You are on page 1of 17

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Sổ theo dõi hàng tuần:Tổ 1


Lớp 10I

Năm học 2021-2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về kế toán hàng tồn kho
1. Khái niệm hàng tồn kho
2. Đặc điểm hàng tồn kho
3. Phân loại hàng tồn kho
4. Tính giá hàng tồn kho
5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Chương 2. Thực trạng kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ Phần May Trường Sơn
2.1. Đặc điểm của công ty Cổ Phần May Trường Sơn
2.2. Các vấn đề hàng tồn kho tại công ty Cổ Phần May Trường Sơn
2.2.1. Đặc điểm hàng tồn kho của công ty Cổ Phần May Trường Sơn
2.2.2. Phân loại hàng tồn kho tại công ty Cổ Phần May Trường Sơn
2.2.3. Tính giá hàng tồn kho tại công ty Cổ Phần May Trường Sơn
2.2.4. Phương pháp kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ Phần May Trường Sơn
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
MỞ ĐẦU

Hàng tồn kho là bộ phận tài sản lưu động chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ giai đoạn cung cấp, sản xuất đến tiêu thụ. Thông
tin chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hằng ngày, đánh giá được hiệu quả kinh
doanh nói chung và của từng mặt hàng nói riêng, đảm bảo lượng dự trữ vật tư, hàng hóa
đúng mức, không quá nhiều gây ứ đọng vốn, cũng không quá ít làm gián đoạn quá trình sản
xuất kinh doanh. Công tác kế toán hàng tồn kho nói chung và phương pháp kế toán hàng tồn
kho nói riêng có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy em chọn đề tài “ trình bày
các vấn đề về kế toán hàng tồn kho và liên hệ thực tiễn tại doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần
May Trường Sơn”

2
NỘI DUNG

Phần 1. Những vấn đề cơ bản về kế toán hàng tồn kho


1. Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những tài sản: được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình
thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang. Nguyên liệu, vật liệu, công cụ
dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
2. Đặc điểm hàng tồn kho
Tùy vào mỗi công ty hay doanh nghiệp mà tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý. Hàng tồn kho gồm
các loại hàng hóa như:
Thứ nhất, nguyên liệu thô là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong
tương lai. Được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
Thứ hai, nguồn vật tư là các đồ dùng văn phòng, nhiên liệu, bóng đèn, vật liệu làm sạch,…
Các mặt hàng này sử dụng cho quá trình sản xuất.
Thứ ba, thành phẩm là những hàng hóa được hoàn chỉnh sau quá trình sản xuất và được
lưu trữ trong kho đến ngày sản xuất đi.
Thứ tư,bán hàng thành phẩm là các sản phẩm còn đang sản xuất chưa được hoàn chỉnh,
được lưu trữ để tiếp tục hoàn thành trước khi xuất bán ra thị trường.
3. Phân loại loại hàng tồn kho
Hàng lưu kho  trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại, khác
nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành có vai trò
công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt, tính đúng, tính đủ
giá gốc hàng tồn kho cần phân loại, sắp xếp hàng tồn kho theo tiêu thức nhất định.
3.1. Theo nguồn hình thành
Phân loại dựa theo nguồn hình thành thì được chia thành ba loại như sau:
Thứ nhất, tự gia công là toàn bộ hàng hóa doanh nghiệp tự sản xuất và gia công. Sản phẩm
riêng tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp.
Thứ hai, hàng tồn kho được mua vào là loại hàng háo mà các doanh nghiệp mua từ các
doanh nghiệp khác như:
Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp
ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.

3
Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ
thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong
cùng 1 công ty, tổng công ty…
Thứ ba, hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác là sản phẩm hàng hóa được biếu tặng,
liên doanh hoặc liên kết nhập hàng tồn kho.
3.2. Theo kế hoạch dự trữ
Hàng tồn kho được phân loại theo kế hoạch dự trữ, sản xuất và tiêu thụ bao gồm 2 loại:
Thứ nhất, hàng tồn kho thực tế là hàng hóa đang có trong kho của doanh nghiệp với một số
lượng cụ thể. Trong trường hợp nếu cần lượng hàng hóa quá nhiều để bán ra so với lượng
hàng hóa đang có thì doanh nghiệp sữ không thể đáp ứng được.
Thứ hai, Hàng tồn kho an toàn : dùng để chỉ lượng hàng luôn có sẵn, liê tục để kinh doanh
mà không bị thiếu hụt.
3.3. Theo nhu cầu sử dụng
Được chia làm 3 loại:
Thứ nhất, hàng sử dụng cho sản xuất kinh doanh là phản ánh giá trị hàng hóa luôn đáp ứng
được cho việc sản xuất kinh doanh liên tục, không bị chậm trễ.
Thứ hai, hàng chưa cần sử dụng: hàng hóa dự trữ trong kho hàng của doanh nghiệp luôn
cao hơn mức dự trữ hàng hóa hợp lý.
Thứ ba, hàng tồn kho không cần sử dụng là hàng háo chất lượng thấp hoặc kém chất lượng
mà doanh nghiệp không sử dụng cho mục đích sản xuất.
3.4. Theo phẩm chất hàng hóa
Theo phẩm chất hàng hóa được chia làm 3 loại:
Thứ nhất, chất lượng tốt là hàng tồn kho được sản xuất có chất lượng đảm bảo an toàn
và được chú trọng trong việc sản xuát cũng như lưu trữ.
Thứ hai, kém chất lượng là loại hàng hóa không được đầu tư hiều vào sản xuất, các
doanh nghiệp đều không đưa ra thị trường để tiêu thụ.
Thứ ba, mất chất lượng là hàng mà có thời gian lưu trữ lâu, làm mất đi chất lượngtrữ thực
tế.
4. Tính giá hàng tồn kho
4.1. Phương pháp giá bình quân gia quyền

4
Giá trị thực tế nguyên vật liệu, hàng hóa xuất dùng = Số lượng xuất dùng* Giá đơn vị
bình quân.
Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách:
Thứ nhất, phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ: Phương pháp này thích hợp với
những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng só lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ
vào gái thực tế, tồn đầu kỳ để kiểm toán xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm,
hàng hóa.
Gi á thực tế tồn đ ầu kỳ + Nhập trong k ỳ
Đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ =
Số l ư ợng tồn đ ầu kỳ + Nhập trong k ỳ
Thứ hai, phương pháp bình quân cuối kỳ trước: phương pháp này khá đơn giản và phản
ánh kịp thời tình hình biến động của nguyên vật liệu, hàng hóa. Tuy nhiên lại không chính
xác vì không tính đến sự biến động của giá cả.
Gi á thực tế tồn đ ầu k ỳ ( cuối kỳ tr ư ớc )
Đơn giá bình quân cuối kỳ trước =
Lư ợng th ư c tế tồn đ ầu kỳ ( cuối kỳ tr ư ớc)
Thứ ba, Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:
Gi á thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập=
Lư ợng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
4.2. Nhập trước – xuất trước
Phương pháp này chỉ áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản
xuất trước thì được tính trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua
hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kì. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được
tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính
theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
4.3. Nhập sau- xuất trước
Phương pháp này áp dụng dựa trên giá định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất
sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản
xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô
hàng nhập sau hoặc gần sau cùng,giá trị của hàng tồn kho dược tính theo giá của hàng nhập
kho đầu kỳ còn tồn kho.
4.4. Phương pháp tính theo giá đích danh
Theo phương pháp này tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của
từng lần nhập hàng hóa mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các

5
doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được chi tiết về giá nhập
của từng lô hàng tồn kho.
5.Phương pháp kế toán hàng tồn kho
5.1. Phương pháp kê khai tường xuyên
Phương pháp kê thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên
tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp
áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng
để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị
hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bát kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có
chêch lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp này
thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất( công nghiệp, xây lắp…) và các doanh
nghiệp thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng háo
có kỹ thuật, chất lượng cao…
5.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực
tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên số kế toán tổng hợp và từ đó tính
giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức;

Giá trị hàng Giá trị hàng Tổng giá trị hàng Giá trị hàng
tồn kho xuất = tồn kho tồn + tồn kho tăng thêm - tồn kho tồn
kho trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất
kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Gia trị của vật tư,
hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 611” Mua
hàng”.
Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị
vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, giá trị vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳlàm căn cứ ghi sổ
kế toán của tài khoản 611” Mua hàng”. Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định
kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư
đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).
6
Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại
hàng hoá, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất
dùng hoặc xuất bán thường xuyên( cửa hàng bán lẻ…). Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng
tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính
xác về giá trị vật tư, hàng háo xuất dùng, xuất bản bị ảnh hưởng của chất lượng công tác
quản lý tại kho, quầy.
Chương 2. Thực trạng kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ Phần May Trường Sơn
2.1. Đặc điểm của công ty Cổ Phần May Trường Sơn
2.1.1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất của công ty
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức sản xuất: công ty Cổ phần May Trường Sơn, hiện nay hoạt động
3 xí nghiệp may (gồm 10 dây chuyền may), xí nghiệp cắt và xí nghiệp hoàn thiện. Các xí
nghiệp hoạt động liên tục và đạt hiệu quả cao.
Thứ hai, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Công ty có quy trình công
nghệ sản xuất liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành với hai hình thức sản
xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất và gia công theo đơn đặt hàng của các khách hàng.
Trong trường hợp gia công thì quy trình công nghệ được thực hiện theo hai bước:
Bước 1: Nhận tài liệu và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến, phòng kĩ thuật sẽ nghiên
cứu tài liệu và may thứ sản phẩm mẫu sáu đó khách hàng kiểm tra, nhận xét góp ý.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khái quát quy trình tạo ra sản phẩm mẫu


Bước 2: Sau hi được khách hàng chấp nhận và các yếu tố của sản phẩm theo mẫu mới
đưa xuống các phòng ban để sản xuất sản phẩm theo mã hàng. Đơn đặt hàng được khách
hàng duyệt theo kế hoạch và hợp đồng đã được kí kết. Quá trình sản xuất được khép kín
dưới phân xưởng sản xuất.

7
Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty

Trong truờng hợp mua nguyên vật liệu về sản xuất sản phẩm để bán thì công ty sẽ tự tạo
mẫu. Phòng kỹ thuật sẽ ra sơ đồ mẫu và gửi xuống cho các bộ phận cắt, may.
Thứ ba, đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty:
Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty: bộ máy quản lý của công ty theo quy mô trực tuyến chức
năng. Trong đó công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 89,6%, bộ máy gián tiếp làm việc ở các
phòng ban. Bộ máy quản lý được thể hiện qua sơ đồ 2.3
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý: hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của
công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

8
2.2. Các vấn đề hàng tồn kho
2.2.1. Đặc điểm và phân loại hàng tồn kho của công ty
Hàng tồn kho tại công ty được chia thành các loại sau:
Thứ nhất, nguyên vật liệu của công ty chủ yếu ở dạng: vải các loại, bông, xốp, chỉ may,
cúc áo, khóa các loại…
Thứ hai, công cụ dụng cụ: chủ yếu là máy móc, thiết bị ngành may như các loại máy may,
kim, kéo bấm chỉ, máy cắt, máy kiểm vải…
Thứ ba, thành phẩm: chủ yếu là sơ mi, jacket, áo lông, quần kaki…
Thứ tư, sản phẩm dở dang và phế liệu: sản phẩm dở dang tương đối ít. Phế liệu là đầu tấm
vải, vải vụn, vải thừa…
2.2.3. Tính giá hàng tồn kho tại công ty
* Tính giá hàng nhập kho:
- Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Nhập kho từ nguồn mua ngoài:

Giá thực tế nguyên vật liệu = Giá mua theo hóa đơn + Chi phí
công cụ dụng cụ mua ngoài GTGT(chưa gồm VAT) mua

Trong đó chi phí mua bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, và các chi phí khác có
liên quan trực tiếp đến việc mua nguyên vật liệu.
Ví dụ: Theo hóa đơn GTGT sô 06179( biểu 2.1) ngày 5/12/2013 công ty mua vải kaki đen
của công ty Dệt Tân Mai với số lượng 6200m, đơn giá 24000 đ/m, trị giá mua chưa thuế
GTGT 10% là 148,800,000đ, công ty chưa thanh toán. Hàng được bên Tân Mai chuyển
thẳng tới công ty không phát sinh chi phí mua.

Giá trị thực tế nhập = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí mua
kho vải kaki đen GTGT(chưa gồm VAT)
= 148.800.000đ + 0đ
= 148.800.000đ

9
Nhập kho từ nguồn do bên gia công cung cấp: do đặc thù của công ty nên giá thực tế của
loại vật liệu hàng gia công nhập kho chính là chi phí vận chuyển, bốc dỡ từ cảng về đến
công ty.
- Đối với thành phẩm: Giá nhập kho thành phẩm là giá sản xuất.
*Tính giá hàng xuất kho tại công ty:
Xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
- Đối với vật liệu công ty xuất để may hàng gia công: kế toán chi theo dõi việc xuất về mặt
số lượng, không theo dõi về mặt giá trị.
- Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ công ty xuất cho sản xuất: để phù hợp với đặc
điểm sản xuất, công ty lựa chọn phương pháp tính bình quân gia quyền liên hoàn. Theo
phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định lại giá trị thực của vật tư và giá
đơn vị bình quân.
Riêng đối với công cụ dụng cụ xuất kho tại công ty xảy ra hai trường hợp:
Thứ nhất, phân bổ một lần: xuất dùng công cụ dụng cụ kế toán phân bổ giá trị của công cụ
dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ xuất dùng, áp dụng khi giá trị công cụ
dụng cụ nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn.
Thứ hai, phân bổ nhiều lần: căn cứ vào giá trị công cụ dụng cụ và thời gian sử dụng hoặc
số lần dự kiến để tính ra mức phân bổ cho một kỳ hoặc một lần sử dụng. Định kỳ kế toán
phân bổ giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Gi á tr ị c ủ a CCDC xu ấ t d ù ng
M ứ c p h â n b ổ CCD trong 1 k ìho ặ c 1l ầ n=
S ố k ỳ ho ặ c s ố l ầ n s ử d ụ ng
- Đối với thành phẩm:
Ví dụ: Trong tháng 12, thành phẩm quần kaki đen nam có tình hình nhập xuất tồn như sau:
- Tồn đầu kỳ 120 chiếc, đơn giá 174.320đ/ chiếc, trị giá 20.918.400đ.
- Ngày 31/12, nhập kho 995 chiếc, đơn giá 179.460 đ/chiếc, trị giá 178.562.700đ.
- Ngày 31/12 xuất 585 chiếc bán cho cửa hàng thời trang Chiến Thuận.
20.918.400+178.562 .700
Đơn giá bình quân quần ¿ = 178.907 đ/chiếc
120+995
Kaki xuất ngày 31/12

* Đánh giá sản phẩm dở dang:


Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

10
Giá trị sản phẩm + Chi phí NVLTT

Giá trị sản dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Số lượng sản

phẩm dở dang = * phẩm dở dang

cuối kỳ Số lượng sản + Số lượng sản phẩm cuối kỳ

phẩm hoàn thành dở dang cuối kỳ

2.2.4. Phương pháp kế toán hàng tồn kho tại công ty


Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi sổ kế toán
ngay.
¿

11
Phụ lục

Biểu đồ 2.1 : Hóa đơn giá trị gia tăng

12
Biểu 2.2: Phiếu nhập kho quần kaki

(Nguồn phòng Kế toán công ty)

13
Biểu 2.3: Phiếu xuất kho quần kaki đen

14
KẾT LUẬN

Hàng tồn kho là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt với những doanh
nghiệp sản xuất như công ty Cổ phần May Trường Sơn. Tổ chức hạch toán hàng tồn
kho tốt sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý và các phàn
hành kế toán khác trong doanh nghiệp để từ đó có thể đưa ra những quyết định quản
lý kinh doanh có hiệu quả.

15
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO

1. Các sổ sách chứng từ của công ty Cổ Phần May Trường Sơn


2. Giáo trình kế toán tài chính, Ngô Thế Chi, Trương Thị Thùy( Tài chính, năm 2008).
3. https://sec-warehouse.vn/hangtonkho.html

16

You might also like