You are on page 1of 9

BÀI TẬP ÔN TẬP

Bài 1: (Lê Thị Bình)


Công ty thương mại Hoàng Kim hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 10/N có tài
liệu như sau (đơn vị tính: đồng).
1. Ngày 05/10: Mua một lô hàng của công ty A chưa thanh toán, giá mua chưa có thuế
GTGT 10% là 600.000.000, bao bì đi kèm tính giá riêng 6.000.000. Hàng về nhập kho phát
hiện thiếu 1.000.000 chưa rõ nguyên nhân. Chi phí vận chuyển chưa bao gồm thuế GTGT
10% bằng tiền tạm ứng là 3.000.000.
2. Ngày 12/10: Đại lý B thông báo đã bán được lô hàng gửi bán kỳ trước với giá chưa thuế
GTGT 10% là 120.000.000, thặng số thương mại 20%. Đại lý B đã thanh toán bằng tiền gửi
ngân hàng sau khi trừ hoa hồng 5% được hưởng.
3. Ngày 13/10: Xuất kho bán trực tiếp một lô hàng cho công ty C, trị giá mua của hàng xuất
kho 300.000.000. Chi phí vận chuyên phân bổ cho số hàng xuất bán là 1.000.000. Giá bán
chưa có thuế 360.000.000, thuế GTGT 10% khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản
sau khi trừ chiết khấu thương mại 5%. Chi phí vận chuyển chi hộ người mua chưa bao gồm
thuế GTGT 10% bằng tiền mặt là 2.000.000.
4. Ngày 15/10: Mua một lô hàng của công ty D trị giá mua chưa có thuế 1.200.000.000, bao
bì tính giá riêng: 12.000.000, thuế Giá trị gia tăng 10%, tiền hàng và bao bì đã thanh toán
bằng chuyển khoản, số hàng mua xử lý:
- 1/4 bán giao tay ba cho công ty F với tỷ lệ thặng số 20%, thuế giá trị gia tăng 10%, bên
mua đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chiết khấu thanh toán 2% thanh toán cho người mua
bàng tiền mặt.
- 1/4 gửi bán cho công ty E, thặng số 20%, chi phí vận chuyển bằng tiền mặt với tổng giá
thanh toán 1.100 (trong đó thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển hàng gửi bán trả bằng tiền
mặt 2.200.000.
- 1/4 gửi bán đại lý K, thặng số 20%, hoa hồng đại lý 5%.
- 1/4 chuyển về nhập kho khi kiểm nhận thừa 1.000.000 tiền hàng (giá chưa có thuế) chưa rõ
nguyên nhân, đơn vị đã lập biên bản và nhập kho theo thực tế.
5. Ngày 20/10: Nhận được thông báo của khách hàng F cho biết có một số hàng không đúng
quy cách nên yêu cầu trả lại. Trị giá của số hàng chưa thuế GTGT 10% 36.000.000. Doanh
nghiệp đồng ý trả lại cho khách hàng bằng tiền mặt và chuyển hàng về nhập kho đủ. Chi phí
vận chuyển hàng về nhập kho bằng tiền mặt 1.000.000.
6. Ngày 25/10: Xuất kho một lô hàng cho công ty M để đổi lấy một số dụng cụ, trị giá xuất
kho 180.000.000, giá bán chưa thuế 230.000.000, thuế GTGT 10%, tổng trị giá dụng cụ
nhận về cả thuế GTGT 10% là 220.000.000. Công ty M đã thanh toán số còn lại bằng
chuyển khoản.
7. Ngày 26/10: Bán trả góp hàng cho khách hàng Z một số hàng hoá theo trị giá mua
100.000.000, giá bán trả góp 170.000.000. Tiền bán hàng thu lần đầu bằng tiền gửi ngân
hàng 80.000.000. Số còn lại trả dần trong 10 tháng. Biết giá bán thu tiền một lần chưa có
thuế GTGT 10% của số hàng trên là 140.000.000.
8. Ngày 27/10: Tổng hợp bảng kê bán lẻ hàng hoá: Bán lẻ hàng hóa trị giá thanh toán
157.300.000 trong đó thuế GTGT 10%, thu bằng tiền mặt nhập quỹ 158.000.000, tiền thừa là
do tiền lẻ của khách không lấy .Biết trị giá vốn của hàng bán 110.000.000.
9. Ngày 29/10: Nhận được hàng mua đang đi đường kỳ trước, doanh nghiệp gửi bán thẳng
với giá bán chưa thuế GTGT 10% là 125.000.000. Giá mua chưa thuế GTGT của lô hàng là
100.000.000.
10. Ngày 30/10: Các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ như
sau:
- Tiền lương nhân viên BH 30.000; nhân viên QLDN 20.000.
- Các khoản trích nộp theo lương theo tỷ lệ quy định.
- Khấu hao tài sản CĐ bộ phân BH 7.000; QLDN 8.000.
- Chi phí khác bằng tiền mặt chưa thuế GTGT 10% ở bộ phận BH 11.000, QLDN 12.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Xác định kết quả kinh doanh biết thuế suât thuế TNDN là 20%
3. Định khoản tại đơn vị nhận đại lý B (đại lý B bán hàng thu bằn tiền mặt nhập quỹ đủ);
4. Định khoản tại ngày 26/11 khi Z thanh toán tiền gốc và lãi tháng 11 bằng chuyển khoản.
5. Xử lý hàng thiếu ở NV1 khi phát hiện ra nguyên nhân là;
- Do bên bán chuyển thiếu và Hoàng Kim đã nhận lại đủ số thiếu do bên bán chuyển bổ
sung?
- Do bên bán chuyển thiếu nhưng không có hàng chuyển bổ sung và đồng ý trả lại tiền thừa?
6. Xử lý hàng thừa ở NV 4 là do bên bán chuyển thừa, doanh nghiệp mua lại số hàng thừa.

Bài 2: (Trần Thị Quỳnh Giang)


Công ty Mai Anh hạch toán hàng tồn theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp
nhập trước xuất trước. Trong tháng 4/N có tài liệu:
I. Số dư đầu kì
- Tài khoản 151: 120.000.000 đồng.
- Tài khoản 156(1): 250.000.000 đồng; Số lượng 5.000 kg hàng hóa A.
II. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì
1. Ngày 2/4: Nhận được hàng mua đang đi đường kì trước trị giá theo hóa đơn
120.000.000 đồng. Biên bản kiểm nghiệm thiếu một số hàng trị giá 7.000.000 đồng chưa rõ
nguyên nhân. Công ty đã nhập kho số thực nhận.
2. Ngày 5/4: Công ty mua một lô hàng hóa A (số lượng: 1.200 kg, đơn giá mua chưa
thuế GTGT 10% là 46.000 đồng/kg, thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển
thanh toán bằng tiền mặt 2.200.000 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%). Hàng về nhập kho đủ.
3. Ngày 8/4: Xuất kho 1.500 kg hàng hoá A gửi bán Công ty X , giá bán chưa thuế
85.000 đồng/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt
2.530.000 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%). Theo hợp đồng công ty X sẽ được hưởng chiết
khấu thanh toán 5% tính trên giá thanh toán nếu thanh toán tiền hàng trong thời hạn 10 ngày.
4. Ngày 10/4: Mua một lô hàng A của công ty Y (số lượng: 2.000 kg, đơn giá mua
chưa thuế GTGT 10% là 48.000 đồng/kg) và bao bì đi kèm tính giá riêng là 1.000.000 đồng.
Hàng đã về nhập kho đủ, tiền hàng chưa thanh toán.
5. Ngày 13/4: Xuất kho 2.200 kg hàng hoá A gửi bán Đại lý M (đơn giá bán chưa
thuế 83.000 đồng/kg, thuế suất thuế GTGT 10%). Hoa hồng bán hàng đại lí được tính 5%
tính trên giá bán chưa thuế GTGT. Thuế GTGT của hoa hồng đại lí là 10%. Đại lí thông báo
đã bán được hàng và thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ hoa hồng.
6. Ngày 18/4: Công ty X đã nhận được hàng và thanh toán cho Công ty Mai Anh
bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ đi 5% chiết khấu thanh toán được hưởng.
7. Ngày 20/4: Mua 1.000 kg hàng hóa A, giá mua chưa có thuế GTGT 10% là 52.000
đồng/kg, tiền hàng chưa thanh toán. Số hàng mua được xử lí như sau:
- Gửi Bán giao tay ba ½ cho công ty Z, giá bán chưa thuế GTGT 81.000 đồng/kg, thuế suất
thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển đã trả hộ công ty Z bằng tiền mặt là 1.000.000 đồng.
- Số còn lại chuyển về nhập kho.
8. Ngày 23/4: Nhận được thông báo của ngân hàng về số tiền bán giao tay ba cho
công ty Z ngày 20/4. Công ty Z thanh toán toàn bộ tiền hàng và tiền chi phí vận chuyển của
lô hàng A.
9. Ngày 25/4: Xuât kho bán trực tiếp 3.000 hàng A, giá bán chưa thuế GTGT là
85.000 đồng, thuế suất thuế GTGT là 10%. Chiết khấu thương mại 1,5%.Toàn bộ tiền hàng
đã thu bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ chết khấu thương mại.
10. Ngày 28/4: Xuất kho bán trả góp 2.000 kg hàng A, giá bán thông thường chưa có
thuế: 172.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, giá bán trả góp: 200.000.000 đồng. Tiền mặt thu
được tại thời điểm bán là 20.000.000 đồng đã nhập quỹ, thời hạn trả góp 6 tháng.
11. Ngày 29/6: Chi phí phát sinh ở bộ phận bán hàng và bộ phận quản lí doanh
nghiệp:
- Tiền lương phải trả NVBH là 22.000.000; NVQLDN là 18.000.000.
- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỉ lệ quy định (34%).
- Khấu hao TSCĐ ở BPBH 3.000.000; BPQL 4.000.000.
- Chi phí khác bằng tiền mặt ở BPBH 2.500.000; BPQL 3.500.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh các tài khoản chữ T?
2. Xác định kết quả kinh và định khoản kế toán? Biết rằng:
- Thuế suất thuế TNDN là 20%.
- Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất bán là 5.000.000 đồng.
3. Xác định nguyên nhân thiếu ở NV 1, kế toán xử lý:
- Số hàng thiếu là do bên bán giao thiếu và bên bán đã giao bổ sung hàng
- Số hàng thiếu là do nhân viên vận chuyển làm mất và bồi thường.
Bài 3: (Phạm Thị Hồng Thắm)
Tại doanh nghiệp Z hạch toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng 3/N phát sinh một số nghiệp
vụ kinh tế sau (đơn vị tính: 1000 đồng)
1. Xuất kho bán trực tiếp cho công ty K một lô hàng trị giá mua của hàng xuất kho
150.000. Giá bán chưa có thuế 300.000; thuế GTGT đầu ra 10%, tiền hàng chưa thanh toán.
Do mua hàng với số lượng lớn nên doanh nghiệp đã cho công ty K hưởng chiết khấu thương
mại 2% trừ vào công nợ phải thu.
2. Mua một lô hàng của công ty H trị giá mua chưa có thuế 800.000, bao bì tính giá
riêng: 6.000, thuế GTGT 10%, tiền hàng và bao bì ký nhận nợ, số hàng mua xử lý:
- 1/2 bán giao tay ba cho công ty B với tỷ lệ thặng số 25%, thuế giá trị gia tăng 10%,
bên mua nhận nợ.
- 1/2 gửi bán đại lý L, thặng số 25%, hoa hồng đại lý 5%.
3. Công ty K thông báo về số hàng mua ở nghiệp vụ 1 có một số hàng không đúng
chủng loại nên yêu cầu trả lại. Trị giá lô hàng trả lại chưa thuế GTGT là 30.000, giá vốn là
15.000. Doanh nghiệp đã nhận lại số hàng bị trả lại và thanh toán cho công ty K bằng tiền
mặt.
4. Công ty B thanh toán tiền hàng ở nghiệp vụ 2 bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ
1% chiết khấu thanh toán.
5. Mua một lô hàng của công ty T theo hoá đơn GTGT giá mua chưa có thuế 400.000,
thuế GTGT 10%, tiền hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ 2% chiết khấu
thanh toán được hưởng..
6. Nhận được thông báo của đại lý về số hàng gửi bán ở nghiệp vụ 2 đã bán được, đại
lí thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng tiền gửi ngân hàng sau khi đã trừ hoa hồng.
7. DN phát hiện số hàng mua ở NV5 không đạt yêu cầu nên yêu cầu công ty T giảm
giá, công ty T đã đồng ý giảm giá 5% cho doanh nghiệp, thanh toán bằng tiền mặt.
8. Bán trả góp hàng cho khách hàng C một số hàng hoá theo trị giá mua 100.000, giá
bán trả góp trong vòng 5 tháng là 190.000, thuế GTGT 10%. Tiền bán hàng thu lần đầu bằng
tiền mặt nhập quỹ 30.000 . Biết giá bán thu tiền một lần chưa có thuế của số hàng trên là
150.000.
9. Mua một lô hàng của công ty X theo hoá đơn GTGT giá mua chưa có thuế
600.000, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. Công ty X đồng ý chiết khấu thương mại cho
doanh nghiệp 6%, trừ trực tiếp trên hóa đơn. Chi phí vận chuyển lô hàng doanh nghiệp chịu
5.500 đã bao gồm thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tạm ứng.
10. Xuất kho bán trực tiếp một lô hàng cho công ty D một lô hàng hoá: giá bán chưa
có thuế: 630.000. Thuế giá trị gia tăng 10%. Thặng số 20%. Chi phí vận chuyển trả thay bên
mua 1.100 bằng tiền mặt, (hoá đơn đặc thù - thuế giá trị gia tăng 10%).
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2. Xác định kết quả kinh doanh biết thuế suất thuế TNDN là 20%.
Bài 4: (Lê Thị Oanh)
Tại Công ty thương mại X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng 05/N như sau:
I. Số dư đầu tháng một số tài khoản:
- TK 1122: 1.980.000.000 đồng (90.000 USD)
Tỷ giá thực tế cuối tháng 04/N tại ngân hàng Á Châu (ACB), nơi Công ty mở tài khoản:
Mua ngoại tệ: 22.000 VND/USD, bán ngoại tệ: 22.500 VND/USD.
- Các tài khoản khác có số dư hợp lý
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Nhập khẩu trực tiếp lô hàng của công ty A theo giá CIF Hải Phòng là 40.000 USD, tiền hàng
chưa thanh toán. Thuế suất thuế nhập khẩu 20% và thuế GTGT 10%. Tỷ giá ngoại tệ thực tế
của NH trong ngày: mua vào 22.300; bán ra: 22.800 VND/USD, Tỷ giá tính thuế trên tờ khai
hải quan là: 22.700 VND/USD. Hàng về kiểm nhận, nhập kho đủ.
2. Xuất khẩu trực tiếp một lô hàng cho công ty P theo giá xuất kho 350.000.000 đồng, giá xuất
khẩu theo giá FOB/Hải Phòng là 70.000 USD. Khách hàng ký nhận nợ. Thuế xuất khẩu 5%.
Tỷ giá thực tế mua vào cuả NH trong ngày: 23.000 VND/USD, tỷ giá bán ra của NH trong
ngày 23.500VND/USD. Tỷ giá trên tờ khai hải quan 23.300 VND/USD.
3. Công ty X tiến hành ủy thác cho công ty Y nhập khẩu một lô hàng. Công ty Y đã hoàn tất
việc nhập khẩu hàng hoá theo giá CIF 20.000 USD. Thuế nhập khẩu 20%; thuế GTGT 10%.
Số hàng đã chuyển giao cho công ty X và công ty X đã nhập kho đủ. Tỷ giá thực tế của ngân
hàng ACB trong ngày: mua vào là 22.500 VND/USD, bán ra 23.000 VND/USD, Tỷ giá
ngoại tệ trên tờ khai hải quan: 22.800 VND/USD. Hoa hồng nhập khẩu uỷ thác bao gồm cả
thuế GTGT 10% là 22.000.000 đồng.
4. Xuất khẩu trực tiếp một lô hàng cho công ty Q theo giá xuất kho 950.000.000 đồng, giá xuất
khẩu theo giá FOB/Hải Phòng là 80.000 USD. Khách hàng ký nhận nợ. Thuế xuất khẩu 5%
đã nộp bằng tiền mặt VNĐ. Tỷ giá thực tế mua vào cuả NH trong ngày: 23.000 VND/USD,
tỷ giá bán ra của NH trong ngày 23.500VND/USD. Tỷ giá trên tờ khai hải quan 23.300
VND/USD.
5. Nhận xuất khẩu uỷ thác cho công ty B một lô hàng và đã hoàn thành việc xuất khẩu. Giá
xuất khẩu (giá FOB/Hải Phòng): 30.000 USD; thuế suất khẩu 5%. Công ty đã nhận được
tiền của khách hàng trả bằng tiền gửi ngân hàng USD, đồng thời công ty đã chuyển khoản
(USD) trả tiền hàng xuất khẩu cho công ty B. Tỷ giá thực tế mua vào cuả NH trong ngày:
22.000 VND/USD, tỷ giá bán ra của NH trong ngày 22.500 VND/USD, Tỷ giá trên tờ khai
hải quan 22.300 VND/USD. Hoa hồng uỷ thác (chưa thuế GTGT 10%) 45.000.000 đồng,
thuế suất thuế GTGT 10%, công ty đã nhận bằng tiền gửi ngân hàng VNĐ.
6. Tiến hành uỷ thác cho công ty G xuất khẩu một lô hàng theo trị giá mua của hàng xuất kho
200.000.000 VND. Trị giá xuất khẩu theo giá FOB/Hải phòng 40.000 USD. Trong ngày
công ty G thông báo hàng đã xuất khẩu. Thuế xuất khẩu phải nộp theo thuế suất 5%. Tỷ giá
thực tế mua vào cuả NH trong ngày: 23.650 VND/USD, tỷ giá bán ra của NH trong ngày
23.770 VND/USD, Tỷ giá trên tờ khai hải quan 23.400 VND/USD. Hoa hồng uỷ thác bao
gồm cả thuế GTGT 10% là 33.000.000 đồng công ty đã trả cho công ty G bằng tiền mặt
VNĐ.
III. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty X.
2. Định khoản tại công ty Y? Biết tiền mua hàng công ty Y đã nhận từ công ty X bằng tiền gửi
ngân hàng (USD) đồng thời công ty Y đã chuyển khoản (USD) trả cho người bán. Công ty Y
đã nộp hộ các khoản thuế cho công ty X bằng tiền gửi ngân hàng VND. Công ty Y cũng mở
tài khoản giao dịch tại ngân hàng ACB, tỷ giá xuất ngoại tệ tại công ty Y là 22.200
VND/USD.
3. Định khoản tại công ty B? Biết giá vốn của lô hàng xuất khẩu là 230.000.000 đồng. Công ty
X đã nộp hộ các khoản thuế cho công ty B bằng tiền gửi ngân hàng VND. Cô ng ty B cũng
mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng ACB, tỷ giá xuất ngoại tệ tại công ty B là 22.300
VND/USD.
4. Định khoản tại công ty G? Biết công ty G đã nhận được tiền của khách hàng trả bằng tiền
gửi ngân hàng USD, đồng thời công ty G đã chuyển khoản (USD) trả tiền hàng xuất khẩu
cho công ty X. Công ty G đã nộp hộ thuế xuất khẩu cho công ty X bằng tiền mặt VND.
Công ty G cũng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng ACB, tỷ giá xuất ngoại tệ tại công ty
G là 22.400 VND/USD.

Bài 5: (Trần Thị Luận)


Tại doanh nghiệp thương mại An Nhiên hạch toán HTK theo PP kê khai thường
xuyên, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ. Trong tháng 8/N có tài liệu như sau: (ĐVT:
đồng)
1. Ngày 1: Xuất kho một lô hàng A trị giá 800.000.000 để xuất khẩu theo giá FOB Hải
Phòng 60.000 USD, thuế suất thuế xuất khẩu phải nộp 5%. Tiền thuế xuất khẩu DN đã
nộp bằng TGNH VND. Chi phí vận chuyển và các chi phí khác phát sinh trong nước đã
chi bằng tiền mặt VNĐ là 11.000.000 (trong đó thuế GTGT 10%). DN đã hoàn thành thủ
tục giao hàng và nhận tiền của người mua bằng TGNH ngoại tệ. Tỷ giá thực tế mua tại
ngân hàng ACB là 23.200 VND/USD. Tỷ giá tính thuế trên tờ khai hải quan là 23.250
VND/USD.
2. Ngày 8: Nhập khẩu trực tiếp lô hàng B theo giá CIF Hải Phòng là 20.000 USD, tiền
hàng chưa thanh toán. Thuế suất thuế nhập khẩu 8% và thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp
đã nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT bằng tiền gửi ngân hàng VNĐ. Tỷ giá bán ngoại tệ
của ngân hàng ACB là 23.500 VND/USD. Tỷ giá hải quan là 23.400 VND/USD. Hàng về
kiểm nhận nhập kho đủ.
3. Ngày 12: Xuất kho một lô hàng C trị giá 750.000.000 uỷ thác cho công ty Ngọc Thạch
xuất khẩu. Chi phí vận chuyển lô hàng đã trả bằng tiền mặt VNĐ là 13.200.000 (trong đó
thuế GTGT 10%). Hoa hồng uỷ thác 33.000.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%).
4. Ngày 15: Nhận xuất khẩu ủy thác lô hàng hóa E cho công ty Phát Đạt theo giá FOB
Hải Phòng 45.000 USD, thuế suất thuế xuất khẩu phải nộp 5%. Tiền hàng bên nhập khẩu
đã trả bằng TGNH ngoại tệ. Hoa hồng uỷ thác chưa bao gồm thuế là 42.000.000, thuế
GTGT 10%. Tỷ giá thực tế mua ngoại tệ tại ngân hàng ACB là 23.400 VND/USD. Tỷ giá
tính thuế trên tờ khai hải quan là 23.350 VND/USD.
5. Ngày 25: Công ty Ngọc Thạch thông báo lô hàng C đã được xuất khẩu theo giá FOB
Hải Phòng 50.000 USD. Tiền hàng công ty Ngọc Thạch chưa thanh toán. Thuế suất xuất
khẩu phải nộp 6%, công ty Ngọc Thạch đã nộp hộ bằng tiền gửi ngân hàng VNĐ. Tỷ giá
thực tế mua của ngân hàng ACB là 23.400 VND/USD, tỷ giá trên tờ khai hải quan 23.600
VND/USD.
6. Ngày 30: Ủy thác cho Công ty Phú Thịnh nhập khẩu lô hàng hoá D theo giá CIF Hải
Phòng 25.000 USD. Tiền hàng chưa thanh toán cho công ty Phú Thịnh. Thuế suất thuế
nhập khẩu 12% và thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Trong ngày lô hàng D đã
hoàn thành thủ tục nhập khẩu và về nhập kho đủ. Tỷ giá xuất , tỷ giá thực tế bán của ngân
hàng ACB là 23.250 VND/USD, tỷ giá tính thuế trên tờ khai hải quan là 23.300
VND/USD. Hoa hồng nhập khẩu uỷ thác chưa bao gồm thuế là 20.000.000 VND, thuế giá
trị gia tăng 10%.
Yêu cầu
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Hãy định khoản nghiệp vụ kinh tế liên quan:
a. Tại công ty Ngọc Thạch. Biết, trong ngày 25 Công ty Ngọc Thạch nhận được 50.000
USD từ nhà nhập khẩu bằng TGNH và các chi phí khác phát sinh liên quan đến xuất khẩu
lô hàng C công ty Ngọc Thạch đã trả hộ bằng tiền mặt VNĐ là 15.400.000 (trong đó thuế
GTGT 10%)
b. Tại công ty Phú Thịnh. Biết, trong ngày 30 tiền hàng công ty Phú Thịnh đã thanh toán cho
nhà xuất khẩu 25.000 USD bằng TGNH và nộp hộ thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng
nhập khẩu bằng chuyển khoản VNĐ. Chi phí vận chuyển lô hàng D về nhập kho đã trả hộ
chi bằng tiền mặt VNĐ là 13.200.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%). Tỷ giá xuất TGNH
là 23.320 VND/USD.
c. Tại công ty Phát Đạt. Biết, công ty An Nhiên đã nộp hộ tiền thuế xuất khẩu lô hàng E cho
công ty Phát Đạt bằng TGNH VND và giá vốn của lô hàng hóa E là 610.000.000.

Bài 6: (Trần Thị Ngọc Hà)


Doanh nghiệp A kinh doanh nhà hàng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng có tình
hình sau (ĐVT : đồng):
1. Xuất kho NVL để chế biến tổng trị giá 5.500.000
2. Mua NVL mang chế biến luôn, giá chưa thuế 32.000.000, thuế GTGT 10%, đã
chuyển khoản thanh toán.
3. Tiền lương phải trả cho bộ phận chế biến 20.000.000
4. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành.
5. Phân bổ chi phí công cụ đã xuất tháng trước tính vào chi phí kỳ này cho bộ phận
chế biến: 500.000 đồng.
6. Mua công cụ về dùng ngay cho bộ phận chế biến thuộc loại phân bổ một lần:
1.200.000 đồng, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt.
7. Chi phí Khấu hao TSCĐ ở bộ phận chế biến: 800.000 đồng.
8. Các chi phí khác bằng tiền mặt: 3.800.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Tính giá thành chế biến trong tháng biết hoàn thành 210 món A với giá thành định mức là
125.000 đồng/đĩa, 100 món B với giá 100.000 đồng/đĩa, 180 đĩa C với giá 86.000 đồng/đĩa.

Bài 7: (Trần Thị Ngọc Hà)


Công ty du lịch Sao Mai chuyên thực hiện các tour du lịch trọn gói, hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ. Trong tháng đã thực hiện được các tour du lịch có tài liệu như sau:
(ĐVT: 1.000 đồng)
1. Nhận được chứng từ của ngân hàng về các khoản tiền ứng trước của khách hàng đi
tour là 100.000.
2. Thanh toán tiền vé máy bay bằng tiền gửi ngân hàng là 300.000
3. Chuyển khoản thanh toán tiền dịch vụ vận chuyển đón tiễn khách trong nước là
50.000.
4. Ứng trước cho nhà cung cấp phí mua tour trọn gói bằng tiền gửi ngân hàng
250.000
5. Mua mũ, áo cho khách du lịch bằng tiền gửi ngân hàng là 20.000, thuế GTGT 10%
6. Mua bảo hiểm cho khách du lịch bằng tiền mặt 80.000
7. Tiền lương phải trả cho nhân viên hướng dẫn du lịch là 35.000, nhân viên quản lý
bộ phận 22.000.
8. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định (34%)
9. Chi phí ký hợp đồng phải trả của các tour là 18.000.
10. Thanh toán tiền công tác phí cho nhân viên hướng dẫn du lịch 13.000 bằng tiền
mặt.
11. Khấu hao TSCĐ sử dụng bộ phận quản lý là 8.500.
12. Kết thúc các chuyến du lịch, khách du lịch thanh lý hợp đồng. Tổng số tiền bao
gồm cả thuế GTGT 10% là 1.980.000. Sau khi trừ đi số tiền ứng trước, số còn lại khách
hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Tổng hợp chi phí, tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ? Biết
thuế suất thuế TNDN 20%.

Bài 8: (Lê Thị Oanh)


Tại Khách sạn Nam Cường hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có dịch vụ cho thuê phòng gồm 2
loại phòng là phòng loại 1 và phòng loại 2. Trong kì có tài liệu về cho thuê phòng trong
tháng như sau: (ĐVT: đồng)
1. Mua Thuốc đánh răng, bàn chải, xà phòng, dầu tắm, dầu gội, giấy vệ sinh sử dụng trực
tiếp cho các phòng theo giá mua chưa thuế GTGT 10% là 80.000.000, đã thanh toán bằng
tiền gửi ngân hàng.
2. Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên lễ tân và nhân viên phục vụ phòng là
120.000.000; nhân viên quản lý bộ phận phòng là 30.000.000.
3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỉ lệ quy định
4. Phân bổ giá trị: giường, tủ, bàn ghế tính vào chi phí các phòng kỳ này là 15.350.000
5. Khấu hao buồng phòng và các thiết bị trong phòng là 100.000.000.
6. Chi phí điện, nước phải trả đã bao gồm cả thuế GTGT 10% dùng cho các phòng là
8.800.000.
7. Chi phí điện thoại sử dụng cho các phòng đã trả bằng tiền mặt là 2.200.000 trong đó
thuế GTGT 200.000
III. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Tập hợp chi phí; tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại phòng theo phương
pháp hệ số? Biết hệ số phòng loại 2 =1; hệ số phòng loại 1 =1,4
3. Tập hợp chi phí; tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại phòng theo phương
pháp tỷ lệ? Biết định mức chi phí:
- Phòng loại 1: 148.000 đồng
- Phòng loại 2: 110.000 đồng
Cho:
a. Giá trị sản phẩm làm dở đầu tháng và cuối tháng là không đáng kể.
b. Tổng số phòng ngủ của khách sạn 100 phòng, trong đó:
- Số phòng loại 1: 40
- Số phòng loại 2: 60
c. Trong tháng khách sạn đã cho thuê được 2.600 lượt phòng trong đó:
- Phòng loại 1: 800 lượt
- Phòng loại 2: 1.800 lượt

You might also like