You are on page 1of 53

10/30/2023

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ


ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO
TS. Trần Thị Phương Thảo
Trường Đại học Ngoại thương

Tình huống
 Vinalines mua ụ nổi No83M đã qua sử dụng 43 năm, vượt
28 năm so với quy định. Giá mua ụ nổi và chi phí sửa chữa
hai lần tại Việt Nam là 489,6 tỉ đồng (khoảng 26,3 triệu
USD), tương đương 70% giá đóng ụ nổi mới.
 Vinashin mua tàu Hoa Sen là tàu cũ được sản xuất năm
2001 và mua về Việt Nam năm 2007 với giá 60 triệu đô
tương đương gần 1300 tỷ đồng theo tỷ giá thởi điểm đó
nhằm chuyên chở hàng hóa, du lịch trên tuyến Bắc- Nam.
Tàu chỉ chạy được 39 chuyến đã phải dừng hoạt động vì
kinh doanh không hiệu quả.
 Bạn hãy đánh giá ảnh hưởng của việc đầu tư TSCĐ đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp?

1
10/30/2023

Nội dung
4.1. Một số vấn đề chung về tài sản cố định

4.2. Xác định nguyên giá tài sản cố định

4.3. Phương pháp khấu hao tài sản cố định

4.4. Kế toán tài sản cố định

TÀI LIỆU HỌC TẬP


 VAS số 03- tài sản cố định hữu hình
 VAS 04 – TSCDVH
 VAS 06 – Thuê tài sản
 TT 89/2002/TT-BTC ban hành ngay 9/10/2002
 Thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/04/2013
về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao tài sản cố định
 Giáo trình kế toán tài chính

2
10/30/2023

4.1. Một số vấn đề chung về TSCĐ


 Khái niệm: TSCĐ là nguồn lực có giá trị lớn thuộc
quyền kiểm soát của doanh nghiệp, mang lại lợi
ích kinh tế trong nhiều kỳ kế toán, hay nhiều chu
kỳ kinh doanh.
 Tham gia vào quá trình sản xuất;
 Sử dụng trong hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ.

Tiêu chuẩn chung ghi nhận TSCĐ


 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
từ việc sử dụng tài sản đó;
 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin
cậy;
 Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
 Có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành (Có giá
trị từ 30.000.000 đồng trở lên)

3
10/30/2023

Trong kỳ kinh doanh quý IV năm 2023, Nhà hàng Hải
sản Minh Châu phát sinh 3 khoản chi tiêu sau đây?
- Mua mộ t ô tô chở hà ng cũ trị giá 55 triệ u đong, Nhà
hà ng xá c định ô tô nà y chı̉ có thể sử dụ ng trong 6
thá ng nữa, sau đó sẽ bị thanh lý. --> công cụ dụng cụ
- Mua mộ t má y tı́nh văn phò ng mới với giá 24 triệ u
đong với thời gian sử dụ ng ước tı́nh là 3 năm. --> công cụ dụng cụ (153). Khi
- Hoạ t độ ng xây dựng cơ bả n hoà n tat và đưa và omang
sử ra sử dụng thì ghi TK 242
dụ ng khu vực quay bar với nguyên giá được ghi
nhậ n là 100 triệ u đong, thời gian sử dụ ng ước tı́nh
10 năm. --> TSCĐ hữu hình

PHÂN LOẠI TSCĐ


 Phân loại theo hình thái biểu hiện TSCĐ hữu hình, vô hình
 Phân loại theo quyền sở hữu TS của DN và TS đi thuê

TSCĐ hữu hình


TSCĐ vô hình
TSCĐ thuê tài chính

TSCĐ thuê TC: là TS thuê của công ty thuê TC.


- Thường là công ty cho thuê không sử dụng được tài sản cho thuê
- Tiền thuê gần tương đương với tiền mua mới, thgian thuê gần bằng thgian có thể sử dụng TS.
- Hết thời hạn thuê --> công ty cho thuê TC bán lại TS cho ng thuê
--> Bên thuê là ng kiểm soát TS và chỉ họ có thể kiếm được lợi ích kinh tế từ TS đó 4
VD thuê nhà, thuê ô tô chỉ là thuê hoạt động
10/30/2023

Phân loại theo hình thái biểu hiện

 Tài sản cố định hữu hình: là TSCĐ có hình


thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc,
thiết bị,…

 Tài sản cố định vô hình: là TSCĐ không có


hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã
đầu tư để có được một số quyền và lợi ích
kinh tế, như bằng phát minh, sáng chế; giấy
phép; bản quyền; nhãn hiệu; lợi thế TM…

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH


 Khái niệm (VAS 03)
 Tài sản cố định hữu hình là những tài sản cố định có
hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử
dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với
tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.(4 tc)

5
10/30/2023

Tài sản cố định hữu hình


 Nhà cửa, vật kiến trúc

 Máy móc thiết bị

 Phương tiện vận tải

 Thiết bị dụng cụ quản lý

 Cây lâu năm, súc vật làm việc cây cao su, cây vải; bò sữa

 TSCĐ HH khác

 Ban Giám đốc công ty đang xem xét việc mua một
xe tải cho hoạt động kinh doanh của công ty. Có 2
phương án được đưa ra là mua xe tải của Trung
Quốc với giá mua thấp và mua xe tải từ Nhật với
giá mua cao.
 Bạn hãy đưa ra quan điểm của mình với hai
phương án trên?

Phải ước tính thêm chi phí phát sinh khi sử dụng: sửa chữa, bảo trì; chi phí khấu hao; nguồn lực hiện tại
của DN

6
10/30/2023

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH


 Tài sản cố định vô hình là tài sản cố định không
có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị
và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản
xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc cho các đối tượng
khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản
cố định vô hình.
(VAS04)

Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH


 Định nghĩa về TSCĐVH
=> Tính có thể xác định được giá trị
Khả năng kiểm soát
Lợi ích kinh tế trong tương lai
 4 tiêu chuẩn ghi nhận chung

Con người ko thể ghi nhận TSCĐ vô hình ko có khả năng kiểm soát (và có thể vì ko xác định đc giá trị)
VD: Chi phí đào tạo nhân viên; cầu thủ bóng đá
Ghi là HĐ chuyển nhượng cầu thủ thay vì ghi nhận con người

7
10/30/2023

Ghi nhận TSCĐVH?


 Mua nhượng quyền thương mại kinh doanh café
trị giá 60 triệu để kinh doanh trong vòng 5 năm.
 Ghi nhận giá trị thương hiệu của công ty là 50
triệu. --> Không ghi nhận vì đây là công ty tự ghi nhận, không có cơ sở
 Doanh nghiệp tự nghiên cứu và triển khai xây
dựng phần mềm quản lý nhân sự trị giá 80 triệu
đồng (trong đó 30 triệu chi phí phát sinh trong
thời gian nghiên cứu). có thể ghi nhận CP giai đoạn triển khai là 50tr
 Mua 1 tòa nhà văn phòng trị giá 20 tỷ (trong đó
giá trị quyền sử dụng đất là 12 tỷ) ghi nhận TSCĐ vô hình 12T, TCSĐ hữu hình 8T

R&D
 Toàn bộ chi phí thực tế phát` sinh liên quan đến giai
đoạn nghiên
triển khai
cứu không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ
vô hình được tập hợp vào chi phí SXKD trong kỳ.
 Trường hợp xét thấy kết quả triển khai thoả mãn
được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
quy định tại Chuẩn mực kế toán “TSCĐ vô hình” thì
các chi phí giai đoạn triển khai được tập hợp vào TK
241 "Xây dựng cơ bản dở dang" (2412). Khi kết thúc
giai đoạn triển khai các chi phí hình thành nguyên giá
TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển khai phải được kết
chuyển vào bên Nợ tài khoản 213 “TSCĐ vô hình".
Phải trải qua nhiều bước nên phải tập hợp qua TK 2412

8
10/30/2023

Nhượng quyền thương mại tại Al Fresco’s


 Sau khi thành công với chuỗi cửa hàng ở Hồng Kông, Tập
đoàn Al Fresco's đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Việt
Nam vào tháng 6 năm 1996. Thành công của tập đoàn có
được là nhờ kinh nghiệm trong việc phát triển và mở rộng các
chuỗi nhà hàng theo từng thương hiệu và hướng dẫn cho các
bên được nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương
mại cung cấp cho đơn vị mua nhượng quyền toàn bộ kỹ năng
quản lý hoạt động kinh doanh, chiến lược quảng cáo hiệu
quả, phong cách phục vụ chuyên nghiệp hay công thức chế
biến món ăn.
 Chi phí cho Franchise gồm chi phí đi lại trong quá trình đào
tạo, thuê mặt bằng và sửa chữa, nội thất, thiết bị nhà bếp,
phí vận chuyển, bảng hiệu và các chi phí khác khoảng từ
$175.000 đến $335.000

Tài sản cố định vô hình và Lợi thế thương mại


 Lợi thế thương mại là những lợi ích kinh tế trong tương
lai phát sinh từ các tài sản không xác định được và
không ghi nhận được một cách riêng biệt (VAS11).
 Lợi thế thương mại phát sinh từ việc sát nhập doanh
nghiệp có tính chất mua lại được thể hiện bằng một
khoản thanh toán do bên đi mua tài sản thực hiện để có
thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
 Xác định giá trị ban đầu của Lợi thế thương mại theo
giá gốc, là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với
phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của
tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản
nợ tiềm tàng.
VD: giá trị hợp lý thuần là 50 nhưng giá phí hợp nhất là 53 vì còn rất nhiều nguồn lực không xác định
được giá trị và không đưa được lên BCTC
--> BCTC hợp nhất có thêm 1 chỉ tiêu là LỢI THẾ THƯƠNG MẠI

9
10/30/2023

 Khi sáp nhập doanh nghiệp, TSCĐ vô hình được ghi


nhận như sau:
 (a) Bên mua tài sản ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu
tài sản đó đáp ứng được định nghĩa về TSCĐ vô
hình và tiêu chuẩn ghi nhận.
 (b) Nếu TSCĐ vô hình được mua thông qua việc sáp
nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, nhưng
không thể xác định được nguyên giá một cách đáng
tin cậy thì tài sản đó không được ghi nhận là một
TSCĐ vô hình riêng biệt, mà được hạch toán vào lợi
thế thương mại

10
10/30/2023

 Kinh Đô cho biết từ 6/9/2002, Công ty đã ghi nhận


thương hiệu "Kinh Đô" là tài sản cố định vô hình
với giá trị 50 tỷ đồng, thể hiện phần góp vốn của
Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm
Kinh Đô.
 Ernst & Young cho rằng, theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam và công văn của Bộ Tài chính "thương
hiệu được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không
được ghi nhận là tài sản cố định vô hình"

 Trường hợp nhận vốn góp bằng các tài sản vô hình như
thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại, quyền khai
thác, phát triển dự án... chỉ được ghi tăng vốn góp nếu
pháp luật có liên quan cho phép. (TT200/2014/TT-BTC)
 Các nhãn hiệu, tên thương mại, quyền phát hành, danh
sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình
thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận
là TSCĐ vô hình

11
10/30/2023

 Ví dụ: giả sử Công ty cổ phần du lịch Đình Anh quyết


định mua Công ty cổ phần khách sạn Minh Châu.
Trong trường hợp này, Đình Anh cần xác định giá trị
toàn bộ tài sản và nợ phải trả của Minh Châu theo giá
hợp lý bao gồm cả những tài sản mà trước đây Minh
Châu chưa ghi nhận trên Báo cáo tài chính như lợi thế
quyền thuê và sử dụng đất tại bãi biển Minh Châu,
thương hiệu hay danh sách khách hàng. Giá trị của
những nguồn lực vô hình này được xác định và ghi
nhận là Lợi thế thương mại trên báo cáo tài chính.

Bảng cân đối kế toán KS Minh Châu


ngày 31/12/2023
TÀI SẢN NGUỒN VỐN

Tiền 25.000 Nợ phải trả 55.000


Các khoản phải thu 35.000 Vốn ĐT của Chủ SH 100.000
Hàng tồn kho 42.000 Lợi nhuận giữ lại 100.000
Tài sản cố định 153.000
TỔNG 255.000 Tổng 255.000

12
10/30/2023

 Sau quá trình đàm phán, Minh Châu đồng ý với


mức giá mà Đình Anh đưa ra là 400.0000 triệu
đồng. Như vậy, Đình Anh đã đủ cơ sở để xác
định giá trị lợi thế thương mại sau hợp nhất?

Đánh giá lại giá trị tài sản, nợ phải trả của KS
Minh Châu
GIÁ TRỊ HỢP LÝ

Tiền 25.0000
Các khoản phải thu 35.000
Hàng tồn kho 122.000
Tài sản cố định 223.000
Nợ phải trả (55.000)
Giá trị hợp lý của tài sản thuần 350.000

13
10/30/2023

 Lợi thế thương mại = Giá phí hợp nhất – Giá trị
hợp lý thuần
 => Lợi thế thương mại = 50.000 triệu đồng

 Có hai trường hợp phát sinh khi hợp nhất:


 - Lợi thế thương mạ i dương phá t sinh khi Giá phı́
hợp nhat lớn hơn (>) giá trị hợp lý thuan.
 - Lợi thế thương mạ i âm (Lãi từ giao dịch mua rẻ)
phá t sinh khi Giá phı́ hợp nhat nhỏ hơn (<) Giá trị
hơp lý thuan.

14
10/30/2023

TSCĐ thuê tài chính


 Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty
cho thuê tài chính.

 Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa
chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các
điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài
chính.

 Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định
nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

4.2. XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TSCĐ

 Nguyên giá TSCĐ HH: là toàn bộ các chi phí mà


doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến
thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng.
 Nguyên giá TSCĐ VH: là toàn bộ các chi phí mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình
tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự
tính.
 TSCĐ thuê tài chính

15
10/30/2023

MUA SẮM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Nguyên giá:

 Giá mua trừ chiết khấu thương mại hoặc giảm giá;

 Các khoản thuế không được hoàn lại;

 Chi phí mua (vận chuyển, bốc dỡ, …)

 Chi phí đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

(chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt, chạy thử…)


 Chi phí chuyên gia, chi phí môi giới,…

 Chi phí lãi vay (?) (chi phí lãi vay được vốn hóa)
chi phí hoàn nguyên môi trường (chi phí ước tính trong tương lai)

 Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh; trừ khi
các chi phí đi vay này liên quan trực tiếp đến
tài sản dở dang thì được vốn hóa
 VD: 1/3/N vay ngân hàng 100 triệu để xây
dựng nhà trưng bày sản phẩm, thời hạn 1
năm, lãi suất 12%/năm, trả định kỳ mỗi
tháng. Ngày 1/6 công trình hoàn thành đưa
vào sử dụng.
Ghi nhận 3tr vào nguyên giá TSCĐ, 9tr là CP tài chính trong kỳ
CHI PHÍ PHẢI TRỰC TIẾP LIÊN QUAN TỚI VIỆC ĐƯA TS
VÀO SỬ DỤNG

16
10/30/2023

TSCĐHH còn được hình thành


- Nhập khẩu
- Đầu tư xây dựng cơ bản Giá dự toán ban đầu, giá thực tế
--> giá quyết toán (giá thực tế khác giá quyết toán thì phải
- Tự xây dựng, sản xuất xem xét thêm yếu tố gây chênh lệch)
Giá trị còn lại hoặc giá trị hợp lý <-- - Trao đổi tương tự, không tương tự --> nguên giá = giá trị hợp lý của TS do các bên
định giá
- Được cấp, điều chuyển đến
- Biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh
- Nhận lại vốn góp
- Phát hiện thừa
- Chuyển CCDC, BĐS đầu tư thành TSCĐ

 Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị


quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng.
Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng
chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch
toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh
sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

17
10/30/2023

XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TSCĐ VH

 TSCĐVH là quyền sử dụng đất?


Nguyên giá = giá mua + thuế, phí, lệ phí,...
 TSCĐVH hình thành từ nội bộ doanh nghiệp?
- GĐ nghiên cứu:
- GĐ triển khai:

XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TSCĐ VH


 Các chi phí liên quan Công ty ABC đã chi cho
công tác nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý
như sau:
 Chi phí nghiên cứu: 45 triệu --> CP SXKD
 Chi phí ứng dụng kết quả nghiên cứu thử nghiệm
tại một số chi nhánh: 40 triệu --> CP SXKD
 Chi phí triển khai chính thức đưa sản phẩm vào
hoạt động: 50 triệu --> vốn hóa --> TK 241

=> Kế toán phản ánh?

18
10/30/2023

XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ


TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH

 Giá trị của TS thuê tại thời điểm khởi đầu thuê?
 Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu
+ Chi phí trực tiếp phát sinh

 Kết quả điều tra do Phòng Thương mại và


Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan
phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho
thấy, ngành ôtô và linh kiện có tỷ lệ
chuyển giá cao lên đến 51%, xếp thứ 3
sau tài chính bảo hiểm và dệt may.
 Nguyên nhân?

19
10/30/2023

 Chi phí góp vốn đầu tư, máy móc thiết bị, phí bản
quyền, giá bộ linh kiện... đã bị khai khống cao hơn
giá trị thật.
 Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư là
những tập đoàn lớn, có máy móc thiết bị công nghệ
hiện đại nên sẽ tiến hành góp vốn bằng nguồn lực
này. Trong khi đó, phía Việt Nam chưa đủ năng lực
để thẩm định giá các loại thiết bị công nghệ hiện
đại nên thường bị đối tác nước ngoài định giá cao
hơn giá trị thực tế.

SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


 Sửa chữa lớn
Là hoạt động mang tính chất khôi phục, nâng cấp, cải tạo
khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật
đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của
TSCĐ. --> vốn hóa với CP có tính chất nâng cấp, chi phí với CP có tính chất khôi phục (có thể
phân bổ qua nhiều kỳ)
 Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng
Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng
theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt
động bình thường --> chi phí

20
10/30/2023

 Phân biệt chi phí kinh doanh (revenue

expenditures) và chi phí vốn hóa (capital


expenditures)?

Ghi sai

Xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ


 Nguyên giá TSCĐ
 Hao mòn lũy kế
 Giá trị còn lại = Nguyên giá – HMLK
 Đánh giá lại TSCĐ?

21
10/30/2023

Khấu hao – Hao mòn


 Tài sản bị hao mòn hữu hình hay vô hình

Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng
và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ
kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
 Trên thực tế: khó xác định chính xác giá trị hao mòn của
TSCĐ
=> Khấu hao?

Khấu hao – Hao mòn


 Khấu hao tài sản cố định là Là sự phân bổ một cách có

hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

 Lập bảng so sánh khấu hao và hao mòn: khái niệm, bản

chất, phạm vi, mối quan hệ?

22
10/30/2023

Q&A
 Một ti vi màn hình lớn có nguyên giá 100 triệu, thời
gian sử dụng ước tính 5 năm, đã sử dụng được 2 năm,
bị sét đánh hỏng không sửa chữa được. --> không khấu hao --> thanh lý và ghi chi phí khác
 Một máy giặt Electrolux có nguyên giá 50 triệu, đã
khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng được. --> không khấu hao tiếp
 Mua quyền sử dụng đất không thời hạn trị giá 1,5 tỷ
đồng. --> không khấu hao vì đây là 'không thời hạn'
 Tiến hành nâng cấp sửa chữa nhà canteen có nguyên
giá 500 triệu, tổng chi phí nâng cấp là 100 triệu. Sau
khi nâng cấp ước tính thời gian sử dụng hữu ích của
tòa nhà tăng lên là 2 năm --> trích khấu hao

Phạm vi khấu hao TT45/2013/TT-BTC

 Tất cả TSCĐ của doanh nghiệp đều phải trích khấu


hao trừ những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn đang sử dụng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh
- TSCĐ chưa khấu hao hết bị hư hỏng
- TSCĐ cho thuê tài chính (bên đi thuê trích khấu hao)
- TSCĐ sử dụng trong hoạt động phúc lợi
(trừ TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại
doanh nghiệp)

23
10/30/2023

Khấu hao
 Không phải là quá trình đánh giá giá trị..
 Khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá
trị phải khấu hao của TSCĐ vào chi phí SXKD trong
thời gian sử dụng TS đó.
 Khấu hao là yếu tố chủ yếu để phân biệt sự khác
nhau giữa kế toán theo “cơ sở dồn tích” với kế
toán theo “cơ sở tiền mặt”.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Chi tiêu mua Tài sản:


TSCĐ hữu hình
tài sản

Khi tài sản


được sử dụng
BÁO CÁO KQHĐKD
Doanh thu:
Chi phí:
Khấu hao

48

24
10/30/2023

Khấu hao
 Giá trị phải khấu hao (depreciable value): Nguyên giá
– giá trị thanh lý ước tính
 Giá trị thanh lý ước tính (residual value): giá trị ước
tính thu được từ việc thanh lý tài sản sau thời gian sử
dụng ước tính trừ đi chi phí thanh lý ước tính.

Khấu hao

 Thời gian sử dụng hữu ích (useful life): là thời gian


khấu hao TSCĐ.
Mức độ sử dụng ước tính.
Mức độ hao mòn hữu hình.
Hao mòn vô hình.
Thời gian có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản.
Đo bằng đơn vị thời gian hoặc số lượng sản phẩm,
khối lượng hoạt động…

25
10/30/2023

Phương pháp tính khấu hao


 Phương pháp khấu hao đường thẳng
 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
 Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm

Tỷ lệ áp dụng các pp
trích khấu hao tại
600 công ty lớn
nhất Hoa Kỳ

26
10/30/2023

Khấu hao đường thẳng

Mức KH phải = Giá trị TSCĐ


: Thời gian SD của TSCĐ
trích bq năm phải khấu hao

Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ
thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao
trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại
trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại
hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch
giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng)
của tài sản cố định.

Khấu hao đường thẳng

 VD: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá
ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là
5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp
đặt, chạy thử là 3 triệu đồng. --> 120tr
 Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm,
thời gian sử dụng của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến
là 10 năm tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2017.

27
10/30/2023

Bảng tính khấu hao

Thời gian Số khấu hao Khấu hao lũy Giá trị còn
kế lại

Năm 1 12.000 12.000 108.000

Năm 2 12.000 24.000 96.000

Năm 3 12.000

Năm 4

Năm 5

Khấu hao đường thẳng


Mức khấu hao phải 119 - 5 + 3 + 3
= 120 triệu : 10
… năm
trích bình quân năm

Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố


định với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng
được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian
sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào
sử dụng là 1/1/2022.
NG mới = 120 + 30 = 150 triệu
Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 X 5 năm = 60 triệu
Giá trị còn lại = 150 - 60 = 90 triệu
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 : 6 = 15

28
10/30/2023

Khấu hao theo sản lượng


 Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố
định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối
lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế
của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công
suất thiết kế.
 Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp
xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế
sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.

Khấu hao theo sản lượng


 Dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản
có thể tạo ra.
 Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản được ước
tính bằng số lượng sản phẩm mà TSCĐ đó có thể
tạo ra.
 Xác định số khấu hao tính cho 1 sản phẩm.
 Xác định chi phí khấu hao của 1 kỳ = số lượng sản phẩm
x số khấu hao/sản phẩm.

29
10/30/2023

Khấu hao theo sản lượng

Mức KH phải Sản lượng Mức KH bình


trích = hoàn thành x quân trên một
trong tháng trong tháng đv sản lượng

Tổng số KH Sản lượng


Mức KH bình tính theo
phải trích :
quân trên một =
trong thời công suất
đv sản lượng thiết kế
gian sử dụng

Ví dụ
 Một chiếc máy dệt có trị giá 40.000.000 đồng
có thể dệt được 100.000 áo len.
 Xác định chi phí khấu hao cho từng năm. Biết
rằng, kế hoạch sản xuất như sau:
 Năm 1: 20.000 áo
 Năm 2: 30.000 áo
 Năm 3: 25.000 áo
 Năm 4: 15.000 áo
 Năm 5: 10.000 áo

30
10/30/2023

Bảng tính khấu hao

Thời gian Số khấu hao Khấu hao lũy Giá trị còn
kế lại

Năm 1 8 32
8

Năm 2 20
12 20
Năm 3 10 30 10

Năm 4 6 36 4

Năm 5 4 40 0

Khi nào áp dụng PP Khấu hao theo


số lượng sản phẩm ?

- TSCĐ trực tiếp liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm;
- Xác định được tổng sản lượng theo công suất thiết kế.
- Công suất thực tế bình quân tháng không thấp hơn 100%
công suất thiết kế.

31
10/30/2023

Khấu hao theo số dư giảm dần (có điều chỉnh)

 Bước 1: DN xác định thời gian sử


dụng của TSCĐ.
 Doanh nghiệp xác định thời gian
sử dụng của tài sản cố định theo
quy định tại Chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố
định ban hành kèm theo
TT45/2013/TT BTC của Bộ Tài
chính.

Khấu hao theo số dư giảm dần

 Bước 2: Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố
định trong các năm đầu theo công thức dưới đây

Mức khấu
Giá trị còn
hao phải Tỷ lệ khấu
= lại của X
trích bình hao nhanh
TSCĐ
quân năm

Tỷ lệ khấu
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo Hệ số
= X
hao nhanh phương pháp điều chỉnh
đường thẳng

32
10/30/2023

Khấu hao theo số dư giảm dần

 Bước 2: (tiếp)

Tỷ lệ KH TSCĐ theo
1
phương pháp = X 100
Thời gian SD TSCĐ
đường thẳng (%)

 Hệ số điều chỉnh
Thời gian SD Hệ số điều chỉnh(lần)
( t ≤ 4 năm) 1,5
4<t≤ 6 2,0
t > 6 năm 2,5

Khấu hao theo số dư giảm dần

 Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử
mới với nguyên giá là 200 triệu đồng.
 B1: thời gian sử dụng ước tính là 5 năm.
 B2:

Tỷ lệ KH TSCĐ theo
1
phương pháp = X 100
5
đường thẳng (20%)

33
10/30/2023

Khấu hao theo số dư giảm dần

Tỷ lệ khấu hao
= 20% X 2
nhanh (40%)

Mức khấu hao


phải trích = 200 X 40%
năm thứ nhất

TT45/2013/TT-BTC
 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định

theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc


thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị
còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố
định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng
giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử
dụng còn lại của tài sản cố định.

34
10/30/2023

Khấu hao theo số dư giảm dần

TG Giá trị phải Số khấu KH lũy GTcòn Mức KH


khấu hao hao kế lại bình quân
=GTCL*0,4 =GTCL*1/năm còn lại
1 200 30
80 80 120

2 120 128 72
48 24

3
72 28,8 156,8 43,2 21,6

4 43,2 21,6 21,6


178,4 21,6
5 21,6 21,6 200 0

PP Khấu hao nhanh


- số khấu hao giảm dần trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích.
- số khấu hao những năm đầu cao hơn số khấu hao
những năm cuối.
- Thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn so với khấu hao đường
thẳng.

35
10/30/2023

Điều kiện áp dụng phương pháp KH nhanh


 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều
chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các
lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển
nhanh.
 TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích
khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều
chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
 - Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
 - Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo
lường, thí nghiệm

Lựa chọn phương pháp khấu hao nào?


 Sử dụng nhất quán phương pháp khấu hao/năm.
 Không được trích khấu hao đối với những TSCĐ
đã khấu hao hết.
 Có thể thay đổi phương pháp khấu hao.
 Không chỉ sử dụng 1 phương pháp khấu hao cho
tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp.

36
10/30/2023

Lựa chọn phương pháp khấu hao nào?

 Quy định hay thông lệ.


 Phản ánh sát thực nhất giá trị hao mòn.
 Tính chất, đặc điểm ngành nghề, máy móc, thiết bị.
 Mục tiêu quản lý.

Tình huống
 Ngày 05/01, công ty Minh Ngọc mua một máy
móc thiết bị dùng vào sản xuất, trị giá 200 triệu
đồng chưa trả tiền, chi phí trước khi sử dụng (lắp
đặt, chạy thử…) 20 triệu chi bằng tiền tạm ứng. --> ghi 220tr vào 2411
 Đến ngày 08/02 mới hoàn thành việc lắp đặt, chạy
thử và đưa tài sản trên vào sử dụng. Nợ 211, có 2411
 Nhân viên kế toán TSCĐ xác định nguyên giá và
ghi tăng TSCĐ vào ngày 05/01 và cho rằng ngày
8/2 không cần ghi sổ
 Bạn có đồng ý với cách ghi sổ trên không?
KHÔNG

37
10/30/2023

4.4. Kế toán tài sản cố định

Tài khoản sử dụng: TK 211, TK 213

TK TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ


tăng trong kỳ giảm trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ


Còn lại cuối kỳ

TSCĐ hữu hình: Tài khoản cấp 2


 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc
 2112: Máy móc thiết bị
 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý
 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc cho SP
 2118: TSCĐ khác

38
10/30/2023

TSCĐ vô hình: Tài khoản cấp 2


 2131: Quyền sử dụng đất
 2132: Quyền phát hành
 2133: Bằng phát minh sáng chế
 2134: Nhãn hiệu, tên thương mại
 2135: Chương trình phần mềm
 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
 2138: TSCĐ vô hình khác

Tăng TSCĐ do mua ngoài

39
10/30/2023

Kế toán TSCĐ hữu hình

 Kế toán tăng TSCĐ HH


 Mua TSCĐ hữu hình thanh toán ngay:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá
thanh toán
 Nếu sử dụng VCSH:
Nợ TK 414 - Nếu dùng quỹ đầu tư
Nợ TK 441 - Đầu tư bằng vốn XDCB
Có TK 411 – Sử dụng TSCĐ cho hoạt động kinh
doanh

Ví dụ:
 Doanh nghiệp K mua một thiết bị sản xuất với giá mua
chưa thuế là 80 triệu đồng, thuế GTGT 10%, đã trả
bằng TGNH. Chi phí trước khi sử dụng đã trả bằng
tiền mặt là 2 triệu. TSCĐ này được mua sắm bằng
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
NỢ TK 211 82TR
NỢ TK 133 8TR
CÓ TK 112 88TR
CÓ TK 111 2TR
--> Chuyển nguồn: NỢ TK 441 82TR
CÓ TK 411 82TR

40
10/30/2023

Kế toán TSCĐ hữu hình


 Kế toán tăng TSCĐ HH
 Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức
trả chậm, trả góp: Khi mua TSCĐ hữu hình theo
phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng
ngay cho hoạt động SXKD, ghi
Nợ TK 211 - Ghi theo giá mua trả tiền ngay
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả
chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh
toán trừ (-) giá mua trả tiền ngay trừ (-) thuế GTGT
(nếu có)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá
thanh toán).

Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán:


Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá
gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ)
Đồng thời tính vào chi phí theo số lãi trả chậm,
trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

41
10/30/2023

Kế toán tăng TSCĐ HH


 Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình theo phương thức hàng
đổi hàng:
Nợ TK 214 - khấu hao luỹ kế của TSCĐ đem đi đổi
Nợ TK 211 – NG TSCĐ nhận về
Có TK 211 Ghi giảm NG TSCĐ đem đi đổi
 Trường hợp mua TSCĐ: trao đổi hàng không tương tự:
Nợ TK 214 – HM TSCĐ mang đi trao đổi
Nợ TK 811 – GTCL của TSCĐ mang đi trao đổi
Có TK 211 – Ngiá TSCĐ mang đi trao đổi
Đồng thời ghi:
Nợ TK 131:
Có TK 711: giá trị hợp lý của TSCĐ mang đi trao đổi
Có TK 3331:
Và Nợ TK 211: giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về
Nợ TK 133:
Có TK 131:

Ví dụ: Mua trả góp


Doanh nghiệp mua trả góp --> Khi mua:
một máy móc thời hạn 16 NỢ TK 211 180
tháng, giá mua trả ngay chưa NỢ TK 133 18
NỢ TK 242 12
thuế là 180.000, thuế GTGT CÓ TK 331 210
10%, lãi trả góp (không chịu --> Cuối tháng:
NỢ TK 635 1
thuế GTGT) là 12.000. Thời CÓ TK 242 1
gian trả góp trong 12 tháng NỢ TK 331 17,5
(trả vào ngày cuối mỗi tháng, Có TK 111 17,5
bắt đầu từ tháng này). Chi
phí trước khi sử dụng giả sử
bằng 0. Chi tiền mặt trả góp
tháng thứ nhất.

42
10/30/2023

Kế toán các chi phí phát sinh trong thời gian sử dụng
tài sản cố định

 Kế toán trích khấu hao tài sản cố định


 Kế toán sửa chữa tài sản cố định

Kế toán khấu hao tài sản cố định

 Tài khoản sử dụng: TK 214

TK 214

Giá trị KH giảm Giá trị KH tăng


trong kỳ trong kỳ

Giá trị khấu hao


của TSCĐ hiện có

43
10/30/2023

Kế toán khấu hao TSCĐ


 Tài khoản chi tiết:

 2141: Khấu hao TSCĐ hữu hình

 2142: Khấu hao TSCĐ thuê tài chính

 2143: Khấu hao TSCĐ vô hình

Kế toán khấu hao TSCĐ

 Định kỳ, trích KH TSCĐ và phân bổ vào chi phí

SXKD
Nợ TK 627, 641, 642 – CF khấu hao TSCĐ
Có TK 214 -khấu hao đã trích trong kỳ

44
10/30/2023

Phân bổ khấu hao

 Khấu hao TSCĐ trích trong tháng liên quan đến nhiều
đối tượng sử dụng, do vậy để có căn cứ phản ánh vào
từng đối tượng chịu chi phí khấu hao cần lập bảng
phân bổ khấu hao TSCĐ

45
10/30/2023

Phân bổ khấu hao


tháng …năm…
Đơn vị ….

Chỉ tiêu Toàn Phân bổ cho các đối


DN tượng
627px 641 642 …

1. Mức KH trung bình đầu tháng này

2. Mức KH tăng thêm trong tháng này

3. Mức KH giảm bớt trong tháng này

4.Mức KH phải trích trong tháng này

Mức KH Mức KH Mức KH Mức KH


của của tháng tăng thêm giảm bớt
+ -
tháng = trước trong trong tháng
này tháng này này

46
10/30/2023

Kế toán chi phí khấu hao


Vào cuối năm thứ nhất:
Vào đầu năm 1
Nguyên giá TSCĐ: 30,000
TK TSCĐ
Trừ giá trị hao mòn: (7,500)
30,000 Giá trị còn lại: 22,500

Chi phí khấu hao


Vào cuối năm 1 TSCĐ
Hao mòn TSCĐ

30,000
7,500 7,500

 Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng


11/N, tổng số khấu hao trích trong tháng 11 là 43 triệu
đồng, trong đó số khấu hao TSCĐ dùng ở phân
xưởng là 23 triệu đồng, số khấu hao TSCĐ phục vụ
hoạt động bán hàng là 1,5 triệu đồng, số khấu hao
TSCĐ phục vụ hoạt động quản lí doanh nghiệp là
18,5 triệu đồng. Kế toán trích khấu hao TSCĐ tháng
11/N.
NỢ TK 627 23
NỢ TK 641 1,5
NỢ TK 642 18,5
CÓ TK 2114 43

47
10/30/2023

 Trong tháng 12/N có biến động về tài sản cố định như sau:
 Ngày 1/12/N, doanh nghiệp đầu tư mua sắm một xe tải
dùng làm TSCĐ chuyên chở hàng đem bán, nguyên giá
132 triệu. Tài sản được đưa vào sử dụng ngay trong ngày,
doanh nghiệp trích khấu hao trong vòng 5 năm theo
phương pháp khấu hao giảm dần có điều chỉnh. Kế toán
trích khấu hao TSCĐ tháng 12/N

Tỷ lệ khấu hao đg thẳng 1/5 --> hệ số điều chỉnh = 2 --> tỷ lệ khấu hao nhanh = 0,4
Khấu hao năm nay = 132*0,4 = 52,8 --> khấu hao tháng 12 = 4,4
NỢ TK 641 4,4
CÓ TK 214 4,4

PHỤC HỒI --> CHI PHÍ


Kế toán sửa chữa TSCĐ NÂNG CẤP --> TĂNG NGUYÊN GIÁ

 Trường hợp SC nhỏ mang tính bảo dưỡng


Nợ TK Chi phí
Có TK Liên quan
 Trường hợp SC lớn mang tính phục hồi
 Tập hợp CF sửa chữa
Nợ TK 2413
Có TK Liên quan
 Kết chuyển giá thành công trình khi hoàn thành
Nợ TK 242 hàng kỳ phân bổ dần sang chi phí để tránh chi phí quá cao trong 1 kỳ
Có TK 2413
 Trường hợp SC nâng cấp
Nợ TK 211: giá thành sửa chữa thực tế
Có TK 2413
Đồng thời kết chuyển nguồn vốn

48
10/30/2023

1. Công ty nhận bàn giao TSCĐ NỢ TK 6XX 2400


đã sửa chữa lớn xong, tổng giá NỢ TK 242 9600
NỢ TK 133 1200
trị hợp đồng là 13.200, trong đó CÓ TK 331 13200 (TÁCH RIÊNG RA
thuế GTGT 1.200. Chi phí sửa KHÔNG GỘP)
chữa lớn được phân bổ trong 5
tháng, kể từ tháng này.
2. Cuối tháng, công ty tập hợp NỢ TK 627 1800
chi phí bảo dưỡng thường xuyên CÓ TK 152 1000
CÓ TK 111 800
máy móc tại phân xưởng sản
xuất: Nhiên liệu, vật liệu: 1.000,
tiền mặt: 800.
3. Cuối tháng, công ty tập hợp NỢ TK 2413 5000
chi phí sửa chữa lớn TSCĐ CÓ TK 152 3000
thuộc bộ phân bán hàng phát CÓ TK 111 2000
sinh trong tháng: Nhiên liệu, vật
liệu: 3.000, tiền mặt: 2.000

Kế toán giảm TSCĐ


 Kế toán nhượng bán, thanh lý TSCĐ
 Kế toán đem TSCĐ đi góp vốn
 Kế toán trao đổi TSCĐ

49
10/30/2023

Thanh lý, nhượng bán TSCĐ

 Ngày 21/01, doanh nghiệp nộp 1) XÓA SỔ TSCĐ:


thuế GTGT theo phương pháp NỢ TK 214 400
khấu trừ thuế nhượng bán một NỢ TK 811 200
CÓ TK 211 600
xe du lịch đang sử dụng ở bộ
phận quản lý doanh nghiệp, 2) THU TỪ THANH LÝ TSCĐ
nguyên giá 600 triệu đồng, đã NỢ TK 131 187
khấu hao 400 triệu đồng. Giá CÓ TK 711 170
CÓ TK 3331 7
bán 187 triệu đồng, chưa thu
tiền (trong đó giá bán chưa 3) TRẢ TIỀN CHO MÔI GIỚI
thuế: 170 triệu đồng, thuế NỢ TK 811 1
GTGT 17 triệu đồng). Chi tiền CÓ TK 111 1
mặt trả cho người môi giới 1
triệu đồng.
 Kế toán nghiệp vụ nhượng bán
TSCĐ trên.

50
10/30/2023

 Ngày 1/5 đem một TSCĐ hữu hình A có nguyên giá 25


triệu đồng, đã khấu hao tính đến ngày 1/5 là 10 triệu
đồng trao đổi lấy một TSCĐHH B tương tự.

NỢ TK 211B 15
NỢ TK 214 10
CÓ TK 211A 25

Ngày 10/5, công ty An tính thuế --> THANH LÝ TS A


NỢ TK 214 45
GTGT theo phương pháp khấu NỢ TK 811 35
trừ, đem một TSCĐ hữu hình A CÓ TK 211A 80
có nguyên giá 80 triệu đồng (đã NỢ TK 131(B) 55
trích khấu hao tính đến ngày CÓ TK 711 50
CÓ TK 3331 5
trao đổi là 45 triệu đồng), trao
đổi với công ty Bình lấy một --> MUA MỚI TS B
TSCĐ hữu hình B không tương NỢ TK 211B 70
tự. Giá bán chưa thuế của TSCĐ NỢ TK 133 7
CÓ TK 131(B) 77
A đem đi trao đổi là 50 triệu
đồng, của TSCĐ B nhận về là --> TRẢ TIỀN:
70 triệu đồng, thuế suất thuế NỢ TK 131(B) 22
GTGT đều là 10%. Công ty An CÓ TK 111 22
đã thanh toán số còn nợ cho
công ty Bình bằng tiền gửi ngân
hàng.

51
10/30/2023

 Doanh nghiệp đưa một số máy móc thiết bị đi góp vốn


liên doanh. Trị giá thiết bị tính theo nguyên giá là
80.000.000 đồng, tài sản cố định này đã được tính khấu
hao 20.000.000 đồng. Bên liên doanh chỉ chấp nhận trị
giá góp vốn là 50.000.000 đồng.
NỢ TK 214 20
NỢ TK 811 10
NỢ TK 222 50
CÓ TK 211 80

TSCĐ DÙNG TRỰC TIẾP SX SẢN PHẨM --> CHI PHÍ SX CHUNG, ĐỪNG NHẦM

 Doanh nghiệp đưa một số máy móc thiết bị đi góp vốn


liên doanh. Trị giá thiết bị tính theo nguyên giá là
80.000.000 đồng, tài sản cố định này đã được tính khấu
hao 20.000.000 đồng. Bên liên doanh chấp nhận trị giá
góp vốn là 75.000.000 đồng.

NỢ TK 214 20
NỢ TK 222 75
CÓ TK 811 80
CÓ TK 711 15

52
10/30/2023

Các chỉ tiêu phân tích TSCĐ


 Độ tuổi trung bình của tài sản:
= khấu hao luỹ kế/chi phí khấu hao năm
 Thời gian khấu hao trung bình:
= giá trị phải khấu hao (nguyên giá)/chi phí khấu hao năm
 Thời gian sử dụng còn lại:
= giá trị còn lại/chi phí khấu hao năm
 Đánh giá hiệu quả kinh doanh: Lợi nhuận trước khấu hao,
chi phí lãi vay, thuế thu nhập (EBITDA)
 Vòng quay tài sản cố định
= Doanh thu thuần/ Giá trị TSCĐ trung bình

53

You might also like