You are on page 1of 3

4.

Giải ngân
Các bước giải ngân:
Bước 1: Chứng từ giải ngân:
1.1. Chứng từ của khách hàng
CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dựng tiền vay
để giải ngân gồm:
- Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ.
- Bảng kê các khoản chi chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu,…
- Đối với hóa đơn, chứng từ thanh toán, trong trường hợp cụ thể Chi nhánh có thể
yêu cầu xuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục (và chịu
trách nhiệm về tính trung thực của bảng liệt kê) để đối chiếu trong quá trình kiểm
tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân.
1.2. Chứng từ của ngân hàng
CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu sau:
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong trường hợp khách hàng chưa hoàn thành thủ tục
bảo đảm tiền vay.
- Bảng kê rút vốn vay
- Uỷ nhiệm chi.
Bước 2: Trình duyệt giải ngân:
2.1. CBTD sau khi xem xét chứng từ giải ngân nói trên, nếu đủ điều kiện giải ngân thì
trình TPTD.
2.2. TPTD kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD:
- Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo
- Nếu chưa phù hợp, yêu cầu CBTD chỉnh sửa lại.
- Nếu không đồng ý: Ghi rõ lý do
2.3. Lãnh đạo ký duyệt:
- Nếu đồng ý: Ký duyệt
- Nếu chưa phù hợp: Yêu cầu CBTD chỉnh sửa lại.
- Nếu không đồng ý: Ghi rõ lý do
Bước 3: Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ:
3.1. CBTD nhận lại chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho vay, nạp vào máy tính các
thông tin dữ liệu của khoản vay theo Hợp đồng nhận nợ qua mạng máy tính của ngân
hàng.
3.2. CBTD chuyển những chứng từ đã nhận được lãnh đạo duyệt cho Phòng nghiệp vụ có
liên quan như sau:
- Chứng từ gốc chuyển phòng kế toán:
 Hợp đồng tín dụng (Nếu mới rút vốn lần đầu)
 Bảng kê rút vốn vay
 Uỷ nhiệm chi
 Chứng từ khác (Nếu có)
Phòng kế toán căn cứ vào chứng từ trên thực hiện hoạch toán theo quy trình thanh toán
trong nước và theo dõi khoản nợ vay theo Bảng theo dõi nợ vay.
- Chứng từ chuyển Phòng nguồn vốn (nếu có):
Đề nghị chuyển nguồn vốn với trường hợp khoản vay lớn có ảnh hưởng đến cơ chế điều
hành vốn theo quy định của Chi nhánh
5. Giám sát và thu nợ.
5.1. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn
5.1.1. Mở sổ sách theo dõi
CBTD mở sổ sách theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng, Bảng
theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc các sao kê điện toán theo nội dung: Ngày
tháng, năm giải ngân, lãi suất áp dụng, ngày tháng năm thu nợ, số tiền thu nợ, lãi, dư nợ
từng thời điểm,...
5.1.2. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, vật tư đảm bảo nợ vay
- Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ:
Kiểm tra trước, trong khi giải ngân
Kiểm tra sau khi giải ngân.
Định kỳ hàng tháng, quý hoặc trường hợp đột xuất CBTD có thể cùng TPTD tiến hành
kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay của khách hàng thông qua: Sổ
sách hoạch toán theo dõi của khách hàng, chứng từ, hóa đơn hoạch toán,...
- Kiểm tra tại hiện trường:
Thị sát tiến độ thực hiện
Thị sát vật chất (vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị,...)
- Lập biên bản kiểm tra:
Sau khi kiểm tra, CBTD lập biên bản kiểm tra về mục đích sử dụng vốn của khách hàng
và vật tư đảm bảo nợ vay Ngân hàng. Nếu khách hàng sửu dụng sai mục đích hoặc phát
sinh những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng, CBTD
có báo cáo TPTD để trình lãnh đạo xem xét quyết định ngừng cho vay hoặc có biện pháp
thu hồi nợ trước hạn...
5.1.3. Phân tích hiệu quả vốn vay
5.1.4. Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay
5.1.5. Thu nợ gốc và lãi
- Có hai phương pháp thu nợ gốc và lãi được áp dụng:
Người vay trả nợ trực tiếp tại nơi giao dịch
Thành lập tổ thu nợ lưu động ( có từ 3 cán bộ trở lên)
- Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, số lời phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày
trả nợ. Nếu có sự thỏa thuận về điều kiện, mức phí trả nợ trươc hạn giữa người vay và
NHCV phải được ghi vào hợp đồng tín dụng.
- Căn cứ kỳ hạn trả nợ gốc, lãi của khoản vay, CBTD thường xuyên theo dõi tiến độ trả
nợ của khách hàng vay thông qua chứng từ, sổ sách kế toán và các phần mềm về quản lý
khoản vay, thông báo bằng văn bản trước 05 ngày làm việc cho khách hàng đối với thu
lãi và ít nhất 10 ngày làm việc đối với thu gốc khoản vay.
5.1.6. Xử lý phát sinh

You might also like