You are on page 1of 48

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2

Bộ môn Kế toán tài chính

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1


CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN NỢ NGẮN HẠN,
DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ NỢ TIỀM TÀNG
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN NỢ NGẮN HẠN, DỰ PHÒNG NỢ PHẢI TRẢ

VÀ NỢ TIỀM TÀNG

Mục tiêu chương:


‫ אָ‬Mô tả bản chất của nợ ngắn hạn, nợ tiềm tàng và vai trò của dự phòng nợ phải trả;

‫ אָ‬Trình bày phương thức xác định giá trị và ghi nhận nợ ngắn hạn và các khoản dự phòng ;
‫ אָ‬Nhận diện, xác định giá trị và ghi nhận các khoản nợ tiềm tàng;

‫אָ‬Trình bày và một số chỉ tiêu phân tích cơ bản liên quan đến nợ ngắn hạn.
4.1. Nợ ngắn hạn
4.1.1. Khái niệm và phân loại
‫ אָ‬Khái niệm:

- Nợ phải trả: nghĩa vụ phát sinh từ một giao dịch, sự kiện đã xảy ra trong quá khứ
+ Nghĩa vụ hiện tại

+ Phát sinh từ giao dịch, sự kiện trong quá khứ

+ Dẫn đến sự giảm sút tài sản

- Phân loại: theo đối tượng và theo thời hạn thanh toán

+ Theo đối tượng: phải trả người lao động, phải nộp nhà nước, phải trả người bán,…

+ Theo thời hạn: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn


4.1.1. Khái niệm và phân loại
‫ אָ‬Nợ ngắn hạn:

- Khái niệm: là những khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh
thông thường hoặc có thời hạn thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày lập BCTC.

- Phân loại:

Phải trả người bán Thương phiếu phải trả


Nợ dài hạn đến hạn trả Vay ngắn hạn được tái tài trợ
Cổ tức phải trả Khách hàng ứng trước và ký quỹ
Doanh thu chưa thực hiện Thuế thu nhập và thuế GTGT phải nộp
Phải trả người lao động
4.1.2. Xác định giá trị và kế toán khoản phải trả nhà cung cấp
‫ אָ‬Khái niệm: số tiền doanh nghiệp còn nợ đơn vị khác khi mua hàng hóa, dịch vụ
‫ אָ‬Thời điểm và cơ sở ghi nhận:
- Dựa trên thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và thời điểm lập hóa đon;
- Dựa vào hóa đơn, các chứng từ thanh toán và các chứng từ khác có liên quan.
 Tính đúng kỳ và tính phù hợp giữa thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản và thời
điểm phát sinh nghĩa vụ phải trả nhà cung cấp
=> Giá trị khoản phải trả nhà cung cấp thường bị ảnh hưởng bởi chính sách chiết khấu
‫ אָ‬Phương pháp kế toán
Nợ TK Phải trả nhà cung cấp
Có TK Tiền
4.1.3. Xác định giá trị và ghi nhận khoản thương phiếu phải trả ngắn hạn
‫ אָ‬Khái niệm: một văn bản cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một thời điểm nhất định
trong tương lai của một doanh nghiệp này với một doanh nghiệp khác

‫ אָ‬Một số trường hợp phát hành thương phiếu:


- Mua hàng nhưng chưa thanh toán
- Vay tiền từ các tổ chức tín dụng

‫ אָ‬Phân loại:
- Theo thời hạn thanh toán: Thương phiếu phải trả ngắn hạn và Thương phiếu phải trả dài
hạn
- Theo phương thức ghi lãi: Thương phiếu ghi lãi và Thương phiếu không ghi lãi
4.1.3. Xác định giá trị và ghi nhận khoản thương phiếu phải trả ngắn hạn
4.1.3. Xác định giá trị và ghi nhận khoản thương phiếu phải trả ngắn hạn
4.1.4. Xác định giá trị và ghi nhận khoản nợ dài hạn đến hạn trả
‫ אָ‬Khái niệm: nợ dài hạn được chuyển từ Nợ dài hạn sang Nợ ngắn hạn do đến hạn thanh
toán trong năm tài chính tiếp theo.

‫ אָ‬Một số trường hợp đặc biệt nợ dài hạn đến hạn trả vẫn được xếp vào Nợ dài hạn:

- Được đáo hạn bằng một khoản nợ mới;

- Chuyển thành vốn góp;

- Được thanh toán bằng một tài sản, quỹ dài hạn
4.1.4. Xác định giá trị và ghi nhận khoản nợ dài hạn đến hạn trả
‫ אָ‬Mối quan hệ giữa nợ dài hạn và tài sản dài hạn, giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu.

VD: - 1 nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để đầu tư vào 1 tài sản dài hạn hoặc ngược lại

- Công ty A vay ngân hàng 100 triệu VND trong 3 năm từ ngày 01/01/N, lãi và gốc
được trả 1 lần vào cuối năm => 31/12/N+1 thì khoản vay dài hạn này được chuyển thành
vay ngắn hạn

‫ אָ‬Phương pháp kế toán:

Nợ TK Nợ dài hạn

Có TK Nợ dài hạn đến hạn trả


4.1.5. Xác định giá trị và ghi nhận khoản vay ngắn hạn được tái tài trợ
‫ אָ‬Một số khoản vay ngắn hạn được tái cấp vốn trong dài hạn thì gọi là khoản vay ngắn hạn
được tài tài trợ

‫אָ‬Việc tái tài trợ các khoản vay ngắn hạn chỉ mang tính dự kiến, dựa vào ý định chủ quan
của doanh nghiệp => Khoản vay ngắn hạn này có thể được xếp vào Nợ ngắn hạn hoặc Nợ
dài hạn tùy thuộc vào điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng vay.

‫ אָ‬Điều kiện tái tài trợ vay ngắn hạn: 2

- Các nghĩa vụ ngắn hạn phải được dự định tái tài trợ trong dài hạn;

- Các nghĩa vụ ngắn hạn phải được hoãn thanh toán vô điều kiện trong vòng ít nhất 12
tháng từ ngày lập báo cáo
4.1.5. Xác định giá trị và ghi nhận khoản vay ngắn hạn được tái tài trợ
Ví dụ:

Ngày 15/10/N, mua hàng hóa phát hành thương phiếu phải trả, thời điểm đáo hạn
30/4/N+1.

Ngày 30/4/N+1: dự kiến gia hạn thời hạn trả nợ kéo dài đến 31/12/N+2

Thủ tục pháp lý để tái tài trợ khoản nợ được hoàn thiện vào 15/1/N+1. Kỳ kế toán từ
1/1 đến 31/12.

BCTC ngày 31/12/N: Thương phiếu phải trả- Nợ ngắn hạn


4.1.6. Xác định giá trị và ghi nhận khoản cổ tức phải trả
‫ אָ‬Khái niệm: Cổ tức phải trả là số tiền mà doanh nghiệp nợ các cổ động theo quyết định
của HĐQT hoặc thông qua biểu quyết các các cổ đông.
- Cổ tức chưa được công bố => không được ghi nhận vào cổ phần ưu đãi lũy kế như
khoản nợ, chưa được coi là khoản nợ phải trả vì không phải xuất phát từ giao dịch trong
quá khứ => Bổ sung thông tin trên Thuyết minh BCTC;
- Cổ tức phải trả được trả bằng cổ phần cũng không được ghi nhận là một khoản nợ
- Cổ tức được công bố, tuyên bố thanh toán => Ghi nhận vào nợ phải trả
‫ אָ‬Phương pháp kế toán:
Nợ TK Lợi nhuận
Có TK Cổ tức phải trả
4.1.7. Xác định giá trị và ghi nhận khoản khách hàng ứng trước và các
khoản ký quỹ
‫ אָ‬Khoản ứng trước và ký quỹ nhằm đảm bảo việc thực hiện một thỏa thuận hoặc một hợp
đồng hoặc một dịch vụ đã cam kết trong tương lai
‫ אָ‬Phân loại:
- Thời hạn ứng trước và thời điểm kết thúc thỏa thuận < 1 năm => Nợ ngắn hạn
- Thời hạn ứng trước và thời điểm kết thúc thỏa thuận > 1 năm => Nợ dài hạn
‫ אָ‬Phương pháp kế toán:
Nợ TK Tiền
Có TK Khách hàng ứng trước
4.1.8. Xác định giá trị và ghi nhận khoản doanh thu chưa thực hiện
‫ אָ‬Khái niệm: số tiền doanh nghiệp nhận từ khách hàng để cam kết sẽ thực hiện một hợp
đồng, dịch vụ hoặc thỏa thuận trong tương lai => Nợ ngắn hạn

Ví dụ: Khách hàng thuê nhà làm văn phòng và trả tiền một lần vào đầu năm. Tiền thuê nhà 7
triệu/ tháng.

- Tại ngày 01/01: Nợ TK Tiền/ Có TK Doanh thu chưa thực hiện: 84

- Tại cuối mỗi tháng: Nợ TK Doanh thu chưa thực hiện/ Có TK Doanh thu bán hàng: 7
(nghiệp vụ này được ghi nhận 12 lần)
4.1.8. Xác định giá trị và ghi nhận khoản doanh thu chưa thực hiện
‫ אָ‬Ví dụ: Ngày 20/3/N, Vietnam Airline bán 200 vé máy bay cho khách hàng, giá bán
1.000.000.000 đ, thời gian bay 20/10/N, đã thu bằng chuyển khoản.

Yêu cầu: Định khoản


4.1.9. Xác định giá trị và ghi nhận các khoản thuế phải nộp
‫ אָ‬Các khoản thuế phải nộp nhà nước được xếp vào Nợ ngắn hạn: Thuế doanh thu; thuế
GTGT; thuế TNDN

‫ אָ‬Định kỳ, doanh nghiệp lập bảng kê, làm thủ tục quyết toán số thuế phải nộp, đã tạm nộp
và tính số thuế còn phải nộp

‫ אָ‬Có sự chênh lệch nhất định giữa kế toán tài chính và kế toán thuế khi xác định số thuế
phải nộp;

‫ אָ‬Tùy thuộc vào phương pháp ghi nhận và thông tin phát sinh mà doanh nghiệp có thể ghi
gộp hoặc tách số thuế phải nộp.
4.1.9. Xác định giá trị và ghi nhận các khoản thuế phải nộp
- Thuế doanh thu: là khoản thuế tính trên doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.

- Thuế doanh thu có thể được ghi tách hoặc ghi gộp

Công ty A bán hàng theo giá 200,000 USD; thuế suất thuế doanh thu 10%, đã thu bằng chuyển khoản.
Ghi gộp Ghi tách
Nợ TK Tiền: 220,000 Nợ TK Tiền: 220,000
Có TK Doanh thu bán hàng: 220,000 Có TK Doanh thu bán hàng: 200,000
Có TK Thuế doanh thu phải nộp: 20,000
4.1.9. Xác định giá trị và ghi nhận các khoản thuế phải nộp
- Thuế GTGT: là thuế đánh trên phần giá trị gia tăng (giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ).

Ví dụ: Công ty A bán hàng cho B theo giá chưa VAT 10%: 200,000 USD. Công ty B
bán lô hàng cho Công ty C theo giá chưa VAT 10%: 250,000 USD. Công ty C bán lô hàng
cho người tiêu dùng theo giá chưa VAT 10%: 280,000 USD.

Xác định số thuế GTGT phải nộp của từng đối tượng?
4.1.9. Xác định giá trị và ghi nhận các khoản thuế phải nộp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là thuế tính trên thu nhập hàng năm của doanh nghiệp.

- Phương pháp nộp thuế:

+ Tạm nộp theo nguyên tắc ước thuế

+ Tạm nộp theo nguyên tắc thu chi thực tế trong kỳ.
Ví dụ:

Doanh nghiệp X có tình hình doanh thu và chi phí năm N như sau: Đơn vị: 1.000 đ

Doanh thu Số tiền Chi phí Số tiền


Bán hàng hóa 30.000.000 - Giá vốn 25.000.000

- Chi phí QLDN 2.000.000

- Chi phí BH 2.000.000, trong đó doanh nghiệp thuê nhà 2


năm từ 1/1/N, số tiền 1.200.000, trả ngay
trong năm N.

Anh (chị) xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm N?
Ví dụ:
Năm N, doanh nghiệp X có tình hình sau: Đơn vị: 1.000đ
Tổng doanh thu, thu nhập = 10.000.000
Tổng chi phí = 9.500.000
Khi quyết toán thuế, cơ quan thuế phát hiện 01 hóa đơn mua hàng bán thẳng theo giá chưa
VAT 10%: 200.000. Doanh nghiệp X đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt.
Anh (chị) hãy xác định thuế TNDN phải nộp?
Ví dụ:
Công ty A có 20 công nhân viên. Năm 2018, công ty chi tiền trang
phục cho công nhân viên theo giá chưa VAT 10%: 180.000, đã thanh toán
bằng chuyển khoản.
Theo anh (chị), tiền trang phục công ty A chi có được trừ khi tính
thuế TNDN không?
Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B góp vốn để thành lập công ty Nguyễn AB theo tỷ lệ
góp 50-50. Vốn điều lệ của công ty là 10 tỷ. Ông A đã góp đủ 5 tỷ, ông B góp 4 tỷ. Năm
2019, công ty Nguyễn AB vay ngân hàng ACB 2,5 tỷ trong 03 tháng để kinh doanh. Lãi
suất 1%/tháng tính theo lãi kép. Gốc + lãi trả khi đáo hạn.
Theo a chị, công ty Nguyễn AB có được trừ khoản chi phí lãi vay khi tính thuế
TNDN?
Ví dụ:
Công ty Nguyễn AB tổ chức cho công nhân viên đi nghỉ mát, chi phí
nghỉ mát hết 200 triệu.
Theo a chị, công ty Nguyễn AB có được trừ khoản chi phí nghỉ mát
khi tính thuế TNDN?
Ví dụ:
Năm N, doanh nghiệp X có tình hình sau: Đơn vị: 1.000đ
Tổng doanh thu, thu nhập= 10.000.000
Tổng chi phí = 9.500.000
Năm N, doanh nghiệp trở hàng cồng kềnh nên bị cảnh sát giao thông phạt 20.000. Tháng
6/N, do thay đổi kế toán nên doanh nghiệp nộp thuế chậm và bị phạt 3.000.
Anh (chị) hãy xác định thuế TNDN phải nộp?
4.1.10. Xác định giá trị và ghi nhận khoản phải trả người lao động và các
khoản trích theo lương của người lao động
‫ אָ‬Khoản phải trả người lao động: tiền lương, tiền công, tiền lương nghỉ phép, tiền thưởng

‫ אָ‬Các khoản trích theo lương của người lao động: các khoản bảo hiểm

‫ אָ‬Các khoản giảm trừ: thuế TNCN, các khoản trích theo lương, tiền phạt, v.v.

‫ אָ‬Phương pháp kế toán:

Nợ TK Chi phí

Có TK Phải trả người lao động


Tỷ lệ trích các khoản theo lương

Trước ngày 01/07/2021


Đối tượng Tỷ lệ trích các khoản theo lương Tổng
BHXH (%) BHYT (%) BHTN (%) KPCĐ (%)
Doanh nghiệp chịu 17,5 3 1 2 23,5%
Người lao động 8 1,5 1 0 10,5%
chịu
Tổng 25,5 4,5 2 2 34%

Từ ngày 1/7/2021 đến 30/9/2021: Tổng 33,5%: BHXH doanh nghiệp đóng 17%

Từ ngày 01/10/2021 đến 30/06/2022: Tổng 30,5%: Doanh nghiệp đóng BHXH 17%; BHTN: 0%

Từ ngày 01/07/2022 đến 30/09/2022: Tổng 31%: Doanh nghiệp đóng BHXH 17,5%
4.2. Kế toán các khoản dự phòng phải trả
4.2.1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận dự phòng
‫ אָ‬Khái niệm dự phòng: một khoản nợ phải trả không chắc chắn về số tiền và thời gian
‫ אָ‬Phân loại dự phòng:
- Dự phòng phải trả: liên quan đến tranh chấp pháp lý, bảo hành sản phẩm, tái cấu trúc doanh
nghiệp và thiệt hại về môi trường.
- Dự phòng giảm giá tài sản: liên quan đến giảm giá tài sản.
‫ אָ‬Điều kiện ghi nhận:
- Phát sinh nghĩa vụ hiện tại
- Có khả năng dẫn đến sự suy giảm về giá trị tài sản
- Giá trị có thể được ước tính một cách đáng tin cậy
4.2. Kế toán các khoản dự phòng phải trả
4.2.2. Dự phòng phải trả
‫ אָ‬Phân loại:
- Dự phòng tranh chấp pháp lý
- Dự phòng bảo hành hàng hóa
- Phải trả có điều kiện
- Dự phòng hoàn nguyên môi trường
- Dự phòng hợp đồng có rủi ro lớn
- Dự phòng tái cấu trúc
4.2. Kế toán các khoản dự phòng phải trả
4.2.3. Xác định và ghi nhận mức dự phòng phải trả
4.2.3.1. Xác định dự phòng phải trả - Chính sách bảo hành sản phẩm phát sinh
từ nghiệp vụ bán hàng trước đó
- Bảo hành sản phẩm sẽ phát sinh chi phí,
làm giảm giá trị tài sản của doanh nghiệp.
- Cơ sở ước tính mức dự phòng:
+ Ước tính tỷ lệ sản phẩm cần bảo hành dựa
trên số lượng sản phẩm tiêu thụ
+ Ước tính mức chi phí bảo hành cho mỗi
sản phẩm.
4.2.3.1. Xác định dự phòng phải trả
Tình huống 2: Trả lại sản phẩm - Chính sách trả lại sản phẩm phát sinh từ
Công ty X có chính sách cho phép khách nghiệp vụ bán hàng trước đó
hàng trả lại sản phẩm với lý do chính - Hàng bán bị trả lại không còn nguyên giá
đáng. Công ty X có nên trích dự phòng trị như ban đầu và phát sinh sản phẩm tiếp
cho việc trả lại sản phẩm? nhận, làm giảm giá trị tài sản.
- Cơ sở ước tính mức dự phòng:
+ Ước tính số lượng sản phẩm bị trả lại
+ Ước tính chi phí phát sinh trong quá trình
hàng bán bị trả lại
4.2.3.1. Xác định dự phòng phải trả
Tình huống 3: Tranh chấp pháp lý - Vụ kiện phát sinh từ vụ tai nạn đã xảy ra.
Công ty X thi công công trình giao thông - Xác định khả năng thắng kiện
nhưng chưa hoàn thiện lắp đậy hố ga, - Cơ sở ước tính dự phòng:
dẫn tới vụ tai nạn giao thông và bị kiện. + Xác định loại tranh chấp có thể xảy ra
Công ty X có nên trích lập dự phòng liên + Ước tính chi phí cụ thể cho từng loại
quan đến vụ kiện này không? tranh chấp
4.2.3.2. Ghi nhận dự phòng phải trả
Dự phòng tranh chấp pháp lý (3). Chi phí phát sinh được ước tính đáng
Doanh nghiệp đánh giá các tranh chấp tin cậy.
pháp lý dựa trên 03 yếu tố: Nợ TK Chi phí
(1). Thời gian mà nguyên nhân gây ra Có TK Dự phòng tranh chấp pháp lý
tranh chấp xuất hiện: trước hoặc sau
ngày lập BCTC (áp dụng hồi tố)
(2). Khả năng xảy ra kết quả không mong
muốn: dựa trên bản chất vụ tranh chấp,
quá trình diễn biến sự vụ,....
4.2.3.2. Ghi nhận dự phòng phải trả
Dự phòng bảo hành sản phẩm Bảo hành chất lượng sản phẩm: đảm bảo
- Cam kết chất lượng sản phẩm, dịch vụ sản phẩm đáp ứng được các thông số kỹ
với khách hàng thuật theo hợp đồng. Chi phí bảo hành
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp được tính trong giá bán của sản phẩm.
- Xúc tiến hoạt động bán hàng Bảo hành cung cấp dịch vụ: doanh nghiệp
- Có hai loại bảo hành: cung cấp thêm dịch vụ giúp việc sử dụng
+ Bảo hành chất lượng sản phẩm sản phẩm gia tăng nhiều tiện ích cho
+ Bảo hành cung cấp dịch vụ khách hàng. Chi phí bảo hành không tính
trong giá bán của sản phẩm.
4.2.3.2. Ghi nhận dự phòng phải trả
Dự phòng bảo hành sản phẩm
Ngày 1/1/N, công ty X bán lô hàng trị giá CU30,000, bảo hành 02 năm. Chi phí bảo
hành sản phẩm ước tính là CU500. Chi phí bảo hành thực tế phát sinh năm N là
CU290, năm N+1: CU210.
Giả sử, Công ty X cung cấp thêm gói Bảo hành dịch vụ trị giá CU700, trong 4 năm kể
từ năm N+2.
Kế toán ghi nhận như sau:
4.2.3.2. Ghi nhận dự phòng phải trả
Chỉ có gói bảo hành chất lượng sản phẩm Mua thêm gói bảo hành dịch vụ
1. Ghi nhận doanh thu Nợ TK Tiền: 30,700
Nợ TK Tiền: 30,000 Có TK Doanh thu bán hàng: 30,000
Có TK Doanh thu bán hàng: 30,000 Có TK Doanh thu bảo hành chưa thực hiện: 700
2. Chi phí bảo hành thực tế năm N 2. Tương tự
Nợ TK Chi phí bảo hành: 290
Có TK Tiền, HTK: 290
3. Ngày 31/12/N+1, trích dự phòng bảo hành 3. Tương tự
Nợ TK Chi phí bảo hành: 210 4. Kết chuyển doanh thu bảo hành chưa thực hiện:
Có TK Bảo hành phải trả: 210 Nợ TK Doanh thu bảo hành chưa thực hiện: 175
Có TK Doanh thu bán hàng: 175
4.2.3.2. Ghi nhận dự phòng phải trả
Phải trả có điều kiện: Ví dụ:
- Gồm các khoản như phần thưởng, sản Năm N, công ty X bán 500 chai dầu gội đầu
phẩm miễn phí, phiếu giảm giá. với giá CU30/chai và nhận về 200 vỏ chai.
Chính sách bán hàng: cứ 05 vỏ chai khách
hàng nhận được 01 lọ tinh dầu tràm. Công
ty ước tính tỷ lệ vỏ chai nhận về là 70% số
lượng dầu gội đầu bán ra trong kỳ và đã
mua CU2/lọ tinh dầu tràm.
Công ty X ghi nhận các nghiệp vụ như sau:
4.2.3.2. Ghi nhận dự phòng phải trả
Phải trả có điều kiện
1. Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK Tiền: 15,000
Có TK Doanh thu bán hàng: 15,000
2. Mua tinh dầu tràm: Nợ TK Tinh dầu tràm: (500 x 70%/5)* 2= 140
Có TK Tiền: 140
3. Trả tinh dầu tràm cho khách: Nợ TK Chi phí ưu đãi có điều kiện: 80
Có TK Tinh dầu tràm: (200/5)*2= 80
4. Ngày 31/12/N, trích dự phòng phần nghĩa vụ còn lại
Nợ TK Chi phí ưu đãi có điều kiện: 60
Có TK Dự phòng phải trả có điều kiện: 60
4.2.3.2. Ghi nhận dự phòng phải trả
Dự phòng hoàn nguyên môi trường: Ví dụ:
- Hoạt động SXKD của một số doanh Năm N, công ty X xây dựng nhà máy, đưa vào
nghiệp ảnh hưởng đến môi trường, do sử dụng ngày 01/01/N+1. Thời gian hoạt động

đó phát sinh chi phí hoàn nguyên môi 10 năm, công ty có trách nhiệm tháo dỡ và
phục hồi môi trường. Công ty X ước tính chi
trường.
phí tháo dỡ và phục hồi môi trường là CU
- Xác định chi phí hoàn nguyên môi
2,500,000. Năm N+10, chi phí tháo dỡ và
trường thường được căn cứ vào giá thị
hoàn nguyên thực tế phát sinh là CU
trường hoặc GTHL
2,600,000. Hệ số chiết khấu dòng tiền 10% là
- Chi phí hoàn nguyên môi trường được
0.38554.
vốn hóa.
4.2.3.2. Ghi nhận dự phòng phải trả
Dự phòng hoàn nguyên môi trường:
1. Nợ phải trả phục hồi môi trường: Nợ TK Nhà máy: 2,500,000 X 0.38554= 963,850
Có TK Phải trả phục hồi môi trường: 963,850
2. Trích khấu hao hàng năm: Nợ TK Chi phí khấu hao: 963,850/10= 96,385
Có TK Khấu hao lũy kế: 96,385
3. Ghi nhận lãi theo giá trị thời gian của tiền năm N:
Nợ TK Chi phí tiền lãi: 963,850 x 10%= 96,385
Có TK Phải trả phục hồi môi trường : 96,385
4. Năm N+10, ghi nhận chi phí tháo dỡ: Nợ TK Phải trả phục hồi môi trường: 2,500,000
Nợ TK Lỗ: 100,000
Có TK Tiền: 2,600,000
4.2.3.2. Ghi nhận dự phòng phải trả
Dự phòng tái cấu trúc: Dự phòng tái cấu trúc bao gồm các khoản chi
- Tái cấu trúc doanh nghiệp là chương trình
phí liên quan đến quá trình tái cấu trúc:
được lên kế hoạch và được kiểm soát bởi nhà
- Chi phí kết thúc hợp đồng lao động.
quản lý nhằm đưa ra những thay đổi lớn về
- Chi phí kết thúc hợp đồng mua bán hàng
phạm vi hoạt động và cách thức vận hành
hóa, dịch vụ.
doanh nghiệp như chấm dứt, di dời doanh
- Dự phòng cho các hợp đồng rủi ro lớn
nghiệp, thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý thông
qua việc tổ chức lại, sáp nhập, mua lại.
- Chi phí liên quan trực tiếp đến tái cấu trúc và
thỏa mãn điều kiện của một khoản dự phòng
mới được tính vào dự phòng tái cấu trúc.
4.3. Kế toán các khoản nợ tiềm tàng
‫ אָ‬Khái niệm: một nghĩa vụ có thể xảy ra từ sự kiện, giao dịch đã xảy ra trong quá khứ hoặc
từ các sự kiện, giao dịch không chắc chắn trong tương lai

‫ אָ‬Việc đánh giá và ghi nhận nợ tiềm tàng phụ thuộc vào xác suất xảy ra của sự kiện:

Kết quả Xác suất Ghi nhận kế toán

Khá chắc chắn >= 90% Lập dự phòng

Có thể chắc chắn xảy ra 51% - 89% Lập dự phòng

Có thể xảy ra 5% -50% Yêu cầu công bố thông tin

Ít có khả năng xảy ra <5% Không yêu cầu công bố thông tin
4.4. Trình bày và phân tích các khoản nợ ngắn hạn, dự phòng nợ phải trả
và nợ tiềm tàng
‫ אָ‬Nợ ngắn hạn:

- Trình bày bên phần Nguồn vốn, mục Nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính;

- Được xếp theo trình tự giảm dần theo quy mô, tính thanh khoản dựa trên thời hạn thanh
toán

- Cân nhắc việc ghi nhận sự ảnh hưởng của giá trị theo thời gian của tiền;

- Thông tin chi tiết cần được trình bày trên Thuyết minh BCTC: nợ được ân hạn, nợ có bảo
đảm, các tranh chấp pháp lý, v.v
4.4. Trình bày và phân tích các khoản nợ ngắn hạn, dự phòng nợ phải
trả và nợ tiềm tàng
‫ אָ‬Dự phòng phải trả:
- Trình bày trên phần Nguồn vốn, mục Nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính;
- Thông tin chi tiết về sự biến động mức dự phòng cần trích lập cũng như nguyên nhân
trích lập, các sự kiện có liên quan, thời gian phát sinh, v.v. cần được trình bày trên
Thuyết minh BCTC.
‫ אָ‬Nợ tiềm tàng:
Không bắt buộc trình bày trên BCTC nhưng doanh nghiệp nên công bố thông tin
liên quan nếu xác suất xảy ra nhỏ.
4.4. Trình bày và phân tích
‫ אָ‬Phân tích nợ ngắn hạn

- Hệ số thanh toán hiện hành

- Hệ số thanh toán nhanh


4.5. Đặc điểm kế toán nợ ngắn hạn, dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng
theo hệ thống kế toán Việt Nam
‫ אָ‬Cơ sở phân loại nợ dài hạn và nợ ngắn hạn: 12 tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh

‫ אָ‬Chưa có quy định riêng về thương phiếu

‫ אָ‬Chưa đề cập đến lãi suất thực khi xác định giá trị theo thời gian của tiền khi xác định
dự phòng phải trả

You might also like