You are on page 1of 8

DẠNG 1: ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH

1. Số tiền lãi trả trước khi phát hành giấy tờ có giá được kế toán ghi nhận vào tài
khoản chi phí tại thời điểm phát hành.

Sai vì: theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, phải ghi nhận doanh thu vào thời điểm phát
sinh thực tế chứ không ghi nhận thời điểm thu. Tuy tiền lãi đã trả ngay thời điểm phát
hành nhưng không được ghi nhận là chi phí thực thu vì tiền lãi đó hàng tháng mới
được ghi nhận. Tiền lãi trả trước phải ghi nhận vào TK 388: chi phí chờ phân bổ, đến
tháng nào thì ghi nhận chi phí vào tháng đó.

Định khoản:

Nợ 1011/4211: số tiền thu về

Có 388: lãi trả trước

Có 432: mệnh giá

Hàng tháng:

Nợ 803: tiền lãi hàng tháng

Có 388

2. Lãi hàng tháng của tiền gửi TK có kì hạn loại lĩnh lãi 1 lần khi đáo hạn được
kế toán nhập gốc.

Sai vì:

Với lĩnh lãi 1 lần khi đáo hạn thì hàng tháng kế toán vẫn phải dự chi lãi

Nợ 801

Có 491

Khi đáo hạn: khách hàng đến tất toán, trả toàn bộ lãi

Nợ 491

Có 1011/4211

Khi đáo hạn: khách hàng không đến tất toán và lĩnh lãi, thì sau 1 tháng kế toán mới
nhập gốc và quay vòng mới với kì hạn bằng kì hạn trước và % theo thời điểm quay
vòng.

3. Đối với tk tiền gửi trả lãi sau, kế toán chỉ hạch toán 1 lần tiền lãi khi đáo hạn
vì đó là thời điểm thực tế chi tiền.
Sai vì: theo nguyên tắc cơ sở dồn tích nên hàng tháng dù chưa phải thanh toán lãi
nhưng vẫn phải tính và dự chi lãi, không phải đến khi đáo hạn mới ghi nhận vào chi
phí

Nợ 801

Có 491

4. Khi phát hành GTCG, kế toán ngân hàng tm luôn ghi nhận nghĩa vụ nợ phải
trả cho khách hàng trên tk 431 theo mệnh giá.

Đúng vì: trên tài khoản 431 luôn ghi nhận theo mệnh giá

Lấy ví dụ:

5. Dự chi lãi định kì với GTCG trả lãi khi đến hạn có nghĩa là kế toán hạch toán
vào chi phí trong kì.

Đúng: lãi được ghi nhận vào chi phí trong kì

Nợ 803: trả lãi phát hành GTCG

Có 492 : lãi phải trả về phát hành GTCG

6. Khi khách hàng không có khả năng trả lãi, kế toán không được ghi giảm
doanh thu.

Đúng. Khi khách hàng không trả được lãi, thì kế toán ghi nhận vào chi phí khác.

Nợ 89

7. Kế toán ngân hàng chỉ lập dự phòng rủi ro tín dụng cho những tổn thất chắc
chắn xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

Sai: vì ngoài lập dự phòng rủi ro tín dụng cho những tổn thất chắc chắn xảy ra,
ngân hàng còn phải lập dự phòng chung cho những trường hợp có khả năng khách
hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

8. Khi đến hạn, khách hàng không thanh toán đủ gốc + lãi thì kế toán ngân hàng
bắt buộc chuyển thành nợ quá hạn

Sai vì: khách hàng có quyền gia hạn nợ nếu được đồng ý.

Vì khách hàng vẫn xin được gia hạn nợ. Nếu được chấp thuận thì nó vẫn là nợ trong
hạn và khách hàng tiếp tục có nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi theo quy định.

9. Khi khách hàng không có khả năng trả lãi thì kế toán ghi giảm doanh thu để
đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thận trọng.

Sai vì: Khi khách hàng không trả được lãi, thì kế toán ghi nhận vào chi phí khác.
Nợ 89

10. Bảo lãnh: Trong TH KH không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, NH phải trả thay
đúng bằng số tiền KH nợ.

Sai: vì khi khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì NH có quyền lấy tiền ký
quỹ và tiền trong tk tiền gửi thanh toán của khách hàng để trừ nợ và NH chỉ trả phần
còn thiếu.

Nợ 4274

Có 4211

Nợ 241

11. Khi NH giải ngân cho vay bằng chuyển khoản vào tk của khách hàng thì tổng
giá trị tài sản ngân hàng tăng lên

Đúng vì:

Khi cho vay: tk 211 tăng, tk tiền gửi thanh toán của khách hàng ( 4211) tăng

-> Tổng TS và tổng NV đều tăng

12. Khi NH giải ngân cho vay bằng tiền mặt, tổng TS NH tăng.

Sai vì:

Cho vay bằng tiền mặt: tăng tk 211

-> TS tăng

Giải ngân bằng tiền mặt: tk 1011 giảm

> TS giảm

> Tổng TS của NH không đổi

13. Thu nhập của nghiệp vụ bảo lãnh, kế toán ghi nhận theo phương pháp thực thu
để bảo đảm nguyên tắc thận trọng.

Sai: vì: Thu nhập của nghiệp vụ bảo lãnh, kế toán ghi nhận theo phương pháp doanh
thu chờ phân bổ để bảo đảm nguyên tắc cơ sở dồn tích. Vì theo nguyên tắc cơ sở dồn
tích : các nghiệp vụ liên quan đến TS, kế toán ghi nhận tại thời điểm phát sinh, không
ghi nhận vào thời điểm thực thu.

Định khoản:

Nhận phí bảo lãnh:


Nợ 1011/4211: phí bảo lãnh

Có 488: doanh thu chờ phân bổ

Hàng tháng phân bổ:

Nợ 488

Có 704

14. Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng phải mỗi tháng 1 lần, không phải mỗi
quý.

Đúng: ( theo thông tư 11/2021)

15. Trong quy trình chuyển tiền điện tử, kế toán NHB luôn ghi tăng ngay TK
TGTT cho người thụ hưởng khi nhận được lệnh chuyển có của NHA gửi đến.

Đúng. NHB là ngân hàng nhận lệnh phục vụ người thụ hưởng nên khi nhận lệnh
chuyển có thì NH B sẽ nhận tiền ( ghi có 4211 cho B)

Nợ TK TTV

Có 4211 (B)

16. Nhận được lệnh chuyển có từ một ngân hàng cùng hệ thống. Chuyển bổ sung
lệnh chuyển có trước đây. Kế toán ghi:

Nợ 4211 : 10.000

Có 5191.01 : 10.000

Sai: ghi đúng:

Nợ 5191.01: 10.000

Có 4211: 10.000

17. Trong chuyển tiền điện tử, kế toán NHB ghi giảm tiền gửi của người chi trả
nếu nhận được lệnh chuyển có, ghi tăng tài khoản tiền gửi người thụ hưởng nếu
nhận được lệnh chuyển nợ.

Sai: ghi đúng:

kế toán NHB ghi giảm tiền gửi của người chi trả nếu nhận được lệnh chuyển nợ, ghi
tăng tài khoản tiền gửi người thụ hưởng nếu nhận được lệnh chuyển có.

kế toán NHB ghi tăng tiền gửi của người thụ hưởng nếu nhận được lệnh chuyển có,
ghi giảm tài khoản tiền gửi người chi trả nếu nhận được lệnh chuyển nợ.
C1: Trong chuyển tiền điện tử, kế toán NHB ghi tăng tk tiền gửi của thụ hưởng nếu
nhận được lệnh chuyển có.

Nợ 5191.01

Có 4211 (người thụ hưởng)

Ghi giảm tài khoản tiền gửi người chi trả nếu nhận được lệnh chuyển nợ.

Nợ 4211 ( người chi trả)

Có 5191.01

C2: Trong chuyển tiền điện tử, kế toán NHB ghi giảm tiền gửi của người chi trả nếu
nhận được lệnh chuyển nợ, ghi tăng tài khoản tiền gửi người thụ hưởng nếu nhận được
lệnh chuyển có.

18. Trong chuyển tiền điện tử, khi nhận được lệnh chuyển nợ có ủy quyền. Nếu
trên tk ngân hàng người nhận nợ không có tiền thì kế toán NHB ghi nợ 4211.

Đúng. ??? câu này cô bảo đúng à mn

( Đ ) theo t phỏng đoán một cách vô căn cứ thì là đúng vì nó là có ủy quyền

NỢ 4211 ( người chi trả )

CÓ TK TTV
19. Trong chuyển tiền điện tử, NHA phát hiện đã lập và chuyển đi 1 lệnh chuyển
có sai ngược vế. Kế toán ngân hàng sửa sai bằng cách lập và chuyển đi lệnh hủy
lệnh chuyển có để hủy toàn bộ số tiền lệnh sai và lập 1 lệnh chuyển có mới chuyển
đi.

Đúng. ( ko cần giải thích )

20. Ngân hàng chỉ thực hiện chi trả thanh toán cho người thụ hưởng khi có lệnh
chi trả.

Đúng. ( Để ngân hàng thực hiện chi trả số tiền chuyển nợ cho người thụ hưởng, người
thụ hưởng cần phải có một lệnh chi trả hợp lệ. Lệnh chi trả yêu cầu ngân hàng trích
tiền từ tài khoản của bên trả tiền để chuyển cho người thụ hưởng theo nội dung ghi
trên lệnh.)
Ghi Nợ 4211

Có TK TTV

21. Khi nhận được ủy nhiệm thu có ủy quyền chuyển nợ kèm các chứng từ liên
quan. Kế toán ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra nếu đảm hợp lệ ghi có và báo
có cho người bán.

Sai. Khi nhận được ủy nhiệm thu có ủy quyền, kế toán ghi nợ và báo nợ cho người
bán.

Nợ TK TTV

Có TK 4599

-> Nợ 4599

Có 4211 (A)

22. Sau phiên thanh toán bù trừ, TKTT bù trừ tại các NHTV có thể có số dư nợ
hoặc số dư có.

Sai. Không còn số dư. Vì TKTT bù trừ của NHTV thì hạch toán bù trừ với tất cả ngân
hàng khác.

Do khi phát sinh ghi NỢ TK 5012

CÓ TK 4211

-> Không còn số dư

Nếu có số dư nợ 5012 thì có nghĩa còn khoản phải thu cho NHTV khác

Nếu có số dư có 5012 thì có nghĩa còn khoản phải trả cho NHTV khác

23. Theo bảng kq TTBT từ NHNN. Nếu NHTV có số chênh lệch phải thu thì
NHTV sẽ ghi giảm TKTG tại NHNN.

Sai. NHTV ghi tăng TKTG tại NHNN.

24. Theo bảng kq TTBT từ NHNN. Nếu NHTV có số chênh lệch phải trả thì
NHTV sẽ ghi tăng TKTG tại NHNN

Sai. NHTV ghi giảm TKTG tại NHNN

25. Nếu nhận được lệnh chuyển có từ 1 NH cùng hệ thống chuyển bổ sung số tiền
lệnh chuyển có trước đây. Kế toán ghi NỢ TK 4211, CÓ TK 5191.01

Sai. KT ghi: NỢ TK 5191.01


CÓ TK 4211

26. Kế toán kinh doanh ngoại tệ phải phản ánh chính xác từng loại nguyên tệ trên
chứng từ kế toán cũng như trên các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp.

Đúng. Yêu cầu đối với kế toán kinh doanh ngoại tệ là phải phản ánh chính xác từng
loại tiền trên chứng từ kế toán cũng như sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.

27. Kế toán kinh doanh ngoại tệ phải quy đổi số lượng ngoại tệ mua vào-bán ra theo tỉ
giá mua, tỉ giá bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ và trên chứng từ kế toán.

Sai. Kế toán kinh doanh ngoại tệ vừa phải phản ánh ngoại tệ mua vào-bán ra, vừa phải
phản ánh trên đồng việt nam đã quy đổi.

28. Cho thuê tài chính là theo phương pháp thực thư.

Sai. Cho thuê tài chính có thể dự thu

29. Trong trường hợp chủ tài khoản trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của
mình để chuyển đến một ngân hàng khác (thanh toán khác ngân hàng) thì lệ phí
chuyển tiền được kế toán hạch toán vào thu nhập của ngân hàng.

Đúng. Kế toán ghi: NỢ TK 4211

CÓ TK 711 - Thu nhập từ dịch vụ thanh toán

CÓ TK 4531 - Thuế GTGT phải nộp

30. Tiền lãi của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được kế toán ngân hàng tính giống với
tiền lãi của tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.

Sai. Cách tính lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn = Số tiền gửi x thời gian gửi (1 tháng) x lãi suất/12

Cách tính lãi tiền gửi thanh toán không kỳ hạn:

Số tiền lãi = Tổng tích số dư x Lãi suất tháng (hoặc lãi suất năm phải trả được tính lãi
30 ngày 360 ngày

You might also like