You are on page 1of 7

Chương 3:

1. Thông điệp từ Chủ tịch FPT trong báo cáo thường niên 2022

Vận hành xuất sắc bằng dữ liệu và khởi nghiệp sáng tạo Ở ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, FPT đặt chiến lược phát triển dựa trên
vận hành bằng dữ liệu và lấy khách hàng làm trung tâm, với các giải pháp đột phá trong công nghệ. Tập đoàn triển khai hàng loạt
mô hình dự án khởi nghiệp sáng tạo dựa trên các công nghệ dẫn đầu: AI, Blockchain, Cloud, Big Data. Trong nội bộ FPT, hàng
trăm dự án khởi nghiệp được thực hiện ở bốn mảng lĩnh vực cốt lõi đối với mỗi con người: Ăn (vấn đề thực phẩm), Học (lĩnh vực
giáo dục), Làm (vấn đề việc làm), và Khoẻ (lĩnh vực chăm sóc sức khỏe). Một số lĩnh vực, giải pháp trên được khách hàng nước
ngoài đánh giá cao, góp phần đưa trí tuệ Việt ra thế giới. Ở thị trường nội địa, hàng vạn robot tự động hóa quy trình doanh nghiệp
- akaBot đang làm việc ngày đêm phục vụ cho hàng ngàn doanh nghiệp trên toàn cầu; Truyền hình trả tiền (FPT Play) mang đến
món ăn tinh thần cho hàng triệu gia đình; Công nghệ điện toán đám mây sử dụng trí tuệ nhân tạo (FPT Cloud) có hàng chục triệu
người dùng. Các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ thuộc hệ sinh thái Made by FPT - Make in Vietnam ghi nhận 1.150 tỷ đồng
doanh thu, tăng trưởng 54,3% so với cùng kỳ. Tôi có thể tự tin khẳng định, năm 2022, FPT đã hoàn thành tốt các mục tiêu cam
kết với Quý cổ đông, EPS đạt 4.429 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 22,4%. FPT giữ vững vị thế thương hiệu công ty công nghệ có giá
trị nhất Việt Nam và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. 2023 - Hiện thực hóa sứ mệnh kiến tạo hạnh phúc Bước sang
năm thứ 35, một cột mốc đáng tự hào - Tập đoàn FPT đặt mục tiêu thách thức: doanh thu tăng trưởng 18,8%, đạt 52.289 tỷ đồng
và lợi nhuận trước thuế tăng 18,2%, đạt 9.055 tỷ đồng. Chúng tôi còn đặt mục tiêu cao hơn đó là trở thành tổ chức kiến tạo hạnh
phúc. Chiến lược FPT 2023-2025 được mang tên DC5-135. DC5 là viết tắt của Digital Conglomerate 5.0 là tổ hợp số nhằm kiến
tạo hạnh phúc cho mỗi con người, thành công cho mỗi tổ chức và mang lại giá trị cho Quý cổ đông. Trong đó, con người cảm thấy
hạnh phúc khi được thấu hiểu và được chăm sóc chu đáo. Thành công của mỗi tổ chức gắn liền với thành công của chuyển đổi số.
Như vậy DC5 mở ra một tương lai không giới hạn cho FPT, mang lại lợi ích cho mỗi người và tất cả mọi người, mang lại thành
công cho mỗi tổ chức và mọi tổ chức. FPT cũng đặt mục tiêu đầy tham vọng - Mục tiêu 135. Đó là 13 năm nữa, vào năm 2035,
FPT sẽ có một triệu nhân viên chuyển đổi số Việt Nam và thế giới.

Khẳng định vị thế toàn cầu 2022, với những giá trị vượt trội mang lại cho các bên liên quan và chính mình, FPT tiếp tục khẳng
định vị thế của một doanh nghiệp đầu ngành và góp phần quan trọng nâng tầm thương hiệu ngành CNTT Việt Nam trên sân chơi
toàn cầu.

Câu hỏi

Hãy nêu những nội dung về mục tiêu kế hoạch đề ra của FPT trong năm 2023, những kế hoạch này có đáp ứng nội dung các tiêu
chí trong SMART hay không?

Đáp án

A. S – cụ thể : Đảm bảo mục tiêu được xác định rõ ràng


B. M – đo lường: Đảm bảo mục tiêu có thể đo lường được
C. A – khả thi: Đảm bảo tính khả thi của mục tiêu
D. R – liên quan : Đảm bảo tính thực tế và tính liên kết của mục tiêu
E. T – giới hạn thời gian : Gắn mục tiêu với thời hạn hoàn thành cụ thể

2. Thông điệp của chủ tịch hội đồng quản trị SSI

Thị trường Chứng khoán năm 2021 lại trải qua một năm phát triển mạnh mẽ chưa từng có. VN-Index lập đỉnh 1.500,81 điểm ngày
25/11/2021, giá trị giao dịch bình quân trên đạt 26,6 nghìn tỷ VNĐ/phiên, tăng 252% so với năm 2020. Tính đến cuối năm 2021,
mức vốn hóa thị trường đạt 7,7 triệu tỷ VNĐ, tăng 46% so với cuối năm 2020 – tương đương 122,8% GDP của năm 2020 và 92%
GDP năm 2021. Số lượng nhà đầu tư chứng khoán cũng gia tăng kỷ lục trong năm, với 1,5 triệu tài khoản mở mới, cao hơn tổng
số lượng mở mới trong giai đoạn 2017 – 2020.

Trước những thay đổi trái chiều và vượt ngoài dự đoán của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong năm
2021, SSI lựa chọn kế hoạch linh hoạt ứng phó, điều hướng sự biến động với mục tiêu xuyên suốt luôn là hiệu quả kinh doanh
song song với lợi ích bền vững cho những bên liên quan: phát triển Thị trường Chứng khoán Việt Nam; giữ an toàn tài sản và
hiệu quả đầu tư lâu dài cho Khách hàng; tạo nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng cho Cổ đông, Nhân viên; đóng góp tích cực
cho Cộng đồng.

SSI tin rằng đội ngũ nhân sự chính là nguồn tài sản quý giá nhất. Vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Công ty luôn nỗ lực đảm
bảo mỗi cá nhân trong hơn 1.300 thành viên đều cảm thấy an tâm, hài lòng với công việc, được hưởng chế độ đãi ngộ cạnh tranh –
công bằng – toàn diện, được đóng góp những giá trị tích cực và nuôi trong mình động lực phát triển hơn nữa cùng SSI.

Bước sang năm 2022, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi tốt với kì vọng tăng trưởng GDP thậm chí có thể vượt mức 7%.
Thị trường Chứng khoán được dự đoán vận động trong xu hướng tích cực khi đã đón nhận lớp nhà đầu tư mới, tăng trưởng cả về
số lượng và chất lượng. SSI tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, lấy nguyên lý thành công cho tất cả các bên liên
quan làm nguyên tắc, lấy sự minh bạch làm phương châm hoạt động.

Câu hỏi

Hãy nêu những nội dung về mục tiêu kế hoạch đề ra của SSI trong năm 2022, những kế hoạch này có đáp ứng nội dung các tiêu
chí trong SMART hay không

Chương 4:

1. Phân tích hệ thống SX theo chuyên môn hóa công nghệ. Ưu và nhược điểm của loại hệ thống SX này. Nêu ví dụ thực tiễn

2. Phân tích hệ thống SX theo chuyên môn hóa sản phẩm. Ưu và nhược điểm của loại hệ thống SX này. Nêu ví dụ thực tiễn

- Mỗi phân xưởng hay ngành chỉ chế tạo một loại sản phẩm/tiết nhất định chỉ được chế biến trong phạm vi phân xưởng hay ngành
đó.

- Hình thức này chỉ thích hợp khi doanh nghiệp có nhiệm vụ SX ổn định, sản lượng của một loại sản phẩm hay chi tiết khá lớn.

-Mỗi phân xưởng hay ngành chỉ chế tạo một loại sản phẩm/tiết nhất định chỉ được chế biến trong phạm vi phân xưởng hay ngành
đó.

-Hình thức này chỉ thích hợp khi doanh nghiệp có nhiệm vụ SX ổn định, sản lượng của một loại sản phẩm hay chi tiết khá lớn
Chương 5:

1. Anh (chị) hãy nêu tên một doanh nghiệp mà anh chị biết hoặc quan tâm trong ngành sữa ở Việt Nam để đưa ra ưu điểm, hạn
chế và đề xuất giải pháp bảo quản, giữ gìn tư liệu sản xuất?

2. Anh (chị) hãy nêu tên một doanh nghiệp mà anh chị biết hoặc quan tâm trong ngành Vật liệu xây dựng/ Bia-Rượu-Nước giải
khát hoặc Dệt may ở Việt Nam để đưa ra ưu điểm, hạn chế và đề xuất giải pháp tăng năng lực máy móc thiết bị?

Máy móc thiết bị bao gồm tất cả những máy móc công cụ, dụng cụ, thiết bị phụ trợ và những trang bị khác sử dụng trực tiếp cho
việc SX, xử lý, kiểm tra và đóng gói SP.

- Duy trì cân bằng hệ thống

+ Tăng năng lực của giai đoạn có năng lực yếu bằng cách tăng giờ, thuê thêm thiết bị, hoặc thuê hợp đồng phụ; Tăng lượng tồn
kho đệm trước cho giai đoạn có năng lực yếu.

+ Tăng cường cơ sở vật chất cho bộ phận có năng lực yếu.

* Tần suất tăng thêm năng lực; * Sử dụng năng lực bên ngoài

b. Tăng năng lực máy móc thiết bị - Nâng cấp theo hình thức đầu tư thường xuyên: vốn bỏ ra không lớn trong mỗi lần đầu tư,
nhưng các chi phí trực tiếp như di chuyển, thay đổi TB cũ, đào tạo CNV khi mua TB mới.

- Nâng cấp theo theo hình thức đầu tư ngay một lúc với năng lực lớn: vốn đầu tư lớn. Tránh gây lãng phí ở giai đoạn đầu không sử
dụng hết công suất.

Chương 6:

Câu 1: Nêu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định?

- Thẩm định kỹ thuật để mua với giá hợp lý, có công suất phù hợp với quy mô doanh nghiệp. Thanh lý máy móc không cần dùng.

- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành XD và đưa vào khai thác hệ thống nhà xưởng, bến bãi, máy móc thiết bị… - Bố trí máy móc hợp
lý, khoa học, hoàn thiện quy trình, nâng cao trình độ của đội ngũ kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật,…

- Tăng ca làm việc, giảm giờ ngừng làm việc

- Có kế hoạch sửa chữa, dự trữ phụ tùng thay thế…

Câu 2: Hãy phân biệt vốn cố định và vốn lưu động ?

vốn cố định vốn lưu động

Vốn lưu động (Working capital) là thước đo tài


Vốn cố định là là thước đo tài chính thể
chính thể hiện khả năng thanh khoản có sẵn để
Khái hiện giá trị toàn bộ tài sản cố định của
vận hành doanh nghiệp. Vì vậy vốn lưu động
niệm doanh nghiệp. Vốn cố định thường được
thường được biểu hiện bằng tiền và các tài sản
biểu hiện bằng tài sản cố định.
ngắn hạn.

Đặc  Vốn cố định luân chuyển theo  Vốn lưu động có tính dịch chuyển trong
kỳ kinh doanh. dòng tiền.

 Vốn cố định luân chuyển nhiều  Vốn lưu động dịch chuyển 1 lần vào giá
lần vào giá trị sản phẩm trong trị sản phẩm hoặc quá trình sản xuất,
nhiều kỳ sản xuất kinh doanh. kinh doanh.

 Vòng tuần hoàn kết thúc khi  Vòng tuần hoàn kết thúc sau 1 quá trình
điểm TSCĐ hết hạn sử dụng. sản xuất kinh doanh.

 Tổng giá trị của vốn cố định về  Tổng giá trị sẽ có sự thay đổi, vốn lưu
cơ bản là không đổi, một phần động xoay vòng thành một chu kỳ khép
chuyển hóa thành giá trị sản kín, sau đó trở về hình thái với giá trị lớn
phẩm, phần còn lại nằm trong hơn giá trị ban đầu nhờ sự đóng góp của
giá trị của tài sản. lợi nhuận.

Các chỉ
tiêu Tiền, các khoản tương đương tiền, nợ phải thu
Tài sản cố định
theo ngắn hạn…
dõi

Theo hình thái biểu hiện: Theo hình thái biểu hiện:

 TSCĐ vô hình  Vốn bằng tiền

 TSCĐ hữu hình  Vốn bằng hàng hóa


Phân
Theo tình hình sử dụng thực tế: Theo vai trò:
loại
 TSCĐ đang sử dụng  Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất

 TSCĐ chưa đưa vào sử dụng  Vốn lưu động trong khâu sản xuất

 TSCĐ đang chờ thanh lý  Vốn lưu động trong lưu thông

Chương 7:

Câu 1: Phân tích ưu/nhược điểm của hình thức trả công theo thời gian và trả công theo sản phẩm

Đáp án:

Trả công theo thời gian Trả công theo sản phẩm

Ưu - Dễ hiểu, dễ thực hiện và quản lý - Thúc đẩy NLĐ làm việc chăm chỉ và cải tiến nâng
cao năng suất lao động

- Việc tính toán tiền công đơn giản, dễ hiểu

Nhược - Tiền công mà NLĐ nhận được không liên - Dễ dẫn tới tình trạng NLĐ ít quan tâm đến đảm
quan trực tiếp đến sự đóng góp lao động của bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu
họ và sử dụng hợp lý máy móc, thiết bị

- Thu nhập của NLĐ có thể chịu ảnh hưởng bởi 1 số


yếu tố: dây truyền bị đình trệ, máy móc thiết bị gặp
sự cố, mất điện, …

Câu 2: Nêu các loại thù lao tài chính và thù lao phi tài chính
Đáp án:

 Thù lao tài chính:

 Thù lao cơ bản: là phần thù lao cố định mà người lao động nhận được một cách thường kỳ dưới dạng tiền lương
hay là tiền công .

 Các khuyến khích: là khoản thù lao để trả cho những người lao động thực hiện tốt công việc.

 Các phúc lợi: là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống của người lao động

 Thù lao phi tài chính:

 Bản chất công việc: Mức độ hấp dẫn của công việc; Tính ổn định của công việc; Cơ hội để thăng tiến, đề bạt
hoặc phát triển…

 Môi trường làm việc: Điều kiện làm việc thoải mái; Lịch làm việc linh hoạt; Đồng nghiệp…

Chương 8:

Các chi phí phát sinh tại một Công ty may X, với mỗi khoản mục chi phí, hãy chỉ rõ nó bao gồm những chi phí nào? Biết công ty
tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng và tính lương nhân viên may theo lương sản phẩm. Ngoài ra lương nhân viên sửa
máy và lương nhân viên bán hàng là cố định.

1. Biến phí a. Chi phí vải may áo

Định phí b. Lương nhân viên may áo

3. Chi phí thời kỳ c. Chi phí lắp đặt bảng hiệu mới

4. Chi phí sản phẩm d. Chi tiền lương nhân viên sửa máy

5. Chi phí quản lý e. Chi chí điện ở bộ phận máy

6. Chi phí bán hàng f. Tiền lương nhân viên bán hàng

7. Chi phí NVL trực tiếp g. Chi phí khấu hao máy may

8. Chi phí nhân công trực tiếp h. Chi phí thuê nhà xưởng

9. Chi phí sản xuất chung i. Chi phí văn phòng

10. Chi phí sản xuất j. Chi phí quảng cáo

ĐÁP ÁN

1. Biến phí: a, b, e 2. Định phí: c, d, f, g, h, i

3. Chi phí thời kỳ: c, f , i, j 4. Chi phí sản phẩm: a, b, d, e, g, h

5. Chi phí quản lý: i 6. Chi phí bán hàng: f, j


7. Chi phí NVL trực tiếp: a 8. Chi phí nhân công trực tiếp: b

9. Chi phí sản xuất chung: d, e, g, h 10. Chi phí sản xuất: d, e, g, h

Chương 9:

Bài 1. Có số liệu về hoạt động sản xuất và kinh doanh tại công ty Việt Hưng với sản phẩm laptop hiệu XXX trong tháng 9 như sau
: sản lượng sản xuất và tiêu thụ 10.000 sản phẩm, với giá bán 5$ / sản phẩm, biến phí 3$ / sản phẩm, định phí trong tháng 17.500
$.

Nếu thay đổi định phí và doanh thu: Công ty hy vọng nếu tăng thêm chi phí quảng cáo mỗi tháng 3.000 $ thì doanh thu sẽ tăng
20% (giá bán không đổi). Hãy xem xét quyết định này (giả sử các yếu tố khác không đổi).

ĐÁP ÁN

Công thức: Doanh thu = Giá bán đơn vị* số lượng sản phẩm tiêu thụ

Biến phí = Biến phí đơn vị * số lượng sản phẩm tiêu thụ

Doanh thu thay đổi là do tác động của giá bán hoặc sản lượng.

Nếu doanh thu thay đổi là do tác động của giá bán ( số lượng không đổi ) thì TVC không bị ảnh hưởng

Nếu doanh thu thay đổi là do tác động của lượng bán ( giá bán không đổi ) thì TVC sẽ thay đổi

Khi sản lượng thay đổi thì TFC không đổi.

Doanh thu tăng 20% ( giá bán không đổi )

→ P1 = P0 = 5 $ / sản phẩm , Q1 = 10.000 * ( 1 + 20% ) = 12.000

∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0 = 5 * 12.000 – 5 * 10.000 = 10.000

∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0 = 3 * 12.000 – 3 * 10.000 = 6.000

∆ Định phí = 3.000

=> ∆ Lợi nhuận thuần = 10.000 – 6.000 – 3.000 = 1.000

Bài 2. Có số liệu về hoạt động sản xuất và kinh doanh tại công ty Việt Hưng với sản phẩm laptop hiệu XXX trong tháng 9 như sau
: sản lượng sản xuất và tiêu thụ 10.000 sản phẩm, với giá bán 5$ / sản phẩm, biến phí 3$ / sản phẩm, định phí trong tháng 17.500
$.

Nếu dự đoán nhu cầu thị trường thay đổi, qua hoạt động marketing, công ty dự đoán sản lượng bán trong tháng tới tăng 5%. Trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi, công ty nên thực hiện phương án này hay không ?

ĐÁP ÁN

∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0 = 5 * 10.000 * 1,05 – 5 * 10.000 = 2.500

∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0 = 3 * 10.000 * 1,05 – 3 * 10.000 = 1.500

∆ Định phí = 0

⇒ ∆ Lợi nhuận thuần = 2.500 – 1.500 = 1.000

Câu 1. Trình bày các khái niệm về DN và căn cứ để phân loại DN.

Khái niệm

Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân;

Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong nền kinh tế quốc dân;

Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn gắn liền với một vị trí của một địa phương nhất định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó
ảnh hưởng đến địa phương đó

Phân loại :
Doanh nghiệp công nghiệp: là những DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng
những thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm. Trong công nghiệp có thể chia ra: công
nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử v.v..

Doanh nghiệp thương mại : là những DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu
phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán ra để kiếm lời. DN thương mại có thể tổ
chức dưới hình thức buôn bán sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt động của nó có thể hướng vào xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp dịch vụ : là những DN cung cấp các loại hình dịch vụ như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông,
vận tải, du lịch, khách sạn, y tế, giáo dục, tư vấn, v.v...

Câu 2. Phân tích đặc điểm của DN khi được xem là đơn vị sản xuất. Vao nói rằng DN vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị phân
phối.

Đặc điểm chung của DN

Có phương tiện sản xuất, nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật, bí quyết

Mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị máy móc của người cung ứng

Sản xuất ra của cải hoặc dịch vụ để bán cho khách hàng hoặc cung cấp cho xã hội.

Vì DN phải kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ.

DN cần tính toán cân đối các khoản thu và khoản chi (tức là phân phối lợi nhuận) sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh không
ngừng phát triển.

Chương 2:

Câu 1. Trình bày khái niệm về các doanh nghiệp được phân loại theo tính chất sở hữu tài sản.

Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùng góp vốn cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ
tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công
ty.

Công ty cổ phần là loại công ty thông thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức quản lý rất phức tạp, do đó phải có một cơ
chế quản lý chặt chẽ. Việc quản lý điều hành công ty cổ phần được đặt dưới quyền của 3 cơ quan: - Đại hội đồng cổ đông; - Hội
đồng quản trị; - Ban kiểm soát

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn đăng ký, do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

Câu 2. Phân tích các đặc điểm của công ty TNHH. Vì sao nói công ty TNHH là loại hình công ty trung gian giữa công ty hợp
danh và công ty cổ phần?

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN, nhưng không quá 50 thành viên.

- Phần vốn góp của tất cả các thành viên dưới bất kỳ hình thức nào đều phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty.

- Phần vốn góp của các thành viên không được thể hiện dưới hình thức chứng khoán (như cổ phiếu trong công ty cổ phần) và được
ghi rõ trong điều lệ của công ty. - Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng để huy động
vốn. - Việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao. Việc chuyển nhượng vốn chỉ được
thực hiện khi có sự đồng ý của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty

- Trên mọi giấy tờ giao dịch, ngoài tên công ty, vốn điều lệ của công ty phải ghi rõ các chữ “Trách nhiệm hữu hạn”, viết tắt
“TNHH”

- Cơ cấu quản lý thường gọn nhẹ phụ thuộc vào số lượng thành viên. Nếu công ty có từ 11 thành viên trở xuống cơ cấu tổ chức
quản trị gồm có: Hội đồng thành viên (là cơ quan quyết định cao nhất), Chủ tịch công ty và giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) điều
hành

You might also like