You are on page 1of 42

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

BỘ MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN


VIỆN KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN
7 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỢ PHẢI TRẢ

2 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN

3 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ DÀI HẠN

4 TRÌNH BÀY THÔNG TIN NỢ PHẢI TRẢ TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
7.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỢ PHẢI TRẢ

KHÁI NIỆM NỢ PHẢI TRẢ


◆ Nguồn hình thành nên tài sản,

◆ Nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực để thanh toán.

Hình thức thanh toán nợ phải trả:

◆ Trả bằng tiền,

◆ Trả bằng tài sản khác,

◆ Cung cấp dịch vụ hoặc thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác.

Nợ phải trả phổ biến: sử dụng dịch vụ hoặc hàng hóa chưa trả tiền, vay nợ, phải trả người lao động, thuế phải nộp…
Phân loại nợ phải trả
Nợ phải trả ngắn hạn
◆ Nghĩa vụ phải thanh toán trong vòng 1 năm,

◆ hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.


Ví dụ:
BẰNG LĂNG CO.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trích)
(Đơn vị: 1.000 đồng)
Nợ ngắn hạn 3.999.000
Phải trả người bán 2.000.000
Khách hàng ứng trước 360.000
Phải trả người lao động 205.000
Vay ngắn hạn 268.000
Thuế phải nộp nhà nước 383.000
Phải trả ngắn hạn khác 783.000
Phân loại nợ phải trả
Nợ phải trả dài hạn
◆ Nghĩa vụ phải thanh toán sau 12 tháng,

◆ hoặc sau 1 chu kỳ kinh doanh.


Ví dụ:
BẰNG LĂNG CO.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trích)
(Đơn vị: 1.000 đồng)

Nợ dài hạn 478.000


Vay dài hạn 247.000
Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 12.000
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 203.000
Phải trả dài hạn khác 16.000
7.2 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN

Một số loại nợ phải trả ngắn hạn


◆ Phải trả người bán

◆ Khách hàng ứng trước

◆ Doanh thu chưa thực hiện

◆ Phải nộp ngân sách nhà nước

◆ Phải trả người lao động

◆ Vay ngắn hạn,…


Phải trả người bán
◆ Phải trả người bán: là nghĩa vụ phải thanh toán đối với nhà cung cấp do doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ hoặc mua hàng nhưng chưa trả tiền.

◆ Kết cấu tài khoản

PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN

Số dư đầu kỳ

Phát sinh giảm Phát sinh tăng

Số dư cuối kỳ
Phải trả người bán
Các nghiệp vụ chủ yếu
◆ Mua hàng hóa, dịch vụ chưa thanh toán

Nợ TK Hàng hóa, dịch vụ

Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK Phải trả người bán

◆ Khi thanh toán

Nợ TK Phải trả người bán

Có TK Tiền mặt, TGNH

(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)


Phải trả người bán
Các nghiệp vụ chủ yếu
◆ Được hưởng chiết khấu

Nợ TK Phải trả người bán

Có TK Hàng hóa

Có TK Thuế GTGT được khấu trừ


(Thầy/cô nên cho ví dụ minh họa)
Phải trả người bán

Ví dụ minh họa

Ngày 17/4/N, công ty Bằng lăng mua chịu hàng hóa từ công ty Điện Quang, giá
hóa đơn 220.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%) với điều kiện 2/10, n/30 (được
hưởng chiết khấu 2% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày, còn lại phải thanh toán
đủ trong vòng 30 ngày) (Đơn vị: 1.000 đồng)
Phải trả người bán
◆ Ngày 17/4: công ty Bằng Lăng mua hàng hóa
17/4 Hàng hóa 200.000
Thuế GTGT được khấu trừ 20.000
Phải trả người bán 220.000
(Mua hàng hóa chưa thanh toán tiền hàng)

◆ Ngày 24/4: công ty Bằng Lăng thanh toán tiền hàng

24/4 Phải trả người bán 220.000


Tiền gửi ngân hàng 215.600
Hàng hóa 4.000
Thuế GTGT được khấu trừ 400

(Thanh toán nợ phải trả người bán trong thời hạn


Phải trả người bán
◆ Giả sử công ty Bằng Lăng thanh toán tiền hàng vào ngày 8/5/N
8/5 Phải trả người bán 220.000
Tiền gửi ngân hàng 220.000
(Thanh toán nợ phải trả người bán)
Khách hàng ứng trước
◆ Khách hàng ứng trước là nghĩa vụ phải trả khách hàng do doanh nghiệp nhận trước tiền
hàng mà chưa cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

◆ Kết cấu tài khoản

KHÁCH HÀNG ỨNG TRƯỚC

Số dư đầu kỳ

Phát sinh giảm Phát sinh tăng

Số dư cuối kỳ
Khách hàng ứng trước
Các nghiệp vụ chủ yếu
◆ Khi nhận tiền hàng ứng trước

Nợ TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

Có TK Khách hàng ứng trước


◆ Khi giao hàng liên quan tới số khách hàng ứng trước, bên cạnh bút toán phản ánh giá vốn,
kế toán phản ánh doanh thu:

Nợ TK Khách hàng ứng trước

Có TK Doanh thu bán hàng

Có TK Thuế GTGT phải nộp


Khách hàng ứng trước

Ví dụ minh họa

Ngày 1/4 , Công ty Kim Oanh nhận được 110 triệu đồng tiền mặt từ khách hàng
K ứng trước để cuối tháng lấy hàng. Ngày 28/4 công ty Kim Oanh giao hàng cho
khách, giá vốn lô hàng là 100 triệu đồng, giá bán lô hàng chưa thuế GTGT 10% là
120 triệu đồng. Phần chênh lệch khách hàng K sẽ thanh toán vào tháng 5 (đơn
vị: triệu đồng)
Khách hàng ứng trước
Ngày 1/4 , khi nhận tiền mặt
Nợ TK Tiền mặt: 110
Có TK Khách hàng ứng trước: 110

Ngày 28/4, khi giao hàng cho khách hàng K


(1). Phản ánh giá vốn
Nợ TK Giá vốn hàng bán: 100
Có TK Hàng hóa: 100

(2) Phản ánh doanh thu bán hàng


Nợ TK Khách hàng ứng trước: 110
Nợ TK Phải thu khách hàng: 22
Có TK Doanh thu bán hàng: 120
Có TK Thuế GTGT phải nộp: 12
Doanh thu chưa thực hiện
◆ Doanh thu chưa thực hiện Là nghĩa vụ phải cung cấp dịch vụ trong tương lai trong nhiều kỳ
kế toán do nhận trước tiền của khách hàng nhưng chưa hoàn thành việc cung cấp dịch vụ

◆ Cuối kỳ kế toán: xác định khối lượng công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu

◆ Kết cấu tài khoản

DOANH THU CHƯA THỰC HIỆN

Số dư đầu kỳ

Phát sinh giảm Phát sinh tăng

Số dư cuối kỳ
Doanh thu chưa thực hiện
Ví dụ minh họa
Ngày 25/4/N, Công ty Bằng Lăng ký hợp đồng cung cấp dịch vụ vệ sinh cho văn phòng công
ty Hồng Hà, thời hạn hợp đồng 2 năm bắt đầu từ ngày 1/5/N với số tiền dịch vụ là 120.000.
Công ty Hồng Hà đã chuyển khoản toàn bộ số tiền ghi trên hợp đồng cho công ty Bằng Lăng
(đơn vị: 1.000đ)

1/5/N – 30/4/N+2

- Nợ TK Tiền măt: 120.000

Có TK Doanh thu chưa thực hiện: 120.000

- 31/12/N: 8 tháng tương ứng 120.000*8/24 = 40.000


Doanh thu chưa thực hiện
Ngày 25/4 , nhận tiền từ công ty Hồng Hà
Nợ TK Tiền mặt: 120.000
Có TK DT chưa thực hiện: 120.000

Ngày 31/12, xác định khối lượng công việc hoàn thành
Đã cung cấp dịch vụ 8 tháng, doanh thu đạt được trong năm N = 40.000
Nợ TK DT chưa thực hiện: 40.000
Có TK DT cung cấp dịch vụ: 40.000
Phải nộp ngân sách nhà nước
◆ Phải nộp ngân sách nhà nước là nghĩa vụ phải nộp các khoản thuế, phí, lệ phí

◆ Thuế giá trị gia tăng

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Nợ TK Thuế GTGT phải nộp

Có TK Thuế GTGT được khấu trừ

Khi nộp thuế, kế toán ghi nhận

Nợ TK Thuế GTGT phải nộp

Có TK Tiền mặt, TGNH


Phải nộp ngân sách nhà nước
◆ Ví dụ minh họa

Ngày 31/3/N, công ty Bằng Lăng kê khai số thuế GTGT đầu vào của tháng 3 là 93.000, số
thuế GTGT đầu ra của tháng 3 là 158.000 (đơn vị: 1.000 đồng)
31/3 Thuế GTGT phải nộp 93.000
Thuế GTGT được khấu trừ 93.000
(khấu trừ thuế GTGT đầu vào)

Ngày 20/4/N, Công ty nộp số thuế GTGT còn phải nộp bằng chuyển khoản
20/4 Thuế GTGT phải nộp 65.000
Tiền gửi ngân hàng 65.000
(nộp thuế GTGT)
Phải nộp ngân sách nhà nước
◆ Thuế thu nhập doanh nghiệp

Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ = Tổng số thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN

Cuối năm tài chính, tính ra số thuế thu nhập phải nộp

Nợ TK Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Khi nộp thuế, kế toán ghi nhận

Nợ TK Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Có TK Tiền mặt, TGNH


Phải nộp ngân sách nhà nước
◆ Ví dụ minh họa
Ngày 31/12/N, công ty Bằng Lăng tính ra số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm N là
240.000 (đơn vị: 1.000 đồng)

31/12 Chi phí thuế TNDN 240.000


Thuế TNDN phải nộp 240.000
(tính ra số thuế TNDN phải nộp)

Ngày 20/2/N+1, Công ty nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp bằng chuyển khoản

20/2 Thuế TNDN phải nộp 240.000


Tiền gửi ngân hàng 240.000
(nộp thuế TNDN phải nộp năm N)
Phải trả người lao động
◆ Phải trả người lao động

- Là nghĩa vụ phải thanh toán của doanh nghiệp đối với người lao động do sử dụng sức lao động
của họ, bao gồm: tiền lương phải trả, tiền ăn ca, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm và các khoản khác

Tiền thuần phải trả người lao động = tổng số phải trả - các khoản giảm trừ

◆ Tổng số phải trả cho người lao động: Bao gồm tiền lương, phụ cấp, phúc lợi…

Ví dụ:
công ty Bằng Lăng thuê mướn một công nhân lắp ráp, mức lương chi trả 80/giờ, mức lương làm
thêm giờ 150%. Trong tháng 3/N, số giờ làm việc của công nhân này là 192 giờ, số giờ làm thêm giờ
là 40 giờ (đơn vị: 1.000 đồng).
Tiền lương của công nhân lắp ráp trong tháng 3/N được tính như sau:
Phải trả người lao động
Tiền lương của công nhân lắp ráp trong tháng 3/N được tính như sau:
Số giờ X Mức lương

Thông thường 192 x 80 = 15.360

Ngoài giờ 40 x 80 x 150% = 4.800

Tổng tiền lương = 20.169


Phải trả người lao động
◆ Các khoản giảm trừ thu nhập của người lao động

1. Các khoản trích theo lương: đảm bảo quyền lợi của người lao động

- Bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm y tế

- Bảo hiểm thất nghiệp,…

Tỷ lệ trích theo quy định của mỗi quốc gia và theo từng thời kỳ

2. Thuế thu nhập cá nhân: được khấu trừ trực tiếp từ thu nhập hàng kỳ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
(Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017)

Các khoản trích Tỷ lệ % trích vào Tỷ lệ % trích vào lương Cộng %


theo lương chi phí DN người LĐ

1. BHXH 17,5% 8% 25,5%

2. BHYT 3% 1,5% 4,5%

3. BHTN 1% 1% 2%

4. KPCĐ 2% 2%

Tổng cộng 23,5% 10,5% 34%


Phải trả người lao động
◆ Ví dụ minh họa

Ngày 31/3/N, Công ty Bằng Lăng tính ra số lương phải trả nhân viên biết lương cho nhân
viên thuộc bộ phận bán hàng là 20.000, bộ phận quản lý là 35.000. Các khoản trích theo
lương theo tỷ lệ: bảo hiểm xã hội:25,5% (doanh nghiệp nộp 17,5%, người lao động nộp 8%),
Bảo hiểm y tế 4,5% (doanh nghiệp nộp 3%, người lao động nộp 1,5%, Bảo hiểm thất nghiệp
2% (doanh nghiệp nộp 1%, người lao động nộp 1%). Thuế thu nhập cá nhân phải nộp là
1.200 (bộ phận bán hàng: 200, bộ phận quản lý: 1.000).
Phải trả người lao động
◆ Ví dụ minh họa
Số tiền thuần doanh nghiệp phải trả cho người lao động được tính như sau:
Bộ phận bán hàng Bộ phận quản lý Tổng cộng
Thu nhập gộp 20.000 35.000 55.000
Các khoản giảm trừ thu 2.200 4.500 6.975
nhập
+ BHXH 20.000 x 8% = 1.600 35.000 x 8% = 4.400
2.800
+ BHYT 20.000 x 1,5% = 300 35.000 x 1,5% = 825
525
+ BHTN 20.000 x 1% = 200 35.000 x 1% = 350 550
+ Thuế TNCN 200 1.000 1.200
Tiền thuần phải trả NLĐ 17.800 30.500 48.025
Phải trả người lao động
◆ Ví dụ minh họa
Số bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng cho người lao động được tính vào chi phí như sau:

Các khoản trích Bộ phận bán hàng Bộ phận quản lý Tổng cộng

+ BHXH 20.000 x 17,5% = 3.500 35.000 x 17,5%% = 6.125 9.625

+ BHYT 20.000 x 3% = 600 35.000 x 3% = 1.050 1.650


+ BHTN 20.000 x 1% = 200 35.000 x 1% = 350 550
Tổng cộng 4.300 7.525 11.825
Phải trả người lao động
◆ Tài khoản sử dụng:

PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Số dư đầu kỳ

Phát sinh giảm Phát sinh tăng

Số dư cuối kỳ
Phải trả người lao động
◆ Một số nghiệp vụ chủ yếu

Khi tính ra số tiền phải trả người lao động

Nợ TK Chi phí tiền lương


Có TK Bảo hiểm xã hội: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Bảo hiểm y tế: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Bảo hiểm thất nghiệp: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Thuế TNCN phải nộp: số thuế TNCN người lao động phải nộp
Có TK Phải trả người lao động: tiền thuần còn phải trả người lao động
Phải trả người lao động
◆ Một số nghiệp vụ chủ yếu

Ghi nhận số bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng cho người lao động

Nợ TK Chi phí tiền lương


Có TK Bảo hiểm xã hội: phần bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng
Có TK Bảo hiểm y tế: phần bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng
Có TK Bảo hiểm thất nghiệp: phần bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng
Phải trả người lao động
◆ Một số nghiệp vụ chủ yếu

Khi thanh toán số tiền phải trả cho người lao động
Nợ TK Phải trả người lao động
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

Khi doanh nghiệp nộp số bảo hiểm lên cơ quan quản lý quỹ
Nợ TK Bảo hiểm xã hội
Nợ TK Bảo hiểm y tế
Nợ TK Bảo hiểm thất nghiệp
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
Phải trả người lao động
◆ Ví dụ minh họa: Sử dụng số liệu của ví dụ trên, công ty Bằng Lăng ghi nhận trên sổ nhật ký
như sau:
31/3/N Chi phí tiền lương - Bộ phận bán hàng 20.000

Chi phí tiền lương - Bộ phận quản lý 35.000


Bảo hiểm xã hội 4.400
Bảo hiểm y tế 825
Bảo hiểm thất nghiệp 550
Thuế TNCN phải nộp 1.200
Phải trả người lao động 48.025
(tính ra tiền thuần phải trả người lao
động)

31/3/N Chi phí tiền lương - Bộ phận bán hàng 4.300

Chi phí tiền lương - Bộ phận quản lý 7.525


Bảo hiểm xã hội 9.625
Bảo hiểm y tế 1.650
Bảo hiểm thất nghiệp 550
(tính ra số bảo hiểm phải đóng cho
người lao động)
Phải trả người lao động
Ngày 7/4, thanh toán tiền lương tháng 3/N và nộp bảo hiểm lên cơ quan quản lý quỹ

7/4 Phải trả người lao động 48.025


Tiền gửi ngân hàng 48.025
(Thanh toán tiền lương tháng 3/N)

7/4 Bảo hiểm xã hội 14.025


Bảo hiểm y tế 2.475
Bảo hiểm thất nghiệp 1.100
Tiền gửi ngân hàng 17.600
(Nộp bảo hiểm lên cơ quan quản lý quỹ)
Vay ngắn hạn
◆ Kết cấu tài khoản Vay ngắn hạn

• Bên Nợ:

- Trả nợ ngắn hạn

• Bên Có: Nợ ngắn hạn tăng trong kỳ

• Số dư bên Có: Nợ ngắn hạn chưa trả


Kế toán khoản vay ngắn hạn
◆ Một số nghiệp vụ chủ yếu

Khi vay ngắn hạn

Nợ TK Tiền: Số tiền nhập quỹ

Nợ TK NVL, Hàng hóa,…

Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK Vay ngắn hạn: tổng vay ngắn hạn phải trả


Các khoản nợ dài hạn khác
◆ Một số nghiệp vụ chủ yếu

Cuối mỗi niên độ kế toán, kế toán xác định số lãi vay phải trả

Nợ TK Chi phí lãi vay (hoặc Chi phí tài chính)

Có TK Lãi vay phải trả: nếu trả lãi sau

Có TK Tiền: Số lãi vay đã thanh toán

Khi đến hạn thanh toán nợ dài hạn

Nợ TK Chi phí lãi vay

Nợ TK Vay ngắn hạn

Có TK Tiền mặt/ TGNH


7.3 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ DÀI HẠN

Một số loại nợ phải trả dài hạn


◆ Trái phiếu

◆ Các khoản nợ dài hạn khác

◆ Sinh viên tự nghiên cứu


7.4 TRÌNH BÀY THÔNG TIN NỢ PHẢI TRẢ TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

❖Thông tin về nợ phải trả được trình bày trên Bảng cân đối kế toán
❖Thông tin chi tiết về các khoản nợ phải trả: trình bày trên Thuyết minh báo cáo tài chính
7.4 TRÌNH BÀY THÔNG TIN NỢ PHẢI TRẢ TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Công ty ALIBO
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (trích)
Tại ngày 31/12/N

NỢ PHẢI TRẢ ĐVT: 1.000đ


Nợ phải trả ngắn hạn
Phải trả người bán 280,000
Phải trả người lao động 110,000
Thuế và các khoản phải trả NSNN 45,000
Vay ngắn hạn 75,000
Nợ dài hạn đến hạn trả 56,000
Nợ ngắn hạn khác 5,600
Tổng nợ phải trả ngắn hạn 571,600
Nợ phải trả dài hạn
Trái phiếu phải trả 5,000,000
Chiết khấu trái phiếu (200,000)
Vay dài hạn 500,000
Tổng nợ phải trả ngắn hạn 5,300,000
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 5,871,600

You might also like