You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ NIIE




BÀI TẬP GIỮA KỲ


MÔN HỌC: KẾ TOÁN NÂNG CAO 1

Ngành: Tài chính – Kế toán quốc tế


Lớp: 20BAFV01
Sinh viên thực hiện: Vũ Diễm Quỳnh Hương
Mã số sinh viên: 2000005694
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thanh Tùng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 12 năm 2022


Câu 1:
a) Diễn giải và cho ví dụ thực tế về các quy trình kế toán sau đây tại doanh
nghiệp:
(1) Kế toán thu tiền mặt
Sơ đồ:

Giải thích:
Bước 1: Người nộp cần làm giấy Đề nghị nộp tiền chuyển cho Kế toán thanh toán
Bước 2: Kế toán thanh toán lập Phiếu thu chuyển cho Kế toán trưởng
Bước 3: Kế toán trưởng ký, duyệt Phiếu thu và chuyển cho Kế toán thanh toán
Bước 4: Kế toán thanh toán nhận lại Phiếu thu và chuyển cho Người nộp
Bước 5: Người nộp ký Phiếu thu và nộp tiền cho Thủ quỹ
Bước 6: Thủ quỹ nhận Phiếu thu, thu tiền của Người nộp và ghi sổ quỹ, sau đó
chuyển cho Kế toán thanh toán
Bước 7: Kế toán thanh toán ghi sổ kế toán tiền mặt

Ví dụ: Ngày 16/06/2020, Kế toán ghi nhận số tiền 4.000.000đ thu được từ việc
thanh lý TSCĐ vào sổ kế toán.
(2) Kế toán chi thanh toán tiền mặt
Sơ đồ:

Giải thích:
Bước 1: Người đề nghị chi lập Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng sau
đó chuyển cho Kế toán thanh toán
Bước 2: Kế toán thanh toán Lập Phiếu chi và chuyển cho Kế toán trưởng
Bước 3: Kế toán trưởng nhận Phiếu chi, nếu Kế toán trưởng không đồng ý sẽ gửi
trả lại cho Kế toán thanh toán và nếu Kế toán trưởng đồng ý sẽ ký và duyệt chi xong
chuyển cho Giám đốc
Bước 4: Giám đốc nhận và ký Phiếu chi sau đó chuyển cho Kế toán thanh toán
Bước 5: Kế toán thanh toán nhận lại Phiếu đã được ký duyệt và chuyển Phiếu chi
cho Thủ quỹ
Bước 6: Thủ quỹ nhận phiếu chi sau đó tiến hành xuất tiền, số tiền được xuất sẽ
chuyển cho Người đề nghị chi
Bước 7: Người đề nghị chi nhận tiền và ký Phiếu chi sau đó tiếp tục gửi cho Phiếu
chi cho Thủ quỹ
Bước 8: Thủ quỹ nhận Phiếu chi và ghi sổ quỹ. Sau khi ghi xong, chuyển về cho
Kế toán thanh toán
Bước 9: Kế toán thanh toán sẽ ghi vào sổ kế toán tiền mặt.

Ví dụ: Ngày 10/02/2020, kế toán ghi nhận việc doanh nghiệp mang tiền đi mua
trái phiếu. Số tiền mang đi đầu tư là 100.000.000đ.
(3) Kế toán chi tạm ứng tiền mặt
Sơ đồ:

Giải thích:
Bước 1: Người đề nghị chi lập Giấy đề nghị tạm ứng chuyển cho Kế toán thanh
toán
Bước 2: Kế toán thanh toán Lập phiếu chi và chuyển cho Kế toán trưởng
Bước 3: Kế toán trưởng nhận Phiếu chi, nếu không hợp lý sẽ gửi trả lại cho Kế
toán thanh toán và nếu hợp lý Kế toán trưởng sẽ ký và duyệt chi xong chuyển cho Giám
đốc
Bước 4: Giám đốc nhận và ký phiếu chi sau đó chuyển cho bên Thủ quỹ
Bước 5: Thủ quỹ nhận Phiếu chi và xuất tiền.
Bước 6: Người đề nghị chi nhận tiền và ký Phiếu chi sau đó tiếp tục gửi cho Phiếu
chi cho Thủ quỹ Ghi sổ quỹ. Sau khi ghi xong, chuyển về cho Kế toán thanh toán
Bước 7: Kế toán thanh toán sẽ ghi vào sổ kế toán tiền mặt.
Bước 8: Hoàn ứng: Người đề nghị chi đem chứng từ về để thanh toán cho các
khoản tạm ứng trước đó.
Ví dụ: Ngày 12/07/2022, nhân viên Nguyễn Thị Thuỳ Trang đề nghị tạm ứng tiền
đi công tác:
1.Tiền đi đường: 450.000đ
2.Tiền phòng: 250.000đ
3.Tiền ăn: 300.000đ
4.Tiền mặt khác: 300.000đ
Ngày 13/07/2022, kế toán làm thủ tục chi tiền mặt tạm ứng. Ngày 14/07/2022, chị
Trang làm hoàn ứng 300.000đ do không sử dụng hết.
(4) Kế toán công nợ
- Nợ phải thu
Sơ đồ:

Giải thích:
Bước 1: Khách hàng Yêu cầu Báo giá và gửi cho Nhân viên Bán hàng
Bước 2: Nhân viên Bán hàng sẽ lập và gửi báo giá lại cho Khách hàng
Bước 3: Sau khi Khách hàng nhận báo giá sẽ Lập đơn đặt hàng và gửi cho Nhân
viên Bán hàng
Bước 4: Nhân viên Bán hàng nhận đơn đặt hàng và gửi cho Kế toán
Bước 5: Kế toán Lập phiếu xuất kho và gửi cho bên Thủ kho
Bước 6: Thủ kho nhận phiếu từ Kế toán và xuất hàng cho Nhân viên Bán hàng
Bước 7: Sau khi Nhân viên Bán hàng nhận được hàng sẽ lập Hoá đơn bán hàng
(HĐBH) và chuyển hàng cho Khách hàng
Bước 8: Khi Khách hàng nhận được hàng cùng với hoá đơn sẽ tiến hành làm thủ
tục thanh toán. Ở bước thủ tục thanh toán này khách hàng có 2 trường hợp lựa chọn:
+ Đối với trường hợp thứ nhất: Nếu khách hàng chọn thủ tục Thanh Toán Ngay
thì Khách hàng sẽ đưa tiền cho Nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng nhận được tiền
sẽ chuyển cho bên Kế toán. Bên Kế toán sẽ Lập Phiếu thu và chuyển cho Thủ quỹ. Thủ
quỹ thu tiền và Ghi vào sổ quỹ, sau khi ghi xong sẽ chuyển cho Kế toán. Kế toán nhận
và Ghi số tiền mặt.
+ Đối với trường hợp thứ hai: Nếu khách hàng chọn thủ tục Chưa Thanh Toán thì
Khách hàng sẽ chuyển thủ tục đó cho bên Kế toán để Kế toán ghi sổ công nợ.
+ Ví dụ thực tế:
Ngày 15/11/2022 Công ty Cp Thương Mại Công Ngiệp Quốc Minh xuất kho 9 tấn
xi măng trắng ốp lát bán cho công ty DHA với tổng thanh toán đã bao gồm 10% thuế là
15.400.000đ. Sau khi đã giao hàng và bên mua thanh toán bằng chuyển khoản, căn cứ
vào đơn đặt hàng và hợp đồng đã ký với công ty, kế toán lập phiếu thu và ghi vào sổ
tiền mặt theo nội dung xuất hàng.
- Nợ phải trả
Sơ đồ:

Giải thích:
Bước 1: Nhân viên mua hàng gửi yêu cầu báo giá cho Nhà cung cấp.
Bước 2: Nhà cung cấp nhận yêu cầu và Lập báo giá. Sau khi Lập báo giá xong,
Nhà cung cấp chuyển cho Nhân viên mua hàng.
Bước 3: Nhân viên mua hàng Nhận Báo giá và Lập đơn mua hàng. Nhân viên mua
hàng sẽ chuyển đơn mua hàng cho bên Nhà cung cấp.
Bước 4: Nhà cung cấp nhận được đơn mua hàng sẽ lập Hợp Đồng Bảo Hiểm
(HĐBH) và xuất hàng cho Nhân viên bán hàng.
Bước 5: Nhân viên nhận được hàng kèm với hoá đơn sẽ chuyển cho bên Kế toán
Bước 6: Kế toán Lập phiếu nhập kho và chuyển cho bên Thủ kho
Bước 7: Thủ kho nhận phiếu và nhập kho sau đó chuyển lại cho Kế toán
Bước 8: Kế toán ghi sổ thẻ kho và chuyển cho Nhân viên mua hàng
Bước 9: Nhân viên mua hàng sẽ tiến hành làm thủ tục thanh toán. Tuy nhiên, ở
bước làm thủ tục thanh toán này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1: Nhân viên mua hàng làm thủ tục Thanh Toán Ngay và chuyển
cho bên Kế toán. Kế toán sẽ lập phiếu chi và chuyển qua bên Thủ quỹ. Khi Thủ quỹ
nhận được Phiếu chi sẽ Chi tiền và ghi vào sổ quỹ, sau đó chuyển cho bên Kế toán. Kế
toán sẽ ghi vào sổ tiền mặt
+ Trường hợp 2: Nhân viên mua hàng làm thủ tục Chưa Thanh Toán và chuyển
cho bên Kế toán để Kế toán ghi vào sổ công nợ.
Ví dụ thực tế:
+ Công ty TNHH MTV Thiên Long là một công ty chuyên về sản xuất các loại xe
đạp. Vào ngày 29/05/2022, Công ty đã đặt một đơn hàng để mua nguyên vật liệu sản
xuất xe đạp với Công ty Cổ Phần Vật Tư Diệp Sơn Tân với giá trị là 637.000.000đ và
kỳ hạn thanh toán đầy đủ cho đơn hàng trên vào ngày 03/06/2022. Sau khi nhận hàng
đầy đủ và nhập hàng vào kho, Kế toán tiến hành ghi vào sổ công nợ.
b) Phân biệt quy trình kế toán thanh toán tiền mặt với quy trình kế toán tạm
ứng tiền mặt.
Đối với kế toán thanh toán tiền mặt: Giám đốc phải gửi phiếu chi về lại cho kế
toán thanh toán và bên kế toán thanh toán nhận phiếu chi mới chuyển cho bên thủ quỹ,
và bắt buộc phải có chứng từ kèm theo.
Đối với kế toán tạm ứng tiền mặt: Giám đốc ký phiếu chi và gửi thẳng cho bên thủ
quỹ, tạm ứng có thể chi khi chưa có chứng từ.
c) Theo em cần phải lưu ý những nội dung gì trong chi tạm ứng tiền mặt tại
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? Đặc biệt là trong các dự án xây dựng kéo dài
qua các năm.
Những vấn đề cần lưu ý trong chi tạm ứng tiền mặt là cần phải xác định rõ mốc
thời gian phải thu hồi tạm ứng trong hợp đồng xây dựng.
Hiện nay, việc quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công thực
hiện theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về
quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công
Tại Điều 10 về tạm ứng vốn:
Theo Tiết a, Khoản 1 nguyên tắc tạm ứng vốn quy định “Mức vốn tạm ứng, thời
điểm tạm ứng, mức thu hồi tạm ứng từng lần, thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần và các
nội dung khác đảm bảo việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo
đúng quy định phải được ghi cụ thể trong hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ đầu tư
dự án, tiến độ thực hiện hợp đồng và khối lượng thực hiện theo từng năm. Mức vốn tạm
ứng và số lần tạm ứng được phân định cụ thể theo từng năm phù hợp với tiến độ thực
hiện hợp đồng trong năm tương ứng (nếu có).”
Theo Tiết a, Khoản 5 thu hồi vốn tạm ứng quy định: “Vốn tạm ứng được thu hồi
qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do
chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu, được quy định cụ thể trong hợp đồng và đảm bảo
thu hồi hết khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng (trừ trường hợp được người có
thẩm quyền cho tạm ứng ở mức cao hơn)”.
Theo Tiết d, Khoản 5 về thời hạn thu hồi vốn tạm ứng quy định: “Đối với các công
việc của dự án thực hiện theo hợp đồng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng và hợp đồng
của dự án không có cấu phần xây dựng): vốn tạm ứng quá hạn thu hồi sau 03 tháng kể
từ thời điểm phải thu hồi vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng mà nhà thầu chưa
thực hiện hoặc khi phát hiện nhà thầu sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư có trách nhiệm
chủ trì, phối hợp với cơ quan kiểm soát, thanh toán để thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng
cho ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ đầu tư chưa thu hồi, cơ quan kiểm soát, thanh
toán có văn bản đề nghị chủ đầu tư thu hồi của nhà thầu hoặc đề nghị chủ đầu tư yêu
cầu tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng theo nghĩa vụ bảo lãnh
khi nhà thầu vi phạm cam kết với chủ đầu tư về việc sử dụng vốn tạm ứng”.
Câu 2:
Vào tháng 11/2020, tại công ty cổ phần XYZ phát sinh các nghiệp vụ thực tế như
sau:
(1) Lương phải trả cho nhân viên bán hàng tại siêu thị và showroom là
250.000.000đ; lượng nhân viên khối văn phòng là 400.000.000 đ, trong đó lương của
Ban giám đốc là 200.000.000đ
Nợ TK 641: 250.000.000đ
Nợ TK 642: 400.000.000đ
Có TK 334: 650.000.000đ

(2) Kế toán trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ hiện hành.
Nợ TK 334: 61.750.000
Có TK 3383: 52.000.000
Có TK 3384: 9.750.000
Có TK 3382: 0

Nợ TK 641: 56.250.000
Nợ TK 642: 90.000.000
Có TK 3383: 113.750.000
Có TK 3384: 19.500.000
Có TK 3382: 13.000.000

(3) Xuất kho tài sản cố định dùng phục vụ bán hàng ở showrooom của công ty trị
giá
54.000.000 đ, phân bổ trong 3 tháng. Xuất kho công cụ dụng cụ bổ sung cho bán
hàng 8.000.000 đ, cho quản lý 10.000.000 đ.
Nợ TK 242: 54.000.000
Có TK 153: 54.000.000
(4) - Chi phí vận chuyển hàng bán 20.000.000 đ.
- Chi phí thuê lao động thời vụ 25.000.000đ.
- Chi đào tạo nhân viên trong tháng 7.000.000 đ
Tiền chưa được công ty thanh toán.
Nợ TK 641: 52.000.000
Có TK 331: 52.000.000

(5) - Chi phí quảng cáo 22.000.000 đ


- Chi mua văn phòng phẩm 2.000.000 đ.
- Chi phí tiếp khách 5.000.000 đ
- Chi trả tiền điện, nước trong tháng là 6.000.000 đ
- Chi trả tiền điện thoại trong tháng là 2.000.000 đ
Tất cả các khoản chi này, công ty đã thanh toán ngay cho nhà cung cấp. Theo
nguyên tắc ưu tiên chi trả tiền mặt, nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật
Nợ TK 642: 37.000.000
Có TK 112: 22.000.000
Có TK 111: 15.000.000

(6) Chi tiền mặt tạm ứng như sau:


- Chi cho nhân viên mua hàng 6.500.000 đ
- Chi công tác phí cho Phó Giám đốc 20.000.000 đ
Nợ TK 141: 26.500.000
Có TK 111: 26.500.000

(7) Khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng 4.400.000 đ, bộ phận quản lý
5.600.000đ.
Nợ TK 641: 4.400.000
Nợ TK 642: 5.600.000
Có TK 214: 10.000.000
(8) Bán hàng thu được 1.200.000.000 đ. Các đối tác đã thanh toán chuyển khoản
vào tài khoản công ty. Biết thuế VAT là 8%, giá vốn hàng bán là 350.000.000đ
a) Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
b) Kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh trong tháng của công ty XYZ

a) Giá vốn
Nợ TK 632: 350.000.000
Có TK 1561: 350.000.000
Doanh thu
Nợ TK 112: 1.200.000.000
Có TK 3331: 88.888.889
Có TK 511: 1.111.111.111

b)

- Kết chuyển doanh thu thuần:

Nợ TK 511: 1.111.111.111

Có TK 911: 1.111.111.111

- Kết chuyển giá vốn hàng bán phát sinh:

Nợ TK 911: 350.000.000

Có TK 632: 350.000.000

- Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 911: 937.750.000

Có TK 641: 391.150.000

Có TK 642: 546.600.000

KQKD = 1.111.111.111-(937.750.000+350.000.000)= -176.638.990

Nợ TK 421: 176.638.990

Có TK 911: 176.638.990

You might also like