You are on page 1of 11

Các câu hỏi đúng/sai

Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính

1. Khi DN lựa chọn Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ thì không phải làm thông báo gửi cơ
quan thuế

2. DN có thể được lựa chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và không phải
thông báo cho cơ quan thuế.
3. Kế toán tài chính mang tính pháp lệnh?
4. Kế toán quản trị không mang tính pháp lệnh?
5. Thông tin của kế toán quản trị có tính chính xác, khách quan, tổng thể
6. Thông tin kế toán tài chính mang tính kịp thời nhưng không đòi hỏi độ chính xác cao?
7. Phạm vi nghiên cứu của Kế toán tài chính là Tài sản, nguồn vốn, các quá trình hoạt động
SXKD của DN và các quan hệ kinh tế pháp lý ngoài vốn
8. Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần- Giá vốn hàng bán?
9. Lợi nhuận kế toán trước thuế= (Doanh thu bán hàng+ doanh thu tài chính+ thu nhập khác)-
(giá vốn hàng bán+ chi phí bán hàng+ chi phí quản lý doanh nghiệp+ chi phí tài chính+ chi phí
khác)
10. Lợi nhuận sau thuế= Lợi nhuận kế toán trước thuế- chi phí thuế TNDN?
11. Lợi nhuận sau thuế thuộc vốn chủ sở hữu?
12. Khi phát sinh một khoản chi phí kỳ này thì sẽ làm giảm Vốn chủ sở hữu?
13.Khi phát sinh một khoản doanh thu tăng sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu
14. Tất cả các khoản làm tăng vốn chủ sở hữu đều gọi là doanh thu
15. Tất cả các khoản làm giảm vốn chủ sở hữu đều gọi là chi phí
16. Phần lợi tức cho các cổ đông được hạch toán vào chi phí của DN
17. Phần tăng vốn góp từ các chủ sở hữu DN được hạch toán vào doanh thu.
18. Nguyên tắc phù hợp đề cập đến việc ghi nhận doanh thu và chi phí tương
ứng?
19. Thay đổi phương pháp kế toán trong năm sẽ vi phạm nguyên tắc Thận
trọng?
20. Theo nguyên tắc giá gốc thuế GTGT được khấu trừ sẽ tính vào giá nhập
kho
22. DN tự ý thay đổi giá gốc theo giá thị trường để lập báo cáo tài
chính sẽ vi phạm nguyên tắc Hoạt động liên tục?
23. Chế độ kế toán theo thông tư 200 nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin
cho điều hành DN, cho nhà đầu tư, chủ nợ chứ không vì mục đích tính
thuế?
24. Khi tính thuế nộp vào NSNN thì DN phải tuân thủ theo quy định
của Luật quản lý thuế và Luật thuế hiện hành?
25. Khi lập báo cáo tài chính thì DN phải tuân thủ theo quy định của
Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành?
26. Tài khoản kế toán theo TT 200 không phân biệt ngắn hạn, dài hạn.
27. Nội dung phân biệt ngắn hạn dài hạn được phân biệt tại
thời điểm lập báo cáo tài chính và thể hiện trên bảng Cân đối
kế toán ( Bảng tìn hình tài chính của DN)
28. Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán theo thông tư 200
đều mang tính bắt buộc?
29. Thông tin kế toán tài chính mang tính chính xác, đầy đủ và
khách quan?
30. Thông tư 200 chủ yếu áp dụng cho các DN lớn và DN
nước ngoài. Còn các DN vừa và nhỏ sử dụng chế độ kế toán
theo Thông tư 133?
Chương 2:Kế toán tiền và các khoản thanh toán
1.Căn cứ để ghi tăng, ghi giảm tiền mặt của DN là Phiếu thu và Phiếu chi
2. Tiền và các khoản tương đương tiền là nhóm tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất
3. Tiền trong DN gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và ngoại tệ?
4. Khi doanh nghiệp có phát sinh một khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ thì quy đổi theo tỷ giá bán
của Ngân hàng để ghi sổ
5. Khi phát sinh một khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì quy đổi theo tỷ giá bán của ngân hàng để
ghi sổ
6. Khi xuất tiền mặt bằng ngoại tệ để nộp vào TK ngân hàng bằng ngoại tệ thì quy đổi theo tỷ giá
bình quân di động của tiền mặt ngoại tệ
7. Khi rút tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt thì quy đổi theo tỷ giá bình quân
di động của tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ?
8. Khi tính thuế có gốc ngoại tệ để nộp vào ngân sách nhà nước thì quy đổi theo tỷ giá của Hải
quan quy định?
9. Khi ghi giảm các khoản công nợ thì phải quy đổi theo tỷ giá của ngày đã ghi nhận nợ trước đó.
10. Tiền hàng tương đương với khoản tiền ứng trước thì sẽ được quy đổi theo tỷ giá của ngày
ứng trước
11. Khi thanh toán các khoản nợ phải trả thì sẽ làm giảm tài sản của doanh nghiệp?
12. Khi thu được các khoản nợ phải thu bằng tiền thì tổng tài sản của DN sẽ tăng lên?
13. Khi thu được các khoản nợ phải thu bằng tiền sẽ làm thay đổi cơ cấu tài sản của DN?
14. Khi tiền của DN đang trong quá trình làm thủ tục thì sẽ sử dụng TK 113 để theo dõi khoản
tiền này?
15. Khi muốn xem xét khả năng thanh toán của DN thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( báo cáo dòng
tiền) là một trong những báo cáo quan trọng để cung cấp thông tin về khả năng thanh toán.

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN NVL, CCDC

1. Nguyên vật liệu là tư liệu lao động ?

2. NVL là tài sản ngắn hạn thuộc nhóm hàng tồn kho dự trữ để tiêu thụ?

3. Khi tham gia vào quá trình sản xuất hình thái của NVL sẽ bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn
toàn dưới tác động của tư liệu lao động và sức lao động?

4. Khi xuất dùng thì giá trị NVL sẽ chuyển toàn bộ thành chi phí sản xuất trong kỳ?

5. Công cụ dụng cụ sẽ bị biến dạng khi tham gia vào quá trình hoạt động SXKD?

6. Một tư liệu lao động của DN có giá trị 30 triệu thời gian sử dụng 1 chu kỳ SXKD thì vẫn
được gọi là TCSĐ?

7. Theo quy định về tiêu chuẩn 1 tài sản của DN là TSCĐ ( giá trị >=30tr, đồng thời có thời
gian sử dụng trên 1 năm) thì đa số các tư liệu sử dụng trong các phòng ban của DN là CCDC?
8. Giá trị của CCDC sử dụng nhiều kỳ thì giá trị đó được phân bổ dần dần vào chi phí SXKD
từng kỳ?

9. Phế liệu thu hồi trong sx được gọi là NVL?

10. Vải là NVL chính trong ngành dệt may?

11. Khi mua NVL nhập kho thì Giá ghi sổ được tính theo nguyên tắc giá gốc?

12. Tiền công tác phí cho cán bộ thu mua NVL được tính vào giá gốc của NVL?

13. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ khi mua NVL thì sẽ tính vào giá gốc của NVL?

14. Giá gốc của NVL bao gồm cả thuế GTGT không được khấu trừ?
15. Khi nhập khẩu NVL, CCDC thì các loại thuế không được hoàn lại như Thuế NK, Thuế
TTĐB sẽ được tính vào giá gốc của hàng nhập khẩu?

16. Chi phí vận chuyển khi mua NVL được hạch toán vào TK 621?

17.Theo thông tư 200 thì có 4 phương pháp tính giá hàng xuất kho: FIFO, LIFO, Bình quân gia
quyền và thực tế đích danh?

18. Có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho là:; Kê khai thường xuyên và kiểm kê đinh kỳ?

19. Phương pháp Kê khai thường xuyên được các DN sử dụng phổ biến hiện nay?
20. Việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho NVL thì sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất sản
phẩm?

21. Bên Nợ TK 242 Dùng để ghi nhận chi phí đã phát sinh nhưng có liên quan đến nhiều kỳ
HĐSXKD?

22. Bên Có TK 242 thể hiện giá trị chi phí còn lại chưa phân bổ hết?
23.Thông thường việc hạch toán phân bổ chi phí trả trước không thực hiện ngay tại ngày phát
sinh chi phí mà hạch toán vào thời điểm cuối kỳ?

24. Định kỳ hạch toán phân bổ chi phí trả trước cho các bộ phận, kế toán ghi : Nợ TK 242/ Có
TK chi phí bộ phận( 641,642…)?

25. Khi theo dõi NVL, CCDC thì DN phải mở Mã để theo dõi chi tiết?

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Căn cứu vào các quy định hiện hành về lương và các khoản trích nộp theo lương.
Bài thuyết trình sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
1. Đối tượng phải đóng: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ?
2. Thời điểm phải tham gia các loại BH và KPCĐ?
3. Mức tiền phải tham gia là những khoản tiền gì? Cho những loại BH trên và
KPCĐ? Và tỷ lệ trích nộp tương ứng?
4. Quyền lợi khi tham gia các loại bảo hiểm trên và KPCĐ?
5. Mỗi nhóm soạn ít nhất 20 câu hỏi đúng sai mang tính bao phủ các loại BH và
kèm đáp án ?
6. Lấy ít nhất 10 nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo
lương. Và định khoản kèm theo?

Dưới đây là mẫu của một số câu hỏi trắc nghiệm?

1.Theo nghị định 191/2013 thì đối tương phải đóng kinh phí công đoàn bao gồm cả người sử
dụng lao động và người lao động?

2. Theo NĐ191/2013 thì các công ty TNHH không phải đóng kinh phí công đoàn?

3. Mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ lương tham gia bảo hiểm?
4. Tổ chức công đoàn các cấp thực hiện công tác kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tài chính
công đoàn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê?

5.Luật việc làm số 38/2013 áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm?

6. Theo Luật việc làm số 38/2013Người lao lao động khi ký Hợp đồng lao động theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì không phải
tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN TSCĐ VÀ BĐS đầu tư

1.DN đang sử dụng một chiếc ô tô tải đi thuê từ công ty B. Trị giá thuê132tr trong vòng 2 năm.
Biết Nguyên giá của chiếc ô tô này trên sổ sách của công ty B là 500tr. Vậy chiếc ô tô này là
TSCĐ của DN trong thời gian thuê?

2. TSCĐ vô hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể?

3. Tòa nhà DN xây dựng làm văn phòng trên đất đi thuê thì tòa nhà ấy gọi là TSCĐ của DN?

4. Một thiết bị máy móc có trị giá hợp lý là 600tr. DN ký hợp đồng thuê 5 năm với trị giá thuê là
500tr. Vậy thiết bị này được gọi là TSCĐ thuê tài chính?

5. Giá trị hao mòn lũy kế càng cao thì giá trị còn lại của TSCĐ càng lớn?
6.TSCĐ được theo dõi trên báo cáo tài chính bởi 3 chỉ tiêu: Giá trị còn lại; Nguyên giá và Hao
mòn lũy kế?

7. Giá trị hao mòn từng kỳ chính là chi phí khấu hao từng kỳ của bộ phận sử dụng TSCĐ?

8. Khi mua sắm TSCĐ thì Nguyên giá được tính theo nguyên tắc giá gốc?

9. TSCĐ được hình thành từ XDCB thì Nguyên giá được tính theo giấ trị dự toán và cộng với
các chi phí phát sinh trước khi sử dụng?

10. Bản chất của việc trích khấu hao là thu hồi vốn đầu tư ban đầu?

11. Thời gian khấu hao TSCĐ là do DN tự lý lựa chọn?

12. DN phải trích khấu hao đối với các TSCĐ đi thuê theo hình thức thuê hoạt động?

13. Khi DN cho thuê TSCĐ theo hình thức thuê hoạt động thì DN vẫn phải tính khấu hao?

14.Khi DN cho thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính thì DN vẫn phải tính khấu hao?

15.Khi DN đi thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính thì DN vẫn phải tính khấu hao?

16. Thời điểm trích khấu hao là ngày ghi tăng TSCĐ?

17. Phương pháp khấu hao TSCĐ đường thẳng thường được áp dụng đối với những TSCĐ hoạt
động có tính mùa vụ?

18. TK 214 luôn có kết cấu cùng chiều với TK211?

19. TK 214 vì có số dư bên có nên nó được để ở bên Nguồn vốn khi lập bảng cân đối kế toán?

20. Khi ghi tăng TSCĐ được hình thành từ quỹ đầu từ phát triển thì phải ghi thêm bút toán kết
chuyển nguồn?

21. TSCĐ được hình thành từ vốn vay, khi ghi tăng thì không phải ghi thêm bút toán kết chuyển
nguồn?

22. Trên báo cáo KQKD của DN chỉ được trình bày phần chênh lệch giữa TK 711 và TK 811
của hoạt động thanh lý nhượng bán TSCĐ

25.KHi trích khấu hao TSCĐ thì kế toán ghi Nơ TK 214/ Có các TK chi phí bộ phận?

26. Khi trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng, kế toán ghi Nợ TK 641/Có TK 214?

27. Chi phí sửa chữa tài sản nhằm mục đích phục hồi chức năng hoạt động của TSCĐ thì chi phí
đó được ghi tăng nguyên giá TSCĐ ( vốn hóa)
28. Chi phí sửa chữa phát sinh nhằm kéo dài thời gian sử dụng, hoặc tăng năng lực sản xuất của
TSCĐ thì toàn bộ chi phí này được ghi tăng nguyên giá tscđ ( vốn hóa)

29. Chi phí bảo dưỡng TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh?

30. Đa số các dự án đầu tư XDCB của nhà nước thường được thực hiện theo phương thức chìa
khóa trao tay?

31. Các chủ đầu từ thường mua những tài sản như: đất hoặc nhà với mục đích nắm giữ chờ tăng
giá để bán. Thì những tài sản đó gọi là Bất động sản đầu tư?

32. Các công ty bất động sản xây nhà ở xã hội trên đất của mình để bán cho người dân. Thì các
căn hộ đó được gọi là là hàng hóa bất động sản?

33. Các căn hộ do chủ đầu tư xây dựng để cho thuê dưới hình thức cho thuê hoạt động thì các
căn hộ đó được gọi là bất động sản đầu tư?

CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1. Nguyên vật liệu mua về nhập kho để phục vụ sản xuất thì giá trị của nó được hạch toán
vào chi phí NVL trực tiếp trong kỳ? S

Khi mua NVL nhập kho hạch toán TK 152

Sd ngay k qua kho thì tk 621

2. Giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất không có mối quan hệ gì? S

Ct tính giá thành

3. Giá thành sản phẩm có thể phụ thuộc vào chi phí sản xuất của kỳ trước ? Đ

Ct tính giá thành


4.Chi phí sx dở dang cuối kỳ càng cao thì giá thành sản phẩm càng lớn? S bé

5. Chi phí nhân công sx trực tiếp là cách gọi theo khoản mục chi phí trong giá thành sản xuất?Đ

6. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một sản phẩm thì gọi là biến phí?S

7. Tổng biến phí sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi? Đ

8. Chi phí thuê xưởng sản xuất là biến phí tính trên mỗi sản phẩm sản xuất ra?Đ

10. Trong giới hạn nhất định về công suất thì tiền thuê xưởng là chi phí cố định? Đ

11. Giá thành định mức là giá thành tính cho 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành? Đ

12. Giá thành thực tế mới là giá thành chỉ tính được khi kết thúc quá trình sản xuất? Đ
13. Gia thành toàn bộ chỉ tính cho những sản phẩm đã xác nhận là tiêu thụ? Đ

14. Giá thành công xưởng ( giá thành sản xuất) bao gồm cả tiền lương của nhân viên bán hàng?S

15.Giá thành toàn bộ là cơ sở để xác định lợi nhuận trong kỳ?Đ

16. Trong DN chuyên thiết kế website thì đối tượng tập hợp chi phí là theo đơn đặt hàng?Đ

17. Một sản phẩm hoàn thành mà trải qua nhiều công đoạn thì đối tượng tập hợp chi phí là theo
phân xưởng hoặc theo công đoạn?Đ

18. DN sản xuất đồng loạt nhiều loại sản phẩm trong cùng 1 phân xưởng thì đối tượng tập hợp
chi phí là từng loại sản phẩm?Đ

19. Phần chi phí NVL sử dụng vượt mức bình thường thì vẫn được hạch toán vào TK 621 S 632

20. Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt mức bình thường thì được tính ngay vào giá vốn hàng
bán?Đ

21.Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí
SXC cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công
suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng
bán trong kỳ?.Đ

22.Tài khoản 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh
phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh
doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ?Đ

23. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng tương đương có ưu điểm là: Đánh
giá chính xác vì tính hết mọi khoản chi phí cho sản phẩm dở dang?Đ
24. Sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ chứa chi phí NVL chính là phương phương đánh giá sản
phẩm dở dang theo chi phí trực tiếp?Đ
25. Sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành là thời điểm mà
sản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành?Đ
26.Nếu chu kỳ sản xuất ngắn, kế hoạch sản xuất ổn định thì kỳ tính giá thành là hàng tháng vào
cuối tháng?Đ
27. Tính giá thành theo phương pháp hệ số áp dụng với những doanh nghiệp mà trong một chu kỳ sản
xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm
khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm?Đ

CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
1.Khi doanh nghiệp đã hoàn tất việc bán hàng cho công ty K. Nhưng công ty K chưa vận chuyển hàng
về mà gửi lại kho của DN. Trong trường hợp này DN có được phép ghi nhận Doanh thu bán hàng? Đc
phép( bán xong là ghi nhận dt)

2. Khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải. Khách hàng đã trả toàn bộ số tiền ngay khi ký hợp đồng
và Doanh nghiệp đã viết hóa đơn cho khách? Trong trường hợp này doanh nghiệp được phép ghi nhận
doanh thu bán hàng tại thời điểm lập hóa đơn? Đ

3. Khi doanh nghiệp bán chịu thì chưa được phép ghi nhận doanh thu? S

4. Doanh thu bán hàng không bao gồm các loại thuế gián thu (thuế GTGT theo pp Trực tiếp,
thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường) phải nộp Đ

5. Doanh thu bán hàng của bên đại lý chính là số tiền hàng bán được trong kỳ?

6. Doanh thu bán hàng của bên nhận đại lý là tiền hoa hồng nhận được cho bên giao đại lý trả

7. Thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế và doanh thu bán hàng ( doanh thu kế toán) luôn luôn
trùng nhau?

8. Doanh thu tính thuế được quy định theo luật thuế TNDN hiện hành?

9. Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất ( báo cáo tài chính tổng hợp) thì doanh thu giữa các đơn vị
trong nội bộ doanh nghiệp phải được loại trừ?

10. Khi doanh nghiệp nhận được lợi tức khi góp vốn được hạch toán vào TK 711?

11. Khi điều chỉnh giảm các khoản doanh thu bán hàng do chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại thì kế toán sử dụng TK 521?

12. TK 521 cả ở khâu mua và khâu bán hàng?

13. Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm cả chi phí tài chính?

14. Một khoản chi phí mà đem lại lợi ích cho các kỳ sau thì không được ghi nhận hết giá trị đo
vào chi phí của kỳ báo cáo?

15. Một khoản chi phí chỉ được ghi nhận hết vào kỳ báo cáo khi nó không đem lại lợi ích cho
các kỳ sau?

16. Lỗ từ đầu tư chứng khoán và chi phí lãi vay được hạch toán vào TK 635?

17. Chi phí hoa hồng bán hàng, quảng cáo sản phẩm được hạch toán vào TK 641?

18. Chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng được hạch toán vào TK 641?

19. Thuế môn bài phải nộp được hạch toán vào TK 642?
20. Giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán được hạch toán vào TK 632?

21. Các khoản bị phạt hành chính được hạch toán vào TK642?

22. Khi doanh nghiệp được một khoản lợi ích do khách hàng vi phạm hợp đồng, được hạch toán
vào TK 515?

23. Cuối kỳ khi xác định kết quả kinh doanh thì kế toán phải thực hiện kết chuyển các TK 5,
6,7,8,9 sang TK 911 ( trừ TK 621,622,627 và TK 521)

24. Thuế TNDN phải nộp= Lợi nhuận kế toán trước thuế x thuế suất?

25. Chi phí và doanh thu của kế toán có thể không trùng với doanh thu chi phí của thuế?

26. Căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế?

27. Một khoản lỗ phát sinh từ hoạt động kinh doanh thì sẽ được chuyển lỗ trong vòng 5 năm?

CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG?

Chia lớp theo nhóm. Mỗi nhóm đọc nội dung của TK 229 trong thông tư 200 và các văn bản
khác liên quan quy định về trích lập dự phòng?

Mỗi nhóm soạn ít nhất 20 câu hỏi đúng sai kèm đáp án ( trong đó có đủ các khoản dự
phòng?

CHƯƠNG 9: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU


Các nhóm đọc chương này và đọc cách hạch toán các TK loại 4 trong Thông tư 200

Soạn mỗi nhóm soạn ít nhất 20 câu hỏi đúng sai kèm đáp án? Câu hỏi bao phủ chương.

CHƯƠNG 10: LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.Tất cả các doanh nghiệp chỉ phải lập báo cáo tài chính năm?

2. Trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện khóa sổ?

3. Thời điểm khóa sổ để lập báo tài chính năm là ngày 31/12/N

4. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu không được quy định bắt buộc theo chuẩn mực kế toán VN?

5. Thông thường các TK có sô dư bên Nợ thì được để ở bên Nguồn vốn khi lập báo cáo?

6. Thông thường các TK có sô dư bên Có thì được để ở bên Nguồn vốn khi lập báo cáo?

7. TK 131 có số dư bên Có thì để ở bên Nguồn vốn?

8. TK 331 có số dư bên Nợ thì để ở bên Tài sản?


9. TK 214 có số dư bên có thì để bên nguồn vốn?

10. TK 421 có số dư bên Nợ thì để bên tài sản?


11. Bảng cân đối kế toán cung cấp số liệu mang tính thời kỳ?

12. Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp số liệu mang tính thời điểm?

13. Việc phân biệt tài sản ngắn hạn hay dài hạn được tính tại thời điểm lập báo cáo tài chính?

14. Bảng cân đối kế toán chỉ cung cấp số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các TK 1,2,3,4?

15. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp số liệu phát sinh kỳ này của các TK 5, 6,7,8,9 có
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ?

16. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh dòng tiền thực thu thực chi và số tiền còn lại?

17. Các doanh nghiệp bán hàng online thường có dòng tiền thuần tốt hơn?

18. Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp các thông tin chi tiết để thuyết minh cho các số
liệu tổng hợp của các báo cáo còn lại?

19. BCTC được lập theo chế độ kế toán, chuẩn mực và nguyên tắc kế toán?

20. Tờ khai quyết toán thuế TNDN được lập theo quy định của Luật thuế, nó cung cấp thông tin
về số thuế TNDN phải nộp kỳ này?

You might also like