You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Phân tích kinh tế khu vực công Số báo danh: 13

Mã số đề thi: 2 Lớp HC: K55DC2

Ngày thi: 31/05/2022 Số trang: 8 Lớp HP: 2203ANST0811

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Diễm

Điểm kết luận:

GVchấm thi 1: …….…………………

GV chấm thi 2: …….…………………

Đề 2

Câu 1:

❖ Khái niệm tài sản trong khu vực công:

Tài sản trong đơn vị công là nguồn lực thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng lâu dài của
đơn vị và đơn vị có thể kiểm soát chắc chắn được tài sản đó, có thể thu được lợi ích kinh tế
chính trị - xã hội trong tương lai. Tài sản trong đơn vị công bao gồm vốn bằng tiền, các
khoản phải thu, hàng tồn kho, đầu tư tài chính, tài sản cố định…

❖ Phân loại tài sản trong khu vực công:

- Phân loại theo tính chất của tài sản

+ Vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc, tiền đang chuyển và các khoản
tương đương tiền (giá trị các loại chứng khoán có thời gian đáo hạn trong vòng 3 tháng, vàng
bạc, đá quý, kim khí)

+ Các khoản phải thu bao gồm: phải thu của khách hàng, thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khác

+ Hàng tồn kho là bộ phận tài sản của đơn vị bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ,
cụng cụ; sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, sản phẩm, hàng hoá

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Mã LHP: 2203ANST0811 Trang 1/8
+ Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định vô hình và TSCĐ hữu hình

+ Đầu tư tài chính là những khoản đầu tư ra bên ngoài như: góp vốn liên doanh, liên
kết, cho vay, đầu tư chứng khoán…. Đầu tư tài chính chỉ có ở đơn vị sự nghiệp.

- Phân loại theo đặc tính vật chất và hình thức mang giá trị

+ Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do chủ tài sản nắm giữ để sử
dụng phục vụ cho các mục đích của mình. Tài sản có hình thái vật chất cụ thể, ví dụ: đất đai,
nhà cửa, công trình khác, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị sản xuất, thiết bị
truyền dẫn.

+ Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra quyền,
lợi ích kinh tế. Tài sản vô hình gồm những loại chủ yếu như: tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí
tuệ; quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự
theo quy định của pháp luật.

+ Tài sản tài chính bao gồm: tiền mặt, công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác; quyền
theo hợp đồng để nhận tiền mặt hoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác, trao đổi các tài sản
tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có thể có lợi cho đơn
vị; hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị.

- Phân loại thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi của tài sản

+ Tài sản ngắn hạn là những tài sản có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn trong vòng
12 tháng hoặc 1 chu kỳ hoạt động bình thường của đơn vị và thường xuyên thay đổi hình thái
giá trị trong quá trình sử dụng. Tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền;
đầu tư tài chính ngắn hạn; các khoản phải thu ngắn hạn; hàng tồn kho; tài sản ngắn hạn khác;

+ Tài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu
hồi dài hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm tài sản cố
định, đầu tư tài chính dài hạn, các khoản phải thu dài hạn, bất động sản đầu tư, tài sản dài hạn
khác

- Phân loại công dụng của tài sản

+ Tài sản làm việc: khuôn viên đất, nhà công sở

+ Phương tiện đi lại: ô tô, tàu xuồng, ca nô

+ Máy móc thiết bị và các tài sản khác: thiết bị nghiên cứu, thiết bị điện tử, dụng cụ đo
lường kiểm tra chất lượng…

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Mã LHP: 2203ANST0811 Trang 2/8
❖ Nguyên tắc quản lý tài sản trong đơn vị công:

Thứ nhất, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trong việc thực hiện, kiểm tra, giám sát
và điều phối mọi hoạt động liên quan đến tài sản trong đơn vị. Tài sản phải được sử dụng phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;

Thứ hai, công tác quản lý và sử dụng tài sản phải đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và
phù hợp với các quy định của pháp luật và quy chế tài chính nội bộ của đơn vị

Thứ ba, các nhà quản lý phải quan tâm đến khía cạnh pháp lý của tài sản đó là quyền
tài sản. Quyền tài sản là một khái niệm pháp lý, nó bao gồm tất cả các quyền và lợi ích liên
quan tới quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng mà người chủ sở hữu, sử dụng tài sản được hưởng
một cách hợp pháp.

❖ Nêu các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả quản lý tài sản trong khu vực
công.

Một là, triển khai đồng bộ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản
hướng dẫn thi hành cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với một số
loại tài sản kết cấu hạ tầng như: hạ tầng cấp nước sạch, hạ tầng đô thị, hạ tầng thương mại, hạ
tầng thông tin, hạ tầng y tế, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch, hạ tầng văn hóa...để khắc phục
cho được những lỗ hổng pháp lý như vấn đề định giá đất, đấu giá tài sản...

Hai là, cần có phần mềm hỗ trợ quản lý tài sản tại cơ quan, đơn vị để đảm bảo theo dõi
chặt chẽ tài sản và phục vụ công tác kiểm kê, thanh tra; hỗ trợ cập nhật tình trạng tài sản một
cách chính xác và minh bạch nhất. Xây dựng Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công để
thực hiện các giao dịch xử lý tài sản qua hệ thống này; bảo đảm công khai, minh bạch, tránh
thất thoát. Điều này giúp loại bỏ những sai sót của hình thức quản lý theo phương pháp thủ
công, truyền thống

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xử lý nghiêm minh các
hành vi vi phạm trong việc quản lý, sử dụng tài sản công. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
này phải được thực hiện ngay từ các khâu để phòng ngừa sai phạm; tăng cường hơn nữa công
tác giám sát của cộng đồng.

Bốn là, đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc công nhận và xác định giá trị tài sản để giao
cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp theo quy định
tại Nghị định 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 của Chính phủ, bảo đảm hoàn thành việc giao
tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập đúng thời hạn quy định, làm cơ sở cho các đơn vị đủ
điều kiện được khai thác tài sản vào các mục đích kinh doanh dịch vụ, nâng cao khả năng tự

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Mã LHP: 2203ANST0811 Trang 3/8
chủ của đơn vị, giảm bao cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước; UBND cấp tỉnh khẩn trương
công bố Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi xã hội hóa tại địa phương, chế độ miễn, giảm
tiền thuê đất đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề,
thể thao, môi trường, giám định tư pháp.

Năm là, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài sản công cần được tham gia, bồi
dưỡng các lớp tập huấn nghiệp vụ, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng tài sản công. Ngoài việc hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì các
Bộ, cơ quan trung ương có liên quan như Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư,
Tư pháp, Xây dựng phải rà soát lại hệ thống pháp luật thuộc phạm vi quản lý có liên quan đến
công tác quản lý

Sáu là, nâng cấp cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài sản công để quản lý tất cả các tài sản
công được quy định tại Luật; xây dựng hệ thống giao dịch về tài sản công để thực hiện các
giao dịch về tài sản (như: bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản,...).

Câu 2: Sau khi điền thêm số liệu ta có tài liệu về hoạt động của một đơn vị Y như sau: (phần
bôi đậm in nghiêng là phần số liệu tự điền)

ĐVT: Triệu VNĐ

Các chỉ tiêu Năm N Năm N+1

I. Hoạt động hành chính, sự nghiệp

1. Doanh thu hoạt động hành chính, sự nghiệp 1.820 2.105

2. Chi phí hoạt động hành chính sự nghiệp 1.600 1.705

II. Hoạt động sản xuất kinh doanh

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 150.098 180.121

2. Giá vốn hàng bán 125.120 148.372

3. Chi phí bán hàng 7.420 9.840

4. Chi phí quản lý 3.500 5.700

III. Hoạt động khác

1. Thu nhập khác 550 670

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Mã LHP: 2203ANST0811 Trang 4/8
2. Chi phí khác 500 410

III. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (%) 20 20

1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị theo nguồn hình thành.
ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm N Năm N+1 So sánh năm N+1/N

Số tiền Tỷ Số Tỷ Số tiền Tỷ lệ Tỉ
trọng tiền trọng trọng

Kết quả hoạt động


hành chính sự 340 2,35 385 2,28 45 13,24 -0,07
nghiệp

Kết quả hoạt động


14.058 97,30 16.209 96,17 2.151 15,30 -1,13
sản xuất kinh doanh

Kết quả hoạt động


50 0,35 260 1,54 210 420,00 1,20
khác

Tổng thặng dư/ thâm


14.448 100,00 16.854 100,00 2.406 16,65 0,00
hụt

Nhận xét:

Từ bảng số liệu phân tích cho ta thấy, tổng kết quả hoạt động của đơn vị Y năm N+1
là 16.854 triệu đồng, so với năm N tăng 16,65%, tương ứng tăng 2.406 triệu đồng. Đây là tín
hiệu tốt trong kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trong đó:

Kết quả hoạt động sản suất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh năm N+1 là 16.209 triệu đồng tăng 2.151 so với năm N, tương ứng tăng
15,3%. Xét về mặt tỷ trọng thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm, tuy
nhiên mức giảm này không đáng kể (giảm 1,13%).

Kết quả hoạt động hành chính sự nghiệp duy trì ở mức ổn định. Kết quả hành chính
năm N+1 là 16.209 triệu đồng, tăng 45 triệu đồng so với năm N, tương ứng tăng 13,24%. Xét

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Mã LHP: 2203ANST0811 Trang 5/8
về tỷ trọng thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm, tuy nhiên giảm không
đáng kể (giảm 0,07%)

+ Kết quả từ hoạt động khác luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 2 năm, do đây không
phải là hoạt động chính của đơn vị. Nhưng so với năm N thì mức tăng về thặng dư/thâm hụt
hoạt động này khá lớn, cụ thể kết quả hoạt động khác năm N+1 là 260 triệu đồng, tăng 210
triệu đồng so với năm N, tương ứng tăng 420%, có thể thấy kết quả từ hoạt động khác tăng
mạnh nhất trong ba loại kết quả hoạt động.

2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và đánh giá hiệu qủa
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

ĐVT: Triệu đồng

Các chỉ tiêu Năm N Năm N+1 So sánh N+1/N

Chênh lệch Tỷ lệ

II. Hoạt động sản xuất


kinh doanh

1. Doanh thu bán hàng và


150.098 180.121 30.023 20,002
cung cấp dịch vụ

2. Giá vốn hàng bán 125.120 148.372 23.252 18,584

3. Lợi nhuận gộp 24.978 31.749 6.771 27,108

4. Tỷ suất lợi nhuận gộp


= Lợi nhuận gộp / 16,641 17,626 0,9854 5,921
Doanh thu thuần*100

5. Chi phí bán hàng 7.420 9.840 2.420 32,615

6. Tỷ suất chi phí bán


4,943 5,463 0,52 10,51
hàng (5/1*100)

7. Chi phí quản lý 3.500 5.700 2.200 62,857

8. Tỷ suất chi phí quản lý


2,332 3,165 0,833 35,712
= (7/1*100)

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Mã LHP: 2203ANST0811 Trang 6/8
9.Thặng dư/thâm hụt
(Lợi nhuận/ lỗ hoạt động 14.058 16.209 2.151 15.301
SXKD)

10.Tỷ suất thặng


dư/thâm hụt (lợi nhuận)
hoạt động sản xuất kinh 9,366 8,999 -0,367 -3,918
doanh = Thặng dư (Lợi
nhuận)/ Doanh thu*100

Nhận xét:

- Tỷ suất thặng dư/thâm hụt hoạt động sản xuất kinh doanh năm N + 1 là 8,999%, giảm
0,367 % so với năm N. Điều này thể hiện đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu
quả. Đây là tín hiệu không tốt đối với đơn vị. Đơn vị cần tìm hiểu nguyên nhân và đề ra giải
pháp cụ thể.

Dựa trên các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh có thể thấy giá vốn hàng bán và
các chi phí kinh doanh bao gồm chi bán hàng và chi phí quản lý tăng lên đáng kể so với doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, cụ thể:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm N+1 là 180.121 triệu đồng, tăng 30.023
triệu đồng so với năm N, tương ứng tăng 20,002%

+ Giá vốn hàng bán năm N+1 là 148.372 triệu đồng, tăng 23.252 triệu đồng so với năm
N, tương ứng tăng 18,584%. Đây là mức lớn, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn
vị, do đó cần xem xét chỉ tiêu này, các nguyên nhân dẫn tới giá vốn hàng bán tăng cao và đề
ra các biện pháp phù hợp.

+ Bên cạnh đó chi phí quản lý và chi phí bán hàng cũng tăng đáng kể. Chi phí quản lý
năm N+1 so với năm N tăng 2.200 triệu đồng tương ứng tăng 62,857%. Chi phí bán hàng năm
N+1 so với năm N tăng 2.420 triệu đồng tương ứng tăng 32,615%. Như vậy cần xem xét giảm
các chỉ tiêu chi phí, nhất là đối với chi phí quản lý.

Để đơn vị hoạt động hiệu quả cần tăng chỉ tiêu tỷ suất thặng dư, do đó cần đề ra giải
pháp tăng doanh thu đồng thời cắt giảm chi phí, đảm bảo sử dụng chi phí có hiệu quả nhất. Từ
đó, đơn vị điều chỉnh các chính sách hoạt động kinh doanh phù hợp hơn

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Mã LHP: 2203ANST0811 Trang 7/8
3. Phân tích chung chi phí kinh doanh của đơn vị
ĐVT: Triệu đồng

So sánh năm N+1/N

Các chỉ tiêu Năm N Năm N+1 Chênh lệch Tỷ lệ

1. Tổng chi phí kinh doanh 10.920 15.540 4.620 42,308

2. Tổng doanh thu 150.098 180.121 30.023 20,002

3. Tỷ suất chi phí kinh doanh


7,275 8,628 - -
(=1/2*100)

4. Mức tăng giảm TS CPKD - - 1,352 -

5. Tốc độ tăng giảm TS CP KD - - - 18,588

2.435,753
- - -
6. Mức tiết kiệm hay lãng phí CPKD

Nhận xét:

Các chỉ tiêu mức tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh, tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí
kinh doanh, mức độ tiết kiệm (hay lãng phí) chi phí kinh doanh đều lớn hơn 0. Cụ thể:

+ Mức tăng giảm chi phí kinh doanh 1,352 >0

+ Tốc độ tăng giám tỷ suất chi phí kinh doanh năm N+1 so với năm N là 18,588% >0

+ Mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh năm N+1 so với năm 2.435,753 >0

Các kết quả này đều lớn hơn không, chứng tỏ đơn vị quản lý và sử dụng chi phí kinh
doanh không tốt. Đơn vị cần xem xét, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các
nguyên nhân cơ bản này đến chi phí kinh doanh.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Mã LHP: 2203ANST0811 Trang 8/8
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Mã LHP: 2203ANST0811 Trang 9/8

You might also like