You are on page 1of 14

1.

TÀI SẢN DÀI HẠN


1.1. Tài sản dài hạn là gì
Hiện nay, trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố
định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử
dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên...

Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài
sản cố định như sau:
1- Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật
chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều
chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà
cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
2- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể
hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố
định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên
quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh,
bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
3- Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp
thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được
quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa
thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định
tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại
thời điểm ký hợp đồng.
Mọi tài sản cố định đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi
là tài sản cố định thuê hoạt động.
- Tài sản cố định tương tự
Là tài sản cố định có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh
và có giá trị tương đương.
Tài sản cố định là gì? Cách phân loại tài sản cố định (Ảnh minh họa)

1.2. Cách phân loại tài sản cố định


Tài sản cố định được phân loại dựa theo tiêu chuẩn và cách nhận biết của từng
loại tài sản cố định. Cụ thể:

1.2.1. Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định hữu hình

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 24/5/2013 tư liệu lao động
là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ
phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức
năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể
hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau thì được coi là tài
sản cố định:
1 - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
2 - Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
3 - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30
triệu đồng trở lên.
Lưu ý:
- Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau,
trong đó mỗi bộ phận có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận
nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng chính của nó nhưng do
yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản phải quản lý riêng từng bộ phận thì mỗi bộ
phận đó nếu cùng thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên thì được coi là một tài
sản cố định hữu hình độc lập.
- Đối với súc vật làm việc và cho sản phẩm hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc
vật thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu
hình (chủ yếu áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi
gia súc lớn).
- Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thoả mãn đồng
thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu hình.

1.2.2. Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định vô hình

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC mọi khoản chi phí thực tế mà
doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau:
1 - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
2 - Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
3 - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30
triệu đồng trở lên.
Nhưng không hình thành tài sản cố định hữu hình được coi là tài sản cố định vô
hình.
Lưu ý:
- Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả 03 tiêu chuẩn trên thì được
hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp mà không được trích khấu hao.
- Các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố
định vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời 07 điều kiện
sau:
Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô
hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn
tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển
khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài
sản cố định vô hình.
1.3. Các loại tài sản cố định không phải trích khấu hao
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC được bổ sung tại Thông tư
147/2016/TT-BTC, tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải
trích khấu hao, trừ những tài sản cố định sau đây:
- Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.
- Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp (trừ Tài sản cố định thuê tài chính).
- Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán
của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động
của doanh nghiệp (trừ các Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc
tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà
vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa
bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao
động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có
thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa
học.
- Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất
hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
- Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư
45/2013/TT-BTC không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị
hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình
thành tài sản.
1.4. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cố định là chỉ số để đánh giá hiệu quả sử dụng tài
sản trong doanh nghiệp. Đối với TSCĐ, chỉ số này cho biết mỗi đồng tài sản
của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và các tài
sản được sử dụng bao nhiêu vòng.
Doanh thu thuần (Net revenue): là phần doanh thu còn lại sau khi lấy doanh
thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ, chiết
khấu,…).
Tổng tài sản bình quân: Trung bình cộng giá trị của tài sản đầu kỳ và cuối kỳ.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao chứng tỏ TSCĐ được luân chuyển
hiệu quả. Còn nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ tài sản luân chuyển chậm.

1.4.1. Hệ số sinh lời tổng tài sản cố định (ROA)


a) Định nghĩa
ROA (Return on Assets) có nghĩa là Tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tức tỷ suất đo lường
lợi nhuận so với tổng tài sản sử dụng trong một công ty.
b) Mục đích sử dụng
Chỉ số ROA thường được sử dụng để so sánh hiệu suất sử dụng Tài sản cố định của
một doanh nghiệp giữa các giai đoạn khác nhau, hoặc so sánh 2 doanh nghiệp có
cùng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
ROA được xem là công cụ hiệu quả để kiểm tra việc chuyển đổi vốn đầu tư thành lợi
nhuận.
ROA còn được sử dụng để đo lường hiệu quả việc đầu tư tài sản, cũng như là đánh
giá năng lực quản lý TSCĐ của công ty
c) Công thức tính ROA

Doanh thu ròng (Net income): Doanh thu ròng là lợi nhuận thu được sau khi
khấu trừ đi tất cả chi phí sản xuất, kinh doanh và thuế, hay còn gọi là lợi nhuận
sau thuế.
Tổng tài sản bình quân: Trung bình cộng giá trị tài sản lúc đầu kỳ và lúc cuối
kỳ.
Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng
cao. Nếu chỉ số ROA lớn hơn 0, nghĩa là doanh nghiệp có lãi và chỉ số ROA bé
hơn 0 tức là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Để tính chính xác chỉ số ROA đối với TSCĐ, bạn cần loại bỏ lợi nhuận từ các
hoạt động khác, chỉ tập trung vào hoạt động nào có sự tham gia trực tiếp của
TSCĐ.
d) Ý nghĩa chỉ số ROA
Chỉ số ROA giúp các cá nhân trong doanh nghiệp biết rằng họ có khả năng
kiếm được bao nhiêu tiền từ số tài sản mình đang quản lý và khai thác sử dụng.

1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ

Việc đánh giá thiếu chính xác hiệu quả sử dụng TSCĐ chủ yếu đến từ việc quản
lý TSCĐ kém hiệu quả. Sự liên quan giữa việc đánh giá kém hiệu quả và quản
lý kiêm khai thác sử dụng thể hiện qua những yếu tố sau:
Quản lý không sát sao dẫn đến nhiều tài sản cố định bị lãng quên, không được
sử dụng đúng chức năng hoặc không được bảo trì theo định kỳ, gây lãng phí tài
nguyên và chi phí đầu tư.
Việc định danh tài sản không đồng nhất dữ liệu giữa các bộ phận quản lý (do
cách quản lý còn lỗi thời) dẫn đến mất mát, tham ô TSCĐ.
Dữ liệu về TSCĐ không thống nhất và thiếu chính xác dẫn đến xác định sai
nguyên giá và khấu hao TSCĐ, làm sai lệch giá trị TSCĐ
Việc phân loại tài sản theo chức năng sử dụng không chính xác và thống nhất
cũng dẫn đến việc đánh giá sai giá trị bình quân tài sản.
Các biểu hiện trên chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự sai lệch về giá trị
bình quân của TSCĐ sử dụng cho kinh doanh sản xuất. Trong đó, nguyên nhân
trực tiếp của những dấu hiệu này chính là doanh nghiệp chưa có phương pháp
quản lý TSCĐ một cách khoa học và hiệu quả.
2022(VND) 2021(VND) 2020(VND)

Tài sản dài hạn (200 = 210 + 220


89.820.810.782.676 84.081.562.709.945 74.764.176.191.827
+ 230 + 240 + 250 + 260)

Các khoản phải thu dài hạn 894.484.456.379 809.234.947.969 305.165.547.431

Các khoản phải thu dài hạn 101.693.561.714 118.401.369.280 96.007.238.800

Phải thu dài hạn khác 792.790.894.665 690.833.578.689 209.158.308.631

Tài sản cố định 70.832.915.657.865 69.280.841.784.004 65.561.657.180.137

Tài sản cố định hữu hình 70.199.153.681.536 68.744.125.939.109 65.307.819.877.543

Nguyên giá 98.976.369.133.844 91.026.106.008.677 82.616.601.097.978

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -28.777.215.452.308 -22.281.980.069.568 -17.308.781.220.435

Tài sản cố định vô hình 633.761.976.329 536.715.844.895 253.837.302.594

Nguyên giá 744.538.077.973 618.321.659.402 342.995.279.178

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -110.776.101.644 -81.605.814.507 -89.157.976.584

Bất động sản đầu tư 629.111.776.960 548.210.755.123 564.296.973.801

Nguyên giá 859.667.015.615 698.820.145.314 681.931.844.756

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -230.555.238.655 -150.609.390.191 -117.634.870.955

Tài sản dở dang dài hạn 13.363.274.912.355 9.698.699.397.713 6.247.213.506.994


Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
28.953.988.212 1.409.414.047.105 918.470.731.946
dang dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang 13.334.320.924.143 8.289.285.350.608 5.328.742.775.048

Đầu tư tài chính dài hạn 700.000.000 6.715.955.617 171.085.206.311

Đầu tư vào các công ty liên kết 6.015.955.617 385.206.311

Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 700.000.000 700.000.000 700.000.000

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 4.100.323.979.117 3.737.859.869.519 170.000.000.000

Tài sản khác 3.929.243.956.403 3.171.382.188.206 1.914.757.777.153

Chi phí trả trước dài hạn 83.071.062.718 529.355.730.648 1.646.094.518.464

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 88.008.959.996 37.121.950.665 225.553.308.024

Lợi thế thương mại 170.335.521.637.132 178.236.422.358.249 43.109.950.665

1.4.3. Nhận xét đánh giá các chỉ tiêu TSDH

Bảng 1.4.3.1 Thống kê tài sản cố định của Hòa Phát Group 2020-2022
Tỷ trọng Chênh lệch tuyệt đối
TSDH
2022 2021 2020 2022/2021 2021/2020
Các khoản phải thu dài
1,00% 0,96% 0,41% 85.249.508.410 504.069.400.538
hạn
Các khoản phải thu dài
0,11% 0,14% 0,13% -16.707.807.566 22.394.130.480
hạn
Phải thu dài hạn khác 0,88% 0,82% 0,28% 101.957.315.976 481.675.270.058

Tài sản cố định 78,86% 82,40% 87,69% 1.552.073.873.861 3.719.184.603.867

Tài sản cố định hữu hình 78,15% 81,76% 87,35% 1.455.027.742.427 3.436.306.061.566

Nguyên giá 110,19% 108,26% 110,50% 7.950.263.125.167 8.409.504.910.699


Giá trị hao mòn luỹ kế
-32,04% -26,50% -23,15% -6.495.235.382.740 -4.973.198.849.133
(*)
Tài sản cố định vô hình 0,71% 0,64% 0,34% 97.046.131.434 282.878.542.301

Nguyên giá 0,83% 0,74% 0,46% 126.216.418.571 275.326.380.224


Giá trị hao mòn luỹ kế
-0,12% -0,10% -0,12% -29.170.287.137 7.552.162.077
(*)
Bất động sản đầu tư 0,70% 0,65% 0,75% 80.901.021.837 -16.086.218.678

Nguyên giá 0,96% 0,83% 0,91% 160.846.870.301 16.888.300.558


Giá trị hao mòn luỹ kế
-0,26% -0,18% -0,16% -79.945.848.464 -32.974.519.236
(*)
Tài sản dở dang dài hạn 14,88% 11,53% 8,36% 3.664.575.514.642 3.451.485.890.719
Chi phí sản xuất, kinh
0,03% 1,68% 1,23% -1.380.460.058.893 490.943.315.159
doanh dở dang dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang 14,85% 9,86% 7,13% 5.045.035.573.535 2.960.542.575.560

Đầu tư tài chính dài hạn 0,00% 0,01% 0,23% -6.015.955.617 -164.369.250.694
Đầu tư vào các công ty
0,00% 0,01% 0,00% -6.015.955.617 5.630.749.306
liên kết
Đầu tư góp vốn vào đơn
0,00% 0,00% 0,00% 0 0
vị khác
Đầu tư nắm giữ đến ngày
4,57% 4,45% 0,23% 362.464.109.598 3.567.859.869.519
đáo hạn
Tài sản khác 4,37% 3,77% 2,56% 757.861.768.197 1.256.624.411.053

Chi phí trả trước dài hạn 0,09% 0,63% 2,20% -446.284.667.930 -1.116.738.787.816
Tài sản thuế thu nhập
0,10% 0,04% 0,30% 50.887.009.331 -188.431.357.359
hoãn lại
Lợi thế thương mại 189,64% 211,98% 0,06% -7.900.900.721.117 178.193.312.407.584
TSDH
Công thức: Tỷ trọng TSDH = Tổngtài sản
Tỷ trọng Chênh lệch tương đối
TSDH
2022 2021 2020 2022/2021 2021/2020

Các khoản phải thu dài hạn 1,00% 0,96% 0,41% 10,53% 165,18%

Các khoản phải thu dài hạn 0,11% 0,14% 0,13% -14,11% 23,33%

Phải thu dài hạn khác 0,88% 0,82% 0,28% 14,76% 230,29%

Tài sản cố định 78,86% 82,40% 87,69% 2,24% 5,67%

Tài sản cố định hữu hình 78,15% 81,76% 87,35% 2,12% 5,26%

Nguyên giá 110,19% 108,26% 110,50% 8,73% 10,18%

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -32,04% -26,50% -23,15% 29,15% 28,73%

Tài sản cố định vô hình 0,71% 0,64% 0,34% 18,08% 111,44%

Nguyên giá 0,83% 0,74% 0,46% 20,41% 80,27%

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -0,12% -0,10% -0,12% 35,75% -8,47%

Bất động sản đầu tư 0,70% 0,65% 0,75% 14,76% -2,85%

Nguyên giá 0,96% 0,83% 0,91% 23,02% 2,48%

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -0,26% -0,18% -0,16% 53,08% 28,03%

Tài sản dở dang dài hạn 14,88% 11,53% 8,36% 37,78% 55,25%
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
0,03% 1,68% 1,23% -97,95% 53,45%
dang dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang 14,85% 9,86% 7,13% 60,86% 55,56%

Đầu tư tài chính dài hạn 0,00% 0,01% 0,23% -89,58% -96,07%

Đầu tư vào các công ty liên kết 0,00% 0,01% 0,00% -100,00% 1461,75%

Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo
4,57% 4,45% 0,23% 9,70% 2098,74%
hạn
Tài sản khác 4,37% 3,77% 2,56% 23,90% 65,63%

Chi phí trả trước dài hạn 0,09% 0,63% 2,20% -84,31% -67,84%

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0,10% 0,04% 0,30% 137,08% -83,54%

Lợi thế thương mại 189,64% 211,98% 0,06% -4,43% 413346,13%


Hình 1.4.3.1 Tài sản dài hạn của Hòa Phát Group 2020

Tổng tài sản của Tập đoàn tăng gần 30% so với 2019. Trong đó, tài sản dài hạn
vẫn chiếm phần lớn khi tăng thêm 3.425 tỷ đồng, đạt mức 74.764 tỷ đồng. Quá
trình đầu tư vào tài sản cố định vẫn được Tập đoàn ghi nhận bổ sung tài sản khi
các dự án lớn hoàn thành. Tính đến cuối năm 2020, cơ cấu tài sản tiến dần về
thế cân bằng. Tài sản ngắn hạn chiếm 43%, tài sản dài hạn chiếm 57%. Quy mô
tổng tài sản tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm, tính từ 2017, mốc thời gian bắt đầu đầu
tư xây dựng Dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Dung Quất. Đây vẫn là
cơ cấu tài sản phù hợp và điển hình của ngành sản xuất công nghiệp.
Tài sản dài hạn tăng nhẹ do chỉ còn một số phần hạng mục tài sản được ghi
nhận trong năm. Cụ thể, tại ngày 31/12/2020, tài sản dài hạn đạt 74.764 tỷ đồng,
tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài
sản dở dang dài hạn chiếm 97%.

Hình 1.4.3.2. Tài sản dài hạn của Hòa Phát Group 2021

Tổng tài sản của Tập đoàn tăng mạnh trong năm 2021, tăng gần 36% so với
2020. Trong đó, tài sản dài hạn vẫn chiếm phần lớn khi tăng thêm 9.318 tỷ
đồng, đạt mức 84.082 tỷ đồng, qua đó thấy được quá trình đầu tư vào tài sản cố
định vẫn được Tập đoàn ghi nhận bổ sung tài sản khi các dự án lớn hoàn thành.
Tính đến cuối năm 2021, cơ cấu tài sản chuyển dần ở thế cân bằng, tài sản ngắn
hạn chiếm 53%, tài sản dài hạn chiếm 47%. Quy mô tổng tài sản tăng gấp ba chỉ
sau 4 năm (từ năm 2017, mốc thời gian bắt đầu đầu tư xây dựng Dự án Khu liên

hợp gang thép Hòa Phát tại Dung Quất). Đây vẫn là cơ cấu tài sản phù hợp và
điển hình của ngành sản xuất công nghiệp.

Tài sản dài hạn tăng do các hạng mục tài sản được ghi nhận trong năm, giá trị
lớn là hạng mục lò cao số 4 của KLH Gang thép Hòa Phát Dung Quất đi vào
hoạt động. Tài sản dài hạn tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, tại việc quản trị
hàng tồn kho của Tập đoàn luôn được theo dõi, giám sát và hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh sự tăng mạnh của hàng tồn kho, tiền và các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn cũng tăng, cho thấy sự đảm bảo khả năng tài chính tốt để thực hiện
các dự án lớn trong năm tiếp theo. 31/12/2021, tài sản dài hạn đạt 84.082 tỷ
đồng. Tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn chiếm
95%.
Tổng tài sản của Tập đoàn trong năm 2022 giảm 4% so với 2021. Trong đó, tài
sản dài hạn vẫn chiếm phần lớn khi tăng thêm 5.739 tỷ đồng, đạt mức 89.821 tỷ
đồng, qua đó thấy được quá trình đầu tư vào tài sản cố định vẫn được Tập đoàn
ghi nhận bổ sung tài sản đối với các dự án lớn như Khu liên hợp gang thép Hòa
Phát Dung Quất 2, Nhà máy sản xuất container và Nhà máy điện máy gia dụng.

Hình 1.4.3.3. . Tài sản dài hạn của Hòa Phát Group 2022

Trên đây là thống kê tài sản dài hạn của tập đoàn Hòa Phát năm 2022.
Tài sản dài hạn tăng do các hạng mục tài sản được ghi nhận trong năm, giá trị
lớn là hạng mục dây chuyền chính nhà máy luyện thép của KLH Gang thép Hòa
Phát Dung Quất đi vào hoạt động từ quý I/2022. Bên cạnh đó, phần tăng của
xây dựng cơ bản dở dang đối với các dự án lớn như Khu liên hợp gang thép Hòa
Phát Dung Quất 2, Nhà máy sản xuất container và điện máy gia dụng tăng 61%
so với 31/12/2021 góp phần đẩy giá trị tài sản dài hạn tăng mạnh. Tại
31/12/2022, tài sản dài hạn đạt 89.821 tỷ đồng, tăng 6,83% so với cùng kỳ năm
trước. Tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn chiếm
94% tổng tài sản dài hạn của Tập đoàn.

You might also like