You are on page 1of 38

Chương 4

TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN


MỤC TIÊU KIẾN THƯỚC BUỔI 1

1 Tại sao cần phải tính giá các đối tượng kế toán?

2 Có những nguyên tắc nào quy định đến việc tính giá?

3 Thực hành cách tính giá đối với tài sản cố định

4 Tìm hiểu về các đặc điểm của tài sản cố định


TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

1. Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của tính giá

1.1. KHÁI NIỆM

Tính giá: là phương pháp kế toán sử dụng thước đo giá trị để


biểu hiện các loại tài sản khác nhau theo những nguyên tắc
nhất định. (phương pháp xác định giá trị ghi sổ của tài sản)
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

1. Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của tính giá


1.2 Ý NGHĨA

Tổng hợp và phản ánh tình hình tài sản (giá trị tài sản)
của đơn vị, giúp cho việc quản lý sử dụng tài sản có hiệu
quả, cung cấp thông tin về giá trị DN cho người sử dụng.

Là điều kiện để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế: xác
định được chi phí đầu vào, tính toán, xác định các chỉ
tiêu giá thành, kết quả kinh doanh…

Tính giá – điều kiện để có thể ghi nhận, phản ánh các đối
tượng kế toán vào chứng từ, TK và các báo cáo kế toán
CÁC NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ KHI
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ

a. Hoạt động liên tục :


Ảnh hưởng đến việc sử dụng loại giá để ghi nhận giá trị TS

b.Khách quan :
giá được sử dụng phải có cơ sở, kiểm chứng được

c. Có thể so sánh :
phương pháp tính, xác định giá được sử dụng nhất quán
khi xác định giá trị của các đối tượng kế toán cùng loại

d. Thận trọng :
sử dụng giá và phương pháp định giá không dẫn đến
làm sai lệch giá trị thực của tài sản
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

2 . Các loại giá sử dụng trong kế toán và trình tự tính giá


2.1 CÁC LOẠI GIÁ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN

Giá trị Giá


Giá gốc hạch toán
hợp lý

Số tiền hoặc Giá trị TS Giá do đơn vị tự xây dựng


khoản tương hoặc khoản Nợ: để ghi nhận giá trị TS trong
đương tiền có thể được trao đổi kỳ KT
đã trả, phải trả hoặc thanh toán tự Áp dụng khi việc xác định
hoặc tính theo
nguyện giữa các giá gốc khó thực hiện
giá trị hợp lý
bên có đầy đủ hiểu Chỉ sử dụng nội bộ, không
của TS đó
biết trong sự trao đổi sử dụng để lập BCTC và các
vào thời điểm
ngang giá BC kế toán khác
TS được ghi nhận

GIÁ KHÁC ?
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
2 . Các loại giá sử dụng trong kế toán và trình tự tính giá
2.2 TRÌNH TỰ TÍNH GIÁ

Xác định Xác định Tập hợp Tính toán,


đối tượng Nội dung CP Chi phí xác định
tính giá cấu thành TS Thực tế Giá thực tế
của TS
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

2 . Các loại giá sử dụng trong kế toán và trình tự tính giá

Tập hợp 2.TRÌNH TỰ TÍNH GIÁ


chi phí thực tế
Chi phí phát sinh mà chỉ liên quan đến 1 đối tượng: tập hợp trực
tiếp cho từng loại tài sản.

Những chi phí tổng hợp có quan hệ đến nhiều tài sản: được phân
bổ gián tiếp bằng cách tính toán, phân bổ các khoản chi phí này cho
mỗi loại tài sản theo tiêu thức phân bổ thích hợp.

Tổng chi phí cần phân bổ


Số đơn vị tiêu thức
Chi phí tính cho
= x phân bổ thuộc TS
từng TS cụ thể Tổng các đơn vị tiêu thức
cụ thể
thuộc các loại tài sản
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

2 . Các loại giá sử dụng trong kế toán và trình tự tính giá

Tính toán, xác định 2.TRÌNH TỰ TÍNH GIÁ


Giá thực tế của TS

TS hình thành do quá trình mua sắm, sản xuất sản phẩm đơn
chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng: cộng toàn bộ chi phí liên
quan đến TS
TS được hình thành do quá trình sản xuất sản phẩm với khối
lượng lớn, việc hình thành TS diễn ra liên tục, qua nhều kỳ

Giá TT = Dđk + PS trong kỳ - Dck


Dđk : Chi phí dở dang kỳ trước chuyển sang
PS trong kỳ : Chi phí phát sinh trong kỳ (tổng hợp ở bước 1).
Dck : chi phí dở dang cuối kỳ (chuyển sang kỳ sau).
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

1. Tính giá TSCĐ hữu hình

2. Tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,


hàng hóa

3. Tính giá thành phẩm nhập kho

4. Tính giá chứng khoán

5. Tính giá ngoại tệ, vàng bạc, đá quý


Chương 7 KẾ TOÁN CÁC
TÍNH NGHIỆP
GIÁ VỤ TƯỢNG
CÁC ĐỐI KINH TẾKẾ
CHỦ YẾU
TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

Ảnh hưởng của thuế GTGT đến việc tính giá

Thuế GTGT được tính trên cơ sở giá trị gia tăng trong quá
trình sản xuất kinh doanh:
-Khi doanh nghiệp mua hàng, thuế GTGT được khấu trừ sẽ
làm phát sinh một khoản phải thu là thuế được khấu trừ.
-Khi doanh nghiệp bán hàng, thuế GTGT sẽ làm phát sinh
một khoản phải trả về thuế
-Doanh nghiệp sẽ nộp phần chênh lệch giữa thuế GTGT đầu
ra với thuế GTGT đầu vào.
Chương 7 KẾ TOÁN CÁC
TÍNH NGHIỆP
GIÁ VỤ TƯỢNG
CÁC ĐỐI KINH TẾKẾ
CHỦ YẾU
TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU


Ảnh hưởng của thuế GTGT đến việc tính giá

Giá hàng hóa


-Không bao gồm thuế GTGT – nếu doanh nghiệp tính thuế
theo phương pháp khấu trừ

-Bao gồm thuế GTGT - nếu doanh nghiệp tính thuế theo
phương pháp trực tiếp
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình


TIÊU CHUẨN TS ĐƯỢC GHI NHẬN LÀ TSCĐ hữu hình:
1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhờ sử dụng TS
đó
2. Nguyên giá của TSCĐ được xác định một cách đáng tin cậy
3. Có thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
4. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BAN ĐẦU

TSCĐ hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu
theo nguyên giá
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình


▪ TSCĐ mua sắm:
+ Giá mua (- các khoản CK hoặc giảm giá)
+ Các khoản thuế (- các khoản thuế được hoàn lại)
Nguyên giá + Chi phí: chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận
chuyển bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt chạy thử,
chi phí khác

▪ TSCĐ xây dựng hoặc tự chế:

Nguyên giá + Giá thành thực tế


+ Chi phí lắp đặt, chạy thử
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình

Ví dụ 1
Cty Ree mua một xe tải giá mua 3.000.000.000đ, thuế GTGT
10%, chi phí có liên quan là 5.000.000đ. Cty được hãng xe
tặng 4 vỏ xe dự phòng trị giá theo giá thị trường 4.000.000đ,
Cty mua thêm phụ kiện gắn vào xe trị giá 3.500.000đ
Tinh nguyên giá chiếc xe
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình

Giá trị còn lại của TSCĐ:

Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ hữu hình - Khấu hao lũy kế

Khấu hao:
Là sự phân bổ nguyên giá TSCĐ vào chi phí hoạt động
kinh doanh một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản đó
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU


3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình

Các phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình:

Khấu hao đường thẳng: số khấu hao hằng năm không thay đổi trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích

Nguyên giá của TSCĐ


Mức khấu hao TB =
hằng năm của TSCĐ Thời gian sử dụng
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU


3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình

Ví dụ 2:
Sau khi hoàn tất thủ tục lưu hành chiếc xe (ví dụ 1) được đưa vào
sử dụng ngay, thời gian sử dụng thực tế ước tính 15 năm, Xe được
khấu hao theo PP đường thẳng> Cty đã tính và trích KH ngay trong
tháng đầu tiên sử dụng.
Tính giá trị còn lại của xe sau 1 tháng sử dụng
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU


3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình

Các phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình:


Nguyên giá của TSCĐ
Mức khấu hao TB =
hằng năm của TSCĐ Thời gian sử dụng

Ví dụ:
1. Công ty A mua 1 TSCĐ (mới 100%) với giá trên hoá đơn là 132 tr (bao
gồm VAT, thuế suất VAT: 10%), chiết khấu mua hàng 5tr., chi phí vận
chuyển là 7tr., chi phí chạy thử là 8tr. Thời gian sử dụng TSCĐ dự kiến là
10 năm.
2. Sau 5 năm sử dụng, DN nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí là 25tr., thời
gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm.
Yêu cầu: Xác định nguyên giá TSCĐ và số tiền trích khấu hao hàng năm
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình


Khấu hao theo số dư giảm dần: số khấu hao hằng năm giảm dần trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích

Mức khấu hao hằng Giá trị còn lại x Tỷ lệ khấu


=
năm của TSCĐ của TSCĐ hao nhanh

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TS theo x Hệ số điều


PP đường thẳng
chỉnh
Tỷ lệ khấu hao TS theo 1
pp đường thẳng = x 100%
Thời gian sử dụng
TSCĐ

Thời gian sử dụng TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)


Đến 4 năm (t<=4) 1,5
Trên 4 năm đến 6 năm (4<t<=6) 2,0
Trên 6 năm (t>6) 2,5
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình

Khấu hao theo số dư giảm dần: số khấu hao hằng năm giảm dần trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích

Ví dụ: Công ty A mua 1 thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử
là 10 tr. Thời gian sử dụng là 5 năm.
Yêu cầu: Xác định mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ
theo phương pháp số dư giảm dần
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU


3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình

Khấu hao theo số dư giảm dần: số khấu hao hằng năm giảm dần trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích

NĂM NGUYÊN GIÁ KHẤU HAO KHẤU HAO GIÁ TRỊ


TỪNG NĂM LUỸ KẾ CÒN LẠI
0 10.000.000 10.000.000

1 10.000.000 4.000.000 4.000.000 6.000.000

2 10.000.000 2.400.000 6.400.000 3.600.000

3 10.000.000 1.440.000 7.840.000 2.160.000

4 10.000.000 1.080.000 8.920.000 1.080.000

5 10.000.000 1.080.000 10.000.000 0

TỔNG 10.000.000
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU


3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình

Khấu hao theo số lượng sản phẩm: dựa trên tổng số đơn vị sản
phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra

Mức khấu hao Số lượng SP Mức trích khấu hao


= x
trong tháng của sản xuất trong BQ cho 1 đơn vị
TSCĐ tháng SP

Mức trích khấu hao BQ Nguyên giá TSCĐ


cho 1 đơn vị SP =
Sản lượng theo công suất thiết kế
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU


3.1 Tính giá TSCĐ hữu hình
Ví dụ:
Công ty A mua máy ủi với nguyên giá 450tr. Sản lượng sản xuất theo
công suất thiết kế 2.400.000m3. Khối lượng SP đạt được trong năm 1 là:

Tháng Khối lượng SP hoàn thành Tháng Khối lượng SP hoàn thành
1 14.000 7 15.000
2 15.000 8 14.000
3 18.000 9 16.000
4 16.000 10 16.000
5 15.000 11 18.000
6 14.000 12 18.000

Yêu cầu: Xác định mức trích khấu hao hàng tháng của máy ủi
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.2 Tính giá thực tế NVL, công cụ dụng cụ, hàng hóa

Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu tại thời điểm mua
theo giá gốc (giá thực tế mua, sản xuất..)

Cuối niên độ kế toán, hàng tồn kho được ghi nhận theo
giá trị thuần có thể thực hiện được nếu giá trị này thấp
hơn giá gốc (lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

Mức lập dự phòng là số chênh lệch giữa gía gốc lớn


hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của tồn kho
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.2 Tính giá thực tế NVL, công cụ dụng cụ, hàng hóa

▪ NVL, CCDC, hàng hoá nhập kho mua ngoài:

+ Giá mua (- các khoản chiết khấu hoặc giảm giá)


Giá thực tế + Các khoản thuế (không được hoàn lại)
+ Chi phí thu mua: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản

▪ NVL, CCDC, hàng hoá nhập kho tự chế biến hoặc thuê gia công:

+ Giá thực tế vật liệu xuất kho chế biến/ đem gia công
Giá thực tế + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ khi giao và nhận
+ Chi phí chế biến, chi phí phải trả cho đơn vị gia công
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.2 Tính giá thực tế NVL, công cụ dụng cụ, hàng hóa

▪ NVL, CCDC, hàng hoá xuất kho: 2 phương pháp tính giá

Phương pháp Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
kê khai hàng tồn
=
hàng tồn
đầu kỳ +
hàng nhập
trong kỳ
- hàng xuất
trong kỳ
thường xuyên cuối kỳ

Theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên,


liên tục nghiệp vụ phát sinh liên quan

Phương pháp Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
kiểm kê hàng xuất
= hàng tồn + hàng nhập - hàng tồn
định kỳ trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Trong kỳ chỉ theo dõi và phản ánh nghiệp vụ nhập kho,


cuối kỳ kiểm kê hàng tồn kho tính giá trị, sau đó tính giá hàng xuất
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.2 Tính giá thực tế NVL, công cụ dụng cụ, hàng hóa
▪ Các cách tính giá xuất hàng tồn kho:

TEXT TEXT

Nhập trước xuất trước (FIFO): giả thuyết rằng số vật liệu nào
nhập vào trước sẽ ưu tiên xuất ra trước

Bình quân gia quyền (Average method): giá xuất kho là giá
bình quân giữa tổng giá trị và số lượng

Tính theo giá đích danh (Specific Indication Method):


hàng nào thuộc lần nhập nào thì xuất hàng đó ra sẽ tính giá
của lần nhập đó
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.2 Tính giá thực tế NVL, công cụ dụng cụ, hàng hóa

Giá thực tế xuất kho: Phương pháp KKTX - FIFO

30 kg
40 kg 60 kg/
10đ/kg
12đ/kg 15đ/kg 25 kg Cuối kỳ
XK lần 1 XK lần 2
Đầu kỳ

NK lần 1 NK lần 2
30 kg 35 kg
20 kg 20 kg

-Giá xuất lần 1: (30kg x 10/kg) + (20kg x 12/kg) = 540


-Giá xuất lần 2: (20kg x 12/kg) + (35kg x 15/kg) = 765
-Tổng giá trị xuất trong kỳ = 540 + 765 = 1.305
-Giá trị tồn cuối kỳ = 300 + (480 + 900) – 1.305 = 375
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU
3.2 Tính giá thực tế NVL, công cụ dụng cụ, hàng hóa

So sánh các phương pháp tính

Kê khai thường xuyên Kiểm kê định kỳ


Tổng xuất Tồn Tổng xuất Tồn

FIFO 1.305 375 1.305 375


BQ 1 lần 1.356,6 323,4 1.356,6 323,4
BQ LH 1.329,2 350,8 - -

Đích danh 1.360 320


TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.2 Tính giá thực tế NVL, công cụ dụng cụ, hàng hóa
Ví dụ:
Vật liệu chính (VLC) tồn kho đầu tháng 2: 1.000kg, giá thực tế: 16.000.000
Tình hình xuất nhập kho (VLC) trong tháng 2:
- Ngày 2/2: Xuất kho 400kg VLC để sản xuất SP
- Ngày 5/2: Mua 500kg VLC, giá mua: 15.550/kg. CP vận chuyển:
170.000
- Ngày 10/2: Xuất kho VLC để sản xuất SP 1.000kg
- Ngày 20/2: Mua 1.500kg VLC, giá mua: 14.850. CP vận chuyển:
225.000
- Ngày 25/2: Xuất kho VLC 1.100kg để sản xuất SP
Yêu cầu: Hãy tính trị giá vật liệu xuất kho trong từng lần xuất theo 2
phương pháp: Nhập trước xuất trước; bình quân liên hoàn?
Biết DN tổ chức hạch toán hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU
3.3 TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM NHẬP KHO

B1: Tập hợp và phân bổ chi phí thực tế phát sinh


Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung

B2: Tổng hợp chi phí SX đã tập hợp cho từng đối tượng
Tính tổng chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ

Tổng chi phí SX


tập hợp trong kỳ = Chi phí SX dở dang Chi phí SX phát
+ sinh trong kỳ
đầu kỳ

Tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau
Tính giá thành sản phẩm hoàn thành
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.3 TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM NHẬP KHO

Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành

Tổng giá thành CPSX dở CPSX phát sinh CPSX dở


SP SX hoàn = dang đầu kỳ + trong kỳ - dang cuối kỳ
thành trong kỳ

Tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành

Giá thành đơn vị SP Tổng giá thành SX hoàn thành trong kỳ


hoàn thành trong kỳ = Số lượng SP hoàn thành trong kỳ
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU
3.3 TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM NHẬP KHO

Ví dụ :
Cty may Bình Đức sản xuất lô hàng giày da nam. Các chi phí
phát sinh gồm:
-Da bò tấm : 250.000.000đ
-Đế giày : 40.500.000đ
-Phụ liệu khác: keo dán, chỉ…23.000.000đ
-Lương nhân công trực tiếp sản xuất : 84.600.000đ
-Khấu hao máy móc thiết bị: 15.700.000đ
-Chi phí điện, nước sản xuất: 18.000.000đ
-Chi phí quản lý PX, DN: 35.900.000đ
-Sản phẩm dở dang còn lại cuối kỳ sản xuất trị giá 67.000.000đ,
không có sản phẩm dở dang đầu kỳ
-Số lượng giày sản xuất trong kỳ 350 đôi

Y/CTính giá thành lô hàng và đơn giá sản phẩm


TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.4 TÍNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

Tính giá chứng khoán theo giá vốn

Giá chứng khoán + Giá mua


= + Chi phí đầu tư: chi phí môi giới,
Giá thực tế mua thuế, lệ phí

Trên báo cáo tài chính, chứng khoán được đánh giá
theo giá vốn hoặc giá thị trường nếu:
Giá vốn > giá thị trường: đánh giá theo giá thị trường
Giá vốn < giá thị trường: đánh giá theo giá vốn
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU

3.5 TÍNH GIÁ NGOẠI TỆ, VB, ĐÁ QUÝ

Ngoại tệ:
- Quy đổi ra VND theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực
tế vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ
- Cuối năm tài chính, tài sản có gốc ngoại tệ quy đổi
theo tỷ giá hối đoái bình quân trên thị trường liên ngân
hàng do NHNN công bố

Vàng bạc, kim khí quý, đá quý:


- Nhập kho: giá thực tế (giá hoá đơn/ giá thanh toán)
- Xuất kho: giá xuất = giá nhập (thực tế đích danh)
YÊU CẦU VỀ NHÀ
(Buổi 1)

1. Có bao nhiêu phương pháp dùng để tính trị giá hàng xuất
kho?
2. Lấy mỗi phương pháp 1 ví dụ và trình bày cách tính?
3. Nếu tháng này doanh nghiệp sử dụng phương pháp này,
nhưng tháng sau doanh nghiệp lại sử dụng phương pháp
khác để tính trị giá hàng xuất kho thì có được không?
nguyên tắc nào cho biết điều đó?
(Tài liệu sách giáo trình kế toán chương 4)
YÊU CẦU VỀ NHÀ
(Buổi 2)

1. Hãy cho biết sự khác nhau giữa loại hình doanh nghiệp
thương mại và doanh nghiệp sản xuất?
2. Tải báo cáo tài chính của 1 doanh nghiệp thương mại, 1
doanh nghiệp sản xuất mà bạn biết. Sau đó tìm xem chỉ
tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán của 2 công
ty này bao gồm những gì, hãy liệt kê để so sánh sự
khác nhau?

You might also like