ sử dụng trong SX, giảm tỷ trọng của các loại TSCĐ
khác.
* Triệt để sử dụng công suất hiện có của TSCĐ; Chú trọng công tác đổi mới TSCĐ.
* Cải tiến tình hình sử dụng MMTB : Tăng thời gian sử dụng, nâng cao hiệu suất công tác sửa chữa, bảo
dưỡng, Nâng cao năng lực làm việc của TSCĐ.
* Lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp, đảm bảo nhanh chóng thu hồi VCĐ, tránh bị hao mòn vô hình.
* Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra đối với TSCĐ.
* Sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để tránh sự mất giá trị của quỹ này.
* VD 2.4. Tính hiệu quả sử dụng vốn cố định của DN đã cho ở VD 2.2 biết khấu hao luỹ kế đến đầu năm kế
hoạch là 5.820 Trđ; Doanh thu năm kế hoạch 27.500 Trđ; Lợi nhuận thuần 1.375 Trđ
Bài làm:
+ NG TSCĐ bình quân (10.730 + 18.450)/2 = 14.590 ( Trđ)
+ Vốn cố định đầu năm: 10.730 – 5.820 = 4.910 ( Trđ)
+ Vốn cố định cuối năm:
- Khấu hao luỹ kế đến cuối năm: 5.820 + 1.821,4 – 600 = 7.041,4 ( Trđ)
- Vốn cố định cuối năm: 18.450 – 7.041,4 = 11.408,6 ( Trđ)
+ Vốn cố định bình quân: (4.910 + 11.408,6) / 2 = 8.159,3 ( Trđ)
+ Hiệu suất sử dụng VCĐ: 27.500 / 8.159,3 = 3,3702 (Lần)
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ: 27.500 / 14.590= 1,8848 (Lần)
+ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: 1.375 / 8.159,75 x 100 = 16,85 (%)
2.14
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
+ Hàm lượng VCĐ: 8.159,75 / 27.500 = 0,2967 (Lần)
+ Hệ số hao mòn TSCĐ
- Đầu năm: 5.820 / 10.730 = 0,5424 (Lần)
- Cuối năm: 11.409,5 / 18.450 = 0,3816 (Lần)

2.15
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
Bài tập chương 2 : VCĐ của DN
Bài 2.1. : Để đáp ứng nhu cầu SXKD, DN X mua một thiết bị SX có giá mua 696 Trđ; chi phí vận chuyển 15
Trđ; chi phí lắp đặt, chạy thử 9 Trđ. Sau khi lắp đặt, chạy thử DN dự kiến sử dụng thiết bị này trong 10 năm.
Yêu cầu: Tính mức khấu hao hàng năm và giá trị còn lại của thiết bị này tại thời điểm
cuối các năm theo phương pháp :
1. Đường thẳng (Tuyến tính cố định) 3. Số dư giảm dần có điều chỉnh.
2. Số dư giảm dần
Cho nhận xét về mức khấu hao hàng năm và mức khấu hao luỹ kế (Giá trị thu hồi VĐT) theo từng phương
pháp. Vẽ đồ thị khấu hao theo các phương pháp trên cùng 1 đồ thị.

Bài 2.2. : Để đáp ứng nhu cầu SXKD, DN X mua một thiết bị SX có giá mua 276 Trđ; chi phí vận chuyển 5
Trđ; chi phí lắp đặt, chạy thử 4 Trđ. Sau khi lắp đặt, chạy thử DN dự kiến sử dụng thiết bị này trong 5 năm.
Yêu cầu : Tính mức khấu hao hàng năm và giá trị còn lại của thiết bị này tại thời điểm cuối các năm theo
phương pháp :
1. Đường thẳng (Tuyến tính cố định) 3. Số dư giảm dần có điều chỉnh.
2. Số dư giảm dần
Cho nhận xét về mức khấu hao hàng năm và mức khấu hao luỹ kế (Giá trị thu hồi VĐT) theo từng phương
pháp. Vẽ đồ thị khấu hao theo các phương pháp trên cùng 1 đồ thị.

Bài 2.3. : Để đáp ứng nhu cầu SXKD, DN X mua 6 máy vi tính, giá mua là 7,5 Trđ/cái; chi phí vận chuyển 2
Trđ; chi phí lắp đặt, chạy thử 1 Trđ. Sau khi lắp đặt, chạy thử DN dự kiến sử dụng trong 3 năm.
Yêu cầu : Tính mức khấu hao hàng năm và giá trị còn lại của các TSCĐ này tại thời điểm cuối các
năm theo phương pháp :
1. Đường thẳng (Tuyến tính cố định) 3. Số dư giảm dần có điều chỉnh.
2. Số dư giảm dần
Cho nhận xét về mức khấu hao hàng năm và mức khấu hao luỹ kế (Giá trị thu hồi VĐT) theo từng phương
pháp. Vẽ đồ thị khấu hao theo các phương pháp trên cùng 1 đồ thị.
Bài 2.4: Công ty “X” mua và đưa vào sử dụng một TSCĐ từ 1/1/1999. Thời gian sử dụng định mức là 8
năm. Ngày 31/12/2002 kế toán công ty tính trích số tiền khấu hao năm 2002 cho TSCĐ này là
64.990.234,3750 đ theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh( Khấu hao gia tăng).
Yêu cầu : Tính trích khấu hao 8 năm theo phương pháp số dư giảm dần và phương pháp số dư giảm dần
có điều chỉnh; biểu diễn mức khấu hao trên đồ thị, cho nhận xét.

Bài 2. 5 : Có tài liệu về tình hình TSCĐ của DN X như sau :


A. Tài liệu năm báo cáo ( Năm N )
1. Theo số liệu trên bảng CĐKT ngày 31/12/N NG TSCĐ sử dụng vào mục đích kinh doanh là 17.255 Trđ,
trong đó không phải tính khấu hao là 755 Trđ ( là các TSCĐ dự trữ trong kho thuộc nguồn vốn NSNN).
Nguồn vốn hình thành các TSCĐ phải tính khấu hao như sau : Vốn nhà nước cấp : 5.490 Trđ. Vốn vay dài
hạn ngân hàng : 9.960 Trđ, Vốn tự có 1.050 Trđ.
2. Tổng khấu hao luỹ kế đến ngày 31/12/N là 5.423.450.760 đ.
3. Các TSCĐ phải tính khấu hao được chia thành các nhóm với tỷ lệ khấu hao như sau :
Nhóm TSCĐ NG ( Trđ) Tỷ lệ KH nhóm (%)
1. Nhà cửa, VKT 5.236 7
2. MMTB 8.681 12
3. PTVT 2.144 8
4. TSCĐ khác 439 16
B. Tài liệu năm kế hoạch ( Năm N + 1 )
1. Dự kiến biến động TSCĐ trong năm N + 1 như sau :

2.16
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
+ Tháng 2 nhận bàn giao 1 nhà xưởng đầu tư có giá trị quyết toán 1.260 Trđ ( trong đó đầu tư bằng vốn vay dài
hạn là 750 Trđ, vốn tự có của DN là 510 Trđ )
+ Tháng 4 thanh lý một số MMTB có tổng NG là 726 Trđ, các TSCĐ này được mua sắm bằng vốn ngân sách
cấp, số tiền khấu hao luỹ kế của các TSCĐ này là 720 Trđ.
+ Tháng 5 sẽ thuê một số TSCĐ có tổng NG là 1.200 Trđ, chi phí thuê dự kiến là 180 Trđ. Cũng trong tháng 5
DN sẽ đưa một số TSCĐ tự có dự trữ trong kho có tổng NG là 540 Trđ ra sử dụng.
+ Dự kiến tháng 7 sẽ mua bằng vốn vay dài hạn ngân hàng và đưa vào sử dụng 2 ô tô tải trị giá 420 Trđ/xe, lệ
phí trước bạ, chạy thử là 36 Trđ.
+ Dự kiến tháng 9 sẽ thanh lý 3 ô tô đã mua bằng vốn NSNN với NG là 324 Trđ/ xe, các xe này đã khấu hao
hết; Đồng thời thanh lý một số MMTB (đã mua bằng vốn vay dài hạn ngân hàng) hết thời gian sử dụng có
tổng NG là 513 Trđ.
+ Tháng 10 sử dụng 315 Trđ vay dài hạn ngân hàng và 135 Trđ vốn tự có để mua 1 thiết bị SX.
2. Doanh thu thuần dự kiến là 15.500 Trđ, lợi nhuận trước thuế TNDN là 750 Trđ, thuế suất thuế TNDN là 32
%.
Yêu cầu : a/ Lập kế hoạch khấu hao năm N+1.
b/ Tính hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ năm N + 1 cho DN.
Bài 2. 6 : Có tài liệu về tình hình TSCĐ của DN X như sau :
A. Tài liệu năm báo cáo ( Năm N )
1. Theo số liệu trên bảng CĐKT ngày 31/12/N NG TSCĐ sử dụng vào mục đích kinh doanh là 23.431 Trđ,
trong đó không phải tính khấu hao là 1.155 Trđ ( là các TSCĐ dự trữ trong kho – hình thành từ nguồn vốn
tự có). Nguồn vốn hình thành các TSCĐ phải tính khấu hao như sau : Vốn NSNN cấp : 6.348 Trđ. Vốn vay
dài hạn : 11.232 Trđ, còn lại là vốn tự có.
2. Tổng khấu hao luỹ kế đến ngày 31/12/N là 7.823.650.700 đ.
3. Các TSCĐ phải tính khấu hao được chia thành các nhóm với tỷ lệ khấu hao như sau :
Nhóm TSCĐ NG ( Trđ) Tỷ lệ KH nhóm (%)
1. Nhà cửa, VKT 5.210 4,8
2. MMTB 11.258 15
3. PTVT 3.418 7,5
4. TSCĐ khác 2.390 20
B. Tài liệu năm kế hoạch ( Năm N + 1 )
1. Dự kiến biến động TSCĐ trong năm N + 1 như sau :
+ Tháng 2 thanh lý một số MMTB có tổng NG là 726 Trđ, các TSCĐ này được mua sắm bằng vốn ngân sách
cấp, số tiền khấu hao luỹ kế của các TSCĐ này là 720 Trđ
+ Tháng 3 Nhận bàn giao 1 nhà xưởng đầu tư có giá trị quyết toán 1.590 Trđ ( trong đó đầu tư bằng vốn vay dài
hạn là 1.140 Trđ, vốn tự có của DN là 450 Trđ )
+ Tháng 5 thanh lý một số MMTB có tổng NG là 453 Trđ, các TSCĐ này được mua sắm bằng vốn ngân sách
cấp, số tiền khấu hao luỹ kế của các TSCĐ này là 453 Trđ.
+ Tháng 6 mua 1 ô tô bằng vốn tự có, giá mua 350Trđ; Chi phí chạy thử, thuế trước bạ,… là 15 Trđ
+ Tháng 7 sẽ thuê một số TSCĐ có tổng NG là 720 Trđ, chi phí thuê dự kiến là 18 Trđ. Cũng trong tháng 7 DN
sẽ đưa một số TSCĐ tự có dự trữ trong kho có tổng NG là 729 Trđ ra sử dụng.
+ Dự kiến tháng 8 sẽ mua bằng vốn vay dài hạn ngân hàng và đưa vào sử dụng 2 ô tô trị giá 360 Trđ/xe, lệ phí
trước bạ, chạy thử là 30 Trđ.
+ Dự kiến tháng 9 sẽ thanh lý 3 ô tô đã mua bằng vốn NSNN với NG là 324 Trđ/ xe, các xe này đã khấu hao
hết; Đồng thời thanh lý một số MMTB (đã mua bằng vốn vay dài hạn ngân hàng) hết thời gian sử dụng có
tổng NG là 900 Trđ.
+ Tháng 10 sử dụng 630 Trđ vay dài hạn ngân hàng và 150 Trđ vốn tự có để mua 1 thiết bị SX.
+ Tháng 11 sử dụng 240 Trđ vốn tự có để mua và đưa vào sử dụng 1 thiết bị SX.

2.17
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
2. Doanh thu thuần dự kiến là 25.600 Trđ, lợi nhuận trước thuế TNDN là 1.350 Trđ, thuế suất thuế TNDN là
28%
Yêu cầu :
a/ Tính tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp năm N+1.
b/ Tính và phân bổ số tiền khấu hao theo nguồn hình thành.
c/ Tính hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ năm N + 1 cho DN.

Bài 2.7 : Công ty “X” mua và đưa vào sử dụng một TSCĐ từ 1/1/2006. Thời gian sử dụng định mức là 8 năm.
Ngày 30/6/2008 kế toán công ty tính trích số tiền khấu hao 6 tháng đầu năm 2008 cho TSCĐ này là 30
Trđ theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh ( Khấu hao gia tăng).
Yêu cầu
1/ Tìm nguyên giá của TSCĐ trên (Làm tròn số đến Trđ) .
2/ Tính trích khấu hao 8 năm theo phương pháp số dư giảm dần và số dư giảm dần có điều chỉnh.
3/ Vẽ đồ thị khấu hao theo 2 phương pháp trên.
4/ Cho biết đặc điểm của phương pháp khấu hao này, chứng minh bằng số liệu trên đồ thị.

Bài 2.8 : Công ty “X” mua và đưa vào sử dụng một TSCĐ từ 1/1/2005. Thời gian sử dụng định mức là 10 năm.
Ngày 30/09/2008 kế toán công ty tính trích số tiền khấu hao quý 3 năm 2008 cho TSCĐ này là 108 Trđ
theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần ( Khấu hao gia tăng).
Yêu cầu
1/ Tìm nguyên giá của TSCĐ trên (Làm tròn số đến Trđ) .
2/ Tính trích khấu hao 8 năm theo phương pháp số dư giảm dần và số dư giảm dần có điều chỉnh.
3/ Vẽ đồ thị khấu hao theo 2 phương pháp trên.
4/ Cho biết đặc điểm của phương pháp khấu hao này, chứng minh bằng số liệu trên đồ thị.
( Đáp số: NG = 4.096 Trđ)

Bài 2.9 : Công ty “X” mua và đưa vào sử dụng một TSCĐ từ 31/12/2005. Thời gian sử dụng định mức là 6
năm. Ngày 30/9/2008 kế toán công ty tính trích số tiền khấu hao tháng 9 cho TSCĐ này là 6.000.000đ
theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh ( Khấu hao gia tăng).
Yêu cầu
1/ Tìm nguyên giá của TSCĐ trên (Làm tròn số đến đ) .
2/ Tính trích khấu hao các năm theo phương pháp số dư giảm dần và phương pháp số dư giảm dần có đều
chỉnh.
3/ Vẽ đồ thị khấu hao theo 2 phương pháp trên.
( Đáp số: NG = 486 Trđ)
Bài 2.10 :
Bài 2.11: Căn cứ vào các tài liệu sau đây của DN A hãy xác định :
1. Số tiền khấu hao TSCĐ của DN năm kế hoạch , phân phối sử dụng số tiền khấu hao theo nguồn hình thành
TSCĐ cho phù hợp.
2. Tính các chỉ tiêu sau của năm kế hoach : Hiệu suất sử dụng TSCĐ, Hiệu suất sử dụng vốn cố định, tỷ suất
doanh lợi vốn cố định.
I. Tài liệu năm báo cáo
1. Nguyên giá TSCĐ tính đến ngày 30/9 là 15.800 tr.đ, trong đó giá trị TSCĐ không phải tính khấu hao là 100
tr.đ ( dự trữ trong kho)
2. Trong tháng 10 DN dự kiến mua và đưa vào sử dụng một số phương tiện vận tải nguyên giá 300 tr.đ.
3. Trong tháng 12 DN nhượng bán một TSCĐ không cần dùng, nguyên giá 400 tr.đ.
4. Số tiền khấu hao luỹ kế TSCĐ đến 31/12 năm báo cáo 3.600 tr.đ.
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Trong tháng 2 DN dùng vốn tự bổ sung mua và đưa vào sử dụng một số TSCĐ, nguyên giá 120 tr.đ.
2.18
Đề cương bài giảng quản trị tài chính DN
2. Trong tháng 5 DN sẽ thanh lý TSCĐ vừa hết thời hạn sử dụng, nguyên giá 180 tr.đ.
3. Trong tháng 6 cho DN khác thuê một TSCĐ chưa cần dùng, nguyên gía 90 tr.đ (TSCĐ này dự trữ trong
kho )
4. Trong tháng 8 DN sẽ mua và đưa vào sử dụng TSCĐ bằng vốn vay dài hạn Ngân hàng, nguyên giá 240 tr.đ.
5. Trong tháng 9 DN dùng quỹ đầu tư phát triển để hiện đại hoá một số máy móc thiết bị làm tăng giá trị TSCĐ
thêm 84 tr.đ.
6. Trong tháng 10 DN sẽ nhượng bán một TSCĐ đang dùng, nguyên giá 156 tr.đ đã khấu hao 30%.
7. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm kế hoạch 12%.
8. Tổng doanh thu (thuần) thực hiện trong năm dự tính 31.508 tr.đ. Lợi nhuận thuần dự tính cả năm 480 tr.đ.
9. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư hình thành TSCĐ phải tính khấu hao bình quân năm kế hoạch như sau:
- Vốn NSNN cấp: 56%.
- Vốn tự bổ sung của doanh nghiệp: 24%.
- Vốn vay dài hạn của ngân hàng: 20%.
Bài 2.12: Có các tài liệu sau của công ty Chiến thắng:
1. Tổng nguyên giá TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh tính tới ngày 31/12/N là 7.500 Tr.đ; trong đó số
TSCĐ không tính khấu hao (được phép dự trữ trong kho) có nguyên giá 100 Tr.đ. Khấu hao luỹ kế tính đến 31/
12/ N là 1500 tr.
- Phần TSCĐ phải tính khấu hao được hình thành từ các nguồn sau: Vốn NSNN cấp 4.278 Tr.đ; Vốn tự có
1.040 Tr.đ; Vốn vay dài hạn ngân hàng 2.082 Tr.đ.
- Các TSCĐ phải tính khấu hao được chia thành các nhóm sau :
Số TT Nguyên giá ( tr.đ ) Tỷ lệ khấu hao(%)
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 1.600 5
2 Máy móc, thiết bị 4.146 12
3 Phương tiện vận tải 1.150 10
4 Thiết bị văn phòng 504 15
2. Dự kiến tình hình biến động TSCĐ trong năm N+1 như sau :
- Tháng 1 mua và đưa vào sử dụng một số MMTB bằng vốn vay dài hạn ngân hàng, giá mua thực tế 232 Tr.đ,
chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử 5 Tr.đ, lãi vay đầu tư TSCĐ là 3 Tr.đ.
- Tháng 2 thanh lý một số TSCĐ có nguyên giá 144 Tr.đ, được đầu tư bằng vốn NSNN, đã khấu hao 80%.
- Tháng 4 đưa một TSCĐ vào sử dụng, đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung nguyên giá 150 Tr.đ.
- Tháng 7 đưa vào sử dụng cửa hàng kinh doanh, đầu tư bằng vốn cổ phần, trị giá 501,6 Tr.đ .
- Tháng 7 nhượng bán TSCĐ đang dùng, được đầu tư bằng vốn NSNN, nguyên giá 132 Tr.đ, đã khấu hao 45%.
- Tháng 8 thanh lý TSCĐ đang dùng, được đầu tư bằng vốn tự có, nguyên giá 492 Tr.đ, đã khấu hao 85%.
- Tháng 12 đưa vào sử dụng hệ thống kho mới xây dựng, giá thanh toán trả cho bên B ( theo phư ơng thức chìa
khoá trao tay) là 4.320 Tr.đ.
3. Doanh thu thuần năm N+1:15.520 Tr.đ; lợi nhuận thuần: 900,16 Tr.đ.
Yêu cầu: 1. Tính tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp năm N+1.
2. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ trong năm N+1.
3. Tính các chỉ tiêu sau của năm N + 1 : Hiệu suất sử dụng TSCĐ, Hiệu suất sử dụng vốn cố định, tỷ suất
doanh lợi vốn cố định.

2.19

You might also like