You are on page 1of 81

Chương 3

Kế toán tài sản cố định và


bất động sản đầu tư
Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm về TSCĐ hữu hình,
TSCĐ vô hình và BĐS đầu tư
- Hiểu được nguyên tắc hạch toán TSCĐ và
BĐS đầu tư
- Nắm được phương pháp kế toán các
nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến TSCĐ và
BĐS đầu tư
- Trình bày thông tin liên quan đến TSCĐ và
BĐS đầu tư trên báo cáo tài chính.
NỘI DUNG CHƯƠNG 3
Phần I – Những vấn đề chung về kế toán
TSCĐ
Phần II – Kế toán tăng, giảm TSCĐ
Phần III – Kế toán khấu hao TSCĐ
Phần IV – Kế toán sửa chữa, nâng cấp TSCĐ
Phần V – Kế toán BĐS đầu tư
Phần VI - Thông tin trình bày trên Báo cáo
tài chính
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ
TOÁN TSCĐ
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Tiêu chuẩn nhận biết
4. Phân loại
5. Nguyên tắc quản lý
6. Đo lường TSCĐ
7. Kế toán chi tiết TSCĐ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
1. Khái niệm:
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có giá
trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài được doanh nghiệp
dùng trong quá trình hoạt động SXKD hoặc phục vụ
cho các mục đích khác.
2. Đặc điểm
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất lúc ban đầu
- Bị hao mòn dần và giá trị được chuyển dịch từng
phần vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ mới tạo ra
3. Tiêu chuẩn nhận biết:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương
lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
(≥30 triệu)
4. Phân loại:
TSCĐ hữu hình
- Theo hình thái biểu hiện
TSCĐ vô hình
TSCĐ tự có
- Theo quyền sở hữu
TSCĐ đi thuê
TSCĐ đang dùng
- Theo tình hình sử dụng TSCĐ chưa sử dụng
TSCĐ không cần dùng

TSCĐ dùng cho SXKD


- Theo công dụng TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi
TSCĐ chờ xử lý
4. Phân loại:

TSCĐ thuộc nguồn ngân


sách cấp

TSCĐ thuộc nguồn vốn tự


- Theo nguồn hình thành bổ sung của doanh nghiệp

TSCĐ thuộc nguồn vốn vay,


nợ dài hạn

TSCĐ thuộc nguồn vốn


liên doanh
5. Nguyên tắc quản lý:
 Mọi TSCĐ trong DN phải có bộ hồ sơ riêng,
được phân loại đánh số, theo dõi riêng;
 Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên
giá, số hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ
kế toán

Giá trị còn lại Nguyên giá của - Số hao mòn


trên sổ kế toán =
TSCĐ lũy kế của
của TSCĐ TSCĐ
6. Đo lường TSCĐ:
Các tiêu chuẩn đo lường TSCĐ:
- Nguyên giá  tại thời điểm hình thành TSCĐ
- Hao mòn, giá trị còn lại  trong suốt quá
trình sử dụng của TSCĐ
- Chi phí sửa chữa, nâng cấp  sau khi ghi
nhận ban đầu.
6.1. Xác định nguyên giá TSCĐ:
6.1.1 Nguyên tắc chung
- Tuân theo nguyên tắc Giá gốc: Nguyên giá là
toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ
ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài
sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Cách xác định nguyên giá phụ thuộc vào cách
thức doanh nghiệp có được TSCĐ đó
6.1. Xác định nguyên giá TSCĐ:
6.1.1 Cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình
 Do mua sắm
Các khoản Các loại chi
Nguyên Giá Các khoản
= + - CKTM, giảm phí liên
giá mua thuế không + quan trực
giá được
hoàn lại
hưởng tiếp khác

Lưu ý: - Trường hợp mua TSCĐ được kèm theo


thiết bị, phụ tùng thay thế  Xác định và ghi nhận
riêng thiết bị và phụ tùng theo giá trị hợp lý (giá trị
này được trừ khỏi nguyên giá)
- Đối với TSCĐ mua dưới hình trả chậm, trả góp thì
giá mua để xác định nguyên giá là giá trả tiền ngay
6.1. Xác định nguyên giá TSCĐ:
6.1.1 Cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình
 Hình thành do trao đổi
Nguyên Giá trị hợp lý của Các khoản Các loại chi
= + thuế không + phí liên quan
giá TSCĐ nhận về
hoàn lại trực tiếp khác

 Hình thành do tự sản xuất

Nguyên Giá thành sản xuất Các loại chi phí


= +
giá thực tế liên quan trực tiếp
khác
6.1. Xác định nguyên giá TSCĐ:
6.1.1 Cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình
 Hình thành do XDCB (tự làm hoặc giao thầu)

Nguyên Giá quyết toán Các loại chi phí liên


= +
giá công trình quan trực tiếp khác

Hình thành do nhận góp vốn, nhận lại vốn góp

Nguyên = Giá đánh giá của Các loại chi phí


+
giá Hội đồng góp vốn liên quan trực tiếp
khác
6.1. Xác định nguyên giá TSCĐ:
6.1.1 Cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình
 Do được tài trợ, biếu, tặng, phát hiện thừa

Nguyên = Giá đánh giá của + Các loại chi phí liên
giá Hội đồng giao nhận quan trực tiếp khác

 Hình thành do được cấp, điều chuyển đến

Nguyên = Giá trị còn lại trên sổ của Các loại chi phí
đơn vị cấp hoặc giá đánh + liên quan trực
giá
giá lại của Hội đồng định tiếp khác
giá
6.1. Xác định nguyên giá TSCĐ:
6.1.1 Cách xác định nguyên giá TSCĐ vô hình
- Cách xác định nguyên giá tương tự như TSCĐ
hữu hình
- Ngoài ra, còn có:
+ Mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh
nghiệp
+ Quyền sử dụng đất có thời hạn
+ TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh
nghiệp
6.1. Xác định nguyên giá TSCĐ:
Lưu ý:
- Sau khi ghi nhận ban đầu, nguyên giá của TSCĐ
không thay đổi trong suốt thời gian nắm giữ, sử dụng
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình chỉ thay đổi trong các
trường hợp sau:
 Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước
 Xây lắp, trang bị thêm
 Thay đổi một số bộ phận làm tăng thời gian sử
dụng hoặc làm tăng công suất
 Cải tiến các bộ phận làm tăng đáng kể chất lượng
sp
 Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận
6.2. Hao mòn TSCĐ và giá trị còn lại
 Hao mòn TSCĐ: phần giá trị của TSCĐ bị
giảm sút do:
Hao mòn hữu hình: do việc sử dụng TSCĐ

Hao mòn vô hình: do tiến bộ kỹ thuật.

 Giá trị còn lại: phần giá trị còn lại của TS sau
khi trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế
6.3. Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
Nguyên tắc chung:
-Ghi nhận vào chi phí SXKD của kỳ
-Thay đổi nguyên giá TSCĐ khi chắc chắn làm tăng
lợi ích kinh tế tương lai của TSCĐ.
+ TSCĐ hữu hình:
Tăng thời gian sử dụng/ tăng công suất
Tăng chất lượng sản phẩm sản xuất
Giảm chi phí hoạt động
+ TSCĐ vô hình:
Tăng lợi ích kinh tế trong tương lai
Được đánh giá 1 cách chắc chắn và gắn liền với
TSCĐ vô hình
7. Kế toán chi tiết TSCĐ:
- Chứng từ sử dụng chủ yếu
+ Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01-TSCĐ)
+ Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 02-TSCĐ)
+ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 03-
TSCĐ)
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 04-TSCĐ)
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ)
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu số 06-TSCĐ)
- Sổ sách sử dụng
+ Tại phòng kế toán: Mỗi loại TSCĐ được mở riêng một sổ (Sổ chi
tiết) hoặc một số trang trong sổ TSCĐ (Sổ cái)
+ Tại bộ phận sử dụng (phòng ban, phân xưởng): sử dụng Sổ TSCĐ tại
đơn vị sử dụng
PHẦN II: KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM TSCĐ

1. Tài khoản kế toán sử dụng


2. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô
hình
3. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô
hình
II. KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM TSCĐ :
1. Tài khoản kế toán sử dụng:
- Tài khoản sử dụng
+ TK 211 – TSCĐ hữu hình (6 TK cấp 2)
+ TK 213 – TSCĐ vô hình (7 TK cấp 2)
- Nội dung: phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm
TSCĐ theo nguyên giá
211,213

NG NG
TSCĐ tăng TSCĐ giảm

TSCĐ hiện có
vào cuối kỳ
II. KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM TSCĐ :
2. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:
Các trường hợp tăng

Do mua sắm


Do DN tự chế tạo
Do đầu tư XDCB (tự làm hoặc giao thầu)
Nhận hoặc nhận lại vốn góp LD
Nhận TSCĐ được tài trợ, biếu tặng
 Tăng do mua sắm
a, Phản ánh nguyên giá 211, 213
111, 112, 331, 341 111, 112, 331...
(1a)Nếu mua về sử
Giá mua + Các dụng ngay CKTM, giảm giá
chi phí liên quan 133 được hưởng (nếu
trực tiếp có)
VAT
(1b)Nếu mua về 133
phải qua quá trình 2411 Khi TSCĐ
lắp đặt, chạy thử VAT
đưa vào sử
dụng
b, Đồng thời căn cứ vào nguồn vốn hình thành nên TSCĐ để
chuyển nguồn theo nguyên giá
411 441 Chú ý: Nếu TSCĐ đầu t­
Nếu mua TSCĐ bằng nguồn ư bằng vốn vay hoặc
vốn đầu tư­XDCB nguồn vốn kinh doanh
414 thì KHÔNG kết chuyển
Nếu mua TSCĐ bằng quỹ
đầu t­ư phát triển nguồn
Ví dụ (đvt: 1.000đ)
Mua sắm một hệ thống làm lạnh dùng cho kho
hàng, giá mua phải trả theo hóa đơn (chưa VAT
10%) 1.500.000, thanh toán bằng tiền vay dài hạn
1.000.000 và bằng TGNH 650.000 (trong đó,
500.000 thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB, còn lại
lấy từ nguồn vốn kinh doanh)
Chi phí lắp đặt, chạy thử chi bằng TM 2.200 trong
đó VAT 10%. TS đã được đưa vào sử dụng
Mua dưới hình thức trả chậm, trả góp
- Giá mua trả góp > Giá mua trả ngay => NG TSCĐ được ghi nhận
theo giá trả ngay
- Lãi trả góp (là khoản chênh lệch giữa giá trả góp và giá trả ngay)
được phân bổ dần vào chi phí tài chính từng kỳ

111, 112 331,111 211, 213


Định kỳ, thanh Giá trả Giá mua trả
góp ngay ch­ưa
toán tiền cho VAT
người bán 242 635
Lãi trả góp Định kỳ, phân bổ
dần vào chi phí
Thuế VAT 133
tính theo giá
trả ngay
Đồng thời cũng kết chuyển nguồn giống như trường hợp tăng do
mua sắm
Ví dụ (đvt: 1.000đ)
Mua trả góp 1 máy phát điện ở văn phòng công ty
có giá bán trả ngay 500.000, VAT 10%. Giá bán trả góp
800.000, ngay khi mua doanh nghiệp đã trả 200.000 bằng
TGNH, số còn lại doanh nghiệp sẽ trả trong 10 tháng.
Chi phí vận chuyển và chạy thử máy phát điện này
là 1.100 trong đó VAT 10% đã trả bằng tiền tạm ứng.
Tài sản này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển
50%, số còn lại lấy từ nguồn vốn kinh doanh. TS đã được
đưa vào sử dụng
 Do doanh nghiệp tự sản xuất

Tổng 621 154 Sản phẩm sản xuất ra không nhập kho 211
mà đem sử dụng làm TSCĐ luôn
hợp
K/c
chi phí
622 CP để (Zthực tế )
sản tính 155
xuất ZSP Nhập kho Xuất kho thành phẩm
phát 627 thành phẩm chuyển thành TSCĐ dùng
sinh cho SXKD (Zxuất kho)
111, 112...
Chi phí trực tiếp liên quan khác (chi phí lắp đặt,
chạy thử,...)
Ví dụ (1.000đ)
1. Công ty Honda Việt Nam xuất từ kho 1 chiếc xe
con có giá xuất kho 785.000, giá bán trên thị
trường 1.000.000, VAT 10% để dùng cho bộ
phận văn phòng.
2. Chi phí chạy thử chiếc xe là 1.000, VAT 10% đã
chi bằng TM. TS đã được đưa vào sử dụng
 Do đầu tư XDCB (tự làm hoặc giao thầu)

2412 211
111, 112, 152, 153, 331… Khi công trình hoàn thành
Tập hợp chi phí phát sinh đưa vào sử dụng
trong giai đoạn XDCB giá quyết toán
111,138,334…
Chi phí vượt mức bình
thường, bắt bồi thường
441,414
CP vượt mức bình thường
trừ vào vốn
133
Thuế VAT (nếu có)

Đồng thời cũng kết chuyển nguồn giống như trường hợp tăng
do mua sắm
Ví dụ (1.000đ)
DN thuê 1 đội thi công để tiến hành xây dựng 1 nhà
kho chứa hàng. Các chi phí phát sinh gồm có:
- Vật liệu: 550.000 trong đó VAT 10% chi bằng TGNH
- Nhân công: 200.000 chi bằng TM
- Điện, nước: 2.000, VAT 10% chưa thanh toán
- Các thiết bị cần thiết cho nhà kho: 5.000, VAT 10%
chi bằng TM
Công việc xây dựng hoàn thành, DN tiến hành kết
chuyển để xác định NG của nhà kho.
Công tác xây dựng được đầu tư bằng NVXDCB
 Trường hợp được tài trợ, biếu tặng
711 211, 213
Khi nhận TSCĐ được tài trợ, biếu tặng
Giá đánh giá của Hội đồng giao nhận
111, 112, 331,..
Chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ được
tài trợ, biếu tặng

 Trường hợp nhận vốn góp, nhận lại vốn góp


411 211, 213
Giá đánh giá của Hội đồng
221,222,…
Giá gốc Giá đánh giá
của Hội đồng
111,112,331,…
Chi phí liên quan khác
 Trường hợp đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng
cho hoạt động phúc lợi

111, 112, 331,.. 211, 213


Giá mua + các chi phí liên quan
Giá cả thuế VAT

Đồng thời ghi


3533 3532
Kết chuyển nguồn
Ví dụ (1.000đ)
1) DN được cơ quan Nhà nước tài trợ 1 dây chuyền sản xuất mới
có giá trị theo Hội đồng giao nhận là 2.000.000 để khuyến khích
phát triển ngành nghề. Chi phí lắp đặt, chạy thử dây chuyền này là
15.000, VAT 10% đã chi bằng TM. TS đã được đưa vào sử dụng
2) Nhận góp vốn liên doanh 1 phần mềm máy tính có NG 700.000
đã KH 200.000, giá đánh giá của Hội đồng liên doanh là 600.000.
Chi phí vận chuyển, lắp đặt TSCĐ này là 2.200 trong đó VAT 10%
đã chi bằng TM
3) Nhận lại vốn góp liên kết dài hạn với công ty M 1 thiết bị sản
xuất có giá trị thỏa thuận 500.000. Được biết tổng giá trị vốn góp
của DN vào công ty M là 350.000. Số chênh lệch DN đã thanh toán
cho công ty M bằng TGNH.
4) Mua 1 dàn karaoke có giá mua 30.000, VAT 10% đã thanh toán
bằng TGNH để dùng vào hoạt động phúc lợi của DN.
II. KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM TSCĐ :
3. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:
3.1 Nguyên tắc chung:
Xóa sổ TSCĐ: xóa sổ 3 giá trị  Nguyên giá, Hao mòn
lũy kế, giá trị còn lại.
Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế
Nợ TK 811: giá trị còn lại (thanh lý, nhượng
bán)
Có TK 211: Nguyên giá.
3.2 Các trường hợp giảm
Do thanh lý, nhượng bán
Đem TSCĐ góp vốn liên doanh, liên kết
Kiểm kê phát hiện thiếu
II. KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM TSCĐ :
3. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:
3.2 Các trường hợp giảm
Giảm do thanh lý, nhượng bán
- TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng hoặc đã khấu hao
hết không thể tiếp tục sử dụng được hoặc không phù hợp
với yêu cầu SXKD của doanh nghiệp
- TSCĐ nhượng bán là những TSCĐ không cần dùng hoặc
xét thấy sử dụng không hiệu quả
- Khi tiến hành thanh lý, nhượng bán TSCĐ doanh nghiệp
phải thành lập Hội đồng để tổ chức thanh lý, nhượng bán
- Hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ là hoạt động không
thường xuyên => Thu nhập, chi phí liên quan được ghi nhận
vào Thu nhập và chi phí khác
Thanh lý, nhượng bán TSCĐ dùng cho hoạt động
SXKD
Ghi giảm TSCĐ Thu thanh lý, nhượng bán
211, 213 214 811 711 111, 112, 131...
Hao mòn Giá bán ch­ Tổng giá
ưa VAT thanh
NGiá Giá trị
toán
còn lại 33311
111, 112, 331…
Chi phí thanh lý
VAT
133
VAT
 Đem TSCĐ góp vốn

211, 213 221, 222


NGiá Giá đánh giá của
các bên
214
Hao mòn
811 711
Giá đánh Giá đánh
giá < Giá giá > Giá
trị còn lại trị còn lại
Ví dụ (1.000đ)
1. DN quyết định thanh lý 1 xe tải chở hàng cũ có
NG 750.000, đã KH 600.000 với giá bán 200.000,
VAT 10% đã thu bằng TM. Chi phí sửa chữa, tân
trang phát sinh 1.000, VAT 10% đã chi bằng TM
2. Đem 1 thiết bị sản xuất có NG 2.000.000 đã KH
500.000 góp vốn liên doanh thành lập 1 công ty mới,
giá đánh giá của Hội đồng liên doanh 1.000.000
 Kiểm kê phát hiện thiếu
a. Trường hợp chưa có quyết định xử lý
Ghi giảm TSCĐ Khi có quyết định xử lý
211 1381 111
NGiá Giá trị Thu bồi thường bằng tiền mặt
còn lại 1388
Bắt người có trách nhiệm phải
bồi thường
334
Trừ vào lương của người
lao động 411
Ghi giảm vốn kinh doanh
811
Tính vào chi phí trong kỳ
214
Hao mòn
 Kiểm kê phát hiện thiếu
b. Tr­ường hợp có quyết định xử lý ngay
211 111
NGiá Thu bồi thường bằng tiền mặt
1388
Bắt người có trách nhiệm bồi
thường 334
Trừ vào lương của ng­ười lao động
411
Ghi giảm vốn kinh doanh
811
Tính vào chi phí trong kỳ
214
Hao mòn
Ví dụ (1.000đ)
Kiểm kê phát hiện thiếu 1 máy phát điện ở
phân xưởng sản xuất NG 200.000, đã KH 5.000.
Giá trị tài sản thiếu được xử lý như sau:
-Bắt người chịu trách nhiệm bồi thường 50%
bằng cách trừ lương trong 5 tháng bắt đầu từ
tháng này
-50% còn lại tính vào chi phí trong kỳ
PHẦN III: KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ

1. Khái niệm
2. Phạm vi tính khấu hao
3. Các phương pháp tính khấu hao
4. Kế toán chi tiết
5. Kế toán tổng hợp
III. KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ :
1. Khái niệm:
- TSCĐ bị hao mòn dưới 2 hình thức: hao mòn hữu hình
và hao mòn vô hình
- Hao mòn hữu hình là sự giảm sút về mặt giá trị và giá
trị sử dụng của TSCĐ do các TSCĐ đã tham gia vào
hoạt động SXKD và do các nguyên nhân tự nhiên
- Hao mòn vô hình là sự giảm sút thuần túy về mặt giá
trị của TSCĐ do nguyên nhân tiến bộ khoa học kỹ thuật
gây ra
- Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị
phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích của TSCĐ đó
III. KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ :
2. Phạm vi tính khấu hao:
- Mọi TSCĐ đưa vào sử dụng đều phải trích khấu hao
- TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn được sử dụng
thì không tính khấu hao nữa
- Đối với TSCĐ thuê
+ TSCĐ thuê hoạt động: bên cho thuê trích khấu hao
+ TSCĐ thuê tài chính: bên đi thuê trích khấu hao
- Việc trích hoặc thôi trích khấu hao được thực hiện bắt
đầu từ ngày mà TSCĐ đó tăng, giảm hoặc ngừng sử
dụng
- Quyền sử dụng đất lâu dài không trích khấu hao
III. KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ :
3. Các phương pháp tính khấu hao:
Phương pháp khấu hao đường thẳng
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
có điều chỉnh
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối
lượng sản phẩm
 Các nhân tố cần xác định khi tính KH:
-Thời gian sử dụng hữu ích của TS tuân
theo khung quy định của thuế.
-Giá trị thu hồi ước tính của TS
 Phương pháp khấu hao đường thẳng
Nguyên giá của TSCĐ
Mức trích khấu hao
trung bình hàng năm =
Thời gian trích khấu hao
Hoặc của TSCĐ
Mức khấu hao Nguyên giá Tỉ lệ
= x
hằng năm TSCĐ khấu hao năm

1
Tỉ lệ KH năm (%) = x 100 (%)
Số năm sử dụng TSCĐ ước tính

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao
phải trích cả năm chia cho 12 tháng
 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có
điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh)
Giá trị còn lại của TSCĐ
Mức trích
Hệ số
khấu hao
= x điều
hàng năm
Thời gian trích khấu hao chỉnh
của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại
bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t>6 năm) 2,5
 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có
điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh)
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo
phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơn
mức khấu hao tính theo số bình quân giữa giá trị còn lại và
số năm trích khấu hao còn lại thì kể từ năm đó, mức khấu
hao được tính như sau:
Giá trị còn lại
Mức trích khấu hao
trung bình hàng năm =
của TSCĐ Số năm trích khấu hao còn lại
 Phương pháp khấu hao theo số lượng,
khối lượng sản phẩm
Khi tăng TSCĐ, doanh nghiệp dự kiến sản lượng sản phẩm được
sản xuất ra trong suốt thời hạn sử dụng tài sản và tính mức khấu
hao dự kiến cho 1 đơn vị sản phẩm
Nguyên giá của TSCĐ
Mức khấu hao tính
cho 1 đơn vị sản =
phẩm Sản lượng sản phẩm dự kiến
Cuối tháng, xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ
theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu Số lượng sản phẩm Mức khấu hao tính
hao trong tháng = x
sản xuất trong tháng cho 1 đơn vị sản
của TSCĐ phẩm
Ví dụ (1.000đ)
Hãy tính mức khấu hao hàng tháng của một
thiết bị sản xuất có NG 1.000.000 thời gian sử dụng
ước tính 5 năm tại 1 DN theo 3 phương pháp
a)Phương pháp đường thẳng
b)Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
c)Phương pháp số lượng, khối lượng sản phẩm biết
DN ước tính số lượng sản phẩm mà thiết bị này sản
xuất được trong 5 năm sử dụng là 10.000.000 sản
phẩm
 Tổng số khấu hao của tất cả TSCĐ được xác
định như sau
Mức trích khấu Số khấu hao Số khấu hao
Số khấu hao
hao hàng tháng + tính trong tháng - không tính trong
tính trong =
của TSCĐ hiện của TSCĐ tăng tháng của TSCĐ
tháng
có đầu tháng trong tháng giảm trong tháng

Số ngày trong tháng – x + 1


Số khấu hao tính trong tháng Mức trích
của TSCĐ tăng trong tháng (từ = khấu hao x
ngày x đến ngày cuối tháng) hàng tháng Số ngày trong tháng
y–x
Số khấu hao tính trong tháng Mức trích
của TSCĐ tăng trong tháng = khấu hao x
(từ ngày x đến ngày y) hàng tháng Số ngày trong tháng
Số ngày trong tháng – y + 1
Số khấu hao không tính trong
Mức trích
tháng của TSCĐ giảm trong
= khấu hao x
tháng (từ ngày y đến ngày Số ngày trong tháng
hàng tháng
cuối tháng)
 Mức trích khấu hao hàng tháng của TSCĐ hiện có
đầu tháng
 Trường hợp tháng trước không có biến động về TSCĐ
Mức trích khấu hao hàng tháng Số khấu hao
=
của TSCĐ hiện có đầu tháng tháng trước
 Trường hợp tháng trước có biến động về TSCĐ
Mức trích khấu Số khấu hao Số khấu hao chưa Số khấu hao vẫn
hao hàng tháng = tháng trước + tính trong tháng - tính trong tháng
của TSCĐ hiện có trước của TSCĐ trước của TSCĐ
đầu tháng tăng tháng trước giảm tháng trước
x-1
Số khấu hao chưa tính trong tháng Mức trích
trước của TSCĐ tăng tháng trước = khấu hao x Số ngày trong
(từ ngày x đến ngày cuối tháng) hàng tháng tháng trước
y-1
Số khấu hao vẫn tính trong tháng Mức trích
trước của TSCĐ giảm tháng trước = khấu hao x Số ngày trong
(từ ngày y đến ngày cuối tháng) hàng tháng tháng trước
Ví dụ (1.000đ)
Tại doanh nghiệp X có tình hình về TSCĐ trong tháng 5 như sau:
- Mức khấu hao TSCĐ trong tháng 4 là 150.000.000
- Ngày 4/5 mua thêm 1 thiết bị sản xuất có nguyên giá 1.000.000,
khấu hao 20 năm
- Ngày 20/5 thanh lý một xe tải cũ dùng ở bộ phận bán hàng có
nguyên giá 700.000, hao mòn 500.000, tỷ lệ khấu hao 10%
Yêu cầu: Xác định tổng số khấu hao của tất cả TSCĐ tại DN trong
tháng 5 biết DN tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
a)Tháng 4 không có biến động về TSCĐ
b)Tháng 4 có sự biến động về TSCĐ như sau:
- Ngày 15/4 mua 1 máy photocopy cho phòng kế toán có NG
500.000 khấu hao 10 năm
- Ngày 25/4 đem 1 dây chuyền sản xuất có NG 3.000.000, hao
mòn 2.000.000 khấu hao 15 năm góp vốn liên doanh
III. KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ :
4. Kế toán chi tiết TSCĐ:
- Từng kỳ, kế toán phải tiến hành lập bảng tính và
phân bổ khấu hao
- Cuối niên độ kế toán, ghi Giá trị hao mòn TSCĐ
của cả năm và số lũy kế vào thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ
Ví dụ (1.000đ): Lập bảng tính và phân bổ khấu hao
của ví dụ trên biết mức khấu hao TSCĐ trong tháng
4 là 150.000.000 gồm:
- Khấu hao tại phân xưởng sản xuất: 110.000.000
- Khấu hao tại bộ phận bán hàng: 15.000.000
- Khấu hao tại bộ phận QLDN: 25.000.000
III. KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ :
5. Kế toán tổng hợp TSCĐ:
5.1 Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 214 – Hao mòn TSCĐ (có 4 TK cấp 2)
- Nội dung: phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ

214

Giảm hao mòn TSCĐ do Hàng kỳ, trích


TSCĐ giảm khấu hao TSCĐ

Giá trị hao mòn lũy kế


của TSCĐ hiện có vào
cuối kỳ
III. KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ :
5. Kế toán tổng hợp TSCĐ:
5.2 Phương pháp kế toán
214 623
Khấu hao máy móc thi công
627
Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng
641
Khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng
642
Khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận QLDN
3533
Tính hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt
động phúc lợi
PHẦN IV: KẾ TOÁN SỬA CHỮA, NÂNG CẤP
TSCĐ

1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán


2. Tài khoản sử dụng
3. Phương pháp hạch toán
IV. KẾ TOÁN SỬA CHỮA, NÂNG CẤP TSCĐ

1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán


Sửa chữa TSCĐ là những công việc sửa chữa,
thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ bị hư
hỏng nhằm duy trì hoạt động bình thường hay khôi
phục năng lực hoạt động của TSCĐ
Ngoài ra, công việc sửa chữa TSCĐ còn có thể
nhằm mục đích để cải tạo, nâng cấp TSCĐ nhằm gia
tăng giá trị sử dụng và thời gian sử dụng của TSCĐ.
IV. KẾ TOÁN SỬA CHỮA, NÂNG CẤP TSCĐ
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Là công việc bảo dưỡng,
Là sửa chữa thay thế sửa chữa nhằm duy trì
những bộ phận quan trọng hoạt động bình thường
chủ yếu của TSCĐ, được của TSCĐ => CP phát
thực hiện theo kế hoạch sinh ít nên tính hết vào
=> CP phát sinh lớn nên CPSXKD trong kỳ
tính vào nhiều kỳ

Sửa chữa nhỏ


Phân loại sửa Nhằm khôi phục năng lực hoạt
chữa TSCĐ động ban đầu
Sửa chữa lớn
Nhằm cải tạo, nâng cấp TSCĐ
Tự làm đủ điều kiện ghi tăng NGiá
Hình thức sửa
chữa TSCĐ
Thuê ngoài
IV. KẾ TOÁN SỬA CHỮA, NÂNG CẤP TSCĐ
2. Tài khoản kế toán sử dụng
- Tài khoản sử dụng
TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ
- Nội dung: phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

2413
Giá trị sửa chữa lớn
Tập hợp CP sửa
TSCĐ hoàn thành,
chữa lớn TSCĐ
được duyệt

Giá trị sửa chữa


lớn TSCĐ dở dang
vào cuối kỳ
3. Phương pháp hạch toán
111,112,141,152,153,331… 623,627,641,642
Chi phí sửa chữa thường xuyên (sửa chữa nhỏ)
2413 242
133 (b) K/c CP sửa (c) Hàng kỳ, pbổ
chữa lớn để pbổ vào chi phí
VAT

(a) Tập hợp chi phí


sửa chữa lớn TSCĐ
3. Phương pháp hạch toán
111,112,141,152,153,331… 623,627,641,642

2413
Nếu có trích
133 trước

VAT

(b) Tập hợp chi phí 352


sửa chữa lớn TSCĐ (c) K/c CP sửa (a) Hàng kỳ, trích tr­
chữa lớn vào ước (số
nguồn trích trước trích trước)
(số thực tế) (d) Ghi tăng CP (số
ttế>số ttrước)

(d) Ghi giảm CP (số ttế<số


ttrước)
3. Phương pháp hạch toán
111,112,141,152,153,331…

2413 211

133
Chi phí cải tạo, nâng cấp
TSCĐ được ghi tăng NGiá
(a) Tập hợp chi phí
cải tạo, nâng cấp
TSCĐ
Ví dụ (1.000đ)
1) DN tiến hành sửa chữa lớn 1 TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng.
Chi phí SCL phát sinh gồm:
- Vật liệu xuất dùng từ kho: 3.000
- Vật liệu phụ mua ngoài trả bằng TM: 1.000, VAT 10%
- Phụ tùng xuất từ kho: 500
- Tiền lương: 5.000
- Trích theo lương theo quy định
- Chi phí khác bằng tiền chi cho SCL: 1.100 trong đó VAT 100.
2) Công việc SCL hoàn thành, TSCĐ đã được bàn giao lại cho bộ
phận sử dụng.
Yêu cầu: Định khoản tình hình trên biết
a) DN không tiến hành trích trước chi phí SCL, chi phí SCL dự
tính sẽ được phân bổ vào chi phí trong 6 tháng bắt đầu từ tháng
này
b) DN có trích trước chi phí SCL hàng kỳ. CP SCL đã trích trước
là 10.000. Kế toán tiến hành xử lý phần chênh lệch giữa số thực
tế và số trích trước.
PHẦN V: KẾ TOÁN BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

1. Những vấn đề chung về kế toán BĐSĐT


2. Cách xác định nguyên giá
3. Kế toán bất động sản đầu tư
V. KẾ TOÁN BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
1. Những vấn đề chung về kế toán BĐSĐT
Bất động sản đầu tư (BĐSĐT) là bất động sản gồm: quyền
sử dụng đất, nhà, hoặc 1 phần của nhà, hoặc cả nhà và đất, cơ
sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc do người đi thuê tài sản theo
hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho
thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:
- Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử
dụng cho các mục đích quản lý
- Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường
Các trường hợp được ghi nhận là BĐSĐT:
- Quyền sử dụng đất nắm giữ trong thời gian dài để chờ tăng giá
bán
- Quyền sử dụng đất nắm giữ mà chưa xác định rõ mục đích sử
dụng
- Nhà do doanh nghiệp sở hữu và cho thuê
- Nhà đang được giữ để cho thuê
V. KẾ TOÁN BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
2. Cách xác định nguyên giá:
- Nguyên giá của BĐSĐT là toàn bộ các chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra để có được BĐSĐT tính
đến thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành
BĐSĐT đó
- Cách xác định nguyên giá BĐSĐT tương tự
như TSCĐ
V. KẾ TOÁN BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
3. Kế toán BĐSĐT
3.1 Tài khoản kế toán sử dụng
- BĐS mua về để bán trong kỳ: TK 1567 – Hàng hóa
BĐS TK217 – BĐS đầu tư
BĐSĐT giữ cho thuê - ND: Phản ánh số hiện có và tình hình
hoặc chờ tăng giá bán tăng giảm BĐS đầu tư theo nguyên giá
- Kết cấu: tương tự TK 211, 213

TK2147 – Hao mòn BĐS đầu tư


Các khoản tiền thu được từ BĐSĐT TK5117 – Doanh thu kinh
doanh BĐSĐT
Các khoản chi phí liên quan đến TK632 – Giá vốn hàng
BĐSĐT bán
3.2 Phương pháp hạch toán
- Kế toán tăng BĐSĐT được thực hiện tương tự kế toán tăng
TSCĐ (Thay TK211,213 bằng TK217)
- Đối với trường hợp BĐS mua về không đưa vào sử dụng ngay
mà phải tiến hành nâng cấp, sửa chữa rồi mới đưa vào sử dụng thì
Giá mua BĐS + các chi phí phát sinh trong quá trình nâng cấp, sửa
chữa → TK2412. Khi việc xây dựng hoàn thành, BĐS được đưa
vào sử dụng từ TK2412→TK217

TK liên quan 2412 217


Tập hợp giá mua + chi Khi công việc sửa
phí sửa chữa, nâng cấp chữa, nâng cấp
133 hoàn thành
VAT
Ví dụ (1.000đ)
1) Mua miếng đất ở Bình Tân của ông K với giá
500.000 đã thanh toán bằng TM.
2) Sau khi mua doanh nghiệp thuê đơn vị bên ngoài san
lấp mặt bằng với giá 10.000
3) Nhận bàn giao công việc san lấp mặt bằng, doanh
nghiệp tiến hành thanh toán cho bên san lấp bằng TM.
Miếng đất này được đầu tư để chờ tăng giá bán.
Căn cứ quyết định
chuyển đổi TSCĐ
thành BĐSĐT và
3.2 Phương pháp hạch toán ngược lại

Trường hợp chuyển BĐSĐT thành TSCĐ và ngược lại


Chuyển nguyên giá
217 211,213
Từ BĐSĐT thành TSCĐ

Từ TSCĐ thành BĐSĐT

Chuyển hao mòn


2141 2147
Từ BĐSĐT thành TSCĐ
Từ TSCĐ thành BĐSĐT
Ví dụ (1.000đ)
DN chuyển một khu đất có NG
1.500.000 cùng căn nhà trên đất có NG
900.000, đã KH 200.000 đang cho thuê sang
làm cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
 Kế toán cho thuê BĐSĐT
Phản ánh chi phí liên quan đến BĐS cho thuê

111,112 242 632


Chi phí sửa chữa BĐS cho thuê có Hàng kỳ, phân bổ
giá trị lớn phải phân bổ

133
VAT

Chi phí sửa chữa BĐS cho thuê có giá trị nhỏ

2147 Hàng kỳ, trích khấu hao BĐS cho thuê


 Kế toán cho thuê BĐSĐT
Phản ánh doanh thu cho thuê BĐSĐT

- Trường hợp thu tiền cho thuê từng tháng

5117 111,112,131
Giá chưa VAT Tổng giá
thanh toán

33311

VAT
Kế toán cho thuê BĐSĐT
Phản ánh doanh thu cho thuê BĐSĐT
- Trường hợp thu tiền thuê nhiều tháng 1 lần

5117 3387 Khi thu 111,112


Giá chưa tiền thuê
Hàng kỳ, phân bổ
VAT Tổng giá
thanh toán
Căn cứ bảng Căn cứ hóa đơn
phân bổ doanh 33311 giá trị gia tăng
thu VAT đầu ra
Ví dụ (1.000đ)
DN tiến hành cho thuê 1 tòa cao ốc
trong 2 năm, tiền thuê thu 6 tháng 1 lần
60.000, VAT 10% bằng TGNH. Trong kỳ,
DN đã thu tiền cho thuê 1 đợt và trích KH
BĐS 4.000
Kế toán bán, thanh lý BĐSĐT

Ghi giảm BĐSĐT Thu thanh lý, nhượng bán


217 2147 632 5117 111, 112, 131...
Hao mòn Giá bán ch­ Tổng giá
ưa VAT thanh
NGiá Giá trị
toán
còn lại 33311
111, 112, 331…
Chi phí thanh lý
VAT
133
VAT
Ví dụ (1.000đ)
1) DN tiến hành bán khu đất đã mua ở Bình
Tân trước đây của ông K có NG 510.000 với
giá bán 1.000.000, VAT 10% đã thu bằng
TGNH.
2) Lệ phí công chứng, thủ tục chuyển nhượng
đã chi bằng TM 20.000, VAT 10%
PHẦN VI – THÔNG TIN TRÌNH BÀY TRÊN
BCTC
1. Bảng cân đối kế toán:
Trình bày TSCĐHH, TSCĐVH và BĐSĐT trên phần Tài
sản dài hạn theo NG, Giá trị hao mòn lũy kế và Giá trị
còn lại.
2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- Trình bày CP KHTSCĐ ở phần I – Lưu chuyển tiền từ
hoạt động kinh doanh của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
theo phương pháp gián tiếp.
- Luồng tiền từ hoạt động đầu tư của BC LCTT
PHẦN VI – THÔNG TIN TRÌNH BÀY TRÊN
BCTC
3. Bản thuyết minh BCTC:
- Trình bày nguyên tắc ghi nhận khấu hao TSCĐ phần IV
– Các chính sách kế toán áp dụng.
- Trình bày tình hình hiện có, tăng, giảm TSCĐHH,
TSCĐVH và BĐSĐT phần VI - Bổ sung Bảng CĐKT.
- Trình bày chi phí khấu hao TSCĐ giá vốn BĐSĐT phần
VII – Bổ sung Báo cáo KQHĐKD.

You might also like