You are on page 1of 16

MỤC LỤC

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN NỢ NGẮN HẠN, DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ NỢ TIỀM


TÀNG.........................................................................................................................................1
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT....................................................................................................1
4.1: Khái niệm, phân loại, xác định giá trị và kế toán nợ ngắn hạn........................................1
4.2. Kế toán các khoản dự phòng phải trả...............................................................................3
4.3. Kế toán các khoản nợ tiềm tàng.......................................................................................3
4.4. Trình bày và phân tích các khoản nợ ngắn hạn, dự phòng nợ phải trả và nợ tiềm tàng. .4
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM................................................................................................4
C. BÀI TẬP TỰ LUẬN............................................................................................................4

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN NỢ NGẮN HẠN, DỰ PHÒNG NỢ PHẢI


TRẢ VÀ NỢ TIỀM TÀNG.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
4.1: Khái niệm, phân loại, xác định giá trị và kế toán nợ ngắn hạn
4.1.1. Khái niệm và phân loại
 Khái niệm:
- Nợ phải trả: nghĩa vụ phát sinh từ một giao dịch, sự kiện đã xảy ra trong quá khứ của DN.
 Nghĩa vụ hiện tại
 Phát sinh từ giao dịch, sự kiện trong quá khứ
 Dẫn đến sự giảm sút tài sản
- Phân loại: theo đối tượng và theo thời hạn thanh toán
 Theo đối tượng: phải trả người lao động, phải nộp nhà nước, phải trả người bán,…
 Theo thời hạn: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn: là những khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh thông
thường hoặc có thời hạn thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày lập BCTC.
- Phân loại:
Phải trả người bán Thương phiếu phải trả
Nợ dài hạn đến hạn trả Vay ngắn hạn được tái tài trợ
Cổ tức phải trả Khách hàng ứng trước và ký quỹ
Doanh thu chưa thực hiện Thuế thu nhập và thuế GTGT phải nộp
Phải trả người lao động
4.1.2. Xác định giá trị và kế toán khoản phải trả nhà cung cấp
 Khái niệm: số tiền doanh nghiệp còn nợ đơn vị khác khi mua hàng hóa, dịch vụ
 Thời điểm và cơ sở ghi nhận:
- Dựa trên thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và thời điểm lập hóa đon;
- Dựa vào hóa đơn, các chứng từ thanh toán và các chứng từ khác có liên quan.
 Tính đúng kỳ và tính phù hợp giữa thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản và thời điểm
phát sinh nghĩa vụ phải trả nhà cung cấp
 Giá trị khoản phải trả nhà cung cấp thường bị ảnh hưởng bởi chính sách chiết khấu
4.1.3. Xác định giá trị và ghi nhận khoản thương phiếu phải trả ngắn hạn
 Khái niệm: một văn bản cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một thời điểm nhất định trong
tương lai của một doanh nghiệp này với một doanh nghiệp khác
 Một số trường hợp phát hành thương phiếu:
- Mua hàng nhưng chưa thanh toán
- Vay tiền từ các tổ chức tín dụng
 Phân loại:
- Theo thời hạn thanh toán: Thương phiếu phải trả ngắn hạn và Thương phiếu phải trả dài hạn
- Theo phương thức ghi lãi: Thương phiếu ghi lãi và Thương phiếu không ghi lãi
4.1.4. Xác định giá trị và ghi nhận khoản nợ dài hạn đến hạn trả
 Khái niệm: nợ dài hạn được chuyển từ Nợ dài hạn sang Nợ ngắn hạn do đến hạn thanh toán
trong năm tài chính tiếp theo.
 Một số trường hợp đặc biệt nợ dài hạn đến hạn trả vẫn được xếp vào Nợ dài hạn:
- Được đáo hạn bằng một khoản nợ mới;
- Chuyển thành vốn góp;
- Được thanh toán bằng một tài sản, quỹ dài hạn
4.1.5. Xác định giá trị và ghi nhận khoản vay ngắn hạn được tái tài trợ
 Việc tái tài trợ các khoản vay ngắn hạn chỉ mang tính dự kiến, dựa vào ý định chủ quan của
doanh nghiệp => Khoản vay ngắn hạn này có thể được xếp vào Nợ ngắn hạn hoặc Nợ dài hạn
tùy thuộc vào điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng vay.
 Điều kiện tái tài trợ vay ngắn hạn: 2
- Các nghĩa vụ ngắn hạn phải được dự định tái tài trợ trong dài hạn;
- Các nghĩa vụ ngắn hạn phải được hoàn thanh toán vô điều kiện trong vòng ít nhất 12 tháng
từ ngày lập báo cáo
4.1.6. Xác định giá trị và ghi nhận khoản cổ tức phải trả
 Khái niệm: Cổ tức phải trả là số tiền mà doanh nghiệp nợ các cổ động theo quyết định chia cổ
tức của doanh nghiệp.
- Cổ tức chưa được công bố => Ghi nhận vào cổ phần ưu đãi lũy kế như khoản nợ, chưa được
coi là khoản nợ phải trả vì không phải xuất phát từ giao dịch trong quá khứ => Bổ sung
thông tin trên Thuyết minh BCTC;
- Cổ tức được công bố, tuyên bố thanh toán => Ghi nhận vào nợ phải trả
4.1.7. Xác định giá trị và ghi nhận khoản khách hàng ứng trước và các khoản ký quỹ
 Khoản ứng trước và ký quỹ nhằm đảm bảo việc thực hiện một thỏa thuận hoặc một hợp đồng
hoặc một dịch vụ đã cam kết trong tương lai
 Phân loại:
- Thời hạn ứng trước và thời điểm kết thúc thỏa thuận < 1 năm => Nợ ngắn hạn
- Thời hạn ứng trước và thời điểm kết thúc thỏa thuận > 1 năm => Nợ dài hạn
4.1.8. Xác định giá trị và ghi nhận khoản doanh thu chưa thực hiện
Khái niệm: số tiền doanh nghiệp nhận từ khách hàng để cam kết sẽ thực hiện một hợp
đồng, dịch vụ hoặc thỏa thuận trong tương lai => Nợ ngắn hạn
4.1.9. Xác định giá trị và ghi nhận các khoản thuế phải nộp
 Các khoản thuế phải nộp nhà nước được xếp vào Nợ ngắn hạn
 Định kỳ, doanh nghiệp lập bảng kê, làm thủ tục quyết toán số thuế phải nộp, đã tạm nộp và
tính số thuế còn phải nộp
 Có sự chênh lệch nhất định giữa kế toán tài chính và kế toán thuế khi xác định số thuế phải
nộp;
 Tùy thuộc vào phương pháp ghi nhận và thông tin phát sinh mà doanh nghiệp có thể ghi gộp
hoặc tách số thuế phải nộp
4.1.10. Xác định giá trị và ghi nhận khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương
của người lao động
 Khoản phải trả người lao động: tiền lương, tiền công, tiền lương nghỉ phép, tiền thưởng
 Các khoản trích theo lương của người lao động: các khoản bảo hiểm
 Các khoản giảm trừ: thuế TNCN, các khoản trích theo lương, tiền phạt, v.v
Một số trường hợp đặc biệt liên quan đến lương nghỉ phép cần lưu ý:
1. Quyền được thụ hưởng: cho phép người lao động nhận được tiền ngay cả khi người lao động
không còn làm việc cho DN.
2. Quyền tích lũy: Cho phép người lao động có thể chuyển quyền lợi đến một thời điểm trong
tương lai nếu như chưa sử dụng quyền lợi đó tại thời điểm phát sinh.
3. Quyền không tích lũy: không cho phép người lao động có thể chuyển quyền lợi đến một thời
điểm trong tương lai và quyền lợi đó sẽ bị mất hiệu lực khi không sử dụng tại thời điểm phát
sinh.
4.2. Kế toán các khoản dự phòng phải trả
4.2.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận dự phòng
 Khái niệm dự phòng: một khoản nợ phải trả không chắc chắn về số tiền và thời gian
 Phân loại dự phòng:
- Dự phòng phải trả
- Dự phòng tài sản
 Điều kiện ghi nhận:
- Phát sinh nghĩa vụ hiện tại
- Có khả năng dẫn đến sự suy giảm về giá trị tài sản
- Giá trị có thể được ước tính một cách đáng tin cậy
4.2.2. Dự phòng phải trả
Phân loại:
- Dự phòng tranh chấp pháp lý
- Dự phòng bảo hành hàng hóa
- Phải trả có điều kiện
- Dự phòng hoàn nguyên môi trường
- Dự phòng hợp đồng có rủi ro lớn
- Dự phòng tái cấu trúc
4.3. Kế toán các khoản nợ tiềm tàng
 Khái niệm: một nghĩa vụ có thể xảy ra từ sự kiện, giao dịch đã xảy ra trong quá khứ hoặc từ các
sự kiện, giao dịch không chắc chắn trong tương lai
 Việc đánh giá và ghi nhận nợ tiềm tàng phụ thuộc vào xác suất xảy ra của sự kiện:
Kết quả Xác xuất Ghi nhận kế toán
Khá chắc chắn >= 90% Lập dự phòng
Có thể chắc chắn xảy ra 51  89% Lập dự phòng
Có thể xảy ra 5  50% Yêu cầu công bố thông tin
Ít có khả năng xảy ra < 5% Không yêu cầu công bố thông tin

Theo IAS 37:


Nguyên tắc ghi nhận Nợ tiềm tàng:
- Đơn vị không được ghi nhận nợ tiềm tàng
- Khoản nợ tiềm tàng phải được trình bày trên báo cáo tài chính, trừ khi khả năng xảy ra sự
giảm sút lợi ích kinh tế đối với đơn vị là thấp
- Các khoản nợ tiềm tàng thường phát sinh ngoài dự tính, vì vậy đơn vị cần thường xuyên
đánh giá về khả năng xảy ra sự giảm sút về lợi ích kinh tế: nếu khả năng này là chắc chắn,
cần ghi nhận khoản dự phòng liên quan.
4.4. Trình bày và phân tích các khoản nợ ngắn hạn, dự phòng nợ phải trả và nợ tiềm tàng
Nợ ngắn hạn:
- Trình bày bên phần Nguồn vốn, mục Nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính;
- Được xếp theo trình tự giảm dần theo quy mô, tính thanh khoản dựa trên thời hạn thanh toán
- Cân nhắc việc ghi nhận sự ảnh hưởng của giá trị theo thời gian của tiền;
- Thông tin chi tiết cần được trình bày trên Thuyết minh BCTC: nợ được ân hạn, nợ có bảo
đảm, các tranh chấp pháp lý, v.v
Dự phòng phải trả:
- Trình bày trên phần Nguồn vốn, mục Nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính;
- Thông tin chi tiết về sự biến động mức dự phòng cần trích lập cũng như nguyên nhân trích
lập, các sự kiện có liên quan, thời gian phát sinh, v.v. cần được trình bày trên Thuyết minh
BCTC.
Nợ tiềm tàng:
- Không bắt buộc trình bày trên BCTC nhưng doanh nghiệp nên công bố thông tin liên quan
nếu xác suất xảy ra nhỏ.
Phân tích nợ ngắn hạn
- Hệ số thanh toán hiện hành: = Tổng TS ngắn hạn/Tổng Nợ ngắn hạn
- Hệ số thanh toán nhanh = (Tiền + các khoản đầu tư ngắn hạn + Giá trị thuần các khoản phải thu
ngắn hạn)/Tổng Nợ ngắn hạn
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
4.1. Nợ tiềm tàng được ghi nhận ở đâu trên hệ thống BCTC của doanh nghiệp?
Báo cáo tình hình tài chính
Báo cáo thu nhập
*Thuyết minh BCTC
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Giải thích: Giáo trình/199
4.2. Khoản mục nào sau đây không thuộc về nợ ngắn hạn?
Phải trả người bán ngắn hạn
Cổ tức phải trả
Thuế thu nhập doanh nghiệp
*Vay dài hạn
Giải thích: các khoản mục thuộc Nợ ngắn hạn là: Phải trả người bán, Thương phiếu phải trả , Nợ
dài hạn đến hạn trả, Vay ngắn hạn được tái tài trợ , Cổ tức phải trả, Khách hàng ứng trước và ký
quỹ, Doanh thu chưa thực hiện, Thuế thu nhập và thuế GTGT phải nộp, Phải trả người lao động
4.3. Khoản mục nào sau đây thuộc về Nợ ngắn hạn?
Tiền lương phải trả người lao động, Thuế GTGT phải nộp
Nợ dài hạn đến hạn trả. Ký quỹ ngắn hạn
Dự phòng bảo hành sản phẩm, Cổ tức phải trả
*Tất cả các đáp án trên
4.4. Công ty TQN đang cân nhắc việc dự phòng cho một Hợp đồng thuê tài sản, Công ty quyết định
dừng việc thuê tài sản vào giữa năm trong khi thời hạn thuê là cuối năm sau. Công ty ước tính chi
phí bồi thường do kết thúc sớm hợp đồng là CU3,000 và chi phí hoàn thành hợp đồng là CU3,500.
Như vậy, Công ty sẽ quyết định ghi nhận dự phòng như thế nào?
*Nợ TK Lỗ/ Có TK Phải trả do hợp đồng rủi ro :CU3,000
Nợ TK Lỗ/ Có TK Phải trả do hợp đồng rủi ro :CU3,500
Nợ TK Lỗ/ Có TK Phải trả do hợp đồng rủi ro :CU500
Nợ TK Phải trả do hợp đồng rủi ro/ Có TK Lãi:CU500
Giải thích: Giáo trình/trang 194
4.5. Khách hàng TVM ứng trước CU2,000 bằng tiền mặt theo Hợp đồng mua vé máy bay trong
tương lai với công ty LMC. Công ty LMC ghi nhận số tiền ứng trước vào đâu?
TK Doanh thu bán hàng
TK Khách hàng ứng trước
*TK Doanh thu chưa thực hiện
TK Phải trả người bán
Giải thích: Doanh thu chưa thực hiện là số tiền doanh nghiệp nhận từ khách hàng để cam kết sẽ
thực hiện một hợp đồng, dịch vụ hoặc thỏa thuận trong tương lai. Nghiệp vụ này phát sinh trong
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: vé máy bay, vé xem phim,... Tuy nhiên, DN có thể nhận các
khoản ứng trước bằng tiền từ khách hàng, ký quỹ từ người lao động để đảm bảo họ sẽ thực hiện
một thỏa thuận hoặc một hợp đồng hoặc một dịch vụ thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết trong
tương lai.
4.6. Công ty thanh toán Thương phiếu ghi lãi cho người sở hữu, biết giá trị danh nghĩa của trái
phiếu là CU100, tiền lãi phải trả CU20, tất cả đều được thanh toán bằng tiền mặt. Tài khoản
Thương phiếu được ghi nhận với giá trị bao nhiêu?
*CU100
CU120
CU80
CU20
4.7. Năm N, Công ty ANH trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm CU1,000. Năm N+1, chi phí bảo
hành phát sinh thực tế CU600 khi thay thế linh kiện cho sản phẩm đã bán bị hỏng. Cuối năm N+1,
Công ty xác định mức dự phòng cần lập là CU700. Như vậy, Công ty sẽ phải trích lập dự phòng vào
cuối năm N+1 với giá trị bao nhiêu?
CU700
*CU300
CU100
CU1000
4.8. Chi phí nào sau đây được tính vào dự phòng tái cấu trúc?
*Chi phí do kết thúc hợp đồng với người lao động liên quan trực tiếp đến việc tái cấu trúc
Chi phí sắp xếp lại nhân viên do tái cấu trúc
Chi phí đào tạo lại nhân viên do tái cấu trúc
Chi phí lắp đặt hệ thống máy móc mới theo dự án tái cấu trúc
Giải thích: Dự phòng tái cấu trúc bao gồm chi phí kết thúc hợp đồng lao động của những nhân
viên liên quan trực tiếp đến quá trình tái cấu trúc; chi phí kết thúc hợp đồng mua bán hàng hóa,
dịch vụ có liên quan đến quá trình tái cấu trúc; và dự phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn. Các
khoản chi phí liên quan đến việc xây dựng, đầu tư hệ thống mới; sử dụng giảm các phương tiện; chi
phí đào tạo và sắp xếp lại nhân sự; chi phí di chuyển tài sản; chi phí quảng cáo hoặc chi phí hành
chính; chi phí phân bổ cho quản lý; chi phí dự kiến cho hoạt động tương lai hoặc các mất mát dự
kiến không liên quan đến hợp đồng rủi ro lớn.
4.9. Dự phòng phải trả được trình bày như thế nào trên Báo cáo tình hình tài chính?
Ghi dương bên Tài sản
Ghi âm bên Tài sản
Ghi dương bên Nguồn vốn
*Ghi âm bên Nguồn vốn
4.10. Câu nào sau đây đúng về hai chi tiêu phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp?
Hệ số thanh toán hiện hành và Hệ số thanh toán nhanh bằng nhau
Hệ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn Hệ số thanh toán nhanh
*Hệ số thanh toán hiện hành lớn hơn Hệ số thanh toán nhanh
Không có đáp án nào đúng

C. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 4.1. Công ty ĐVĐ kinh doanh quần áo trẻ em đang sử dụng một nhà kho ở xa khu dân
cư. Nếu trời mưa to, kho hàng của Công ty dễ bị ngập, ảnh hưởng đến vải vóc và quần áo
thành phẩm.
Yêu cầu: Công ty ĐVĐ có nên lập dự phòng cho rủi ro từ yếu tố thời tiết này? Giải
thích?
Giải:
Công ty ĐVĐ không nên lập dự phòng rủi ro từ yếu tố thời tiết này. Vì giá trị không được
ước tính một cách đáng tin cậy
- Có thể không xảy ra hiện tượng này và kho hàng không bị ngập
- Giả sử có xảy ra và công ty cũng có thể chuyển tài sản lên chỗ cao hơn và sử dụng
bạt hoặc học túi nilông để bảo vệ sản phẩm. Hoặc ghi nhận vào chi phí sản
phẩm/NVL thiệt hại/hư hỏng.
“Một khoản dự phòng phải trả được ghi nhận khi:
(a) Đơn vị có nghĩa vụ nợ hiện tại (pháp lý hoặc ngầm định) như là kết quả của sự kiện
trong quá khứ;
(b) Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra do việc thanh toán nghĩa vụ nợ; và
(c) Giá trị của nghĩa vụ nợ đó có thể được ước tính một cách đáng tin cậy.
Nếu các điều kiện này không đáp ứng được, không có khoản dự phòng nào được ghi nhận.”
[IAS 37.14]
Bài 4.2. Công ty VTP phát hành Thương phiếu có chịu lãi với giá trị CU300,000, lãi suất
8% trong 6 tháng vào ngày 01/10/N.
Yêu cầu: Hãy ghi các bút toán cần thiết biết kỳ lập báo cáo của Công ty VTP theo
tháng?
Giải:
Thương phiếu ghi lãi: Nợ gốc 300,000 ; Lãi suất: 8%/năm ; Thời hạn: 6 tháng
Ngày 01/10/N: Phát hành thương phiếu phải trả
Nợ TK Tiền: 300,000
Có TK Thương phiếu phải trả: 300,000
Ngày 31/10/N: Công ty VTP lập BCTC theo tháng, tiền lãi phải trả hàng tháng là:
CU300,000 x 8% x 1/12 = CU2,000.
Nợ TK Chi phí lãi 2,000
Có TK Lãi phải trả 2,000
Ngày 01/04/N+1 Đáo hạn thương phiếu phải trả
Nợ TK Thương phiếu phải trả 300,000
Nợ TK Lãi phải trả 12,000
Có TK Tiền 312,000
Bài 4.3. Công ty ĐMH vay ngân hàng một khoản vay trị giá CU660,000 trong vòng 5 năm
kể từ ngày 01/01/N. Do tình hình tài chính khó khăn, Công ty không thể trả lãi cho nhân
hàng kể từ ngày 01/10/N+3. Công ty quyết định sẽ không tiếp tục hợp đồng này và đã đàm
phán với ngân hàng để chấm dứt sẽ không tiếp tục hợp đồng này và đã đàm phán với ngân
hàng để chấm dứt sớm hợp đồng. Ngân hàng sau khi xem xét đã chấp nhận không yêu cầu
Công ty bồi thường thêm do dừng hợp đồng trước hạn. Đồng thời ngân hàng yêu cầu công
ty cam kết sẽ hoàn trả khoản vay trong tháng 01/N+4
Yêu cầu: Tại ngày 31/12/N+3, Công ty sẽ báo cáo khoản vay này như thế nào trên
BCTC?
Giải thích:
Ngân hàng đồng ý yêu cầu công ty hoàn trả khoản vay trong tháng 01/N+4. Mà ngày công
ty thông báo và được chấp nhận chấm dứt hợp đồng là 01/10/N+3 ( thời gian hoàn nợ nhỏ
hơn 12 tháng). Như vậy, vào ngày 31/12/N+3, khi công ty ĐMH lập BCTC thì khoản nợ
này được phân loại vào Nợ ngắn hạn.
Nợ TK Vay dài hạn
Có TK Vay dàu hạn đến hạn trả
Bài 4.4: Công ty ĐVD kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 11/N ( Đơn vị tính:CU1,000)
1. Tuyên bố thường cho nhân viên theo doanh thu CU8,000 và sẽ được trả vào tháng
sau
2. Bán sản phẩm cho khách hàng, giá vốn lô hàng CU3,000. Giá bán lô hàng
CU4,100. Thuế suất thuế GTGT 20%. Khách hàng đã thanh toán bằng chuyển
khoản
3. Tính ra số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của nhân viên CU1,200
4. Mua hàng nhập kho trị giá CU7,200 ( giá đã bao gồm thuế suất thuế GTGT 20%).
Tiền hàng trả vào tháng sau
5. Trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt CU1,900
6. Trả nợ cho nhà cung cấp ở nghiệp vụ 4 bằng chuyển khoản. Do trả trước hạn,
Công ty được hưởng chiết khấu 2%
7. Mua vật tư bảo hành sản phầm trị giá CU100, đã trả bằng tiền mặt. Biết kỳ trước
Công ty đã trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm là CU500
8. Thu tiền từ nhà phát hành thương phiếu không ghi lãi, giá trị danh nghĩa
CU10,000. Lãi suất 10%.
Yêu cầu:
1. Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng
2. Phân tích sự ảnh hưởng của mỗi nghiệp vụ phát sinh lên Báo cáo tình hình tài chính và
báo cáo thu nhập
Giải:
Yêu cầu 1:
NV1:
Nợ TK Quỹ khen thưởng, phúc lợi: 8,000
Có TK Nợ phải trả người lao động: 8,000
Báo cáo tình hình tài chính: Giảm Nguồn vốn – Tăng Nguồn vốn
NV2:
Nợ TK TGNH: 4,920
Có TK Doanh thu: 4,100
Có TK Thuế GTGT đầu ra phải nộp: 4,100 x 20% = 820
Nợ TK Giá vốn hàng bán 3,000
Có TK Hàng hóa 3,000
Tăng TS – Tăng NV trên BCĐKT
Tăng Doanh thu bán hàng trên báo cáo thu nhập
NV3:
Nợ TK Phải trả người lao động 1,200
Có TK Thuế TNCN phải nộp 1,200
Giảm NV – Tăng NV trên BCĐKT
NV4:
Nợ TK Hàng tồn kho 6,000
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 1,200
Có TK Phải trả người bán 7,200
Tăng TS – Tăng NV
NV5:
Nợ TK Cổ tức phải trả: 1,900
Có TK Tiền mặt: 1,900
Giảm NV – Giảm TS
NV6:
Nợ TK Phải trả người bán 7,200
Có TK Chiết khấu thanh toán/Doanh thu từ hđ tài chính: 7,200 x 2% = 144
Có TK TGNH: 7,056
Giảm NV – Giảm TS
Tăng DT từ hđ tài chính trên Báo cáo thu nhập
NV7:
Nợ TK Thiết bị, vật tư: 100
Có TK Tiền mặt 100
Tăng TS – Giảm TS
NV8:
Nợ TK Lãi phát hành thương phiếu: 1,000
Có TK Doanh thu từ hoạt động tài chính: 1,000
Tăng TS – Tăng NV
Tăng DT từ hđ tài chính trên Báo cáo thu nhập
Bài 4.5: Công ty ĐBT xây dựng một dàn khoan dầu tại Vũng Tàu có thời gian hoạt động
10 năm. Do hoạt động khai thác dầu có ảnh hưởng đến môi trường, Công ty đã cam kết với
địa phương sẽ di dời giàn khoan và xử lý trong sạch môi trường xung quanh khi hết thời
gian hoạt động. Giàn khoan hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 01/01/N có tổng giá trị đầu
tư CU600,000. Công ty ước tính chi phí di dời và xử lý môi trường khi hết thời gian hoạt
động của giàn khoan là CU30,000.
Yêu cầu: Hãy ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc đưa vào sử dụng,
tính khấu hao TSCĐ. Biết công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, có tính đến
yếu tố giá trị theo thời gian của dòng tiền với mức lãi suất 9%/năm.
Giải:
Hệ số chiết khấu theo thời gian của dòng tiền:
- Tra bảng Present value of 1 table : PVF 10,9% = 0.42241
Nghiệp vụ 1: Ghi nhận nợ phải trả phục hồi môi trường (30,000 x 0.42241 = 12,672.3)
Nợ TK Giàn khoan: 12,672.3
Có TK Phải trả phục hồi môi trường: 12,672.3
Nghiệp vụ 2: Định kỳ cuối mỗi năm từ N đến N+9, phân bổ chi phí phục hồi môi trường
(12,672.3/10 = 1,267.23)
Nợ TK Chi phí khấu hao: 1,267.23
Có TK Khấu hao lũy kế: 1,267.23
Nghiệp vụ 3: Ghi nhận tiền lãi do tính theo giá trị thời gian của tiền (12,672.3 x 9% =
1,140.507)
Nợ TK Chi phí tiền lãi: 1,140.507
Có TK Phải trả phục hồi môi trường: 1,140.507
Nghiệp vụ 4: Ghi nhận chi phí tháo dỡ Giàn khoan tại năm N+10
Nợ TK Phải trả phục hồi môi trường: 30,000
Có TK Tiền: 30,000
Bài 4.6: Phân tích tình hình thanh toán công nợ tại Công ty ĐTQ trong năm N dựa trên số
liệu sau: ( Đơn vị tính: CU1,000)
Chi tiêu 31/12/N+1 31/12/N
Tài sản
Tiền và các khoản tương đương tiền 3,628 1,499
Các khoản phải thu khách hàng 1,319 2,315
Ứng trước cho người bán 542 393
Hàng tồn kho 3,046 3,693
Tài sản tài chính ngắn hạn 406 77
Tài sản ngắn hạn khác 772 568
Tổng tài sản ngắn hạn 9,713 8,545
Tổng tài sản dài hạn 6,789 6,384

Chi tiêu 31/12/N+1 31/12/N

Nợ phải trả và VCSH


Các khoản vay ngắn hạn 1,175 1,866
Các khoản phải trả người bán 2,476 2,307
Khách hàng ứng trước 367 523
Các khoản dự phòng ngắn hạn khác 1,133 642
Chi phí phải trả ngắn hạn 415 1,090
Các khoản phải trả ngắn hạn khác 367 563
Tổng nợ ngắn hạn 5,933 6,990
Tổng nợ dài hạn 2,527 1,891
Tổng VCSH 8,042 6,048

Giải:
Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn
= 9,713/5,933 = 1.62 lần
Hệ số thanh toán nhanh = (Tiền + Các khoản đầu tư ngắn hạn + Giá trị thuần các khoản
phải thu ngắn hạn)/Tổng nợ ngắn hạn
= (3,628 + 406 + 1,319 + 772)/5,933 = 1.032 lần
Bài 4.7. Công ty LQT bán 600 máy điều hòa trong năm N cho khách hàng. Giá gốc CU300,
giá bán CU410, thuế suất thuế GTGT 10%. Chính sách bảo hành của công ty cụ thể như
sau: mọi hỏng hóc liên quan đến linh kiện máy móc, vấn đề kỹ thuật sẽ được sửa chữa, thay
thế miễn phí, đảm bảo máy điều hòa hoạt động bình thường đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của
nhà sản xuất. Mọi chi phí liên quan đến nhân viên do Công ty chi trả. Dây dẫn, ống dẫn
không thuộc sản phẩm mà Công ty cung cấp nên Công ty không bảo hành. Máy điều hòa
bảo hành 2 năm. Dựa vào kinh nghiệm cũng như số liệu từ các năm trước, Công ty đã ước
tính chi phí bảo hành là CU30 cho 1 máy. Trong năm N có 200 máy phải bảo hành, trong
năm N+1 có 400 máy phải bảo hành.
Yêu cầu:
1. Ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến quá trình tiêu thụ và bảo hành hàng hóa của
Công ty trong năm N và N+1
2. Giả sử chi phí bảo hành thực tế phát sinh là CU35 cho 1 máy thì các nghiệp vụ trên
thay đổi thế nào?
Giải:
Yêu cầu 1:
1. Ghi nhận doanh thu bán hàng
a. Nợ TK Tiền 410 x 600 = 246,000
Có TK Doanh thu bán hàng 221,400
Có TK Thuế GTGT đầu ra phải nộp 24,600
b. Nợ TK Giá vốn hàng bán 600 x 300 = 180,000
Có TK HTK 180,000
2. Ghi nhận Chi phí bảo hành thực tế năm N
Nợ TK Chi phí bảo hành 30 x 200 = 6,000
Có TK HTK 6,000
3. Ghi nhận trích chi phí bảo hành cho năm N+1 vào ngày 31/12/N
Nợ TK Chi phí bảo hành 30 x 400 = 12,000
Có TK Bảo hành phải trả 12,000
4. Ghi nhận Chi phí bảo hành thực tế năm N+1
Nợ TK Bảo hành phải trả 12,000
Có TK HTK 12,000
Yêu cầu 2:
1. Ghi nhận doanh thu bán hàng
a. Nợ TK Tiền 410 x 600 = 246,000
Có TK Doanh thu bán hàng 221,400
Có TK Thuế GTGT đầu ra phải nộp 24,600
b. Nợ TK Giá vốn hàng bán 600 x 300 = 180,000
Có TK HTK 180,000
2. Ghi nhận Chi phí bảo hành thực tế năm N
Nợ TK Chi phí bảo hành 35 x 200 = 7,000
Có TK HTK 7,000
3. Ghi nhận trích chi phí bảo hành cho năm N+1 vào ngày 31/12/N
Nợ TK Chi phí bảo hành 30 x 400 = 12,000
Có TK Bảo hành phải trả 12,000
4. Ghi nhận Chi phí bảo hành thực tế năm N+1
Nợ TK Bảo hành phải trả 35 x 400 = 14,000
Có TK HTK 14,000

Bài 4.8. Công ty ĐAT có các nghiệp vụ phát sinh trong năm N như sau (Đơn vị tính:
CU1,000):
Ngày 08/06/N : Phát hành thương phiếu phải trả CU12,000 có thời hạn 12 tháng
Ngày 29/10/N : Khách hàng ứng trước cho Công ty CU8,000
Ngày 07/11/N : Lương phải trả người lao động CU21,000
Yêu cầu: Hãy bình luận và giải thích các khoản nợ phải trả trên sẽ được phân loại
vào Nợ ngắn hạn hay Nợ dài hạn trên Báo cáo tình hình tài chính? Trong trường hợp nào
các khoản mục trên sẽ được chuyển thành Vốn chủ sở hữu trên Báo cáo tình hình tài chính?
Giải:
1/ Phân loại Nợ phải trả
- Đáp ứng là 1 khoản nợ, là một nghĩa vụ hiện tại, phát sinh từ sự kiện, giao dịch trong
quá khứ; dẫn đến sự giảm sút tài sản tài sản tại doanh nghiệp.
- Thời gian: (khoảng thời gian còn lại được ghi nhận vào thời điểm phát sinh)
 Nợ ngắn hạn <,= 1 năm
 Nợ dài hạn > 1 năm
Tại ngày 08/06/N, phát hành Thương phiếu phải trả có thời hạn 12 tháng  Nợ ngắn hạn
Ngày 29/10/N, khách hàng ứng trước. Nếu công ty hoàn thành nghĩa vụ trong năm N thì sẽ
phân loại vào Nợ ngắn hạn còn nếu thời gian phải hoàn thành lớn hơn 1 năm thì ghi nhận
Nợ dài hạn.
Ngày 07/11/N, Lương phải trả người lao động. Với khoản này, công ty phải trả lương cho
người lao động theo tháng nên đây sẽ được ghi nhận vào khoản Nợ ngắn hạn.
2/
Thương phiếu phải trả là một văn bản cam kết sẽ trả một số tiến nhất định vào một thời
điểm nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai của 1 DN này với 1 DN khác
khi mua bán hàng hóa, tài sản nhưng chưa thanh toán. Doanh nghiệp phát hành Thương
phiếu phải trả để ghi nhận Nợ phải trả.  Nên sẽ không có TH ghi nhận vào vốn chủ sở
hữu.
Với khoản mục Khách hàng ứng trước, sẽ được chuyển thành Vốn chủ sở hữu khi công ty
hoàn thành nghĩa vụ bán hàng đối với KH và được ghi nhận thành doanh thu và sau khi trừ
đi các khoản chi phí sẽ trở thành Lợi nhuận chưa phân phối trên Báo cáo tình hình tài chính
(Bảng CĐKT)
Tương tự, Lương phải trả người lao động là nghĩa vụ nợ phải trả của doanh nghiệp đối với
người lao động, là phần chi phí tất yếu DN phải bỏ ra.
Bài 4.9: Công ty LNN hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có thông tin về lương, thưởng
cho người lao động trong tháng 3 như sau: ( đơn vị tính: CU1,000)
Tên Lương Thưởng Phụ cấp Thuế Bảo Tạm Còn
ăn trưa TNCN hiểm ứng kì 1 phải trả
1.ĐHV 8,000 200 150 2,000
2.ĐUM 7,000 130 150 2,000
3.PHT 6,000 150 150 2,000
4.NTT 6,000 180 150 2,000
5.Đ 9,000 220 150 2,000

Giả sử thuế suất thuế TNCN của các nhân viên đều ở mức 5%, biết giảm trừ gia cảnh
của mỗi cá nhân theo quy định là CU3,000. Tỷ lệ đóng bảo hiểm và kinh phí công đoàn theo
quy định hiện hành
Yêu cầu:
1. Điền thông tin còn thiếu vào bảng số liệu trên
2. Ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải trả công nhân
viên. Biết công ty trả lương kỳ 2 vào ngày 05 hàng tháng.
Giải:
Yêu cầu 1:
Tên Lương Thưởng Phụ cấp Thuế Bảo Tạm Còn phải trả
ăn trưa TNCN hiểm ứng kì 1
(1) (2) (3) (4) = (1) (5) = (1) (6) 7 = 1+2+3-4-5
x 5% x 8% –6
1.ĐHV 8,000 200 150 250 640 2,000 5,460
2.ĐU 7,000 130 150 200 560 2,000 4,520
M
3.PHT 6,000 150 150 150 480 2,000 3,670
4.NTT 6,000 180 150 150 480 2,000 3,700
5.Đ 9,000 220 150 300 720 2,000 6,350
Tổng 36,000 880 750 1,050 2,880 10,000 23,700

Yêu cầu 2:
*Ghi nhận tiền lương, tiền thưởng phải trả người lao động trong kỳ
Nợ TK Chi phí tiền lương 36,880
Có TK Phải trả NLĐ 36,880
*Ghi nhận các khoản bảo hiểm phải nộp trong kỳ
Nợ TK Chi phí theo lương 2,880
Có TK Phúc lợi an sinh xã hội phải trả 2,880
*Ghi nhận thuế thu nhập cá nhân trong kỳ
Nợ TK Phải trả người lao động 1,050
Có TK Thuế TNCN phải nộp 1,050
Bài 4.10: Công ty LGB có đề xuất đề án tái cấu trúc bộ phận sản xuất. Trong năm N, có một
số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan để việc tái cấu trúc doanh nghiệp như sau
( ĐVT: CU1,000)
Nghiệp vụ 1 (NV1): Công ty tổ chức các lớp đào tạo lại nhân viên CU3000
Nghiệp vụ 2 (NV2): Công ty chấm dứt hợp đồng lao động với một số nhân viên, chi
phí bồi thường CU1,000.
Nghiệp vụ 3 (NV3): Phân bố chi phí quản lý chung vào chi phí là cấu trúc CU800
Nghiệp vụ 4 (NV4): Mua mới một dây chuyền sản xuất mới phục vụ cho phương án
mới sau tái cấu trúc CU4,050. Chi phí khấu hao hàng tháng là CU50.
Yêu cầu: Hãy xác định các chi phí trên có được tính vào chi phí tái cấu trúc? Giải
thích?
Giải:
Chi phí tái cấu trúc bao gồm: CP kết thúc hợp đồng lao động của những nhân viên liên quan
trực tiếp đến quá trình tái cấu trúc; chi phí kết thúc hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có
liên quan đến quá trình tái cấu trúc; và dự phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn.
Các chi phí liên quan đến việc xây dựng, đầu tư hệ thống mới; sử dụng giảm các phương
tiện; chi phí đào tạo và sắp xếp lại nhân sự; chi phí di chuyển tài sản; chi phí quảng cáo hoặc
chi phí hành chính; chi phí phân bổ cho quản lý; chi phí dự kiến cho hoạt động tương lai
hoặc các mất mát dự kiến không liên quan đến hợp đồng rủi ro lớn.
NV1, NV2 , NV3, NV4 đều có thể tính vào chi phí tái cấu trúc khi liên quan đến quá trình
tái cấu trúc, hoặc xây dựng đầu tư hệ thống mới.

You might also like