You are on page 1of 60

CHƢƠNG 1: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN

BÀI ÔN TẬP:
Tại công ty ABC cho thông tin về số dư một số tài khoản tổng hợp và chi tiết vào ngày 01/10/N
như sau: (ĐVT: triệu đồng)

Phải thu của khách hàng (Dư Nợ) 970 Tiền mặt 910
Vốn đầu tư chủ sở hữu 7.500 Chứng khoán kinh doanh 350
Hao mòn TSCĐ hữu hình 1.200 Tiền gửi ngân hàng 1.450
TSCĐ hữu hình 6.350 Phải trả người bán (dư Có) 590
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối X Hàng hóa 840

Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/N:


1. Chuyển khoản trả nợ cho người bán 190. NH đã gửi giấy báo Nợ
2. Khách hàng chuyển khoản thanh toán cho doanh nghiệp 170. NH đã gửi giấy báo Có
Yêu cầu:
1) Lập Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp vào ngày 01/10/N
2) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3) Phản ánh số dư đầu kỳ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính số dư cuối kỳ của các
tài khoản: Tiền gửi ngân hàng, Phải thu khách hàng, Phải trả người bán
4) Tính giá trị tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp vào ngày 31/10/N

Bài 1.1:
Công ty Huy Gia kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế
GTGT cho các loại hàng hóa, dịch vụ thông thường: 10%. Hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên. (ĐVT: đồng)
* Cho số dƣ 30/09/N về khoản phải thu khách hàng nhƣ sau:
- TK 131-Phải thu khách hàng (A): 320.000.000đ (Dư Nợ)
- TK 131-Phải thu khách hàng (B): 120.000.000đ (Dư Có)
- Các TK liên quan có số dư hợp lý.
* Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/N nhƣ sau:
1. Ngày 12/10: Xuất bán cho công ty B một lô hàng có giá thực tế xuất 100.000.000đ, giá
1
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
thanh toán 198.000.000đ. Công ty B đã nhận hàng và thanh toán số tiền còn lại bằng
chuyển khoản (Ngân hàng đã báo Có).
2. Ngày 20/10: Công ty A chuyển khoản thanh toán nợ 180.000.000đ (Ngân hàng đã báo
Có).
3. Ngày 22/10: Công ty C chuyển khoản ứng trước tiền mua hàng 300.000.000đ (Ngân hàng
đã báo Có).
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/N.
2. Xác định số dư cuối kỳ của TK 131-Phải thu khách hàng và phản ánh số liệu lên bảng
cân đối kế toán.

Bài 1.2:
Tại công ty HDK có số liệu sau (ĐVT: 1.000 đồng)
* Số dƣ một số TK vào ngày 01/0 7/N:
- TK 112 -Tiền gửi ngân hàng: 176.300 trong đó:
+ TK 1121-Tiền gửi ngân hàng-VND: 100.000
+ TK 1122-Tiền gửi ngân hàng-USD: 76.300 (chi tiết 3.500 USD)
- Các TK 111, 131, 331, 341 không có số dư ngoại tệ đầu kỳ
* Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 07/N nhƣ sau:
1. Ngày 05/07: Nhập khẩu NVL trị giá 18.000USD, chưa thanh toán cho nhà cung cấp Y. Tỷ
giá mua-bán chuyển khoản: 23,1-23,25/USD.
2. Ngày 09/07: Bán hàng xuất khẩu vào khu chế xuất thu bằng chuyển khoản 20.500USD
(Ngân hàng đã báo Có). Tỷ giá mua-bán chuyển khoản: 23,15-23,3/USD.
3. Ngày 11/07: Nhập khẩu TSCĐ hữu hình của người bán X, số tiền 20.000USD, chưa thanh
toán tiền. Tỷ giá mua-bán chuyển khoản: 23,25-23,4/USD.
4. Ngày 18/07: Chuyển khoản từ tài khoản ngoại tệ loại tiền USD (Ngân hàng đã báo Nợ)
thanh toán tiền mua hàng hóa cho người bán X. Tỷ giá mua-bán chuyển khoản: 23,35-
23,5/USD.
5. Ngày 25/07: Ngân hàng A cho vay 18.000USD thời hạn 2 năm để trả cho người bán Y. Tỷ
giá mua-bán chuyển khoản: 23,35-23,55/USD.
6. Ngày 26/07: Bán hàng xuất khẩu vào khu chế xuất thu 12.000USD (Ngân hàng đã báo
Có). Tỷ giá mua-bán chuyển khoản: 23,4-23,5/USD.
7. Ngày 30/07: Bán 10.000USD từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ (Ngân hàng đã báo Nợ tài
khoản tiền gửi ngoại tệ USD và báo Có tài khoản tiền gửi VND). Tỷ giá mua-bán chuyển
khoản: 23,35-23,45/USD.
2
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tài liệu bổ sung:
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ cho trong bài là giá đã có thuế GTGT.
- Tính giá xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân gia quyền di động.
- Kỳ kế toán: tháng.
- Tỷ giá niêm yết: Tỷ giá mua-bán chuyển khoản tại ngân hàng (nơi doanh nghiệp giao
dịch chủ yếu) niêm yết.

Bài 1.3:
Công ty Ánh Linh kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế
GTGT cho các loại hàng hóa, dịch vụ thông thường: 10%. Kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên. (ĐVT: triệu đồng)
* Cho số dƣ đầu kỳ một số tài khoản vào ngày 01/10/N:
- TK 111-Tiền mặt: 615 - TK 156-Hàng hóa: 480
- TK 112-Tiền gửi ngân hàng: 1.758 - TK 331(B)-Phải trả người bán: 327
- TK 131(A)-Phải thu khách hàng: 143 - TK 334-Phải trả người lao động: 290
- TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ: 54 - Các tài khoản liên quan có số dư hợp lý

* Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/N nhƣ sau:
1. Ngày 04/10: Mua hàng hóa nhập kho thanh toán bằng chuyển khoản theo giá mua chưa
thuế GTGT 65. Ngân hàng đã báo Nợ.
2. Ngày 05/10: Chuyển khoản góp vốn liên doanh dài hạn với công ty B 420. Ngân hàng đã
báo Nợ.
3. Ngày 08/10: Chi tiền mặt nộp vào ngân hàng 170 và đã nhận được giấy báo Có.
4. Ngày 09/10: Khách hàng A trả nợ cho đơn vị trong đó bằng tiền mặt 13 và số tiền còn lại
thanh toán bằng chuyển khoản. Ngân hàng đã báo Có.
5. Ngày 13/10: Chuyển khoản mua 10.000 cổ phiếu VNM với mục đích kinh doanh ngắn
hạn, mệnh giá: 0,01/cổ phiếu, giá mua 0,086/cổ phiếu và thanh toán khoản phí 0,3% trên
tổng giá trị giao dịch. Ngân hàng đã báo Nợ.
6. Ngày 15/10: Chuyển khoản thanh toán lương cho người lao động 219. Ngân hàng đã báo
Nợ.
7. Ngày 17/10: Chi tiền mặt mua 02 máy lạnh, đơn giá 8/cái chưa bao gồm thuế GTGT.
8. Ngày 24/10: Bán hàng hoá C thu bằng chuyển khoản 363 đã bao gồm thuế GTGT. Ngân
hàng đã báo Có. Biết rằng giá vốn của lô hàng 240.
3
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
9. Ngày 27/10: Chi tạm ứng cho nhân viên Hiếu mua vật tư bằng tiền mặt 16,5 theo giá bao
gồm thuế GTGT.
10. Ngày 28/10: Chuyển khoản thanh toán 80% tiền hàng còn nợ cho người bán B. Ngân
hàng đã báo Nợ.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/N.
2. Tính số dư cuối kỳ của các tài khoản có liên quan.
3. Trình bày thông tin về Khoản mục tiền, Nợ phải thu và Nợ phải trả lên bảng cân đối kế
toán ngày 31/10/N.

Bài 1.4:
Tại công ty cổ phần KSH trong Quý II/N có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
* Số dƣ ngày 01/04/N của một số tài khoản tổng hợp và chi tiết nhƣ sau:
- TK 131-Phải thu khách hàng: 2.660.000 (chi tiết: KH-A: 820.000; KH-B: 480.000;
KH-C: 970.000; KH-D: 390.000).
- TK 2293-Dự phòng phải thu khó đòi: 246.000 (chi tiết KH-A: 246.000)
- Các TK liên quan có số dư hợp lý.
* Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý II/N nhƣ sau:
1. Ngày 01/4: Bán hàng trực tiếp cho KH-S, giá bán theo hoá đơn GTGT 520.000, thuế
GTGT 52.000 đã nhận bằng chuyển khoản.Ngân hàng đã báo Có. Giá vốn của lô hàng là
310.000.
2. Ngày 2/4: Bán hàng trực tiếp cho KH-M với tổng giá trị thanh toán theo hoá đơn GTGT
440.000. KH-M đã chấp nhận thanh toán, thời hạn thanh toán là 15 ngày. Giá vốn của lô
hàng là 309.000.
3. Ngày 5/4: KH-B thanh toán toàn bộ số nợ trước hạn bằng chuyển khoản. Ngân hàng đã
báo Có.
4. Ngày 6/4: Chuyển khoản thanh toán khoản chiết khấu thanh toán cho KH-B 1%. Ngân
hàng đã báo Nợ.
5. Ngày 27/4: Bán hàng trực tiếp cho KH-G, giá bán theo hoá đơn GTGT 830.000, thuế
GTGT 83.000. KH-G đã chấp nhận thanh toán, thời hạn thanh toán là 30 ngày. Giá vốn
của lô hàng là 398.000.
6. Ngày 3/5: KH-A phá sản, toàn bộ tài sản đã phát mại. Công ty không nhận được khoản
thanh toán nào từ KH-A. Hội đồng xử lý nợ đã quyết định xử lý tài chính khoản nợ của
KH-A. Kế toán tiến hành ghi sổ kế toán quyết định của hội đồng.
7. Ngày 13/5: Nhận được tiền trả trước của công ty H bằng chuyển khoản 510.000. Ngân

4
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
hàng đã báo Có.
8. Ngày 27/5: Xuất hàng hóa giao trực tiếp cho công ty H. Giá bán theo hoá đơn
GTGT530.000, thuế GTGT: 53.000. Giá vốn của lô hàng là 215.000.
9. Ngày 5/6: KH-L trả trước tiền mua hàng bằng chuyển khoản170.000. Ngân hàng đã báo
Có.
10. Ngày 12/6: Công ty H chuyển khoản thanh toán số tiền còn thiếu. Ngân hàng đã báo Có.
11. Ngày 30/6: Cuối quý căn cứ vào thời gian quá hạn và quyết định của Hội đồng thẩm định
nợ, kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi cho khách hàng C theo tỷ lệ 30%.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý.
2. Mở sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết theo dõi khoản phải thu khách hàng.
Tài liệu bổ sung:
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT của các loại hàng
hoá, dịch vụ 10%
- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Kỳ kế toán: quý.

Bài 1.5:
Doanh nghiệp T tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Kỳ kế toán: tháng. (ĐVT: triệu đồng)
* Số dƣ 1/12/N của một số tài khoản tổng hợp, chi tiết nhƣ sau:
- TK 131 - Phải thu của khách hàng: 1.210, trong đó:
Khách hàng A: 550
Khách hàng B: 660
- TK 2293 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi (KH-A): 385
* Trích một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12:
1. Ngày 10: khách hàng A phá sản. Doanh nghiệp thu hồi được 10% khoản phải thu bằng
tiền mặt. Doanh nghiệp đã xử lý tài chính đối với nợ phải thu của khách hàng A.
2. Ngày 20: doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng X với tổng giá thanh toán theo hóa đơn
GTGT 440 (đã bao gồm 10% thuế GTGT), thời hạn thanh toán 30 ngày. Giá vốn của lô
hàng hóa xuất bán là: 250.
3. Ngày 31: Lập dự phòng đối với khách hàng B. Thời gian quá hạn 9 tháng.
Yêu cầu:
1. Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
5
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
2. Phản ánh thông tin nghiệp vụ phát sinh lên sơ đồ chữ T tài khoản 131, tài khoản 2293?
3. Trình bày thông tin về nợ phải thu khách hàng và dự phòng nợ phải thu khó đòi lên
báo cáo tài chính ngày 31/12/N?

Bài 1.6:
Tại công ty cổ phần HBC trong quý 4/N có tình hình như sau: (ĐVT: 1000đ)
* Số dƣ ngày 1/10//N của một số TK :
- TK 131: 2.288.000 (chi tiết: KH-A: 550.000; KH-B: 440.000; KH-C: 968.000; KH-
D: 330.000).
- TK 229: 275.000 (KH-A: 275.000)
* Trong quý 4/N phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Ngày 5/10: Bán hàng cho KH-E chưa thu được tiền. Giá bán theo HĐ: 900.000, thuế
GTGT: 90.000, giá thanh toán: 990.000. KH-E đã chấp nhận thanh toán.
2. Ngày 7/10: KH-B thanh toán toàn bộ số nợ trước hạn bằng séc (NH đã báo có).
3. Ngày 9/10: Chi tiền mặt trả khoản chiết khấu thanh toán cho KH-B 1% trên tổng số tiền
thanh toán.
4. Ngày 30/10: Bán hàng cho KH-B, giá bán theo HĐ 850.000, thuế GTGT 85.000. KH-B
đã chấp nhận thanh toán, thời hạn thanh toán là 60 ngày.
5. Ngày 10/11: DN đã nhận được tiền trả trước của Công ty H bằng chuyển khoản 420.000.
6. Ngày 20/11: KH-A phá sản, toàn bộ tài sản đã phát mại. Công ty Hoà Bình không nhận
được khoản thanh toán nào từ KH-A. Hội đồng xử lý nợ đã quyết định xử lý tài chính
khoản nợ của KH- A. Kế toán tiến hành ghi sổ kế toán quyết định của Hội đồng.
7. Ngày 23/11: Xuất hàng hóa giao cho KH-H (đã trả trước tiền mua hàng ngày 10/11): Giá
bán theo HĐ 520.000, thuế GTGT: 52.000
8. Ngày 4/12: KH-K trả trước tiền mua hàng bằng tiền mặt 70.000
9. Cuối năm căn cứ vào thời gian quá hạn và quyết định của Hội đồng thẩm định nợ, kế
toán lập dự phòng 30% số nợ của KH- D
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tài liệu bổ sung: + DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ Kỳ kế toán: quý

Bài 1.7:
* Số dư ngày 01/7/N của một số TK tại Công ty cổ phần đã niêm yết BM: (ĐVT:
1.000đ)

6
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- TK 131: 2.328.000, chi tiết gồm:
Số dư
Thông tin chi tiết về khách hàng
Bên nợ Bên có
- Công ty D (HĐ số 101/12/10/N-2, n1 = 90 ngày): 990.000
- Công ty P (HĐ 652/25/12/N-1, n = 90): 880.000
- Công ty X (HĐ 1196/23/5/N, n = 30): 297.000
- Công ty M (HĐ 1269/30/6/N, n = 90): 561.000
- Công ty Q, trả trước tiền mua hàng (Ngày 28/6/N): 400.000

- TK 229 (dự phòng cho công ty D)2: 495.000


* Các nghiệp vụ phát trong quý 3/N:
1. Ngày 8/7: thu nợ Công ty X theo HĐ 1196/23/5/N, NH đã báo có.
2. Ngày 19/7: Bán hàng cho công ty Z, giá bán theo HĐ chưa có thuế GTGT 650.000, thuế
GTGT 65.000. Thời hạn thanh toán 30 ngày sau khi nhận hàng. Giá vốn của số hàng hóa
đã bán tính được là 597.000.
3. Ngày 30/7: Bán hàng cho công ty M, giá thanh toán theo hoá đơn 220.000, trong đó thuế
GTGT 20.000. Công ty M đã thanh toán bằng séc (NH đã báo có). Giá vốn của số hàng
hóa đã bán tính được là 161.000.
4. Ngày 1/8: giao hàng hóa cho công ty Q (đã trả trước tiền mua hàng ngày 28/6/N), giá
thanh toán theo hóa đơn là 583.000, trong đó thuế GTGT 53.000.
5. Ngày 15/8: Công ty D thanh toán 30% số tiền mua hàng còn nợ bằng tiền mặt. Số nợ còn
lại của khách hàng D được Hội đồng thẩm định Công ty BM quyết định xử lý tài chính.
Kế toán đã thực hiện việc ghi sổ kế toán theo quyết định trên.
6. Ngày 16/8: Công ty Q chuyển tiền thanh toán số tiền mua hàng còn nợ. NH đã báo có.
7. Ngày 30/9: Kế toán đã lập dự phòng phải thu khó đòi đối với khoản phải thu của công ty
P phát sinh ngày 25/12/N-1 theo chế độ quy định. Mức lập dự phòng thực hiện theo quy
định hiện hành của Bộ Tài chính.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tài liệu bổ sung: + DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ Kỳ kế toán: quý

1
n* - Thời hạn thanh toán
2
Khoản nợ của Công ty D đã quá hạn thanh toán trên 1 năm khi lập dự phòng
7
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Bài tập 2.1:


Trích một số nghiệp vụ biến động tăng liên quan đến TSCĐ của công ty ALPHA trong
quý 1 năm N sau đây: (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Mua mới một ôtô 24 chỗ ngồi phục vụ đưa rước nhân viên, được tài trợ bởi quỹ đầu tư
phát triển, giá mua chưa thuế GTGT 1.100.000, đã chuyển khoản thanh toán cho người
bán (Ngân Hàng đã báo Nợ). Lệ phí trước bạ 2% tính trên giá đã có thuế GTGT, trả bằng
tiền tạm ứng.
2. Mua phần mềm phục vụ quản trị doanh nghiệp, giá thanh toán 220.000, đã chuyển khoản
thanh toán cho người bán (Ngân hàng đã báo nợ). Phần mềm này được tài trợ 40%
nguyên giá bởi chính phủ Nhật (sau khi việc mua sắm hoàn thành).
3. Mua trả góp một TSCĐ hữu hình của công ty XYZ. Giá mua trả ngay chưa có thuế
GTGT là 1.200.000. Giá mua trả góp đã có thuế GTGT là 1.680.000. Doanh nghiệp đã
thanh toán ngay 10% giá trị hợp đồng (NH đã báo nợ). Số tiền còn lại thanh toán định kỳ
hàng tháng trong 36 tháng.
4. Nhận một số máy móc thiết bị do DN M góp vốn liên doanh thời hạn 5 năm: Nguyên giá
theo sổ sách DN M 800.000, khấu hao lũy kế 150.000. Hội đồng liên doanh đánh giá giá
trị vốn góp 600.000.
5. Ngân hàng ACB cho vay 5 năm để mua TSCĐ hữu hình, giá chưa có thuế GTGT theo
HĐ: 900.000. Lãi suất tiền vay 12% năm (lãi tính theo dư nợ). Gốc và lãi được trả đều
vào cuối mỗi năm.
6. Nhập khẩu trực tiếp dây chuyền sản xuất từ công ty TX, giá nhập khẩu 500.000 USD,
thời hạn thanh toán 60 ngày. DN đã nhận được dây chuyền sản xuất. Thuế suất thuế nhập
khẩu 15%. Thuế GTGT 10%. Tỷ giá giao dịch do Ngân hàng BIDV (nơi Doanh nghiệp
mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ) công bố:tỷ giá mua chuyển khoản USD: 21,25, tỷ giá bán
chuyển khoản USD: 22,1. Giá tính thuế nhập khẩu 560.000USD.
7. Nghiệm thu nhà xưởng do bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao. Giá trị quyết toán của công
trình 2.980.000. Thời gian khấu hao 20 năm.
8. Thuê ngắn hạn của công ty TP một thiết bị dùng cho bộ phận kế toán. Giá trị TSCĐ thuê
640.000. Thời gian thuê 9 tháng, đã chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền thuê: 38.500
(bao gồm cả thuế GTGT) (NH đã báo nợ).
9. Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê TSCĐ tại phân xưởng sản xuất chính và phát hiện thừa
một TSCĐ chưa xác định nguyên nhân, nguyên giá: 80.000 (căn cứ vào TSCĐ cùng loại).
Đánh giá tỷ lệ hao mòn 30%.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tài liệu bổ sung:
8
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- Các tài khoản có đủ điều kiện để hạch toán.
- Kỳ kế toán: quý.
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10%

Bài tập 2.2:


Trích một số nghiệp vụ biến động giảm liên quan đến TSCĐ của công ty ALPHA trong
quý 1 năm N sau đây: (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Nhượng bán một ô tô tải: nguyên giá 400.000, đã khấu hao 20%, hoa hồng môi giới đã
chi bằng tiền mặt 1.000. Người bán đã chuyển khoản theo giá thanh toán: 308.000 (Ngân
Hàng đã báo có).
2. Đem một số máy móc thiết bị đi góp vốn liên doanh thời hạn 5 năm: nguyên giá 600.000,
khấu hao luỹ kế 100.000. Giá trị TSCĐ do hội đồng liên doanh đánh giá là 460.000.
3. Thanh lý một TSCĐ đã hư hỏng, nguyên giá 80.000, thời gian khấu hao 5 năm, khấu hao
theo phương pháp đường thẳng. TSCĐ này đã sử dụng vào hoạt động kinh doanh được 4
năm. Chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý đã chi bằng tiền mặt 2.000 (không chiụ
thuế GTGT). Tiền bán phế liệu đã thu bằng tiền mặt: 3.500.
4. Mang một số máy móc thiết bị đi cầm cố vay ngân hàng ACB, biết rằng nguyên giá:
780.000, khấu hao 20%. Ngân hàng đánh giá giá trị TSCĐ là 450.000 và cho vay
320.000.
5. Doanh nghiệp đã tiến hành kiểm kê TSCĐ
- Phát hiện mất một TSCĐ hữu hình đang sử dụng tại nhà kho, nguyên giá 150.000, khấu
hao lũy kế: 95.000, chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý
- Quyết định chuyển một số TSCĐ không đủ tiêu chuẩn về giá trị thành công cụ, dụng cụ
bao gồm:
+ TSCĐ đang dùng cho phân xưởng sản xuất: số lượng 5 chiếc, nguyên giá 24.000/chiếc,
đã khấu hao 30%. Giá trị còn lại được phân bổ vào chi phí sản xuất trong 3 kỳ kế toán
liên tiếp.
+ TSCĐ đang dùng cho bộ phận bán hàng: số lượng 3 chiếc, nguyên giá 12.000/chiếc, đã
khấu hao 70%.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tài liệu bổ sung:
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10%.
- Các tài khoản có đủ điều kiện để hạch toán.

9
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Bài tập 2.3:
Công ty FAST trong quý 4 năm N phát sinh một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến TSCĐ
như sau: (ĐVT: 1000đ)
1. Mua 3 máy ép công nghiệp từ người bán Lily có giá bán chưa có thuế GTGT
120.000/máy, thời hạn thanh toán 30 ngày. Chi phí vận chuyển đã chi bằng tiền mặt:
3.300 (đã bao gồm 10% thuế GTGT). Tiền mua 3 máy ép này được sử dụng từ quỹ đầu tư
phát triển.
2. Nhượng bán một thiết bị có nguyên giá 120.000 có thời gian khấu hao 5 năm theo phương
pháp khấu hao theo số dư giảm dần, hệ số khấu hao nhanh 1,5. TSCĐ này đã sử dụng tại
phân xưởng sản xuất thời gian 3 năm, Chi phí phát sinh liên quan đến thanh lý tài sản này
là 500 (không có hóa đơn). Tiền bán thu được từ thanh lý thiết bị này là 4.950 (đã bao
gồm 10% thuế GTGT) thu bằng tiền mặt. Phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 1.000
3. Công ty chuyển khoản thanh toán cho người bán Lily (ở nghiệp vụ 1) toàn bộ số tiền nợ
trong thời gian được hưởng chiết khấu thanh toán 0.5% số tiền thanh toán và hai bên đồng
ý cấn trừ vào số tiền doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán.
4. Nhận 2 máy nung do công ty Wanner góp vốn liên doanh. Trị giá mỗi máy được các bên
liên doanh đánh giá là 205.000. Hai máy này được bàn giao cho phân xưởng cơ khí sử
dụng, thời gian khấu hao 5 năm.
5. Chuyển khoản 500.000 mua bản quyền bằng sáng chế cho quy trình sản xuất sản phẩm
mới. Chi phí phát sinh liên quan đến mua bản quyền là 300 (không có hóa đơn GTGT) đã
trả bằng tiền mặt.
6. Nhập khẩu 1 dây chuyền sản xuất công nghệ mới từ Đức với giá CIF 100.000 EURO, thời
hạn thanh toán 45 ngày. Dây chuyền đã về đến cảng và doanh nghiệp đã làm các thủ tục
hải quan để nhận dây chuyền. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế GTGT hàng nhập
khẩu 10%. Tỷ giá giao dịch mua và bán niêm yiết tại Standard Chapter Bank là 26,85 –
27,0 VND/ EURO. Chi phí phát sinh liên quan đến vận chuyển dây chuyền này về công
ty là 10.000 (chưa bao gồm thuế GTGT) đã thanh toán bằng tiền mặt.
7. Tại phân xưởng cơ khí thanh lý 3 máy tiện (đã sử dụng đủ 5 năm), công việc thanh lý đã
hoàn thành trong tháng:
- Nguyên giá 100.000/máy. Thời gian khấu hao 5 năm.
- Chi phí thanh lý: 2.160 (trong đó: tiền công phải trả cho công nhân tháo dỡ máy 2.000,
vật liệu phụ đã chi 160)
- Thu từ thanh lý 3 máy này là: 7.000, trong đó phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt:
4.000 (không chịu thuế GTGT), phụ tùng thay thế thu hồi: 3.000
8. Mang 1 TSCĐ HH có nguyên giá 3.500.000 đã khấu hao 100.000 góp vốn vào công ty
Wister. Giá trị được hội đồng góp vốn đánh giá lại là 3.200.000 (tương đương tỷ lệ góp
vốn 32%).
9. Sữa chữa thường xuyên một số máy móc thiết bị dùng cho nhà máy sản xuất với chi phí
10
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
sữa chữa thực tế phát sinh gồm:
- Phụ tùng thay thế: 5.700
- Công cụ dụng cụ xuất dùng (loại phân bổ 1 lần): 2.000
- Vật liệu xuất dùng có trị giá: 2.300
- Các chi phí thuê ngoài sửa chữa phát sinh là 4.400 (đã bao gồm 10% thuế GTGT)
thanh toán bằng chuyển khoản.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong quý 4 năm N.
Tài liệu bổ sung:
- Giá bán theo Hóa đơn của TSCĐ là giá chưa có thuế GTGT.
- Thuế suất thuế GTGT của các loại TSCĐ là 10%.
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Kỳ kế toán: quý.

Bài tập 2.4:


1. Ngày 25/3/N, công ty mua 1 TSCĐ Hữu hình với giá thanh toán là 330 triệu đồng, hợp
đồng có điều khoản thanh toán 1/10, n/30 (1/10 net 30). Chi phí lắp đặt và chạy thử liên
quan TSCĐ này là 5,5 triệu (đã bao gồm 10% thuế GTGT) thanh toán bằng tiền mặt.
Ngày 31/3/N, người bán thông báo công ty được hưởng chiết khấu thương mại 5% giá trị
chưa bao gồm thuế GTGT của tài sản theo chính sách Chiết khấu thương mại trong tháng
3. Người bán đã xuất hóa đơn điều chỉnh chiết khấu thương mại và đồng ý cấn trừ chiết
khấu thương mại vào số tiền công ty phải thanh toán cho người bán. Ngày 1/4/N, TSCĐ
được lắp đặt, kiểm tra hoàn chỉnh và bàn giao cho phân xưởng sản xuất sử dụng. TSCĐ
này có thời gian sử dụng ước tính là 10 năm.
2. Ngày 30/3/N+3, để đáp ứng tăng năng suất sản xuất DN tiến hành nâng cấp TSCĐ này
với tổng chi phí là 50 triệu, ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/4/N+3. Thời gian sử
dụng của TSCĐ này được đánh giá lại, ước tính sử dụng 15 năm thay vì 10 năm như
trước đây.
Yêu cầu:
1. Tính nguyên giá của TSCĐ trong năm N.
2. Tính khấu hao hàng năm của tài sản cố định này trong các năm N, N+1, N+3
3. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ vào ngày 31/12/N+3.
4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
5. Trình bày các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ này trên Bảng cân đối kế toán tại ngày
31/12/N+3.
Tài liệu bổ sung:
11
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT các hàng hóa, dịch vụ
là 10%.
- Công ty khấu hao TSCĐ Hữu hình theo phương pháp đường thẳng.

Bài tập 2.5:


Định khoản các nghiệp vụ biến động tăng TSCĐ sau đây: (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Mua TSCĐ hữu hình thanh toán bằng chuyển khoản (NHg đã báo nợ), giá thanh toán
trên HĐ: 33.000, thuế GTGT 10%. Nguồn tài trợ cho TSCĐ là quỹ đầu tư phát triển.
2. Ngân hàng đầu tư và phát triển cho vay 5 năm để mua TSCĐ, giá chưa có thuế
GTGT theo HĐ: 850.000, thuế GTGT 85.000. Lãi suất tiền vay 12% năm (lãi tính
theo dư nợ). Gốc và lãi được trả đều vào cuối mỗi năm.
3. Mua một TSCĐ hữu hình đem về sử dụng, giá mua 50.000, thuế GTGT 5.000, trả
bằng tiền gửi Ngân hàng. Chi phí vận chuyển có thuế GTGT 1.320 (thuế suất thuế
GTGT 10%), trả bằng tiền mặt. Nguồn tài trợ cho TSCĐ này là nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản. Thời gian khấu hao: 5 năm, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
TSCĐ đã khấu hao 1 năm.
4. Thuê ngắn hạn của công ty M một thiết bị dùng cho bộ phận bán hàng. Giá trị TSCĐ
thuê 240.000. Thời gian thuê 6 tháng, tiền thuê đã trả toàn bộ bằng tiền mặt 16.500
(bao gồm cả thuế GTGT).
5. Nghiệm thu khu nhà văn phòng do bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao. Giá trị quyết
toán của công trình 1.120.000. Vốn xây dựng công trình là nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ bản. Thời gian khấu hao 36 năm.
6. Mua trả góp một số thiết bị của công ty XYZ. Giá mua trả ngay trên thị trường
500.000, thuế GTGT 50.000. Giá mua trả góp là 610.000. Doanh nghiệp đã thanh toán
ngay 10% giá trị hợp đồng (NH đã báo nợ). Số tiền còn lại thanh toán trong 20 tháng
kế tiếp (thanh toán đều mỗi tháng).
7. Nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị từ công ty X, giá nhập khẩu 400.000 USD, thời
hạn thanh toán 90 ngày. DN đã nhận được máy móc thiết bị. Thuế suất thuế nhập khẩu
15%. Thuế GTGT 10%. Tỷ giá do NHNN công bố 23,2-23,3/USD. Số máy móc thiết
bị nói trên được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển. Giá tính thuế nhập khẩu
650.000USD.
8. DN tiến hành kiểm kê TSCĐ tại phân xưởng sản xuất chính và phát hiện thừa một
TSCĐ chưa xác định nguyên nhân, nguyên giá 40.000 (căn cứ vào TSCĐ cùng loại).
Đánh giá tỷ lệ hao mòn 20%.
9. Nhận một số máy móc thiết bị do công ty N góp vốn liên doanh thời hạn 3 năm:
Nguyên giá theo sổ sách công ty N 600.000, khấu hao lũy kế 120.000. Hội đồng liên
doanh đánh giá giá trị vốn góp 400.000.
12
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Tài liệu bổ sung:
- Các tài khoản có đủ điều kiện để hạch toán
- Kỳ kế toán: quý
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10%

Bài tập 2.6:


Định khoản các nghiệp vụ biến động giảm TSCĐ của công ty XYZ: (ĐVT: 1.000đ)
1. DN đem một TSCĐ-A (đã khấu hao 2 năm) có nguyên giá 960.000, thời gian khấu
hao 6 năm, khấu hao theo phương phương pháp số dư giảm dần (hệ số điều chỉnh 2,0)
góp vốn với công ty H để hình thành Công ty M (cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).
Hội đồng liên doanh đánh giá giá trị vốn góp là 860.000; Chi phí vận chuyển TSCĐ
giao cho bên liên doanh trả bằng tiền mặt 300 (tính vào chi phí của bên góp vốn).
2. Nhận lãi từ hoạt động liên doanh do công ty M (bên nhận vốn góp) chuyển đến bằng
chuyển khoản 70.000 (NH đã báo có).
3. Bán TSCĐ: nguyên giá 50.000, đã khấu hao 4.000, hoa hồng môi giới đã chi bằng tiền
mặt 1.000. Tiền bán TSCĐ đã thu bằng chuyển khoản theo hóa đơn: 41.800, trong đó
thuế GTGT 3.800 (NH đã báo có).
4. Thanh lý một TSCĐ, nguyên giá 240.000, thời gian khấu hao 10 năm, khấu hao theo
phương pháp đường thẳng. TSCĐ này đã sử dụng vào hoạt động kinh doanh được 9
năm. Chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý đã chi bằng tiền mặt 1.800 (không chiụ
thuế GTGT). Tiền bán TSCĐ thanh lý đã thu bằng tiền mặt: 2.200, trong đó thuế
GTGT 200.
5. Đem một số máy móc thiết bị đi góp vốn liên doanh thời hạn 5 năm: nguyên giá
120.000, khấu hao luỹ kế 24.000. Hội đồng liên doanh đánh giá tỷ lệ hao mòn là 25%.
Tài liệu bổ sung:
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10%
- Các tài khoản có đủ điều kiện để hạch toán.

Bài tập 2.7:


Công ty cơ khí 1/5 có 1 phân xưởng cơ khí và 1 phân xưởng sửa chữa, công ty tính khấu
hao theo phương pháp đường thẳng. Trong tháng 4/N có tình hình biến động về TSCĐ như
sau (ĐVT: 1000đ)
I. Từ ngày 16 tháng 4 năm N:
1. Nhận và chấp nhận thanh toán HĐ của người cung cấp về số TSCĐ gồm 5 máy tiện:Giá
bán chưa có thuế GTGT 324.000/máy. Chi phí vận chuyển đã chi bằng tiền mặt:
1.320/máy, trong đó thuế GTGT 120/máy.
13
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Số TSCĐ này được giao cho phân xưởng cơ khí sử dụng.Thời gian khấu hao: 4 năm. TSCĐ
được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
2. Nhận 2 máy khoan do nhà máy cơ khí Giải phóng góp vốn liên doanh thời hạn 5 năm. Trị
giá mỗi máy được các bên liên doanh đánh giá: 204.000. Số TSCĐ này giao cho phân
xưởng cơ khí sử dụng, thời gian khấu hao: 5 năm.
3. Đầu tư XDCB hoàn thành, nghiệm thu xưởng sửa chữa. Giá trị quyết tóan của công trình
750.000; XN giao cho PX Sửa chữa sử dụng, thời gian khấu hao: 20 năm. TSCĐ được đầu
tư bằng vốn vay dài hạn. Lệ phí trước bạ đã nộp bằng tiền mặt 15.000.
4. Mua mới 4 xe nâng hàng, giao cho bộ phận thương mại sử dụng, giá bán chưa có thuế
GTGT 245.000/xe. Toàn bộ chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt 5.500, trong đó thuế
GTGT 500. DN đã vay ngân hàng với thời hạn 2 năm để thanh toán cho người bán. Thời
gian khấu hao: 5 năm.
5. Tại phân xưởng cơ khí thanh lý 3 máy tiện (đã sử dụng đủ 5 năm), công việc thanh lý đã
hoàn thành trong tháng:
- Nguyên giá 220.000/máy. Thời gian khấu hao 5 năm.
- Chi phí thanh lý: 3.060 (trong đó: tiền lương phải trả cho công nhân tháo dỡ máy
2.000, các khoản trích theo lương 440, vật liệu phụ đã chi 620)
- Thu trong quá trình thanh lý: 7.000, trong đó phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt:
4.000 (không chịu thuế GTGT), phụ tùng thay thế thu hồi: 3.000
II. Từ ngày 21 tháng 4 năm N:
6. Bán 2 chiếc xe Toyta (phòng hành chính quản lý). Thời gian khấu hao: 6 năm.
- Giá bán chưa có thuế GTGT: 252.000/xe (bên mua trả chậm)
- Nguyên giá của mỗi xe là: 630.000 (đã sử dụng 4 năm)
- Chi phí môi giới: 17.300 (chi bằng tiền tạm ứng)
6. Mua một căn nhà để làm cửa hàng bán sản phẩm đã thanh toán ngay bằng chuyển khoản
100% giá trị, giá mua 900.000, thuế GTGT 90.000. Lệ phí trước bạ 1% đã nộp bằng tiền
mặt. Chi phí môi giới 6.720 thanh toán bằng tiền mặt.
Thời gian khấu hao: 40 năm. TSCĐ được đầu tư 50% bằng nguồn vốn đầu tư XDCB,
50% bằng vốn vay thời hạn 3 năm của VCB.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong tháng 4 năm N.
Tài liệu bổ sung:
- Giá bán theo HĐ của TSCĐ là giá chưa có thuế GTGT.
- Thuế suất thuế GTGT của các loại TSCĐ là 10%.
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Kỳ kế toán: tháng

14
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
CHƢƠNG 3: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Bài 3.1:
Tại công ty M, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các loại vật liệu chịu thuế GTGT
10%, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.
* Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 04/N liên quan đến hàng tồn
kho nhƣ sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Ngày 02: Nhập khẩu trực tiếp vật liệu chính, tổng trị giá lô hàng 80.000 USD/CIF
HCMC, tiền hàng chưa thanh toán. Thuế suất thuế nhập khẩu 12%, thuế suất thuế GTGT
của hàng nhập khẩu 10%. Hàng đã về đến cảng, DN đã làm thủ tục nhận hàng, chuyển
hàng về kho và nhập kho đủ theo phiếu nhập số 126. Chi phí lưu kho bao gồm thuế
GTGT 1.320, đã thanh toán bằng tiền tạm ứng. Tỷ giá giao dịch 21,2 – 21,25/USD.
2. Ngày 07: Mua trả chậm 300 tấn vật liệu A với giá thanh toán theo HĐ 4.950/tấn. Vật liệu
đã về vàđược nhập kho đủ theo phiếu nhập số 127. Chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền
mặt, giá thanh toán theo HĐ 132.000.
3. Ngày 12: Mua nhiên liệu, đã nhận được HĐ số 159/12/04/N và chấp nhận thanh toán cho
người bán. Giá bán theo HĐ chưa có thuế GTGT: 800.000. Cuối tháng 4, hàng chưa về.
4. Ngày 15: Nhận vốn góp của Công ty ABC (tỷ lệ biểu quyết 25%) bằng NVL chính, số
lượng 5.000 kg. NVL chính đã được nhập kho. Công ty ABC cho biết giá ghi sổ kế toán
số vật liệu này là 118/kg. Giá trị vốn góp được đánh giá lại là 122/kg.
5. Ngày 18: Mua 800 tấn vật liệu B, đơn giá thanh toán theo HĐ 8.910/tấn. Khi hàng về
nhập kho phát hiện thiếu 10 tấn, chưa rõ nguyên nhân. Tiền hàng chưa thanh toán. DN đã
nhập kho số hàng thực có theo phiếu nhập số 128.
6. Ngày 22: Mua NVL của công ty Z, giá thanh toán theo HĐ715.000. Hàng đã về, khi nhập
kho phát hiện 20% số hàng không đủ tiêu chuẩn. DN đề nghị giảm giá 15% cho số hàng
không đủ tiêu chuẩn. Công ty Z đã chấp thuận đề nghị trên. Nhập kho toàn bộ số hàng đã
mua theo phiếu nhập số 129.
7. Ngày 25: Mua vật liệu phụ số lượng theo HĐ là 2.000 kg với giá bán chưa có thuế GTGT
700/kg. Khi nhập kho phát hiện thừa 80 kg. DN cho nhập kho theo phiếu nhập 130 đúng
theo số lượng ghi trên HĐ, số hàng thừa DN giữ hộ. DN đã thanh toán tiền mua hàng
bằng séc (NH đã báo nợ).
8. Ngày 27: Mua vật liệu B số lượng theo HĐ là 2.000 kg với giá bán chưa có thuế GTGT
1.200/kg. Khi nhập kho phát hiện thừa 100 kg. Bên bán đề nghị DN mua thêm số hàng
giao thừa. DN đã chấp thuận và nhập kho theo phiếu nhập số 131 toàn bộ hàng thực có.
Hoáđơn cho số hàng thừa sẽđược bổ sung sau. Thời hạn thanh toán 30 ngày.
9. Ngày 29: Xuất kho 300 tấn vật liệu A để góp vốn vào Công ty NBC (tỷ lệ biểu quyết
30%). Giá trị xuất kho là 4.900/tấn. Giá trị vốn góp được đánh giá lại là 5.000/tấn.

15
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
10. Sang tháng 5, số nhiên liệu theo HĐ số 159/12/04/N đã về vàđược nhập kho đủ. Chi phí
vận chuyển chi bằng chuyển khoản 6.600, trong đó thuế GTGT 600.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Ghi chú: Giá thanh toán cho trong bài là giáđã bao gồm thuế GTGT.

Bài 3.2:
Tại công ty TNHH Long Hải kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các loại
vật liệu chịu thuế GTGT 10%, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
* Trong tháng 05/N, trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng tồn
kho nhƣ sau:(ĐVT: 1.000 đồng)
1. Ngày 01: Mua 5.000kg nguyên vật liệu A, đơn giá 10/kg, chưa thanh toán cho công ty X.
Số vật liệu đã về và được nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 225. Chi phí vận chuyển số
vật liệu này đã trả bằng tiền mặt, giá thanh toán theo hoá đơn là 1.100.
2. Ngày 03: Công ty mua NVL A đạt mức hưởng chiết khấu thương mại là 10.000 theo
chính sách bán hàng quý 1 của công ty X. Công ty X đã xuất hoá đơn điều chỉnh khoản
chiết khấu thương mại cho những hoá đơn mua NVL A của công ty Long Hải trong quý 1
và đã chuyển khoản cho công ty Long Hải số tiền chiết khấu thương mại. (NH đã báo
Có).
3. Ngày 05: Ứng trước cho công ty K 10.000 bằng chuyển khoản để đặt mua NVL A.
4. Ngày 08: Thanh toán cho công ty X bằng chuyển khoản trong thời hạn được hưởng chiết
khấu thanh toán 0,8% trên giá thanh toán.
5. Ngày 12: Nhận vốn góp của Công ty KL (tỷ lệ biểu quyết 25%) bằng NVL A, số lượng
10.000kg. NVL A đã được nhập kho. Công ty KL cho biết giá ghi sổ kế toán số vật liệu
này là 15/kg. Giá trị vốn góp được đánh giá lại là 14,5/kg.
6. Ngày 15: Nhập khẩu trực tiếp nhiên liệu E100, tổng trị giá lô hàng là 150.000 USD/CIF
HCMC, tiền hàng chưa thanh toán. Thuế suất thuế nhập khẩu 17%, thuế suất thuế GTGT
của hàng nhập khẩu 10%. Hàng đã về đến cảng, DN đã làm thủ tục nhận hàng, chuyển
hàng về kho và nhập kho đủ số nhiên liệu theo phiếu nhập kho 320. Chi phí lưu kho bao
gồm cả thuế GTGT là 5.500, đã thanh toán bằng tiền mặt. Tỷ giá giao dịch là 22,3 –
22,4/USD.
7. Ngày 25: Nhập kho 8.000kg NVL A mua của công ty K, đơn giá 10,45/kg, trừ vào số tiền
ứng trước, số chênh lệch công ty thanh toán bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Biết rằng: đơn giá bán trong bài là giá chưa bao gồm thuế GTGT.

16
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Bài 3.3:
Tại công ty KBS, thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, các loại HHDV mua, bán trong kỳ chịu thuế GTGT 10%. Trong
tháng 03/N có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
* Số dƣ đầu tháng của một số TK nhƣ sau:
- TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu: 420.000 (chi tiết vật liệu A, số lượng 10.000 kg)
- TK 151 – Hàng mua đang đi đường: 160.000 (chi tiết vật liệu A, số lượng 4.000 kg)
- TK 331 – Phải trả người bán: 270.600 (chi tiết Công ty TVN)
* Trong tháng 03/N, trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣ sau:
1. Ngày 03: DN thanh toán cho Công ty TVN toàn bộ tiền mua hàng trước thời hạn (NH đã
báo nợ). Công ty TVN đã chiết khấu 0,5% cho DN do thanh toán trước thời hạn, Khoản
chiết khấu thanh toán đã chi trả bằng tiền mặt.
2. Ngày 06: Mua vật liệu phụ thanh toán bằng tiền mặt và đưa vào sử dụng ngay để sản xuất
sản phẩm, giá bán theo HĐ là 12.000, thuế GTGT là 1.200.
3. Ngày 08: Xuất kho 2.500kg vật liệu A sử dụng để sản xuất sản phẩm.
4. Ngày 11: Nhập kho đủ 4.000 kg vật liệu A (HĐ nhận tháng trước) đã mua tháng trước,
đơn giá bán theo HĐ 40/kg
5. Ngày 12: Xuất kho 6.000kg vật liệu A sử dụng để sản xuất sản phẩm.
6. Ngày 15: Mua 1.000kg vật liệu A thanh toán bằng Sec (NH đã báo Nợ), đơn giá bán theo
HĐ là 45/kg. Hàng về đủ và đã nhập kho. Chi phí vận chuyển vật liệu A đã trả bằng tiền
mặt theo giá thanh toán 3.300.
7. Ngày 18: Nhập khẩu trực tiếp nhiên liệu, tổng giá trị lô hàng 50.000USD/CIF HCMC,
tiền mua hàng chưa thanh toán. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế GTGT của
hàng nhập khẩu 10%. Hàng đã về đến cảng, DN đã làm thủ tục nhận hàng, chuyển hàng
về kho và nhập kho đủ số nhiên liệu. Chi phí lưu kho bao gồm cả thuế GTGT là 5.500, đã
thanh toán bằng tiền mặt. Tỷ giá giao dịch 22,3 – 22,4/USD.
8. Ngày 20: Mua 5.000kg vật liệu A, đơn giá thanh toán theo HĐ 50,6/kg. Khi hàng về nhập
kho phát hiện thiếu 100kg, chưa rõ nguyên nhân. Tiền hàng chưa thanh toán. DN đã nhập
kho số hàng thực có. Chi phí vận chuyển số vật liệu này về kho là 11.000, trong đó thuế
GTGT là 1.000, thanh toán bằng tiền mặt.
9. Ngày 23: Xuất kho 5.000kg vật liệu A, trong đó 4.500kg dùng để sản xuất sản phẩm,
500kg dùng để phục vụ sản xuất tại phân xưởng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 03/N.
2. Xác định số lượng và giá trị vật liệu A tồn cuối tháng 03/N.
Tài liệu bổ sung:
17
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- Vật liệu xuất kho tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Giá bán theo HĐ chưa có thuế GTGT, giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Bài 3.4:
Công ty ABC thực hiện kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế
GTGT 10%. Theo dõi hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp
tính giá xuất kho BQGQ cuối kỳ. Kỳ kế toán: Quý. (ĐVT: 1.000 đồng)
Cho số dƣ ngày 01/10/N nhƣ sau:
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu D: 1.430.000
TK 153 – Công cụ - dụng cụ : 62.000
TK 155 – Thành phẩm (SP-A): 4.790.000
TK 229 (2294) – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (SP-A): 340.000
Thông tin về tình hàng tồn kho của doanh nghiệp trong kỳ như sau:
1. Ngày 02/10: Nhập kho nguyên vật liệu D trị giá chưa thuế GTGT: 2.800.000, chưa
thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt: 1.000.
2. Ngày 07/10: Xuất kho thành phẩm để bán (đã tiêu thụ), trị giá xuất kho: 3.000.000.
3. Ngày 13/10: Xuất kho nguyên vật liệu D sản xuất sản phẩm, trị giá xuất: 3.500.000.
4. Ngày 10/11: Nhập kho thành phẩm trị giá: 9.000.000.
5. Ngày 04/11: Mua về 02 bộ máy tính, đơn giá chưa thuế GTGT 15.000/bộ chuyển cho
bộ phận hành chính sử dụng.
6. Ngày 10/12: Xuất kho công cụ dụng cụ M trị giá: 21.000 cho bộ phận bán hàng sử
dụng, công cụ dụng cụ này thuộc loại phân bổ 3 tháng vào cuối mỗi tháng.
7. Ngày 23/12: Xuất kho thành phẩm để gửi bán, trị giá xuất kho: 8.000.000.
8. Ngày 31/12:
- Doanh nghiệp xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của một lô SP-A bị
giảm giá trị: 400.000, biết rằng giá gốc của lô SP-A này: 900.000.
- Phân bổ công cụ dụng cụ M
Yêu cầu:
1. Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính số dư cuối kỳ các tài khoản hàng tồn
kho, dự phòng giảm giá hàng tồn kho của doanh nghiệp vào ngày 31/12/N.
3. Trình bày thông tin hàng tồn kho trên Bảng Báo cáo tình hình tài chính vào ngày
31/12/N.

18
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Bài 3.5:
Tại công ty M, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các loại HH-DV chịu thuế
GTGT 10%, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, có các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến hàng tồn kho như sau (ĐVT: 1.000đ):
1. Mua trả chậm 200 tấn vật liệu A giá thanh toán theo HĐ 5.500/tấn. Vật liệu đã về và
được nhập kho đủ theo phiếu nhập số 126. Chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt, giá
thanh toán theo hoá đơn 1.100.
2. Nhập khẩu trực tiếp vật liệu chính, tổng trị giá lô hàng 120.000 USD/CIF HCMC, tiền
hàng chưa thanh toán. Thuế suất thuế nhập khẩu 15%, thuế suất thuế GTGT của hàng nhập
khẩu 10%. Hàng đã về đến cảng, DN đã làm thủ tục nhận hàng, chuyển hàng về kho và
nhập kho đủ vật liệu chính theo phiếu nhập số 127. Chi phí lưu kho bao gồm cả thuế
GTGT 1.320, đã thanh toán bằng tiền mặt.
Tỷ giá giao dịch 19,2/USD.
3. Mua nhiên liệu, đã nhận được HĐ số 159/12/03/N và chấp nhận thanh toán cho người
bán. Giá bán theo hoá đơn chưa có thuế GTGT: 800.000. Cuối tháng 3 hàng chưa về.
4. Sang tháng 4 số nhiên liệu theo hoá đơn số 159/12/03/N đã về và được nhập kho đủ. Chi
phí vận chuyển chi bằng tiền tạm ứng 6.600, trong đó thuế GTGT 600.
5. Mua 800 tấn vật liệu B, đơn giá thanh toán theo HĐ 8.910/tấn. Khi hàng về nhập kho
phát hiện thiếu 2 tấn, chưa rõ nguyên nhân. Tiền hàng chưa thanh toán. DN đã nhập kho số
hàng thực có theo phiếu nhập số 128.
6. Mua NVL của công ty Z, giá thanh toán theo HĐ 825.000. Hàng đã về, khi nhập kho phát
hiện 20% số hàng không đủ tiêu chuẩn. DN đề nghị giảm giá 15% cho số hàng không đủ
tiêu chuẩn. Công ty Z đã chấp thuận đề nghị trên. Nhập kho toàn bộ số hàng đã mua theo
phiếu nhập số 129.
7. Mua vật liệu phụ số lượng theo HĐ là 2.000 kg với giá bán chưa có thuế GTGT 700/kg.
Khi nhập kho phát hiện thừa 80 kg. DN cho nhập kho theo phiếu nhập 130 đúng theo số
lượng ghi trên HĐ, số hàng thừa DN giữ hộ. DN đã thanh toán tiền mua hàng bằng séc
(NH đã báo nợ).
8. Mua vật liệu B số lượng theo HĐ là 2.000 kg với giá bán chưa có thuế GTGT 1.200/kg.
Khi nhập kho phát hiện thừa 100 kg. Bên bán đề nghị DN mua thêm số hàng giao thừa.
DN đã chấp thuận và nhập kho theo phiếu nhập số 131 tòan bộ hàng thực có. Hoá đơn cho
số hàng thừa sẽ được bổ sung sau. Thời hạn thanh toán 30 ngày.
9. Nhận vốn góp của Công ty ABC (tỷ lệ biểu quyết 25%) bằng NVL chính, số lượng 5.000 kg.
NVL chính đã được nhập kho. Công ty ABC cho biết giá ghi sổ kế toán số vật liệu này là
122/kg. Giá trị vốn góp được đánh giá là 118/kg.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ghi chú: Giá thanh toán cho trong bài là giá đã bao gồm cả thuế GTGT.

19
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Bài 3.6:
Công ty XYZ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế suất thuế GTGT của
các loại HHDV 10%. Trong tháng 6/N có tình hình như sau: (ĐVT: 1000đ)
* Số dƣ đầu tháng của TK 152: 176.336, chi tiết:
- VL-A (vật liệu chính): giá thực tế 115.230, số lượng: 960kg
- VL-B (vật liệu phụ): giá thực tế 61.106, số lượng: 720kg
* Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/N:
1. Ngày 3: Mua vật liệu B của công ty H, thanh toán ngay bằng tiền mặt, đơn giá thanh toán
theo hóa đơn 105,6/kg, số lượng 200kg. Hàng đã về và nhập kho đủ theo phiếu nhập kho
số 2B.
2. Ngày 5: Mua hàng của công ty Thăng Long. Hóa đơn số L1956, tổng giá thanh toán
729.850, trong đó VL-A: 682.000, VL-B: 47.850. Thời hạn thanh toán 15 ngày. Số vật liệu
nói trên đã nhập kho theo các phiếu nhập kho số 12A: 6.050kg, phiếu nhập kho số 3B:
500kg.
3. Ngày 8: xuất kho VL-A để SX sản phẩm, số lượng 3.500kg (phiếu xuất kho số 115).
4. Ngày 10: Phát hiện 20% số VL-A mua ngày 5/6 của công ty Thăng Long kém phẩm chất.
DN chuyển trả số hàng này cho người bán. DN đã hoàn tất các thủ tục về chứng từ theo
quy định của cơ quan thuế.
5. Ngày 12: Mua VL-A của công ty MT, giá thanh toán theo HĐ: 154.550. Thanh toán
ngay bằng tiền mặt. Số VL-A này được nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 13A với số
lượng 1.400kg.
6. Ngày 15: Xuất kho vật liệu dùng để SX sản phẩm: VL-A 2500kg, VL-B 1.300kg (phiếu
xuất kho số 116).
7. Ngày 18: Mua trả chậm VL-A của công ty JJ, đã nhận HĐ số 1955, số lượng 2.500 kg,
đơn giá thanh toán 121/kg.
8. Ngày 22: Xuất kho 1.000 kg VL-A để sản xuất sản phẩm (phiếu xuất kho số 117).
9. Ngày 25: VL-A theo HĐ 1955 đã về và nhập kho đủ (phiếu nhập kho số 14A).
10. Ngày 31: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu tổng hợp từ các chứng từ liên quan:
8.690, trong đó thuế GTGT 790, thanh toán bằng tiền tạm ứng.
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi nguyên vật liệu.
- Tính giá trị NVL xuất kho.
Tài liệu bổ sung:
- Kế toán hàng tồn kho thực hiện theo phương pháp KKTX.
20
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- DN tính giá hàng xuất kho theo cách tính bình quân gia quyền cuối kỳ
- Chi phí thu mua phân bổ cho VL-A 80%, VL-B 20%.
Ghi chú: Giá thanh toán cho trong bài đã bao gồm thuế GTGT.

Bài 3.7:
Công ty HS sản xuất 2 loại sản phẩm (SP-X và SP-Y), tổ chức hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, HHDV chịu thuế
GTGT, thuế suất là 10%.
Trong tháng 6/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: 1000đ)
* Số dư ngày 1/6/N của TK 152: 281.300, chi tiết:
+ VL-C: 182.800, số lượng 5.000 kg
+ VL-D: 98.500, số lượng 1000 kg
* Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 6/N:
1. Ngày 2:
- Mua 30.000kg VL-C của công ty K, thời hạn thanh toán 15 ngày, đơn giá bán theo HĐ
số 2318 là 33/kg. Số vật liệu này đã về và được nhập kho theo phiếu nhập kho số 124.
- Chi phí vận chuyển VL-C đã trả bằng tiền mặt 7.865, trong đó thuế GTGT 715.
2. Ngày 3: Xuất kho 25.000 kg VL-C để sản xuất SP (phiếu xuất kho số 217).
3. Ngày 5: Mua trả chậm 5.000kg VL-D của công ty H, đơn giá bán theo HĐ 105/kg. Công
tác phí của nhân viên thu mua VL-D 1.700 đã chi bằng tiền tạm ứng. Hàng đã được nhập
kho theo phiếu nhập kho số 125. Thời hạn thanh toán 30 ngày.
4. Ngày 8: Thanh toán toàn bộ tiền mua VL-C (ngày 2/6) cho công ty K bằng séc, NH đã
báo nợ.
5. Ngày 10: Xuất VL-D: 2.100kg, trong đó sử dụng để sản xuất SP: 2000kg, phục vụ sản
xuất tại phân xưởng: 100 kg (phiếu xuất kho 218)
6. Ngày 12: Mua VL-C của công ty K. Số lượng theo HĐ số 1891: 10.000kg, đơn giá: 33,6/kg.
DN đã chấp nhận thanh toán HĐ trên.
7. Xuất kho VL-C 8.000kg để sản xuất SP (phiếu xuất kho số 219).
8. Ngày 14:
- Nhập khẩu trực tiếp 60.000 kg VL-C, chưa thanh toán tiền, giá CIF/HCMC
1,8USD/kg. Thuế nhập khẩu 15%. Tỷ giá 19,2/USD. Hàng đã về và nhập kho đủ
(phiếu nhập kho số 126).
- Chi phí kiểm nhận hàng chi bằng tiền tạm ứng, giá thanh toán là 7.700, trong đó thuế
GTGT 700.

21
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
9. Ngày 18:
- Nhận được hàng của công ty K (HĐ số 1891), hàng đã về và nhập kho đủ (phiếu nhập
kho số 127), số lượng 10.000kg.
- Chi phí vận chuyển, bảo quản VL-C theo HĐ số 105 là 6.000 (chưa có thuế). Hóa đơn
này được DN thanh toán ngay bằng tiền mặt.
10. Ngày 20: Xuất kho 20.000 kg VL-C để sản xuất SP (phiếu xuất kho số 220).
11. Ngày 25: Vay ngân hàng thời hạn 3 tháng để thanh toán cho nhà xuất khẩu toàn bộ
tiền mua VL-C (ngày 14/6). Tỷ giá giao dịch thực tế 19,3/USD.
12. Ngày 27: Xuất 15.000kg VL-C đem góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát, thời hạn 5 năm. Giá trị vốn góp được xác định là 40/kg (phiếu xuất kho số 221).
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi NVL.
- Tính giá trị NVL xuất kho.
Tài liệu bổ sung:
- Giá thực tế NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (Tính một
lần vào cuối kỳ kế toán).
- Vật liệu xuất kho sử dụng để sản xuất SP phân bổ cho SP-X 75%, SP-Y 25%.
Ghi chú: Giá bán theo HĐ trong bài là giá chưa có thuế GTGT

Bài 3.8:
Tại công ty ABC, áp dụng phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, kỳ kế toán theo tháng, Trong tháng 8/N có tình hình về công cụ, dụng cụ như sau:
1. Mua 10 bộ bàn ghế giao cho khối văn phòng sử dụng, giá mua chưa thuế 20.000.000đ/bộ,
thuế GTGT 10%; chi phí vận chuyển 11.000.000đ, trong đó thuế GTGT 10%. Tiền mua và
chi phí vận chuyển trả bằng chuyển khoản. Thời gian phân bổ: 4 kỳ kế toán.
2. Bộ phận bán hàng báo hỏng 1 tủ kiếng trị giá 20.000.000đ, đã phân bổ vào chi phí
12.000.000đ. Nhân viên bán hàng làm hỏng tài sản nói trên nên phải bồi thường bằng cách
khấu trừ vào tiền lương 5.000.000đ, số còn lại tính vào chi phí.
3. Mua 10 cái cân bàn về sử dụng ngay ở cửa hàng, giá mua chưa thuế 560.000đ/cái, thuế
GTGT 10%, trả bằng tiền mặt.
4. Xuất kho một số bao bì luân chuyển sử dụng ở bộ phận bán hàng trị giá 12.000.000đ,
phân bổ trong 2 tháng.
5. Phòng Nhân sự báo hỏng một tủ hồ sơ trị giá 16.000.000đ phế liệu thu hồi bán ngay thu
bằng tiền mặt 500.000đ. Mua 1 tủ hồ sơ khác về thay thế (đã giao cho Phòng Nhân sự) có
22
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
giá mua chưa thuế 26.000.000đ, thuế GTGT 10% , tất cả đã thanh toán bằng chuyển
khoản. Cả 2 loại tủ hồ sơ nói trên đều thuộc loại phân bổ 2 lần.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 3.9:
Số dư ngày 30/09/N của một số TK tại công ty K như sau: (ĐVT: 1.000đ)
- TK 153 : 36.748
- TK 242: 22.300, chi tiết gồm:
+ CCDC phân bổ 3 lần: 9.500 (phân xưởng SX), xuất kho tháng 8/N
+ CCDC phân bổ 6 lần: 12.800 (bộ phận bán hàng), xuất kho 6/N
Trong tháng 10/N có tình hình như sau:
1. Ngày 06: nhận HĐ số 3980/10/N của nhà máy H gồm một số CCDC giá bán 134.000,
thuế GTGT 13.400, đã nhập kho đủ. Thời hạn thanh toán 30 ngày.
2. Ngày 12: nhận phiếu báo hỏng CCDC bổ 3 lần tại phân xưởng sản xuất, giá thực tế khi
xuất kho 28.500, phế liệu thu hồi bán ngay thu bằng tiền mặt 120 (không có hóa đơn
GTGT). Số CCDC này đã xuất dùng vào tháng 8/N.
3. Ngày 19: mua một số CCDC thanh toán bằng tiền mặt, giá bán theo HĐ là 18.400, thuế
GTGT 1.840, hàng đã nhập kho đủ.
4. Ngày 26: tổng hợp các phiếu xuất kho CCDC, gồm có:
- Loại phân bổ 1 lần: giá thực tế xuất kho 7.500, sử dụng cho bộ phận bán hàng.
- Loại phân bổ 2 lần: giá thực tế xuất kho 16.680, dùng cho văn phòng DN.
- Loại phân bổ 3 lần: giá thực tế xuất kho 27.900, dùng cho PX sản xuất chính.
5. Ngày 31: căn cứ kế hoạch sử dụng phân bổ chi phí CCDC tháng 10 năm N cho các bộ
phận liên quan.
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Tính số dư cuối kỳ của TK 153, TK 242.
Tài liệu bổ sung:
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Kế toán hàng tồn kho thực hiện theo phương pháp KKTX.

23
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
CHƢƠNG 4
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƢỜI LAO ĐỘNG

Bài 4.1:
Tại công ty TNHH ACET có tình hình về các khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo
lương trong tháng 3 năm N như sau:(ĐVT: 1.000đồng)
* Số dƣ đầu kỳ một số TK vào ngày 01/03/N:
 TK 335 –Chi phí phải trả: 30.000
 TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Dư nợ): 18.000 (trong đó 3383 : 18.000)
 TK 353 – Quỹ khen thưởng phúc lợi: 90.000
* Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản phải trả
ngƣời lao động nhƣ sau:
1. Chuyển khoản tạm ứng tiền lương đợt 1 cho công nhân viên:
 Công nhân trực tiếp sản xuất là 80.000
 Nhân viên phục vụ phân xưởng sản xuất 30.000
 Bộ phận bán hàng 40.000
 Bộ phận quản lý doanh nghiệp 50.000
2. Nhận giấy báo Có của ngân hàng số tiền bảo hiểm xã hội trả thay lương cho người lao
động nghỉ thai sản và ốm đau tháng trước là 18.000.
3. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất là 5.000
4. Trích quỹ khen thưởng phúc lợi chi tiền Quốc Tế Phụ Nữ (08/03) cho người lao động
bằng tiền mặt là 12.000
5. Theo thanh toán tạm ứng: Nhân viên M bộ phận thu mua mua Nguyên vật liệu A có trị
giá 50 triệu (chưa bao gồm 10% thuế GTGT), đã thanh toán bằng tạm ứng. Số tiền tạm
ứng còn dư là 2.000, công ty cấn trừ vào lương của nhân viên M trong tháng này.
6. Theo bảng lương bộ phận nhân sự chuyển sang phòng kế toán để thực hiện thanh toán
tiền lương cho công nhân viên như sau:
Lƣơng Các
Lƣơng BHXH
căn bản khoản
Nội dung theo sản trả thay
phụ cấp
phẩm lƣơng
(*)
Phân xƣởng 1:

24
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
+ Công nhân trực tiếp sản xuất 180.000 80.000 35.000 12.000
+ Nhân viên quản lý phân xưởng 40.000 9.000
Phân xƣởng 2:
+ Công nhân trực tiếp sản xuất 90.000 40.000 20.000 4.000
+ Nhân viên quản lý phân xưởng 30.000 5.000
Bộ phận bán hàng 100.000 125.000 7.000
Bộ phân quản lý doanh nghiệp 150.000 20.000

(*) Biết rằng: Bắt đầu từ ngày 01/01/2018 các khoản phụ cấp trả cho công nhân viên là
các khoản phải đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định tại thông tư số 47/2015/TT –
BLĐTBXH
7. Trích các khoản theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và
kinh phí công đoàn) theo quy định hiện hành từ ngày 01/01/2018:
8. Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân cho công nhân viên các bộ phận là 15.400
9. Cuối tháng, thực hiện kiểm kê hàng tồn kho phát hiện bị thiếu 30 sản phẩm có trị giá
3.000, sau khi tìm hiểu hội đồng quản trị của công ty quyết định trừ vào lương của thủ
kho trong 2 tháng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
Tài liệu tham khảo:
 Công ty hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT là
10% cho các hàng hóa và dịch vụ.
 Hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Bài 4.2:
Tại công ty TNHH Hùng Cường có tình hình về các khoản phải trả NLĐ và các khoản trích
theo lương trong tháng 10 năm N như sau:(ĐVT: 1.000đồng)
* Số dƣ đầu kỳ một số TK vào ngày 01/10/N:
 TK 334 - Phải trả người lao động: 30.000 (trong đó tiền lương phải trả NLĐ: 30.000)
 TK 338 - Phải trả, phải nộp khác: 10.000 (trong đó 3382 : 2.000 ; 3383 : 6.000 ; 3384
:2.000)
* Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Dùng tiên gửi ngân hàng nộp BHXH: 6.000 , BHYT: 2.000
2. Trả lương còn nợ tháng trước bằng tiền mặt cho người lao động : 27.000, số còn lại đơn
25
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.
3. Tiền lương phải trả NLĐ trong tháng :
 Lương công nhân trực tiếp sản suất SP690.000.Tiền lương phải trả công nhân trong
thời gian nghỉ phép được hưởng 100% lương: 10.000
 Lương trả nhân viên quản lý xưởng sản xuất: 130.000
 Lương nhân viên bán hàng: 210.000
 Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: 84.000
4. Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sx theo tỉ lệ 1%
tiền lương tháng.
5. Trích KPCĐ, BHXH,BHYT,BHTN theo tỷ lệ quy định.
6. Tính tiền thưởng thi đua cho công nhân trực tiếp sản xuất :10.000 nhân viên quản lý sản
xuất : 4.000 , Nhân viên bán hàng 1.000 và nhân viên quản lý 5.000
7. BHXH phải trả công nhân trực tiếp SX trong kỳ là 30.000
8. Các khoản trừ vào thu nhập của công nhân viên :
 Tạm ứng : 10.000
 Bồi thường vật chất : 5.000
9. Vay ngắn hạn ngân hàng 700.000 về nhập quỹ để chuẩn bị trả lương.
10. Thanh toán các khoản khác cho người lao động :
 Lương : trả 60% tiền lương trong tháng cho công nhân viên sau khi đã trừ đi các
khoản trích theo lương
 Trả tiền giữ hộ kỳ trước : 3.000
 Trả toàn bộ BHXH và tiền thưởng
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 10/N?

Bài 4.3:
Từ dữ liệu của bài 4.2, anh/ chị hãy phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào sơ đồ tài khoản kế
toán, đồng thời lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương theo mẫu sau:
Ghi có TK 334 - Ghi
Ghi nợ Ghi có TK 338 - Phải trả, phải nộp
Phải trả ngƣời có Cộng
TK khác
lao động TK

26
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
335 -
Chi
Lƣơng Thƣởng KPCĐ BHXH BHYT BHTN phí
phải
trả
642 -
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
641-Chi
phí bán
hàng
627 -
Chi phí
sản xuất
chung
622 -
Chi phí
nhân
công
trực tiếp
334-
Phải trả
người
lao động
335-Chi
phí phải
trả
338 -

27
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Phải trả,
phải nộp
khác
Cộng

Bài 4.4:
Trong tháng 4/N tại xí nghiệp cơ khí 1-5 có tình hình như sau: (ĐVT: 1000đ)
A. Số dƣ 1/4/N của một số tài khoản:
- TK 334: 954.500, trong đó tiền lương: 800.000; BHXH phải trả: 34.500, tiền
thưởng quý I (nguồn từ quỹ khen thưởng): 120.000
- TK 338 : 15.400, trong đó 3383: 15.400
B. Trong tháng 4/N có một số nghiệp vụ phát sinh nhƣ sau:
1. Ngày 5: Chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của NLĐ toàn bộ lương kỳ 2 tháng 3:
800.000 và trả BHXH: 34.500, NH đã báo nợ.
2. Ngày 10: Chi trả tiền thưởng bằng tiền mặt 120.000
3. Ngày 15: Chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của NLĐ lương kỳ 1 tháng 4: 720.000,
NH đã báo nợ.
4. Ngày 25: NH báo có, cơ quan tài chính thanh toán số BHXH DN đã chi: 34.500
5. Cuối tháng tổng hợp các khoản tiền lương, BHXH phải trả NLĐ tháng 4/N như sau:

T Lƣơng hợp Lƣơng sản BHXH trả


Đối tƣợng
T đồng phẩm thay lƣơng
1 Phân xƣởng SX chính (PX-1):
+ CNSX sản phẩm A 610.000 15.200 5.600
+ CNSX sản phẩm B 540.000 18.600 8.500
+ Nhân viên quản lý phân xưởng 38.000
2 Phân xƣởng SX phụ:
+ Phân xưởng sửa chữa (PX-2):
- Công nhân sản xuất 57.000 1.200 1.200
- Nhân viên quản lý 18.500 600 2.000
+ Phân xưởng phụ tùng (PX-3)
- Công nhân sản xuất 43.000 1.000 400
- Nhân viên quản lý 15.900
3 Các bộ phận khác:

28
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
T Lƣơng hợp Lƣơng sản BHXH trả
Đối tƣợng
T đồng phẩm thay lƣơng
+ Ban giám đốc 33.000 1.500
+ Phòng kế toán tài vụ 25.000 1.000
+ Phòng tổ chức – hành chính 45.000 1.600 3.900
+ Tổ bốc xếp đóng gói SP tiêu thụ 10.500 500

(Ghi chú: Lương sản phẩm là thưởng do tăng năng suất lao động)
6. Trích BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN theo quy định hiện hành.
7. Khấu trừ lương của NLĐ để thu hồi tiền bồi thường vật chất 15.000.
Yêu cầu:
- Lập bảng phân bổ tiền lương tháng 4/N
- Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
- Công ty cần chuẩn bị số tiền là bao nhiêu để thanh toán cho NLĐ vào đầu tháng 5/N.

29
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
CHƢƠNG 5: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM

Bài tập 5.1:


Công ty An Cường có một phân xưởng sản xuất chính sản xuất 2 loại sản phẩm: SP-A và SP-
B, trong tháng 2/N có tình hình sản xuất như sau: (ĐVT:1000đồng).
* Cho số dƣ TK 154– Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu ngày 01/02/N:
846.000, chi tiết: SP-A: 846.000; SP-B: 0
*Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng liên quan đến hoạt động sản
xuất nhƣ sau:
1. Trích bảng phân bổ vật liệu:
- Tổng giá thực tế vật liệu chính xuất kho: 8.450.000 để sản xuất 6.000 SP-A và 4.000
SP-B. Hao phí VLC theo định mức cho 1 SP-A là 700, cho 1 SP-B là 850.
- Tổng giá thực tế vật liệu phụ xuất kho để sản xuất SP-A và SP-B 796.000. VLP phân
bổ cho SP-A 60%, SP-B 40%.
- Xuất nhiên liệu phục vụ chạy máy móc thiết bị: 15.225.
2. Trích bảng phân bổ tiền lương
- Tiền lương phải trả theo hợp đồng cho người lao động như sau:
+ Tiền lương của CNSX SP-A: 310.000
+ Tiền lương của CNSX SP-B: 190.000
+ Tiền lương của nhân viên phân xưởng: 60.000
- Phụ cấp (độc hại) cho người lao động:
+ Phụ cấp của CNSX SP-A: 65.000
+ Phụ cấp của CNSX SP-B: 70.000
+ Phụ cấp của nhân viên phân xưởng: 24.000
3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế độ hiện hành.
4. Trích bảng tính khấu hao:
- Khấu hao nhà xưởng và thiết bị của của phân xưởng sản xuất: 82.100
- Khấu hao cửa hàng, quầy hàng của bộ phận bán hàng: 43.500
- Khấu hao TSCĐ của bộ phận quản lý doanh nghiệp: 67.400.
5. Tổng hợp hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại phải trả theo giá chưa thuế GTGT sử dụng
tại phân xưởng sản xuất: 128.000.

30
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
6. Mua công cụ dụng cụ đưa vào sử dụng ngay tại phân xưởng sản xuấttheo giá chưa thuế
GTGT: 4.700, đã chuyển khoản thanh toán cho người bán (NH đã báo Có). Biết rằng
công cụ dụng cụ này thuộc loại phân bổ 1 lần.
7. Trong sản xuất khi sử dụng VLC có thu hồi một số phế liệu nhập kho trị giá: 136.400,
trong đó từ sản xuất SP-A là 80.400 SP-B là 56.000.
8. Trong tháng có 6.000 SP-A và 4.000 SP-B hoàn thành, số sản phẩm này được kiểm
nghiệm, đều đủ tiêu chuẩn và đã được nhập kho thành phẩm.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Sử dụng sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP nhập kho.
Tài liệu bổ sung:
- Số lượng SPDD cuối kỳ: SP-A là 500, SP-B là: 400.
- SPDD được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp.
- VLC phân bổ cho SP-A,SP-B theo định mức tiêu hao VLC cho từng loại SP.
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho SP-A và SP-B tỷ lệ với tiền lương hợp đồng của
CNSX.
- DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.
- Các tài khoản có đủ điều kiện để hạch toán.

Bài tập 5.2:


Công ty Thiên Thanh có một phân xưởng sản xuất chính, sản xuất 2 loại sản phẩm: A và B,
trong tháng 9/N có tình hình sản xuất như sau: (ĐVT: 1000 đồng).
*Cho số dƣ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang vào ngày
01/09/N:781.200
- Trong đó: SP-A:781.200, chi tiết:
+ Chi phí NVL trực tiếp: 357.600;
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 232.000;
+ Chi phí sản xuất chung: 191.600
- SP-B: 0
*Trích một số nghiệp vụ kinh tếphát sinh liên quan đến sản xuấttrong tháng 9/N nhƣ
sau:
1. Bảng phân bổ vật liệu:
- Vật liệu chính:
+ Giá trị vật liệu chính xuất kho sản xuất 3.000 SP-A; 2.000 SP-B: 2.112.000
31
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
+ Định mức hao phí VLC: SP-A: 340/sp, SP-B: 450/sp.
- Vật liệu phụ: Giá trị vật liệu phụ để sản xuất SP-A và SP-B là: 165.000, 80% giá trị
VLP phân bổ cho SP-A, 20% phân bổ cho SP-B
2. Công cụ dụng cụ xuất kho dùng cho phân xưởng sản xuất chính:
+ Loại công cụ dụng cụ phân bổ 1 lần: 9.125
+ Loại công cụ dụng cụ phân bổ 2 lần: 24.000, đồng thời kế toán thực hiện phân bổ
lần 1 giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí.
3. Tiền lương phải trả cho NLĐ theo hợp đồng:
- Lương của CNSX SP-A: 920.000
- Lương của CNSX SP-B: 780.000
- Lương của nhân viên quản lý phân xưởng: 265.000
4. Trích BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN theo chế độ.
5. Ủy nhiệm chi: trả tiền điện cho Sở điện lực theo giá thanh toán 308.000 (thuế suất
GTTGT 10%), trong đó:
- Dùng để chạy máy móc thiết bị: 265.000
- Dùng để thắp sáng tại phân xưởng sản xuất: 15.000
6. Trích bảng tính khấu hao TSCĐ:
- Khấu hao máy móc thiết bị dùng để sản xuất sản phẩm: 344.000
- Khấu hao nhà xưởng: 47.600
7. Phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất sản phẩm đã nhập kho 36.000, trong đó: từ sản
xuất SP-A : 21.600, từ sản xuất SP-B: 14.400.
8. Tình hình sản xuất và nhập kho thành phẩm: Trong tháng sản xuất hoàn thành 2.750 SP-
A và 1.500 SP-B. Qua kiểm tra chất lượng toàn bộ số SP trên đủ tiêu chuẩn đã được
nhập kho thành phẩm.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Mở sổ kế toán chi tiết theo dõi chi phí sản xuất sản phẩm.
3. Tính giá thành SP-A, SP B.
4. Lập bảng tính giá thành sản xuất các loại sản phẩm.
Tài liệu bổ sung:
- Chi phí NVL trực tiếp đưa toàn bộ vào sản xuất ngay từ đầu, các chi phí khác chi theo
tiến độ sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi loại SP tỷ lệ với tiền lương hợp đồng của
CNSX
32
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ:
+ SP-A: 250SP, trong đó: 100 SP hoàn thành 20%; 50SP - 40%; 50 SP - 60%; 50SP -
80%
+ Sản phẩm B = 0
- SPDD được đánh giá theo phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương.
- DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Bài tập 5.3:


Công ty XYZ sản xuất 2 loại sản phẩm A và B (SP-A; SP-B); Kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp KKTX; nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; Thuế suất thuế GTGT của
các loại hàng hóa, dịch vụ mua – bán, giả định đều là 10%. Trong tháng 12/N có tình hình
như sau: (ĐVT: 1000 đồng).
* Cho số dƣ một số tài khoản đầu ngày 01/12/N nhƣsau:
- TK 154-Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: 85.200; trong đó: SP-A: 85.200; SP-B
= 0.
- TK 242-Chi phí trả trước: 21.000 (Chi tiết: Công cụ dụng cụ H sử dụng tại phân
xưởng sản xuất, loại phân bổ 3 lần, xuất kho sử dụng vào 1/10/N).
* Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất trong
tháng 12/N nhƣ sau:
11. Trích bảng phân bổ vật liệu:
- Xuất kho 13.088 kg vật liệu chính (VLC) để sản xuất: 1.600 SP-A và 800 SP-B.
- Đơn giá xuất kho bình quân của VLC 100/kg
- Định mức hao phí VLC: SP-A: 6kg/SP; SP-B: 4kg/SP. VLC phân bổ theo định mức
tiêu hao.
12. Mua vật liệu phụ đưa ngay vào sản xuất sản phẩm, giá mua chưa có thuế GTGT 14.550,
thuế GTGT 1.455, chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Giá trị vật liệu phụ phân bổ cho SP-
A 60%, SP-B 40%.
13. Xuất kho nhiên liệu sử dụng để chạy máy móc thiết bị tại phân xưởng sản xuất 4.050.
14. Căn cứ kế hoạch sử dụng, kế toán phân bổ giá trị công cụ dụng cụ H sử dụng tại phân
xưởng sản xuất vào chi phí tháng 12.
15. Trích bảng phân bổ tiền lương:

Đối tượng Tiền lương hợp đồng Tiền lương sản phẩm

33
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Công nhân sản xuất SP-A 230.000 120.000

Công nhân sản xuất SP-B 190.000 110.000

Nhân viên phân xưởng 120.000 50.000

16. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định hiện hành.
17. Trích bảng tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất 24.700.
18. Nhận hóa đơn tiền điện của Sở điện lực sử dụng tại phân xưởng sản xuất, tổng giá thanh
toán là 28.215, trong đó thuế GTGT 2.565.
19. Trong tháng sản xuất hoàn thành: SP-A: 1.600; SP-B: 500. Toàn bộ số SP-A sản xuất
hoàn thành đủ tiêu chuẩn đã được nhập kho thành phẩm.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh quá trình tập hợp, kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành
nhập kho lên sơ đồ chữ T.
Tài liệu bổ sung
- SPDD cuối kỳ kiểm kê: SP-A: 400 SP; SP-B: 300
- SPDD đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho SP-A và SP-B theo tỉ lệ tiền lương hợp đồng của
CNSX.
- DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.

Bài 5.4:
Doanh nghiệp Thành Tân có hai phân xưởng sản xuất, phân xưởng 1 sản xuất 2 loại sản
phẩm A và B, phân xưởng 2 sản xuất sản phẩm C.
* Số dƣ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang vào ngày 01/09/N nhƣ sau:
120.000 trong đó SP-A: 120.000.
* Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp Thành Tân trong tháng
9/N nhƣ sau: (ĐVT: 1000 đồng).
1. Ngày 2: Trị giá nguyên vật liệu xuất kho là 820.000 được phân bổ 70% cho sản phẩm A
và 30% cho sản phẩm B.
2. Ngày 4: Giá trị nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm C là 150.000.
3. Ngày 5: Xuất dùng nhiên liệu để bảo dưỡng thường xuyên máy móc thiết bị thuộc phân
xưởng 1 là 52.000, phân xưởng 2 là 20.000.
4. Ngày 15: Phân xưởng 2 báo hỏng một số công cụ dụng cụ trị giá 40.000, đã phân bổ vào
34
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
chi phí 32.000, phế liệu thu hồi bán thu tiền mặt: 4.000.
5. Ngày 28: Tiền lương phải trả cho:
+ Công nhân sản xuất sản phẩm A: 190.000
+ Công nhân sản xuất sản phẩm B: 150.000
+ Công nhân sản xuất sản phẩm C: 120.000
+ Nhân viên và quản lý phân xưởng 1: 120.000
+Nhân viên và quản lý phân xưởng 2: 50.000.
6. Ngày 29: Khấu hao máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác thuộc phân xưởng 1 là:
24.000, phân xưởng 2 là: 13.000.
7. Ngày 30: Chi phí thanh toán bằng tiền mặt dùng cho phân xưởng 1: 8.800 (đã bao gồm
10% thuế GTGT), phân xưởng 2: 5.500 (đã bao gồm 10% thuế GTGT).
8. Cuối tháng:
+ Kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho ba loại sản phẩm A, B, C theo
tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp.
+ Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho trong kỳ là: 10.000 sản phẩm A,
8.000 sản phẩm B và 4.000 sản phẩm C.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9/N?
2. Sử dụng sơ đồ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm A, B và
C?
Tài liệu bổ sung:
- SPDD cuối kỳ kiểm kê: SP-A: 200 SP; SP-B: 180; SP-C: 0.
- SPDD đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp.
- DN tính thuế GTGT theo phương kháp khấu trừ.
- DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.

Bài 5.5:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây: (ĐVT: 1000đ)
1. Xuất kho vật liệu chính, giá thực tế 627.200 để sản xuất 1.000 SP-A và 500 SP-B. Vật
liệu chính được phân bổ cho 2 loại sản phẩm tỷ lệ với định mức chi phí vật liệu cho từng
loại sản phẩm. Định mức chi phí vật liệu cho các loại sản phẩm như sau: 400/SP-A và
480/SP-B.
2. Xuất kho vật liệu phụ giá thực tế 31.200 để sản xuất 1.000 SP-A và 500 SP-B. Cuối
tháng vật liệu chưa sử dụng để lại phân xưởng: 1.200 (chuyển sử dụng cho tháng sau).
35
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
VLP phân bổ cho các loại sản phẩm theo số lượng SP sản xuất.
3. Tổng số tiền lương phải trả cho CNSX 1.000 SP-A và 500 SP-B là 770.000. Định mức
tiền lương cho 1 SP-A là 400, 1 SP-B là 600. Tiền lương phân bổ cho mỗi loại sản phẩm
tỷ lệ với định mức tiền lương.
4. Phân xưởng số I sản xuất 2 loại sản phẩm SP-A và SP-B, chi phí phục vụ và quản lý sản
xuất phân xưởng trong tháng như sau:
- Tiền lương hợp đồng phải trả cho nhân viên phục vụ, quản lý phân xưởng: 60.000
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho nhân viên phân xưởng: 13.200
- CCDC xuất dùng loại phân bổ 2 lần trị giá 40.000
- Khấu hao TSCĐ dùng tại phân xưởng 69.400
- Chi phí khác chi bằng tiền mặt 8.600.
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho SP-A và SP-B theo tỷ lệ tiền lương CNSX.

Bài 5.6:
Tình hình sản xuất SP-B tại công ty Đông Á trong tháng 3/N như sau: (ĐVT: 1.000đ)
- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng: 300.000
- Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 900.000, trong đó chi phí NVL trực tiếp
là 780.000 (VLC: 720.000, VLP: 60.000), chi phí nhân công trực tiếp 80.000, chi phí
sản xuất chung 40.000.
- Số lượng sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn nhập kho trong tháng: 800
- Số lượng SPDD cuối tháng kiểm kê được là: 200 SP
Yêu cầu: Xác định giá trị SPDD cuối kỳ trong trường hợp áp dụng phương pháp đánh giá
theo chi phí NVL chính.

Bài 5.7:
Sử dụng số liệu của bài 5.6 để xác định giá trị SPDD cuối kỳ trong trường hợp đánh giá theo
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Bài 5.8:
Tính giá trị SP-B dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng tương đương, cho biết:
(ĐVT: 1000đ)
1. Số dư đầu tháng 6/N của TK 154 (SP-B): 259.350, bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 139.200
- Chi phí nhân công trực tiếp: 80.100
36
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- Chi phí sản xuất chung: 40.050
2. Chi phí sản xuất SP-B phát sinh trong tháng, bao gồm:
- Chi phí NVL trực tiếp: 670.000 (trong đó vật liệu trả lại kho: 10.000)
- Chi phí nhân công trực tiếp:180.000
- Chi phí sản xuất chung: 90.000
3. Trong tháng 6/N đã SX được 200 SP-B đủ tiêu chuẩn đã nhập kho. SP-B dở dang là 40
sản phẩm, trong đó 20 SP có mức độ hoàn thành 40% và 20 SP còn lại có mức độ hoàn
thànhh là 85%. Chi phí NVL trực tiếp đưa vào SX một lần từ ban đầu.

Bài 5.9:
Cho biết chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 9/N của
SP-A như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
a. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 830.192
b. Chi phí sản xuất SP-A trong tháng tập hợp được như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 6.888.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 919.250
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho SP-A 406.750
c. Phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất 2.792
d. Trong tháng DN sản xuất được 2.000 SP-A. Qua kiểm tra chất lượng toàn bộ 2.000 sản
phẩm trên đều đủ tiêu chuẩn và được nhập kho thành phẩm.
Yêu cầu: Tính và lập bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm A.
Tài liệu bổ sung:
- DN áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
- SPDD cuối kỳ kiểm kê được 200 SP.
- SPDD được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp.

Bài 5.10:
Công ty Đại Dương có tình hình sản xuất SP-C trong tháng 9/N như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 163.300. Trong đó: NVL trực tiếp: 128.000; nhân công
trực tiếp 22.500; chi phí sản xuất chung 12.800.
2. Chi phí sản xuất trong tháng được tập hợp:
- Chi phí NVL trực tiếp: 1.626.600
- Chi phí nhân công trực tiếp: 705.500
37
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- Chi phí sản xuất chung: 520.000 (phân bổ cho SP-C)
3. Phế liệu thu hồi do sử dụng NVL chính trong quá trình sản xuất 8.700
4. Sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn nhập kho: 7.700SP-C
5. SPDD cuối kỳ 800SP-C. Trong đó: 200SP hoàn thành 30%; 600SP hoàn thành 40%
Yêu cầu:
- Tính giá thành sản xuất SP-C (sử dụng sơ đồ tài khoản)
- Lập bảng tính giá thành
Tài liệu bổ sung:
- DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.
- Chi phí NVL trực tiếp đưa vào sản xuất một lần ngay từ đầu quá trình chế biến.
- SPDD đánh giá theo sản lượng ước tính tương đương.

Bài 5.11:
Nhà máy cơ khí 19/5 có một phân xưởng sản xuất chính sản xuất 2 loại sản phẩm: SP-A
và SP-B trong tháng 2/N có tình hình như sau: (ĐVT:1000đ)
Số dư đầu kỳ của TK 154 : 234.500, chi tiết: SP-A 234.500; SP-B: 0
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng tổng hợp được như sau:
1. Trích bảng phân bổ vật liệu:
a- Tổng giá thực tế VLC xuất kho: 2.280.000 để sản xuất 5.000 SP-A và 2.500 SP-B. Hao
phí VLC theo định mức cho 1 SP-A là 300, cho 1 SP-B là 360.
b- Tổng giá thực tế VLP xuất kho để sản xuất SP-A và SP-B 94.000. Cuối tháng tại phân
xưởng sản xuất có một số VLP chưa sử dụng trị giá 4.000, số vật liệu này được chuyển
sang tháng sau để sử dụng. VLP phân bổ cho SP-A 70%, SP-B 30%.
c- Tổng giá thực tế nhiên liệu dùng cho máy móc thiết bị tại phân xưởng sản xuất 183.000.
d- Phụ tùng dùng để sửa chữa thường xuyên TSCĐ tại PX sản xuất: 22.400
e- CCDC xuất dùng phục vụ SX 36.000, số CCDC này được phân bổ 3 tháng
2. Bảng phân bổ tiền lương
- Tiền lương phải trả theo hợp đồng cho NLĐ như sau:
+ Tiền lương của CNSX SP-A: 840.000
+ Tiền lương của CNSX SP-B: 780.000
+ Tiền lương của nhân viên phân xưởng: 120.000
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế độ

38
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
3. Bảng tính khấu hao:
- Khấu hao nhà xưởng và thiết bị của của phân xưởng sản xuất: 40.000
- Khấu hao cửa hàng, quầy hàng của bộ phận bán hàng: 16.500
- Khấu hao TSCĐ của bộ phận quản lý doanh nghiệp: 18.000.
4. Trong sản xuất khi sử dụng VLC có thu hồi một số phế liệu trị giá: 20.500, trong đó từ sản
xuất SP-A là 17.500 SP-B là 3.000.
5. Trong tháng có 4.000 SP-A và 2.000 SP-B hoàn thành, số sản phẩm này được kiểm
nghiệm, đều đủ tiêu chuẩn và đã được nhập kho thành phẩm.
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Mở sổ kế toán chi tiết theo dõi chi phí sản xuất sản phẩm
- Tính giá thành SP nhập kho.
- Lập bảng tính giá thành SP-A.
Tài liệu bổ sung:
- Số lượng SPDD cuối kỳ: SP-A là 1.500, SP-B là: 500
- SPDD được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp.
- VLC phân bổ cho SP-A,SP-B theo định mức tiêu hao VLC cho từng loại SP.
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho SP-A và SP-B tỷ lệ với tiền lương hợp đồng của
CNSX.
- DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.
- Các tài khoản có đủ điều kiện để hạch toán.

39
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
CHƢƠNG 6: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH

Bài 6.1:
Công ty ABC là DN sản xuất, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất GTGT 10%, có tài liệu kế toán như sau:
(ĐVT: 1.000 đồng)
Số dƣ đầu tháng 03/N của một số TK:
- TK 155-Thành phẩm: 1.666.400, chi tiết:
+ SP-A: 1.400.000, số lượng 700 SP-A.
+ SP-B: 380.000, số lượng 500 SP-B.
- TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ: 310.000 ; TK 333(1)- Thuế GTGT phải nộp: 0
- TK 131-Phải thu khách hàng (Công ty K): 854.700 (chi tiết: 37.000 USD)
Trong tháng 03/N trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣ sau:
1. Ngày 2/3: Xuất kho 300 SP-B giao trực tiếp cho Công ty P. Hàng đã được thanh toán
bằng chuyển khoản ( Ngân hàng đã báo Có). Giá bán theo HĐ: 1.350/SP.
2. Ngày 8/3: Xuất kho 500 SP-A để gửi bán cho Công ty H theo hợp đồng đã ký kết từ tháng
12. Giá bán theo HĐ 2.400/SP, thuế suất thuế GTGT 10%.
3. Ngày 15/3:Công ty WW thanh toán toàn bộ số nợ bằng chuyển khoản. Tỷ giá giao dịch
do ngân hàng A niêm yết 23,2 – 23,4/USD
4. Ngày 17/3: Xuất khẩu 1.800 SP-A vào khu chế xuất Tân Thuận cho công ty WW Đài
Loan, giá xuất khẩu tính theo FOB 170USD/SP. Tỷ giá giao dịch do ngân hàng A niêm
yết 23,1 – 23,3/USD. Khách hàng đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. Thuế suất
thuế xuất khẩu 12%.
5. Ngày 20/3: Công ty H đã nhận 600 SP-A gửi vào ngày 8/3 và chấp nhận thanh toán toàn
bộ số hàng đã nhận.
6. Ngày 21/3: Công ty P báo có 20 SP-B do không đủ tiêu chuẩn về chất lượng và đề nghị
giảm giá 30%. DN đã hoàn tất các thủ tục giảm giá hàng bán và trả lại tiền mặt cho khách
hàng.
7. Ngày 22/3: Công ty K chuyển trả toàn bộ số nợ ngoại tệ bằng chuyển khoản, NH đã báo
Có. Tỷ giá giao dịch do ngân hàng A niêm yết 23,35 – 23,55/USD
8. Ngày 23/3: Xuất kho giao hàng trực tiếp 200 SP-A cho cửa hàng X, đã thu tiền (NH đã
báo có). Đơn giá bán 2.420/SP, thuế GTGT 242/SP.
9. Ngày 25/3: Công ty H trả lại 30 SP-A do không đủ tiêu chuẩn về kích thước. DN đã hoàn
tất các thủ tục về thuế và nhập kho số hàng bị trả lại.
10. Ngày 31/3:
40
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- Tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí QLDN phân bổ cho SP tiêu thụ tương ứng là:
350.000 và 910.000
- Tổng số sản phẩm SX hoàn thành và nhập kho: 2.000 SP-A, 200 SP-B.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Xác định kết quả tiêu thụ tháng 3/N (sử dụng sơ đồ tài khoản)?
3. Tính lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty ABC tháng 3/N?
4. Lập báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ABC tháng 03/N?
5. Kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ để thanh toán với NSNN?
Tài liệu bổ sung:
- Giá thành sản xuất tháng 3 của thành phẩm nhập kho đã tính được: SP-A: 1.620/SP,
SP-B: 900/SP.
- Giá trị thành phẩm xuất kho tính theo phương pháp bình quân cuối kỳ.
- Giá bán theo HĐ cho trong bài là giá chưa có thuế GTGT.

Bài 6.2:
Công ty Bình An là DN sản xuất, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất GTGT 10%, Có tài liệu kế toán như sau: (ĐVT:
1.000 đồng)
* Số dƣ 1/6/N của TK 155 – Thành phẩm: 7.695.000, chi tiết: SP-A: 3.815.000, 1.800
SP; SP-B: 3.880.000, 4.000 SP)
* Trong tháng 06/N, trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣ sau:
1. Ngày 7: Xuất kho giao hàng trực tiếp 100 SP-A cho cửa hàng T, đã thu bằng chuyển
khoản (Ngân hàng đã báo Có). Đơn giá thanh toán 2.750/SP, thuế GTGT 250/SP.
2. Ngày 8: Xuất kho 12.000 SP-B lưu kho tại cảng để chờ xuất khẩu sang Malaysia, nhà
nhập khẩu là công ty M. FOB 80USD/SP. Thuế xuất khẩu 8%. Chưa hoàn tất thủ tục hải
quan.
3. Ngày 9: Xuất kho 2.200 SP-A để gửi bán cho Công ty K theo hợp đồng đã ký kết từ tháng
4. Giá thanh toán theo HĐ 2.640/SP.
4. Ngày 10: Lô hàng xuất khẩu sang Malaysia cho công ty M đã hoàn tất thủ tục và được
giao lên tàu . Tỷ giá mua – bán chuyển khoản do ngân hàng X niêm yết : 23,40 – 23,60
/USD.
5. Ngày 12: Công ty đã hoàn tất thủ tục thuế của lô hàng chờ xuất khẩu ngày 8 và hàng được
giao lên tàu xuất khẩu sang Malaysia . Tỷ giá mua – bán chuyển khoản do ngân hàng X
niêm yế t : 23,2 – 23,4 /USD.
41
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
6. Ngày 18: Công ty K đã nhận 2.200 SP-A gửi vào ngày 9/6 và chấp nhận thanh toán toàn
bộ số hàng đã nhận.
7. Ngày 22: Cửa hàng T thông báo trong số SP-A giao ngày 7/6 có 40 sản phẩm bị lỗi nhẹ
và đề nghị giảm giá 20% cho số hàng này. Công ty Bình An đã chấp nhận và chi tiền mặt
trả lại số tiền tương ứng với khoản giảm giá. Các thủ tục về chứng từ đã hoàn tất.
8. Ngày 30:
- Tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho SP tiêu thụ
tương ứng là: 490.000 và 890.000.
- Tổng số sản phẩm SX hoàn thành và nhập kho: 4.000 SP-A, 20.000 SP-B.
Yêu cầu:
1. Định koản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/N?
2. Sử dụng sơ đồ kế toán để tính kết quả tiêu thụ sản phẩm tháng 6/N?
Tài liệu bổ sung:
- Gía thành sản xuất tháng 6/N của thành phẩm nhập kho: SP-A: 2.200/SP, SP-B:
910/SP.
- Giá trị thành phẩm xuất kho tính theo phương pháp bình quân cuối kỳ.
- Giá thanh toán theo HĐ cho trong bài là giá đã có thuế GTGT.

Bài 6.3:
Công ty Mêkông sản xuất sản phẩm A và B, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
KKTX, kỳ kế toán theo quý, đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là VND, tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ với thuế suất của sản phẩm A và B là 10%. Tình hình hoạt động quý 3
năm N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
* Số dƣ vào ngày 1 tháng 7 năm N của một số tài khoản nhƣ sau:
- TK 155-Thành phẩm: 2.558.000 (Chi tiết: SP-A: 1.933.000, số lượng 800; SP-B:
625.000, số lượng 400)
- TK 121-Chứng khoán kinh doanh: 410.000, chi tiết: cổ phiếu TAA: 410.000 (tổng mệnh
giá 200.000, số lượng: 20.000CP)
* Trích một số nghiệp vụ phát sinh trong quý 3:
1. Ngày 5/7: Xuất kho 280 SP-A bán trực tiếp cho công ty H. Giá thanh toán theo hóa đơn
bao gồm cả thuế GTGT 3.630/SP. Bên mua đã thanh toán ngay bằng tiền mặt.
2. Ngày 10/7: Xuất kho 400 SP-A giao cho đại lý số 1, giá thanh toán bao gồm cả thuế
GTGT 4.070/SP. Hoa hồng đại lý 12% tính trên giá chưa có thuế GTGT.
3. Ngày 20/7: Bán 10.000 cổ phiếu TAA kinh doanh, giá bán 20,2/CP thu tiền ngay (NH đã
báo có). Chi phí giao dịch đã thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty chứng khoán
42
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
0,3%.
4. Ngày 30/7: Xuất khẩu 1.500 SP-A, cho công ty ABC tại khu chế xuất BH. Đơn giá xuất
khẩu tính theo FOB của SP-A là 200 USD/SP. Công ty ABC đã chấp nhận thanh toán, Tỷ
giá mua bán chuyển khoản do ngân hàng X niêm yết: 23,2 – 23,4/USD. Thuế suất thuế
xuất khẩu 5%.
5. Ngày 10/8: Xuất kho 700 SP-B giao trực tiếp cho công ty thương mại Bến Thành. Giá
thanh toán theo hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT 2.365/SP. Bên mua đã chấp nhận thanh
toán.
6. Ngày 15/8: Công ty H trả lại 20 SP-A đã mua ngày 5/7. DN đã nhận lại số hàng trả lại và
chi tiền mặt trả lại tiền cho công ty H. DN đã hoàn tất thủ tục về chứng từ theo quy định
của cơ quan thuế.
7. Ngày 30/8: Công ty thương mại Bến Thành trả lại 50 SP-B đã mua ngày 10/8 do hàng
không đủ tiêu chuẩn theo thỏa thuận. DN đã nhận lại hàng và hoàn tất thủ tục về chứng từ
theo quy định của cơ quan thuế
8. Ngày 03/9: Ngân hàng báo có về số lãi nhập vào TK tiền gửi của công ty: 1.350.
9. Ngày 08/9: Công ty ABC chuyển khoản bằng USD thanh toán toàn bộ tiền mua hàng
ngày 30/7, tỷ giá mua bán chuyển khoản do ngân hàng X niêm yết: 23,3 – 23,5/USD (NH
đã báo có)
10. Ngày 25/9: Đại Lý số 1 thanh toán 70% số hàng đã nhận 10/7 bằng sec (NH đã báo có).
Cùng ngày DN đã chi tiền mặt thanh toán hoa hồng cho đại lý số 1 theo đúng hợp đồng và
hoá đơn của Đại lý gửi đến.
11. Ngày 30/9:
- Tổng chi phí bán hàng và chi phí QLDN quý 3 tổng hợp được là 510.000 và 730.000.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3 phải nộp theo kế hoạch 22.000
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 3/N?
2. Tính lợi nhuận kế toán trước thuế quý 3 của công ty Mêkông (sử dụng sơ đồ TK)?
3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 cho công Mêkông?
Tài liệu bổ sung:
a. Tình hình sản xuất trong quý 3:
- Số lượng sản xuất và nhập kho các loại SP: SP-A 2100 ; SP-B: 1.500.
- Giá thành SX của sản phẩm: SP-A: 2.380/SP, SP-B: 1.420/SP.
b. Thành phẩm xuất kho tính theo cách tính bình quân gia quyền vào cuối kỳ
c. Các TK khác có đủ điều kiện để hạch toán; Kỳ kế toán: quý

43
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Bài 6.4:
Công ty ABC là DN sản xuất, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất GTGT 10%, Có tài liệu kế toán như sau:
(ĐVT 1000đ)
Số dư đầu tháng 03/N của một số TK:
- TK 155: 1.666.400 (SP-A: 1.316.400, 800 SP; SP-B: 350.000, 400 SP)
- TK 133: 129.000 ; TK 333(1): 0
- TK 131: 825.000 (chi tiết: Công ty K: 484.000; Công ty M: 341.000)
Trong tháng 03/N đã phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Ngày 2: Xuất kho 600 SP-A để gửi bán cho Công ty H theo hợp đồng đã ký kết từ tháng
12. Giá bán theo HĐ 2.400/SP, thuế GTGT 10%.
2. Ngày 6: Mua trả chậm NVL của công ty X. Giá bán theo HĐ: 420.000, thuế GTGT
42.000. Hàng đã về và được nhập kho đủ.
3. Ngày 8: Xuất khẩu 1.800 SP-A vào khu chế xuất Tân Thuận cho công ty WW Đài Loan,
giá xuất khẩu tính theo FOB 170USD/SP. Tỷ giá thực tế 19/USD. Khách hàng đã nhận
được hàng và chấp nhận thanh toán. Thuế xuất khẩu 12%.
4. Ngày 12: Xuất kho giao 50 SP-A cho đại lý số 1. Giá bán quy định 2.750/sp (đã bao
gồm thuế GTGT). Hoa hồng cho đại lý 12% tính trên giá chưa có thuế GTGT.
5. Ngày 15: Xuất kho 200 SP-B giao trực tiếp cho Công ty P. Hàng đã được chấp nhận
thanh toán. Giá bán theo HĐ: 1.250/SP.
6. Ngày 18: Công ty WW thanh toán toàn bộ số nợ bằng chuyển khoản. Tỷ giá giao dịch
19,1/USD.
7. Ngày 20: Công ty H đã nhận 600 SP-A gửi vào ngày 2/3 và chấp nhận thanh toán toàn
bộ số hàng đã nhận.
8. Ngày 21: Công ty P trả lại 20 SP-B do không đủ tiêu chuẩn về chất lượng. DN đã hoàn
tất các thủ tục về thuế và nhập kho số hàng bị trả lại.
9. Ngày 22: Công ty M chuyển trả toàn bộ số nợ bằng chuyển khoản, NH đã báo có. Chiết
khấu thanh toán 1% DN đã trả cho công ty M bằng tiền mặt (do khách hàng thanh toán
trước hạn).
10. Ngày 23: Xuất kho giao hàng trực tiếp 200 SP-A cho cửa hàng X, đã thu tiền (NH đã
báo có). Đơn giá bán 2.420/SP, thuế GTGT 242/SP.
11. Ngày 25: Công ty H trả lại 30 SP-A do không đủ tiêu chuẩn về kích thước. DN đã hoàn
tất các thủ tục về thuế và nhập kho số hàng bị trả lại.
12. Ngày 28: Đại lý số 1 (bán đúng giá quy định) đã bán được 40% số hàng nhận ngày 12 và
đã chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền của số hàng đã bán (NH đã báo có)
13. Ngày 29: Chi tiền mặt thanh toán hoa hồng cho Đại lý số 1 theo đúng hợp đồng ghi trên
44
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
hóa đơn GTGT Đại lý gửi đến: hoa hồng 12% giá bán chưa có thuế GTGT (tính trên số
hàng đã bán và thanh toán tiền), thuế suất GTGT 10%.
14. Ngày 31:
- Tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí QLDN phân bổ cho SP tiêu thụ tương ứng là:
391.000 và 985.000
- Tổng số sản phẩm SX hoàn thành và nhập kho: 2.000 SP-A, 200 SP-B.
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Xác định kết quả tiêu thụ tháng 3/N (sử dụng sơ đồ tài khoản).
- Tính lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty ABC tháng 3/N.
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ABC tháng 03/N.
- Kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ để thanh toán với NSNN.
Tài liệu bổ sung:
- Giá thành sản xuất tháng 3 của thành phẩm nhập kho đã tính được: SP-A: 1.698/SP,
SP-B: 800/SP.
- Giá trị thành phẩm xuất kho tính theo phương pháp bình quân cuối kỳ.
Ghi chú: Giá bán theo HĐ cho trong bài là giá chưa có thuế GTGT.

Bài 6.5:
Công ty Mêkông sản xuất sản phẩm A và B, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
KKTX, kỳ kế toán theo quý, đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là VND, tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ với thuế suất của sản phẩm A và B là 10%. Tình hình hoạt động quý 3
năm N như sau: (ĐVT: 1000đ)
* Số dư vào ngày 1 tháng 7 năm N của một số tài khoản như sau:
- TK 155: 2.558.000 (Chi tiết: SP-A: 1.933.000, số lượng 800; SP-B: 625.000, số lượng
400)
- TK 121: 322.000, chi tiết: cổ phiếu R: 322.000 (tổng mệnh giá 200.000, số lượng:
20.000CP)
* Các nghiệp vụ phát sinh trong quý 3:
1. Ngày 5/7: Bán 10.000 cổ phiếu R, giá bán 18,2/CP thu tiền ngay (NH đã báo có). Chi phí
môi giới đã thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty chứng khoán 0,3%.
2. Ngày 10/7: Xuất kho 200 SP-A giao cho đại lý số 1, giá thanh toán bao gồm cả thuế
GTGT 3.685/SP. Hoa hồng đại lý 12% tính trên giá chưa có thuế GTGT.
3. Ngày 15/7: Xuất kho 180 SP-A bán trực tiếp cho công ty H. Giá thanh toán theo hóa đơn

45
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
bao gồm cả thuế GTGT 3.630/SP. Bên mua đã thanh toán ngay bằng tiền mặt.
4. Ngày 20/7: Ngân hàng báo có về số lãi nhập vào TK tiền gửi của công ty: 1.350.
5. Ngày 30/7: Xuất khẩu 1.500 SP-A, cho công ty ABC tại khu chế xuất BH. Đơn giá xuất
khẩu tính theo FOB của SP-A là 195USD/SP. Công ty ABC đã chấp nhận thanh toán, Tỷ
giá giao dịch 19,2/USD. Thuế suất thuế xuất khẩu 5%.
6. Ngày 10/8: Xuất kho 800 SP-B giao trực tiếp cho công ty thương mại Bến Thành. Giá
thanh toán theo hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT 2.365/SP. Bên mua đã chấp nhận thanh
toán.
7. Ngày 15/8: Công ty H trả lại 15 SP-A đã mua ngày 15/7. DN đã nhận lại số hàng trả lại
và chi tiền mặt trả lại tiền cho công ty H. DN đã hoàn tất thủ tục về chứng từ theo quy
định của cơ quan thuế.
8. Ngày 30/8: Công ty thương mại Bến Thành trả lại 50 SP-B đã mua ngày 10/8 do hàng
không đủ tiêu chuẩn theo thỏa thuận. DN đã nhận lại hàng và hoàn tất thủ tục về chứng từ
theo quy định của cơ quan thuế
9. Ngày 08/9: Công ty ABC chuyển khoản bằng USD thanh toán toàn bộ tiền mua hàng
ngày 30/7, tỷ giá giao dịch 19,3/USD (NH đã báo có)
10. Ngày 25/9: Đại Lý số 1 thanh toán 80% số hàng đã nhận 10/7 bằng sec (NH đã báo có).
Cùng ngày DN đã chi tiền mặt thanh toán hoa hồng cho đại lý số 1 theo đúng hợp đồng và
hoá đơn của Đại lý gửi đến.
11. Ngày 30/9:
- Tổng chi phí bán hàng và chi phí QLDN quý 3 tổng hợp được là 470.500 và 872.000.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3 phải nộp theo kế hoạch 22.000
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Tính lợi nhuận kế toán trước thuế quý 3 của công ty Mêkông (sử dụng sơ đồ TK)
3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 cho công Mêkông
Tài liệu bổ sung:
a. Tình hình sản xuất trong quý 3:
- Số lượng sản xuất và nhập kho các loại SP: SP-A 2100 ; SP-B: 1.500.
- Giá thành SX của sản phẩm: SP-A: 2.380/SP, SP-B: 1.420/SP.
b. Thành phẩm xuất kho tính theo cách tính bình quân gia quyền vào cuối kỳ
c. Các TK khác có đủ điều kiện để hạch toán; Kỳ kế toán: quý

46
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
CHƢƠNG 7
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH

Bài 7.1:
Công ty cổ phần ABC đầu tư vào các chứng khoán đã niêm yết với tỷ lệ đầu tư dưới 20%
quyền biểu quyết. Trong quý I năm N tình hình đầu tư của công ty ABC như sau: (ĐVT:
1.000 đồng)
* Số dƣ 1/1/N của một số tài khoản nhƣ sau:
- TK 121-Chứng khoán kinh doanh: 2.004.000, chi tiết:
+ Cổ phiếu A: 1.000.000 (Tổng mệnh giá: 900.000, số lượng 50.000 cổ phiếu)
+ Cổ phiếu B: 500.000 (Tổng mệnh giá: 380.000, số lượng 40.000 cổ phiếu)
+ Cổ phiếu C: 200.000 (Tổng mệnh giá: 100.000, số lượng 10.000 cổ phiếu)
+ Trái phiếu: 304.000 (Kho bạc phát hành, ngày mua 20/8/N-3, kỳ hạn 3 năm, trả lãi trả
hàng năm (8%/năm), số lượng: 20, mệnh giá 10.000/trái phiếu).
- TK 2291-Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: 100.000. Chi tiết: Cổ phiếu công
ty B 100.000
* Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý I năm N:
1. Ngày 12/1: Mua 50 trái phiếu của Công ty C, thời gian đáo hạn 5 năm, tổng giá mua là
490.000. Mệnh giá của một trái phiếu là 5.000. Đã thanh toán bằng chuyển khoản (NH đã
báo Nợ). Chi phí môi giới 14.500 đã thanh toán bằng tiền mặt.
2. Ngày 20/1: Nhận được thông báo của Công ty A và B về việc chia cổ tức cho cổ đông
năm N-1:
- Cổ tức cho cổ phiếu của Công ty A trả bằng tiền mặt là 1,8/cổ phiếu.
- Cổ tức cho cổ phiếu của Công ty B là 0/cổ phiếu.
3. Ngày 20/2: Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền cổ tức do công ty A chuyển
thanh toán.
4. Ngày 25/2: Công ty B tuyên bố phá sản. Tòa án đã xử lý và tổ chức bán đấu giá tài sản
của Công ty B và hoàn trả cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên. Công ty Bình Minh mất
trắng toàn bộ số vốn đầu tư vào Công ty B.
5. Ngày 27/2: NH báo Có về việc nhận lãi trái phiếu kho bạc năm N-1.
6. Ngày 22/3: Bán 4.000 cổ phiếu công ty R, giá bán 18/cổ phiếu đã thu bằng chuyển khoản
(NH đã báo có). Phí môi giới 0,3% thanh toán bằng chuyển khoản (NH đã báo Nợ)
7. Ngày 27/3: do cần tiền mặt công ty quyết định bán toàn bộ số trái phiếu C. Giá bán của số
trái phiếu nói trên là: 470.000 thu ngay bằng chuyển khoản. Chi phí môi giới đã trả cho

47
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Công ty Chứng khoán B là 7.500 (NH đã báo Nợ).
8. Ngày 31/3: Căn cứ giá chứng khoán niêm yết trên thị trường, giá cổ phiếu của Công ty A
giảm 5/cổ phiếu, giá cổ phiếu công ty R giảm 8/cổ phiếu. DN quyết định lập dự phòng
cho số cổ phiếu A và cổ phiếu R.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Tính kết quả họat động đầu tư tài chính của Công ty ABC quý I năm N (sử dụng sơ đồ
tài khoản kế toán).
3. Phản ánh thông tin về chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất tài sản trên Bảng
Cân đối Kế toán của công ty tại ngày 31/01/N.
Tài liệu bổ sung:
- Giá vốn của chứng khoán kinh doanh khi nhượng bán tính theo phương pháp bình
quân gia quyền cuối kỳ.

Bài 7.2:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại thời điểm phát sinh và tại ngày đáo hạn.
(ĐVT: đồng)
1. Ngày 1/2/2016, doanh nghiệp gửi 200 triệu đồng tiền mặt tại Ngân hàng ABC với kỳ hạn
6 tháng. Lãi suất tiền gửi là 6%/năm, lãnh lãi khi đáo hạn. Ngân hàng đã báo Có
2. Ngày 1/4/2016, doanh nghiệp mua 100 trái phiếu kì hạn 6 tháng, đầu tư lấy lãi. Mệnh giá
của trái phiếu là 10 triệu đồng, lãi lãnh định kỳ theo quý, lãi suất 6%/năm. Giá mua trái
phiếu là 10 triệu đồng/trái phiếu. Các giao dịch đều thanh toán qua chuyển khoản.
3. Ngày 1/4/2016, doanh nghiệp mua 100 trái phiếu kì hạn 6 tháng, đầu tư lấy lãi. Mệnh giá
của trái phiếu là 10 triệu đồng, lãi lãnh tại ngày đáo hạn, lãi suất 6%/năm. Giá mua trái
phiếu là 10 triệu đồng/trái phiếu. Các giao dịch đều thanh toán qua chuyển khoản.
4. Ngày 1/4/2016, doanh nghiệp mua 100 trái phiếu kì hạn 6 tháng, đầu tư lấy lãi. Mệnh giá
của trái phiếu là 10 triệu đồng, lãi lãnh tại ngày mua trái phiếu, lãi suất 6%/năm. Giá mua
trái phiếu là 10 triệu đồng/trái phiếu. Các giao dịch đều thanh toán qua chuyển khoản.

Bài 7.3:
* Ngày 31/12/ N, công ty PP có thông tin số dƣ đƣợc trích từ sổ kế toán tổng hợp và
chi tiết nhƣ sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
- TK 121(1) – Cổ phiếu (CP) A: 280.000 (Chi tiết 10.000 CP-A)
- TK 121(1) – Cổ phiếu B: 220.000 (Chi tiết 20.000 CP-B)
- TK 121(1) – Cổ phiếu C: 240.000 (Chi tiết 30.000 CP-C)

48
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- Số dư TK 229(1) – Cổ phiếu B: 10.000
Tài liệu bổ sung:
Biết đơn giá thị trường của các loại cổ phiếu tại ngày 31/12/N:
- Cổ phiếu A: 23/ CP.
- Cổ phiếu B: 10/ CP.
- Cổ phiếu C: 7/ CP.
Yêu cầu:
1. Xác định số dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh cần lập năm N cho từng loại
cổ phiếu?
2. Xác định số dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh cần lập bổ sung năm N?
3. Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

Bài 7.4:
Công ty cổ phần BBR đầu tư vào các chứng khoán đã niêm yết với tỷ lệ đầu tư dưới 20%
quyền biểu quyết. Trong quý I năm N tình hình đầu tư của công ty BBR như sau: (ĐVT:
1.000 đồng)
* Số dƣ 1/10/N của một số tài khoản nhƣ sau:
- TK 121-Chứng khoán kinh doanh: 2.004.000, chi tiết:
+ Cổ phiếu A: 2.800.000 (Tổng mệnh giá:1.000.000, số lượng 100.000 cổ phiếu)
+ Cổ phiếu B: 870.000 (Tổng mệnh giá: 700.000, số lượng 70.000 cổ phiếu)
- TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn(Trái phiếu P): 304.000 (Kho bạc phát hành,
ngày mua 02/01/N, kỳ hạn 3 năm, trả lãi trả hàng quý (6%/năm), số lượng: 100, mệnh giá
20.000/trái phiếu).
- TK 229(1)-Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: 200.000. Chi tiết: Cổ phiếu
công ty A: 200.000
* Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 4 năm N:
1. Ngày 02/10: Nhận tiền lãi của trái phiếu kho bạc P bằng tiền mặt.
2. Ngày 10/10: Mua 10.000 cổ phiếu B để kinh doanh, giá khớp lệnh 12/CP-B, chi phí giao
dịch 0,4% thanh toán bằng chuyển khoản (NH đã gửi giấy báo Nợ).
3. Ngày 20/10: Mua 50 kỳ phiếu ngân hàng thời hạn 3 tháng để hưởng lãi, giá mua bằng
mệnh giá: 2.000, lĩnh lãi cuối kỳ, lãi suất 6%/năm, thanh toán bằng chuyển khoản (Ngân
hàng đã báo Nợ).
4. Ngày 25/11: Bán 50 trái phiếu P, giá bán: 19.000/TP-P thu bằng chuyển khoản (Ngân
hàng đã gửi giấy báo Có). Chi phí môi giới 0,3% thanh toán bằng chuyển khoản (Ngân

49
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
hàng đã gửi giấy báo Nợ).
5. Ngày 31/12:
+ DN ghi nhận lãi phải thu của trái phiếu P.
+ Căn cứ giá chứng khoán niêm yết trên thị trường, giá cổ phiếu của Công ty A 25/cổ phiếu,
giá cổ phiếu công ty B 18/cổ phiếu. DN quyết định lập dự phòng cho số cổ phiếu A.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 4/N.
2. Tính kết quả họat động đầu tư tài chính của Công ty BBR quý 4 năm N (sử dụng sơ đồ
tài khoản kế toán).
3. Phản ánh thông tin về chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất tài sản trên Bảng
Cân đối Kế toán của công ty tại ngày 31/12/N.
Tài liệu bổ sung:
- Kỳ kế toán: Quý
- Giá vốn của chứng khoán kinh doanh khi nhượng bán tính theo phương pháp bình
quân gia quyền liên hoàn.

Bài 7.5:
Công ty cổ phần Bình Minh đầu tư vào các chứng khoán đã niêm yết với tỷ lệ đầu tư dưới
20% quyền biểu quyết. Trong quý I năm N tình hình đầu tư của công ty Bình Minh như sau:
(ĐVT: 1.000đ)
Số dƣ 1/1/N của một số TK nhƣ sau:
- TK 121: 1.764.000, chi tiết:
+ Cổ phiếu A: 960.000 (Tổng mệnh giá: 800.000, số lượng 80.000 CP)
+ Cổ phiếu B: 480.000 (Tổng mệnh giá: 380.000, số lượng 38.000 CP)
+ Cổ phiếu R: 220.000, (Tổng mệnh giá: 100.000, số lượng 10.000 CP)
- TK 128- Trái phiếu: 104.000 (Kho bạc phát hành, ngày mua 20/8/N-3, kỳ hạn 5 năm, trả
lãi trả hàng năm (9%/năm), số lượng: 100, mệnh giá 1.000/TP).
- TK 229: 50.000. Chi tiết: Cổ phiếu công ty B 50.000
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý I năm N:
1. Ngày 2/1: Mua 1.000 trái phiếu của Công ty C, thời hạn 5 năm, tổng giá mua là 490.000.
Mệnh giá của một trái phiếu là 500. Đã thanh toán bằng chuyển khoản (NH đã báo nợ).
Chi phí môi giới 14.500 đã thanh toán bằng tiền mặt.
2. Ngày 15/1: Nhận được thông báo của Công ty A và B về việc chia cổ tức cho cổ đông
năm N-1:

50
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- Cổ tức cho cổ phiếu của Công ty A trả bằng tiền mặt là 1,8/cp.
- Cổ tức cho cổ phiếu của Công ty B là 0/cp.
3. Ngày 10/2: Nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền cổ tức do công ty A chuyển
thanh toán.
4. Ngày 15/2: Công ty B tuyên bố phá sản. Tòa án đã xử lý và tổ chức bán đấu giá tài sản
của Công ty B và hoàn trả cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên. Công ty Bình Minh mất
trắng toàn bộ số vốn đầu tư vào Công ty B.
5. Ngày 20/2: NH báo có về việc nhận lãi trái phiếu kho bạc năm N-1.
6. Ngày 15/3: Bán 4.000 cổ phiếu công ty R, giá bán 18/cp đã thu bằng chuyển khoản (NH
đã báo có). Phí môi giới 0,3% thanh toán bằng chuyển khoản (NH đã báo nợ)
7. Ngày 25/3: do cần tiền mặt công ty quyết định bán toàn bộ số trái phiếu C. Giá bán của
số trái phiếu nói trên là: 470.000 thu ngay bằng chuyển khoản. Chi phí môi giới đã trả cho
Công ty Chứng khoán B là 7.500 (NH đã báo nợ).
8. Ngày 31/3: Căn cứ giá chứng khoán niêm yết trên thị trường, giá cổ phiếu của Công ty A
giảm 5/cp, giá cổ phiếu công ty R giảm 8/cp. DN quyết định lập dự phòng cho số cổ phiếu
A và cổ phiếu R.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Tính kết quả họat động đầu tư tài chính của Công ty BM quý I năm N (sử dụng sơ đồ tài
khoản).
3. Tại sao kế toán phải tổ chức theo dõi mệnh giá, giá vốn của chứng khoán trên sổ kế toán
chi tiết?
Tài liệu bổ sung: Giá vốn của chứng khoán khi bán tính theo cách tính FIFO

51
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
CHƢƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Bài 8.1:
Trong quý 4 năm N, công ty AGC là doanh nghiệp thương mại, có tình hình như sau: (ĐVT:
1.000 đồng).
* Cho số dƣ một số tài khoản vào ngày 01/10/N nhƣ sau:
- TK 112-Tiền gửi ngân hàng: 1.301.000, chi tiết:
+ TK 1121-Tiền gửi ngân hàng-VND: 857.000
+ TK 1122-Tiền gửi ngân hàng-Ngoại tệ: 444.000 (20.000 USD)
- Các tài khoản khác không có số dư đầu kỳ là ngoại tệ.
* Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ trong quý IV/N
nhƣ sau:
1. Ngày 02/10: Nhập khẩu trực tiếp NVL từ công ty ABC, giá nhập khẩu CIF-HCM
40.000USD, DN đã chấp nhận thanh toán. Tỷ giá mua - bán chuyển khoản do ngân hàng
B niêm yết: 23,3 - 23,4/USD. Hàng đã về và được nhập kho đủ. Thuế suất thuế nhập khẩu
5%.
2. Ngày 06/10: Xuất khẩu trực tiếp sản phẩm cho công ty M, giá xuất khẩu 50.000 USD,
chưa thu tiền. Tỷ giá mua - bán chuyển khoản do ngân hàng B niêm yết: 23,4 -23,5/USD.
Khách hàng đã chấp nhận thanh toán. Thuế suất thuế xuất khẩu 8%.
3. Ngày 02/11: Công ty M thanh toán tiền mua hàng ngày 6/10 bằng chuyển khoản (Ngân
hàng đã báo Có). Tỷ giá mua - bán chuyển khoản do ngân hàng B niêm yết: 23,3 -
23,4/USD.
4. Ngày 12/11: Chi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ thanh toán toàn bộ tiền mua hàng nhập
khẩu cho công ty ABC. Ngân hàng đã báo Nợ.
5. Ngày 26/11: Chuyển khoản 5.000USD từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ tạm ứng chi phí sinh
hoạt cho Giám đốc công ty đi dự hội nghị quốc tế tại Hà Lan. Tỷ giá mua - bán chuyển
khoản do ngân hàng B niêm yết: 23,2 - 23,3/USD.
6. Ngày 5/12: Xuất khẩu hàng hóa vào khu chế xuất 30.000USD, khách hàng đã chấp nhận
thanh toán. Tỷ giá mua - bán chuyển khoản do ngân hàng B niêm yết: 23,3 - 23,4/USD.
Thuế suất thuế xuất khẩu 12% đã nộp ngay bằng tiền gửi ngân hàng VND (Ngân hàng đã
báo Nợ)
7. Ngày 25/12: Nhập khẩu trực tiếp thiết bị T từ công ty XYZ, giá nhập khẩu CIF-HCM
20.000USD, DN đã chấp nhận thanh toán. Tỷ giá mua - bán chuyển khoản do ngân hàng
B niêm yết: 23,3 - 23,4/USD. Thiết bị T đã về và được chuyển sử dụng tại phân xưởng
sản xuất. Thuế suất thuế nhập khẩu 5%.
8. Ngày 31/12: Đánh giá lại số dư cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
52
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý IV/N
2. Mở sổ kế toán chi tiết theo dõi ngoại tệ tại quỹ và ngoại tệ gửi ngân hàng.
3. Tính số dư cuối kỳ của các tài khoản có gốc ngoại tệ.
4. Xác định lãi/lỗ tỷ giá hối đoái quý IV/N.
Tài liệu bổ sung:
- Giá tính thuế xuất khẩu/nhập khẩu không có chênh lệch với giá xuất khẩu/nhập khẩu.
- Công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10%.
- Ngoại tệ xuất quỹ theo phương pháp bình quân gia quyền di động.
- Các tài khoản liên quan có đủ điều kiện để hạch toán.

Bài 8.2:
Công ty cổ phần Lan Anh kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kỳ kế toán năm,
trong năm N có tài liệu như sau (ĐVT: 1.000 đồng):
* Số dƣ đầu tháng 01/N của một số tài khoản:
- TK 4111-Vốn góp của chủ sở hữu: 5.000.000 (500.000 cổ phiếu phổ thông, mệnh giá
10/cổ phiếu).
- TK 4112-Thặng dư vốn cổ phần: 2.000.000 (số dư Có)
- TK 419-Cổ phiếu quỹ: 1.200.000 (100.000 cổ phiếu)
- Các tài khoản khác có số dư hợp lý.
* Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm N liên quan đến vốn chủ sở
hữu:
1. Ngày 15/01: công ty phát hành thêm 200.000 cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10/cổ phiếu,
giá phát hành 13/cổ phiếu, phí giao dịch 0,3% tổng giá trị chứng khoán giao dịch, tất cả
thanh toán bằng chuyển khoản, đã nhận được giấy báo của ngân hàng.
2. Ngày 01/06: công ty mua lại 50.000 cổ phiếu đã phát hành làm cổ phiếu quỹ, giá mua
12,5/CP, phí giao dịch 0,3% tổng giá trị chứng khoán giao dịch, tất cả thanh toán bằng
chuyển khoản, đã nhận được giấy báo của ngân hàng.
3. Ngày 12/11: tái phát hành 80.000 cổ phiếu quỹ, giá phát hành 16/cổ phiếu, phí giao dịch
0,3% tổng giá trị chứng khoán giao dịch, tất cả thanh toán bằng chuyển khoản, đã nhận
được giấy báo của ngân hàng.
4. Ngày 15/12: Căn cứ quyết định của Đại hội cổ đông, công ty tiến hành hủy bỏ 30.000 cổ
phiếu quỹ.
Yêu cầu:

53
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm N
2. Tính Số dư cuối kỳ của các tài khoản có liên quan.
3. Trình bày thông tin về khoản mục Vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán.

Bài 8.3:
Công ty cổ phần ABC có kỳ kế toán quý, trong năm N +1 có tình hình liên quan đến vốn chủ
sở hữu như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
* Số dƣ đầu năm N+1 của một số TK tổng hợp và chi tiết:
- TK 411 –Vốn đầu tư chủ sở hữu, chi tiết:
+ TK 411(1)-Vốn góp của chủ sở hữu: 280.000.000, trong đó số cổ phần thường:
28.000.000, mệnh giá một cổ phiếu: 10.
+ TK 411(2)-Thặng dư vốn cổ phần: 52.423.700
- TK 419-Cổ phiếu quỹ: 2.472.000 (số lượng 120.000 cổ phiếu)
- TK 421-Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 30.815.000
* Trong năm N+1 có các nghiệp vụ phát sinh nhƣ sau:
Quý I/N+1:
Công ty ABC phát hành thêm 2.500.000 cổ phiếu thường (gọi là cổ phiếu ABC), mệnh
giá một cổ phiếu 10, giá phát hành 38/cổ phiếu. Toàn bộ số cổ phiếu trên đã bán hết, số tiền
phát hành đã thu bằng chuyển khoản. Ngân hàng đã báo Có.
Phí phát hành 0,5% tổng giá trị thực tế phát hành, công ty ABC đã thanh toán bằng
chuyển khoản. Ngân hàng đã báo Nợ.
Quý II/N+1:
Theo báo cáo quyết toán được duyệt, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty ABC năm N
là 30.815.000, trong đó 50% giữ lại, 30% dùng để chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông; 5%
trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, 15% trích lập quỹ đầu tư phát triển.
Quý III/N+1:
Công ty ABC mua lại cổ phiếu ABC, số lượng cổ phiếu thường mua lại 1.000.000, giá
mua 27/cổ phiếu. Số tiền mua lại cổ phiếu đã thanh toán bằng chuyển khoản. Ngân hàng đã
báo Nợ.
Phí giao dịch mua lại cổ phiếu ABC là 0,3% tổng trị giá cổ phiếu mua lại, đã thanh toán
bằng chuyển khoản.
Quý IV/N+1:
Công ty ABC đã tái phát hành cổ phiếu quỹ, số lượng 800.000 cổ phiếu, giá phát hành
39/cổ phiếu, ngân hàng đã báo Có.

54
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Phí phát hành cổ phiếu quỹ 0,3% tổng trị giá cổ phiếu đã bán đã thanh toán bằng
chuyển khoản.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm N+1.
2. Tính Số dư cuối kỳ của các tài khoản có liên quan.
3. Trình bày thông tin khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán ngày
31/12/N+1.
Cho biết: Cổ phiếu quỹ xuất bán tính theo phương pháp bình quân di động.

55
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
CHƢƠNG 9: BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bài 9.1:
Công ty Cổ phần AAA sản xuất SP-X có quy trình sản xuất giản đơn.
* Chế độ kế toán:
- Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán: VND
- Kỳ kế toán: Tháng
- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Thuế suất thuế GTGT của các loại hàng hoá, dịch vụ mua vào và bán ra là 10%.
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tính giá trị hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
* Tình hình hoạt động kinh doanh trong tháng 9/N (ĐVT: 1.000đ).
Số dư ngày 01/9/N các tài khoản tổng hợp và chi tiết như sau:
Số hiệu tài
Tên tài khoản Số dƣ Nợ Số dƣ Có
khoản
Tiền mặt 111 100.000
Tiền gửi ngân hàng 112 810.000
Chứng khoán kinh doanh 121 210.000
Phải thu khách hàng 131 410.000
Nguyên liệu, vật liệu 260.000
+ Vật liệu chính: 152 228.000
(Chi tiết 3.000 kg)
+ Vật liệu phụ 32.000
(Chi tiết 800 kg)
Chi phí sản xuất kinh doanh
154 100.000
dở dang
Thành phẩm 150.000
155 (Chi tiết 1.000 SP –
X)

56
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Tài sản cố định hữu hình 211 600.000
Hao mòn tài sản cố định 214 200.000
Vay và nợ thuê tài chính 341 300.000
Phải trả cho người bán 331 220.000
Lợi nhuận sau thuế chưa
421 100.000
phân phối
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1.820.000

* Trong tháng 9/N, công ty AAA có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣ sau:
1. Ngày 1/9: Mua và nhập kho 5.000 kg vật liệu chính, đơn giá bán chưa có thuế GTGT là
70, thời hạn thanh toán 30 ngày. Chi phí vận chuyển vật liệu chính về kho 8.800 (đã bao
gồm thuế GTGT, thuế suất 10%) thanh toán bằng tiền mặt.
2. Ngày 5/9: Xuất kho nguyên liệu, vật liệu để sản xuất sản phẩm X:
- 7000 kg vật liệu chính
- 600 kg vật liệu phụ
3. Ngày 7/9: Bán cổ phiếu kinh doanh, tổng giá bán: 300.000, thu bằng chuyển khoản (Ngân
hàng đã báo Có). Phí giao dịch 0,4% thanh toán bằng chuyển khoản (Ngân hàng đã báo
Nợ).
4. Ngày 10/9: Xuất kho 2.000 sản phẩm X cho công ty thương mại PP, đơn giá bán chưa có
thuế GTGT 280/SP-X, khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản (Ngân hàng đã báo
Có).
5. Ngày 15/9: Mua một số công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất tại phân xưởng (Loại phân bổ
01 lần) trị giá 20.000, số tiền thuế GTGT 2.000, thanh toán bằng chuyển khoản (Ngân
hàng đã báo Nợ).
6. Ngày 20/9: Chi phí quảng cáo sản phẩm 11.000 (đã bao gồm thuế GTGT) thanh toán
bằng chuyển khoản (Ngân hàng đã báo Nợ).
7. Ngày 21/9: Xuất kho 3.000 sản phẩm X cho của hàng K, đơn giá bán chưa có thuế GTGT
270/SP-X, thời hạn thanh toán 30 ngày.
8. Ngày 25/9: Trích khấu hao tài sản cố định sử dụng tại các bộ phận:
- Phân xưởng sản xuất: 20.000
- Bộ phận bán hàng: 10.000
- Bộ phận quản lý đơn vị: 15.000
9. Ngày 29/9: Công ty tính lương thực tế phải trả cho các bộ phận:
- Công nhân sản xuất: 230.000
- Quản lý và phục vụ phân xưởng: 120.000
57
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- Bộ phận bán hàng: 90.000
- Bộ phận quản lý công ty: 60.000
10. Ngày 30/9: Tiền điện, nước phải trả cho nhà cung cấp: 38.500 (trong đó số tiền thuế
GTGT là 3.500):
- Phân xưởng sản xuất: 20.000
- Bộ phận bán hàng: 7.000
- Bộ phận quản lý đơn vị: 8.000
Yêu cầu:
5. Lập bảng cân đối kế toán của công ty AAA tại ngày 01/9/N?
6. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9/N?
7. Tính giá thành sản phẩm X sản xuất hoàn thành nhập kho trong tháng 9/N?
8. Xác định kết quả kinh doanh tháng 9/N?
Tài liệu bổ sung:
- Trong tháng sản xuất hoàn thành nhập kho 6.000 SP – X.
- Không có chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế.
- Tiền lương thực tế là cơ sở để tính các khoản trích theo lương.

Bài 9.2:
Công ty ABD tại ngày 31/12/N có thông tin số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi
tiết như sau:
Số hiệu tài
Tên tài khoản Số dƣ Nợ Số dƣ Có
khoản
Tiền mặt 111 70.000
Tiền gửi ngân hàng 112 1.210.000
Chứng khoán kinh doanh 121 830.000
Phải thu khách hàng 131 340.000
Tạm ứng 141 10.000
Nguyên liệu, vật liệu 152 110.000
Chi phí sản xuất kinh doanh dở
154 100.000
dang
Thành phẩm 155 50.000

58
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
Dự phòng tổn thất tài sản 229 50.000
Tài sản cố định hữu hình 211 1.200.000
Hao mòn tài sản cố định 214 600.000
Vay và nợ thuê tài chính 341 125.000
Phải trả cho người bán 331 410.000
Quỹ khen thưởng phúc lợi 353 30.000
Quỹ đầu tư phát triển 414 80.000
Cổ phiếu quỹ 419 130.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 80.000
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 70.000 2.885.000

Tài liệu bổ sung:


* Trích sổ chi tiết các tài khoản:
1. Số dư TK 121 – Chứng khoán kinh doanh: 830.000, chi tiết:
- TK 1211 – Cổ phiếu: 530.000
- TK 1212 – Trái phiếu: 300.000
2. Số dư TK 131 – phải thu khách hàng: 340.000, chi tiết:
- Khách hàng A: 120.000 (Dư nợ) (thời hạn thanh toán ngày 02/8/N+1)
- Khách hàng B: 150.000 (Dư nợ) (thời hạn thanh toán ngày 15/1/N+2)
- Khách hàng C: 100.000 (Dư nợ) (thời hạn thanh toán ngày 30/4/N)
- Khách hàng D: 30.000 (Dư có) (Khách hàng D trả trước tiền hàng, công ty ABD chưa
giao hàng).
3. Số dư TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản: 50.000, chi tiết:
- TK 2291 – Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: 10.000
- TK 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi (Khách hàng C): 30.000
- TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 10.000
4. Số dư TK 331 – Phải trả người bán: 410.000, chi tiết:
- Người bán P (Dư Có): 450.000
- Người bán Q (Dư Nợ): 40.000 (Công ty ABD trả trước tiền hàng cho người bán Q,
chưa nhận hàng).
5. Số dư TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu:
- TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu: 2.885.000

59
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn
- TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần: 70.000
Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán công ty ABD ngày 31/12/N.

Bài 9.3:
Trích thông tin từ sổ kế toán doanh thu, thu nhập và chi phí của công ty BAK năm N như
sau:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
1. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 750.000
2. Các khoản giảm trừ: 50.000
3. Doanh thu hoạt động tài chính: 11.000
4. Thu nhập khác: 6.900
5. Giá vốn hàng bán: 420.000
6. Chi phí tài chính: 11.200 (Trong đó, chi phí lãi vay: 4.100)
7. Chi phí bán hàng: 16.200
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 41.000
9. Chi phí khác: 3.000
10. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: 47.000
11. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (phát sinh bên Nợ): 3.000
Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả kinh doanh của công ty BAK năm N.

60
Bộ môn KTTC – oanhlh@buh.edu.vn

You might also like