You are on page 1of 13

PHẦN BÀI TẬP VỀ NHÀ

BÀI TẬP SỐ 01
Tại doanh nghiệp thương mại Triệu Tinh hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên kế toán hàng tồn kho trong kỳ có số liệu như
sau:
1. Mua sản phẩm A nhập kho để bán, sản phẩm thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, chưa thanh toán tiền cho người bán. Giá mua sản phẩm A là 120.000
đồng/sản phẩm, thuế suất thuế GTGT 10%. Số lượng sản phẩm được ghi trên hoá đơn
do bên bán xuất 2.000 sản phẩm, số lượng sản phẩm thực nhập kho 1.960 sản phẩm.
Phần hàng hóa thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ giải quyết.
2. Mua sản phẩm B nhập kho để bán, sản phẩm B thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, đã thanh toán tiền cho người bán qua ngân hàng. Giá mua sản phẩm B
150.000 đồng/sản phẩm, thuế suất thuế GTGT 10%. Số lượng sản phẩm được ghi trên
hoá đơn do bên bán xuất 1.000 sản phẩm, số lượng hàng hóa thực nhập kho 950 sản
phẩm B. Phần hàng hóa thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ giải quyết.
3. Sản phẩm A thiếu do đơn vị vận tải làm mất. Đơn vị vận tải cam kết sẽ thanh toán số
tiền này.
4. Mua hàng hóa C nhập kho để bán, chưa thanh toán tiền cho người bán. Giá mua hàng
hóa C là 100.000 đồng/sản phẩm, thuế suất thuế GTGT 10%. Số lượng sản phẩm C
được ghi trên hoá đơn do bên bán xuất 3.000 sản phẩm, số lượng sản phẩm C thực nhập
kho 2.800 sản phẩm. Phần hàng hóa C thiếu chưa rõ nguyên nhân.
5. Sản phẩm B thiếu do bên bán giao nhầm. Bên bán đã chuyển hóa đơn mới và chuyển
trả số tiền tương ứng với số sản phẩm thiếu cho qua ngân hàng.
6. Doanh nghiệp nhận tiền đền bù từ đơn vị vận tải bằng tiền mặt.
7. Sản phẩm C thiếu do người bán giao thiếu và doanh nghiệp đã nhận được phần giao bổ
sung từ phía nhà cung cấp.
8. Mua sản phẩm D nhập kho để xuất bán trong kỳ, đã thanh toán tiền cho người bán bằng
chuyển khoản. Giá mua sản phẩm D 500.000 đồng/sản phẩm, thuế suất thuế GTGT
10%. Số lượng sản phẩm D được ghi trên hoá đơn do bên bán xuất 600 sản phẩm, số
lượng sản phẩm D thực nhập kho 580 sản phẩm. Phần sản phẩm D thiếu chưa rõ nguyên
nhân.
9. Sản phẩm D thiếu do nhân viên áp tải làm mất, quyết định trừ lương nhân viên này 50%
trị giá phần hàng thiếu, còn lại đưa vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
10. Mua sản phẩm A1, đã thanh toán tiền cho người bán ½ số tiền qua ngân hàng. Giá mua
sản phẩm A1 là 180.000 đồng/sản phẩm, thuế suất thuế GTGT 10%. Số lượng sản phẩm
được ghi trên hoá đơn do bên bán xuất 2.600 sản phẩm, số lượng sản phẩm thực nhập
kho 3.000 sản phẩm. Phần sản phẩm thừa được doanh nghiệp nhập kho luôn.
Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

1
BÀI TẬP SỐ 02
Tại doanh nghiệp thương mại Tùng Anh hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Xuất bán trực tiếp cho khách hàng (X) 3.000 thành phẩm với giá bán là 140.000 đồng/thành
phẩm, thuế GTGT 10%, thu bằng chuyển khoản.
2. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 200.000.000 đồng.
3. Xuất bán trả chậm cho khách hàng (Y) 10.000 thành phẩm với giá bán trả ngay gồm 10%
thuế GTGT là 154.000 đồng/thành phẩm và giá bán trả góp đã gồm thuế GTGT là 159.000
đồng/thành phẩm. Khách hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp trong vòng 15 kỳ.
4. Xuất 5.000 thành phẩm cho doanh nghiệp (Z) với giá bán giá bán là 138.000 đồng/thành
phẩm, thuế GTGT 10%, để nhận về một tài sản cố định hữu hình có giá bán chưa gồm 5%
thuế GTGT là 900.000.000 đồng.
5. Nhập kho 15.000 thành phẩm đơn giá tạm tính là 102.000 đồng/thành phẩm, chưa thanh
toán cho người bán.
6. Xuất bán trực tiếp cho khách hàng (K) 8.000 thành phẩm với giá bán gồm 10% thuế GTGT
là 156.200 đồng/thành phẩm, khách hàng chưa thanh toán. Thời hạn được hưởng chiết khấu
thanh toán 1% là 10 ngày kể từ ngày xuất hàng.
7. Thu 103.000.000 đồng tiền bán hàng trả chậm kỳ trước bằng chuyển khoản, trong đó có
3.000.000 đồng tiền lãi trả chậm.
8. Thanh toán bù trừ cho doanh nghiệp (Z) qua ngân hàng.
9. Khách hàng (K) thanh toán cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản trong thời hạn được hưởng
chiết khấu thanh toán.
10. Nhập kho 18.000 thành phẩm với đơn giá sản phẩm thực tế trong kỳ là 105.000 đồng/thành
phẩm, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán.
11. Xuất sản phẩm trị giá 200.000.000 đồng để nhờ một đơn vị khác gia công.
12. Đơn vị gia công báo đã hoàn thành công việc gia công. Chi phí gia công chưa bao gồm 10%
thuế GTGT được tính bằng 5% trên trị giá sản phẩm xuất đi gia công, doanh nghiệp chưa
thanh toán tiền cho bên gia công.
13. Doanh nghiệp nhận sản phẩm đã gia công về nhập lại kho. Chi phí vận chuyển sản phẩm đi
và về là 420.000 đồng (bao gồm 5% thuế GTGT), đã thanh toán cho đơn vị vận tải bằng tiền
mặt.
14. Thanh toán tiền công gia công cho đơn vị gia công sản phẩm qua ngân hàng.
15. Thanh lý một tài sản cố định, nguyên giá 300.000.000 đồng, tỷ lệ khấu hao 20%, doanh
nghiệp đã trích khấu hao được 4 năm 8 tháng. Tài sản cố định này bán thu bằng tiền mặt là
20.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%.
16. Điều chỉnh do chênh lệch giữa giá nhập kho tạm tính và giá sản phẩm sản xuất thực tế trong
kỳ.
17. Xuất kho 1.000 sản phẩm gởi đi bán, đơn giá 150.000 đồng, thuế GTGT 10%.
18. Giả sử chi phí bán hàng kết chuyển trong kỳ là 40.000.000 đồng, chi phí quản lý doanh
nghiệp là 20.000.000 đồng.

2
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Biết rằng, doanh nghiệp áp dụng phương pháp xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước,
thành phẩm tồn đầu kỳ là 20.000 thành phẩm, đơn giá 102.000 đồng/thành phẩm.
BÀI TẬP SỐ 03 (4)
Tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, hạch toán thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ có các tài liệu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như sau:
Tài liệu 1: Số dư của một số tài khoản
Tài khoản 1122: 4.390.000.000 đồng (21.950 đồng/USD)
Tài khoản 1112: 1.756.000.000 đồng (21.950 đồng/USD)
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
1. Dùng tiền gởi ngân hàng để ký quỹ mở L/C là 100.000 USD, tỷ giá thực tế phát sinh là
21.920 đồng/USD.
2. Nhập khẩu một lô nguyên vật liệu có trị giá ghi nhận trên hóa đơn thương mại do bên bán
cấp là 150.000 USD. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của
nguyên vật liệu nhập khẩu 50%, thuế suất thuế GTGT của hàng nhập khẩu 10%. Giá tính
thuế của hàng nhập khẩu là giá ghi trên hợp đồng thương mại. Tỷ giá giao dịch 21.960
đồng/USD.
3. Chi phí nâng hạ, bốc dỡ, kiểm đếm đã được doanh nghiệp chi bằng tiền mặt 22.000.000
đồng, trong đó bao gồm 10% thuế GTGT. Lệ phí Hải quan đã chi 5.000.000 đồng bằng
tiền mặt.
4. Doanh nghiệp tiến hành kiểm tra hàng và phát hiện có một số kiện hàng không đúng với
quy cách theo hợp đồng. Doanh nghiệp đã thông báo với bên bán và qua đàm phán, bên
bán đồng ý giảm 1% tổng trị giá lô hàng cho doanh nghiệp.
5. Dùng tiền gởi ngân hàng để ký quỹ mở L/C là 40.000 USD, tỷ giá thực tế phát sinh nghiệp
vụ là 21.940 đồng/USD để nhập một dây chuyền công nghệ trị giá 200.000 USD.
6. Nhận được chứng từ do ngân hàng báo đã thanh toán cho bên bán 100.000 USD tiền của
lô nguyên vật liệu nhập về theo thư tín dụng.
7. Nộp ngoại tệ mặt vào tài khoản tiền gởi ngân hàng là 80.000 USD, tỷ giá thực tế lúc phát
sinh nghiệp vụ 21.950 đồng/USD.
8. Nộp các khoản thuế phát sinh liên quan đến lô nguyên vật liệu nhập khẩu vào Kho bạc
Nhà nước qua ngân hàng.
9. Thanh toán hết số tiền hàng còn thiếu cho bên bán qua ngân hàng trong thời hạn được
hưởng chiết khấu thanh toán 2% trên tổng số tiền phải thanh toán. Biết rằng, tỷ giá xuất
ngoại tệ doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp nhập trước xuất trước.
10. Nhập một dây chuyền công nghệ trị giá ghi nhận trên hóa đơn thương mại do bên bán cấp
là 200.000 USD. Thuế suất thuế nhập khẩu 10%, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 0%,
thuế suất thuế GTGT của tài sản nhập khẩu 10%. Giá tính thuế của tài sản nhập khẩu là
giá ghi trên hợp đồng thương mại. Tỷ giá thực tế lúc phát sinh nghiệp vụ là 21.980
đồng/USD.
11. Doanh nghiệp nhận được thông báo khách hàng nhận được 40.000 USD từ tiền ký quỹ
mở L/C.

3
12. Doanh nghiệp chuyển khoản để mua 120.000 USD thanh toán cho người bán dây chuyền
công nghệ. Tỷ giá thực tế lúc phát sinh nghiệp vụ là 21.920 đồng/ USD.
13. Doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán số tiền còn nợ cho người bán.
14. Doanh nghiệp nộp các khoản thuế phát sinh liên quan đến dây chuyền công nghệ bằng
tiền mặt.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
BÀI TẬP SỐ 04 (7) ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ
Tại doanh nghiệp Thành Công có một vài số liệu sau liên quan đến quá trình nhận ủy thác
nhập khẩu cho doanh nghiệp Vạn Hưng:
1. Khách hàng A ứng trước tiền mua hàng bằng chuyển khoản là 500.000.000 đồng.
2. Nhận trước tiền hàng của bên ủy thác nhập khẩu 600.000.000 đồng bằng chuyển
khoản.
3. Mua 10.000 USD mặt, tỷ giá lúc phát sinh nghiệp vụ là 22.890 đồng/USD
4. Chuyển khoản cho ngân hàng để mở L/C 50.000 USD. Tỷ giá giao dịch 22.900
đồng/USD. Tỷ giá xuất ngoại tệ 22.850 đồng/USD.
5. Nhập kho một số hàng hóa theo hợp đồng nhập khẩu ủy thác với trị giá ghi nhận trên
hóa đơn thương mại là 100.000 USD chưa thanh toán. Thuế suất thuế nhập khẩu là
20%, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu là 50% và thuế suất thuế
GTGT hàng nhập khẩu là 10%. Giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá ghi nhận trên hóa
đơn thương mại. Tỷ giá giao dịch 22.900 đồng/USD.
6. Xuất kho hàng hóa giao cho bên ủy thác nhập khẩu kèm theo hóa đơn thuế GTGT là
10%.
7. Giao hóa đơn GTGT phí nhập khẩu ủy thác là 2% trên tổng số tiền phải thanh toán
theo hóa đơn thương mại cho bên nước ngoài, tỷ giá thực tế lúc phát sinh nghịêp vụ là
22.900 đồng/USD, thuế GTGT 10%, giao cho bên ủy thác nhập khẩu.
8. Chi 40.000.000 đồng bằng tiền mặt, thuế GTGT 10%, trả hộ cho bên ủy thác nhập
khẩu về các chi phí có liên quan đến lô hàng ủy thác nhập khẩu.
9. Nhận được chứng từ ngân hàng thông báo đã chuyển khoản 50.000 USD thanh toán
tiền hàng cho bên bán từ tài khoản ký quỹ mở L/C.
10. Chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền thuế liên quan đến lô hàng nhập khẩu ủy thác
vào ngân sách nhà nước.
11. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về toàn bộ số tiền thanh toán của bên ủy thác
nhập khẩu.
12. Chuyển khoản thanh toán hết số tiền hàng còn lại cho nhà xuất khẩu. Tỷ giá xuất ngoại
tệ 22.910 đồng/USD.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh
BÀI TẬP SỐ 05 (9)
Tại doanh nghiệp sản xuất thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu Hồng Hà có các tài
liệu liên quan đến hoạt động trong kỳ được kế toán tập hợp như sau:
Tài liệu 1: Số dư của một số tài khoản

4
Tài khoản 1122 (20.000*21.970): 439.400.000 đồng
Tài khoản 1112 (10.000* 21.970): 219.700.000 đồng
Tài khoản 131: 758.950.000 đồng
Tài khoản 131 Giang Tây (10.000) 219.700.000 đồng
Tài khoản 131 Thái Tuấn (25.000) 549.250.000 đồng
Tài khoản 131 Thế Giới Mới 200.000.000 đồng
Hàng hóa 156 (15.000 sản phẩm): 1.800.000.000 đồng
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
1. Công ty Thái Tuấn trả nợ cho doanh nghiệp 25.000 USD bằng chuyển khoản, tỷ giá thực
tế lúc phát sinh nghiệp vụ là 21.950 đồng/USD.
2. Nộp 10.000 USD ngoại tệ mặt vào tài khoản tiền gởi ngân hàng bằng ngoại tệ, tỷ giá thực
tế lúc phát sinh nghiệp vụ là 21.990 đồng/USD.
3. Xuất khẩu 12.500 sản phẩm, đơn giá bán theo hợp đồng thương mại 9,6 USD. Thuế suất
thuế xuất khẩu 10%. Giá tính thuế của hàng xuất khẩu là giá ghi trên hợp đồng. Tỷ giá
giao dịch 21.960 đồng/USD.
4. Tiền lương phải trả cho nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 20.000.000 đồng,
cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 10.000.000 đồng.
5. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ
lệ quy định tính vào chi phí có liên quan kể cả phần trừ lương.
6. Chi 19.800.000 đồng bằng tiền mặt, gồm 10% thuế GTGT, để thanh toán một số chi phí
phát sinh tại cảng như chi phí bốc dỡ, nâng hạ, kiểm đếm.
7. Trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho bộ phận bán hàng là 6.000.000 đồng, bộ phận
quản lý doanh nghiệp là 4.000.000 đồng.
8. Trong lô hàng xuất khẩu có 500 sản phẩm không đạt chất lượng theo yêu cầu, bên mua
trả lại và doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu trở lại số sản phẩm này.
9. Chuyển khoản thanh toán tiền thuế xuất khẩu cho Ngân sách Nhà nước.
10. Các chi phí phát sinh thanh toán bằng tiền mặt theo hóa đơn gồm 10% thuế GTGT là
13.200.000 đồng, phân bổ cho bộ phận bán hàng 8.000.000 đồng, bộ phận quản lý doanh
nghiệp là 4.000.000 đồng.
11. Khách hàng thanh toán tiền qua ngân hàng trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh
toán 1% theo hợp đồng. Lệ phí ngân hàng phát sinh 100 USD. Tỷ giá giao dịch 21.980
đồng/USD.
12. Doanh nghiệp xuất 2.000 sản phẩm đi xuất khẩu đang làm thủ tục hải quan tại cảng, nên
cuối kỳ chưa xác định hàng đã xuất khẩu.
13. Chi phí điện, nước, điện thoại,.. doanh nghiệp đã nhận được giấy báo nhưng chưa thanh
toán tiền cho khách hàng trị giá 11.000.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT, phân bổ cho bộ
phận bán hàng 4.000.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp 6.000.000 đồng.
14. Bộ phận kinh doanh báo hỏng một công cụ dụng cụ ở kỳ thứ 3, biết rằng công cụ dụng
cụ này thuộc loại phân bổ 4 kỳ, trị giá ban đầu là 8.000.000 đồng, phế liệu bán thu bằng
tiền mặt là 1.000.000 đồng.
15. Rút 1.000 USD từ ngân hàng về nhập qũy tiền mặt, tỷ giá thực tế là 21.930 đồng/USD.

5
16. Các chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng là 25.300.000 đồng, gồm
10% thuế GTGT, trong đó phân bổ cho bộ phận bán hàng là 15.000.000 đồng, bộ phận
quản lý doanh nghiệp là 8.000.000 đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh. Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Biết rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp xuất kho và xuất ngoại tệ theo phương pháp nhập
trước xuất trước.
BÀI TẬP SỐ 06 (18)
Tại một doanh nghiệp thương mại Hoàn Vũ, trong kỳ có các tài liệu liên quan đến hoạt
động kinh doanh được kế toán tập hợp lại như sau:
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
Tài khoản 1561: 2.000 sản phẩm (đơn giá 100.000 đồng/sp)
Tài khoản 1562: 2.000.000 đồng.
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
1. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000 đồng.
2. Doanh nghịêp thu tiền phạt vi phạm hợp đồng của khách hàng bằng tiền mặt là 2.000.000
đồng.
3. Nhận một tài sản cố định góp vốn liên doanh, nguyên giá tài sản cố định là 480.000.000
đồng, đã trích khấu hao 160.000.000 đồng. Tài sản cố định được các bên liên doanh đánh
giá lại là 300.000.000 đồng.
4. Thu tiền bồi thường do vi phạm cam kết giao hàng của khách hàng bằng tiền gởi ngân hàng
10.000.000 đồng.
5. Xuất 200 sản phẩm gởi đi bán, giá bán 165.000 đồng, thuế GTGT 10%
6. Bán tài sản cố định thu bằng tiền gởi ngân hàng giá bán chưa thuế 480.000.000 đồng, thuế
GTGT 10%. Biết rằng tài sản cố định này có nguyên giá là 600.000.000 đồng, đã khấu hao
100.000.000 đồng.
7. Xuất 1.000 sản phẩm đi tiêu thụ trực tiếp, giá bán 200.000 đồng một sản phẩm, thuế GTGT
10% khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản.
8. Tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng là 20.000.000 đồng, bộ phận quản lý
doanh nghiệp là 10.000.000 đồng.
9. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí có liên quan kể cả
phần trừ lương.
10. Khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý của ông A là 2.000.000 đồng, nay ông A thanh toán nợ
cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
11. Khấu trừ tiền phạt của khách hàng là 1.000.000 đồng được khấu trừ vào khoản ký cược, ký
quỹ ngắn hạn.
12. Khấu hao tài sản cố định dùng bộ phận bán hàng 6.000.000 đồng, bộ phận quản lý doanh
nghiệp là 4.000.000 đồng.
13. Công ty bảo hiểm Bảo Minh bồi thường cho doanh nghiệp 30.000.000 đồng bằng chuyển
khoản về khoản bảo hiểm hỏa hoạn.
14. Do bị cháy một kho hàng nên kỳ này được cơ quan thuế xét giảm 100.000.000 đồng tiền
thuế GTGT và được trừ vào số thuế GTGT phải nộp tháng sau.
6
15. Chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt 12.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, phân
bổ cho bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp theo tỷ lệ 2:1.
16. Do có sự nhầm lẫn trong việc kê khai thuế xuất khẩu 4 tháng trước đây, nay cơ quan hải
quan yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung 30.000.000 đồng tiền thuế xuất khẩu, doanh nghiệp
đã chuyển khoản cho kho bạc. Kỳ này doanh nghiệp không xuất khẩu sản phẩm.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh. Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ tại
doanh nghiệp.
BÀI TẬP SỐ 07(19)
Tại doanh nghiệp Việt Hà hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xuất kho
hàng hóa, xuất ngoại tệ theo phương pháp nhập trước xuất trước, trong kỳ có các tài liệu liên
quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kế toán tập hợp như sau:
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
Tài khoản 1112: 20.000 USD*21.900 đồng/USD
Tài khoản 1122: 30.000 USD*21.900 đồng/USD
Tài khoản 1561: 900.000.000 đồng (1.000 sản phẩm).
Tài khoản 1562: 9.000.000 đồng.
Tài khoản 331: 1.095.000.000 đồng (50.000 USD)
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
1. Nộp 10.000 USD ngoại tệ mặt vào tài khoản tiền gởi ngân hàng bằng ngoại tệ, tỷ giá thực
tế lúc phát sinh nghiệp vụ là 21.870 đồng/USD.
2. Nhập khẩu một tài sản cố định dùng cho bộ phận bán hàng giá mua 40.000 USD, giá CIF
Hồ Chí Minh, chưa thanh toán cho khách hàng. Thuế nhập khẩu 10%, thuế GTGT là
10%. Tỷ giá thực tế lúc phát sinh nghiệp vụ là 21.890 đồng/USD. Các chi phí liên quan
đến tài sản cố định này doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt là 20.840.000 đồng,
thuế GTGT 10%. Biết rằng thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định là 10 năm.
3. Nhận một lô hàng có trị giá 900.000.000 đồng để xuất khẩu ủy thác.
4. Chuyển Tờ khai Hải quan xác nhận lô hàng gửi ủy thác xuất khẩu đã được xuất khẩu cho
bên ủy thác xuất khẩu và nhận được Hóa đơn GTGT với thuế suất 0% do bên ủy thác
xuất khẩu giao với giá bán là 90.000 USD. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 20%, thuế
suất thuế xuất khẩu 5%. Tỷ giá giao dịch 21.900 đồng/USD.
5. Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là
30.000.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 10.000.000 đồng.
6. Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
7. Thanh toán hộ các khoản phí liên quan đến lô hàng nhận xuất khẩu ủy thác với tổng số
tiền là 27.500.000 đồng bằng tiền mặt, gồm 10% thuế GTGT.
8. Xuất kho 100 sản phẩm gởi đi bán, đơn giá bán 1.200.000 đồng, thuế GTGT 10%.
9. Xuất 200 sản phẩm đi tiêu thụ trực tiếp, đơn giá bán 1.000.000 đồng, thuế GTGT 10%,
khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản.
10. Giao hóa đơn GTGT phí ủy thác xuất khẩu cho bên ủy thác xuất khẩu với tổng số tiền
phải thanh toán là 38.500.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT.

7
11. Ngân hàng báo Có về số tiền thanh toán từ bên mua hàng. Tỷ giá giao dịch 21.910
đồng/USD.
12. Nộp các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước qua ngân
hàng.
13. Khấu hao tài sản cố định dùng ở bộ phận bán hàng 5.000.000 đồng và bộ phận quản lý
doanh nghiệp 3.000.000 đồng.
14. Chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt theo hóa đơn gồm 10% thuế GTGT là
8.800.000 đồng, phân bổ cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp theo tỷ
lệ 3:1.
15. Các bên trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu đối chiếu công nợ và tiến hành bù trừ giữa các
khoản phải thu và các khoản phải trả.
16. Chuyển khoản thanh toán cho bên ủy thác xuất khẩu số tiền còn nợ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định kết quả kinh doanh
trong kỳ.
BÀI TẬP SỐ 08 (20)
Một doanh nghiệp dịch vụ Thiên Cát có bộ phận chuyên sửa chữa cơ điện lạnh như tủ
lạnh, máy lạnh,… có các tài liệu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp được kế toán tập hợp
lại như sau:
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản
Tài khoản 111: 20.000.000 đồng
Tài khoản 112: 100.000.000 đồng
Tài khoản 154: 2.000.000 đồng
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
1. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 50.000.000 đồng
2. Xuất kho phụ tùng thay thế để sửa chữa trị giá 35.000.000 đồng, chi tiền mặt mua
ngoài đem về dùng ngay vào sửa chữa trị giá 25.000.000 đồng.
3. Nhập kho một công cụ dụng cụ dùng ở bộ phận sửa chữa thuộc loại phân bổ 3 lần. Trị
giá mua ghi trên hóa đơn là 6.600.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT thanh toán bằng
tiền mặt. Chi phí vận chuyển bốc dỡ do bên bán thanh toán.
4. Tiền lương của công nhân viên trực tiếp sửa chữa là 70.000.000 đồng, nhân viên quản
lý phân xưởng là 4.000.000 đồng.
5. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí có liên quan
là 24% kể cả phần trừ lương là 10,5%.
6. Xuất kho 3.000.000 đồng vật liệu dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng sửa chữa cơ
điện.
7. Dịch vụ mua ngoài sử dụng tại phân xưởng sửa chữa chưa thanh toán như điện, nước,
điện thoại,… là 7.700.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT.
8. Các chi phí khác phát sinh tại phân xưởng sửa chữa thanh toán bằng tiền mặt là
2.000.000 đồng, thuế GTGT 10%.
9. Tạm ứng cho anh Y 2.000.000 đồng bằng tiền mặt.

8
10. Cuối kỳ kiểm kê còn tồn một số phụ tùng thay thế và các chi phí nguyên liệu khác chưa
sử dụng hết nhập lại kho trị giá 5.000.000 đồng. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
theo định mức có giá trị là 20.760.000 đồng.
11. Doanh thu chưa thuế trong kỳ là 220.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, thu bằng tiền
mặt 140.000.000 đồng và bằng tiền gởi ngân hàng là 102.000.000 đồng. Còn một số
tủ lạnh, máy lạnh đã sửa chữa xong nhưng khách hàng chưa nhận, ước tính doanh thu
chưa thuế còn phải thu về số dịch vụ này là 60.000.000 đồng.
12. Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho dịch vụ sửa chữa cơ điện lạnh là 50.000.000
đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
BÀI TẬP SỐ 09 (25)
Tại một nông trường chuyên trồng tiêu và điều. Nông trường này có đội máy kéo và hệ
thống bơm nước, công việc phát sinh như sau:
1. Chi phí phát sinh liên quan đến 40 ha trồng tiêu và 20 ha trồng điều, được kế toán
tập hợp lại như sau:
– Chi phí khai hoang và chi phí gieo trồng đối với cây tiêu lần lượt là 10.000.000
đồng và 7.000.000 đồng là chưa thanh toán. Chi phí làm đất là 20.000.000 đồng,
chi phí chăm sóc là 2.000.000 đồng, đơn vị đã thanh toán bằng tiền mặt.
– Chi phí khai hoang và chi phí gieo trồng đối với cây điều lần lượt là 5.000.000
đồng và 3.000.000 đồng là chưa thanh toán. Chi phí làm đất là 10.000.000 đồng,
chi phí chăm sóc là 800.000 đồng, đơn vị đã thanh toán bằng tiền mặt.
2. Công việc đội máy của nông trường phục vụ cho việc trồng mới cây tiêu và cây điều
liên quan đến số ha đất đã thực hiện (ha) cụ thể là:
– Đội máy kéo đã thực hiện công việc cày 40 ha đất để trồng tiêu và 20 ha đất để
trồng điều.
– Đội máy kéo đã thực hiện công việc bừa 40 ha đất để trồng tiêu và 10 ha đất để
trồng điều.
3. Chi phí phát sinh liên quan đến đội máy của nông trường được kế toán của đơn vị
tập hợp lại như sau:
– Chi phí nhiên liệu xuất kho tính theo giá thực tế là 7.000.000 đồng.
– Tiền lương công nhân máy kéo 10.000.000 đồng.
– Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn
tính trên tỷ lệ tiền lương theo quy định tính vào chi phí có liên quan kể cả phần trừ
lương của người lao động.
– Khấu hao máy kéo 15.000.000 đồng.
– Chi phí khác bằng tiền mặt 2.000.000 đồng.
– Hệ số tính đổi công việc: cày hệ số 1, bừa hệ số 0,8
4. Chăm sóc và thu hoạch 10 ha tiêu, 10 ha điều
a/ Chi phí chăm sóc và thu hoạch (đồng)
Chỉ tiêu Tiêu Điều Tổng cộng
Phân bón 10.000.000 7.000.000 17.000.000

9
Tưới nước 7.000.000 3.000.000 10.000.000
Thu hoạch 3.000.000 3.000.000 6.000.000
Khấu hao cây trồng lâu năm 4.000.000 2.000.000 6.000.000
Cộng 24.000.000 15.000.000 39.000.000
– Phân bón xuất từ kho vật tư, chi phí tưới nước được tập hợp và phân bổ lao vụ từ
đội máy nông trường, thuê ngoài một số lao động thời vụ để thu hoạch và trả ngay
bằng tiền mặt.
– Tiền lương công nhân trực tiếp chăm sóc và thu hoạch 8.000.000 đồng, trích bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn tính trên tỷ
lệ tiền lương theo quy định tính vào chi phí có liên quan kể cả phần trừ lương của
người lao động.
b/ Chi phí phát sinh tại đội sản xuất để điều hành chăm sóc và thu hoạch
– Xuất kho sử dụng công cụ: 1.200.000 đồng, sử dụng trong 6 tháng.
– Bao bì đựng sản phẩm 2.000.000 đồng, sử dụng trong 1 tháng.
– Khấu hao TSCĐ 2.500.000 đồng.
– Chi phí khác bằng tiền mặt 3.128.000 đồng.
c/ Thu hoạch 5 tạ tiêu hạt và 4 tấn điều.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết rằng công ty trích BHXH, BHYT,
BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
2. Tính giá thành lao vụ đội máy kéo cung cấp cho việc trồng mới theo từng loại cây.
3. Tính giá thành sản phẩm tiêu hạt và điều, biết rằng hệ số công chăm sóc và thu hoạch
tiêu là 1, điều là 0,6; chi phí sản xuất chung phân bổ theo chi phí trực tiếp sản xuất,
hệ thống kế toán kê khai thường xuyên.
BÀI TẬP SỐ 10 (26)
Tại công ty TNHH Tự Cường, có một trang trại nuôi gà chủ yếu nuôi gà lấy thịt và nuôi
gà lấy trứng phục vụ cho nhà hàng Thiên Thai, đơn vị sử dụng hệ thống kế toán theo phương
pháp kê khai thường xuyên có số liệu liên quan đến trang trại được kế toán ghi nhận trong các
tài liệu sau:
Tài liệu 01: Số dư đầu kỳ của vài tài khoản:
Tài khoản 152: 640.000.000 đồng
Tài khoản 141: 23.000.000 đồng
Tài liệu 02: Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Xuất kho thức ăn dùng trong chăn nuôi gà lấy thịt 299.200.000 đồng, dùng trong chăn
nuôi gà lấy trứng là 245.800.000 đồng.
2. Xuất kho 750 lít nhiên liệu dùng cho bộ phận vận chuyển, đơn giá xuất kho là 8.000
đồng/lít.

10
3. Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, kiểm nghiệm trứng gà trả bằng tiền mặt, trong
trường hợp đối với gà lấy thịt là 8.600.000 đồng, và đối với gà lấy trứng là 20.400.000
đồng.
4. Chi phí vệ sinh chuồng trại thanh toán bằng tiền mặt là 28.000.000 đồng.
5. Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp đối với
Chăn nuôi và chăm sóc gà lấy thịt: 60.000.000 đồng
Chăn nuôi và chăm sóc gà lấy trứng: 80.000.000 đồng
6. Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên quản lý trực tiếp trang trại là 20.000.000
đồng và bộ phận phục vụ trang trại là 10.000.000 đồng.
7. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp ở bộ phận vận chuyển là 10.000.000 đồng,
và tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý bộ phận vận chuyển là 6.000.000 đồng.
8. Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ bắt buộc.
9. Khấu hao chuồng trại và phương tiện nuôi gà là 56.800.000 đồng, khấu hao tại bộ
phận vận chuyển là 13.160.000 đồng.
10. Xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng tại bộ phận vận chuyển thuộc loại phân bổ 2 kỳ,
trị giá xuất kho ban đầu là 1.000.000 đồng.
11. Một số chi phí khác phát sinh trong quá trình nuôi gà đã thanh toán bằng tiền gởi ngân
hàng là 16.000.000 đồng, thanh toán bằng tiền mặt là 4.000.000 đồng, thanh toán
bằng tạm ứng là 3.000.000 đồng, chi phí khác phát sinh ở bộ phận vận chuyển là
500.000 đồng chưa thanh toán.
12. Sản phẩm đàn gà lấy thịt có thông tin liên quan:
Trọng lượng sống của đàn gà đầu kỳ: 11.000 kg
Trọng lượng sống của đàn gà cuối kỳ: 16.500 kg
Trọng lượng sống của đàn gà lấy thịt bán ra trong kỳ: 1.500 kg
Trang trại nhập gà trong kỳ: 1.000 kg
Phân chuồng thu từ đàn gà nuôi lấy thịt trị giá ước tính bán cho nông dân để bón
phân cho cây trồng là 2.400.000 đồng.
13. Sản phẩm gà lấy trứng:
Sản lượng trứng gà trong kỳ là 360.000 trứng và 520 con gà con, giá thành kế hoạch
20.000 đồng/ con, trứng gà được chuyển hết sang bộ phận đóng gói để cung cấp
cho thị trường.
Phân chuồng thu từ đàn gà nuôi lấy trứng bán cho nông dân thu bằng tiền mặt là
1.400.000 đồng.
14. Bộ phận vận chuyển thực hiện được khối lượng vận chuyển 2.000 tấn-km cung cấp
cho trang trại chăn nuôi gà là 1.500 tấn-km, cung cấp cho bộ phận quản lý doanh
nghịêp là 500 tấn-km.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính giá thành thực tế các loại sản
phẩm. Biết rằng chi phí sản xuất chung chăn nuôi được phân bổ cho gà lấy thịt và cho gà lấy
trứng theo tiền lương nhân công trực tiếp.
BÀI TẬP SỐ 11 (27)
Tại doanh nghiệp Tiến Thành có các tài liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh
trong kỳ được kế toán tập hợp như sau:
11
1. Nhận vốn đầu tư xây dựng cơ bản do đơn vị cấp trên cấp bằng tài sản cố định có trị giá
2.500.000.000 đồng.
2. Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp bằng tài sản
cố định hữu hình có trị giá 1.000.000.000 đồng.
3. Xuất tiền gửi ngân hàng 1.500.000.000 đồng trả lại vốn góp cho các bên tham gia liên
doanh.
4. Công tác xây dựng cơ bản từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, doanh
nghiệp tiến hành bàn giao đưa tài sản cố định có trị giá quyết toán 2.000.000.000 đồng
vào sử dụng.
5. Cuối niên độ kế toán, theo quyết định của đơn vị chủ quản, bổ sung nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ lợi nhuận chưa phân phối 1.500.000.000 đồng.
6. Nhận vốn đầu tư xây dựng cơ bản do được tài trợ bằng một tài sản cố định vô hình có
trị giá 500.000.000 đồng.
7. Một tài sản cố định hữu hình có trị giá 1.000.000.000 đồng được đầu tư bằng Quỹ phúc
lợi đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng cho hoạt động phúc lợi.
8. Quyết định nhượng bán một tài sản cố định hữu hình có nguồn gốc từ Quỹ phúc lợi và
được sử dụng cho hoạt động phúc lợi có nguyên giá 800.000.000 đồng, giá trị hao mòn
lũy kế 600.000.000 đồng, giá bán chưa bao gồm 10% thuế GTGT là 100.000.000 đồng,
chưa thu tiền. Chi phí tổ chức nhượng bán đã chi bằng tiền mặt là 10.000.000 đồng.
9. Kết chuyển lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ 1.000.000.000 đồng.
10. Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải tạm nộp kỳ này là 280.000.000 đồng.
11. Số lợi nhuận doanh nghiệp phải nộp cho đơn vị cấp trên theo quy định là 100.000.000
đồng.
12. Trích bổ sung vào Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản 100.000.000 đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
BÀI TẬP SỐ 12 (30)
Doanh nghiệp xây dựng nhận thầu xây dựng UBND huyện M đã hoàn thành trong kỳ.
Công trình có 2 hạng mục với dự toán chưa tính thuế GTGT.
Xây dựng trị giá 500.000.000 đồng
Trang trí nội thất trị giá 60.000.000 đồng
Các chi phí phát sinh được kế toán tập hợp như sau:
1. Nhận trước tiền xây dựng bằng tiền gởi ngân hàng 200.000.000 đồng.
2. Tổng hợp các phiếu lãnh vật tư xuất dùng trong kỳ cho việc xây dựng 400.000.000 đồng.
3. Chi tiền mặt trả tiền thuê công nhật bên ngoài thu dọn mặt bằng tại công trình 5.000.000
đồng.
4. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân xây dựng công trình là 70.000.000 đồng, trích
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định kể cả phần trừ lương.
5. Khấu hao máy móc thiết bị dùng cho công trình 21.600.000 đồng.

12
6. Nhận được giấy báo có về số tiền điện, tiền nước phải trả trong quá trình thi công là
4.400.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT. Xuất kho công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 2
lần trị giá ban đầu là 6.000.000 đồng, sử dụng ở công trình xây dựng.
7. Phải thanh toán chi phí sử dụng máy thi công thuê bên ngoài giá chưa thuế 6.000.000
đồng, thuế GTGT là 10%.
8. Trong quá trình thi công, theo yêu cầu của đơn vị chủ đầu tư phải phá đi làm lại một số
hạng mục, xuất kho vật liệu thêm 1.600.000 đồng, phế liệu thu hồi nhập kho ước tính
200.000 đồng. Đơn vị chủ đầu tư đồng ý bồi thường 1.500.000 đồng.
9. Nhận một số thiết bị trang trí nội thất do chủ đầu tư cung cấp trị giá 30.000.000 đồng.
Mua một số thiết bị trang trí nội thất đưa vào công trình là 20.000.000 đồng, thuế GTGT
10%, chưa thanh toán.
10. Phải trả lương cho nhân viên trực tiếp trang trí nội thất 10.000.000 đồng, trích BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định kể cả phân trừ lương.
11. Phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 hạng mục công trình theo giá nhận thầu, phế liệu
thu hồi trong xây dựng bán ngay thu bằng tiền mặt là 3.000.000 đồng.
12. Đơn vị chủ đầu tư thanh toán toàn bộ khối lượng công trình xây lắp và khoản tiền phải
bồi thường sau khi trừ tiền ứng trước ở nghịêp vụ 1 đã thanh toán bằng tiền gởi ngân
hàng, thuế GTGT là 10%.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty thực hiện kế toán kê khai
thường xuyên. Xác định thuế GTGT khấu trừ phải nộp và đã chi TGNH nộp đủ thuế. Giả sử chi
phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ là 5.600.000 đồng, phân bổ theo giá trị dự toán công trình để
tính kết quả sản xuất kinh doanh cho từng hạng mục và cho cả công trình.

13

You might also like