You are on page 1of 18

Trọng tâm:

● Chứng từ kế toán: SBT từ trang 75


● Tài khoản đặc biệt: Tài khoản lưỡng tính, tài khoản điều chỉnh giảm
● Nguyên tắc, quy trình, phân loại định khoản
● Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

A. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Các chứng từ kế toán phát sinh trong quá trình mua, bán hàng:
Khi mua hàng:
 Mua hàng: hóa đơn GTGT
 Xuất tiền mặt: Phiếu chi
 Thanh toán bằng chuyển khoản: Giấy báo Nợ của ngân hàng
 Vận chuyển hàng về kho: Phiếu nhập kho
Khi bán hàng:
 Xuất kho đem bán: Phiếu xuất kho
 Bán hàng: hóa đơn GTGT
 Nhận tiền mặt: Phiếu thu
 Thanh toán bằng chuyển khoản: Giấy báo Có của Ngân hàng
B. TÀI KHOẢN ĐẶC BIỆT
I. Tài khoản điều chỉnh giảm
Khái niệm: Tài khoản điều chỉnh giảm là tài khoản có số dư ngược lại so với các tài khoản
khác trong nhóm của nó. Bản chất là làm giảm giá trị của các đối tượng kế toán cụ thể mà TK
đó điều chỉnh.
Kết cấu của TK điều chỉnh giảm ngược với kết cấu của TK mà nó điều chỉnh
● TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (2291: Dự phòng giảm giá CK kinh doanh, 2292:
Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, 2293: Dự phòng phải thu khó đòi, 2294: dự
phòng giảm giá hàng tồn kho)
● TK 214: Hao mòn tài sản cố định
● TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu (5211: Chiết khấu thương mại, 5212: Giảm giá
hàng bán, 5213: hàng bán bị trả lại)

Nợ TK Hao mòn TSCĐ 214 Có Nợ TK Giảm trừ DT 521 Có


II. Tài khoản lưỡng tính
Là các TK có thể có số dư ở bên Nợ hoặc ở bên Có.
● TK 131: Phải thu của khách hàng
● TK 331: Phải trả cho người bán
● TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Tài khoản 131
Doanh nghiệp bán chịu cho khách KH trả tiền trước cho DN => Khoản nhận
hàng => khoản phải thu là tài sản của ứng trước là nợ phải trả của DN
doanh nghiệp
Nợ TK Phải thu KH 131 Có Nợ TK KH ứng trước 131 Có

Chú ý: Không bù trừ giữa bên Nợ và bên Có của TK 131 tại 1 thời điểm
Tài khoản 331
Doanh nghiệp mua chịu hàng DN trả tiền trước cho nhà cung cấp

=> khoản phải trả là nợ phải trả của => khoản trả trước là tài sản của doanh
doanh nghiệp nghiệp
Nợ TK Phải trả NB 331 Có Nợ TK Trả trước cho NB 331 Có

Chú ý: Không bù trừ giữa bên Nợ và bên Có của TK 331 tại 1 thời điểm

Tài khoản 421


Số dư bên Nợ:Khoản lỗ hoạt động Số dư bên Có: LNST chưa phân phối khi
kinh doanh chưa xử lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi
Ví dụ: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

● Ngày 01/02, ông A ký hợp đồng mua 1 lô hàng trị giá 200tr. Vào ngày ký hợp đồng,
ông A ứng trước cho cty 50tr bằng TGNH. Cty ghi nhận như thế nào?

• Ngày 01/03, cty giao lô hàng toàn bộ lô hàng cho KH, thuế GTGT 10%. KH chưa
thanh toán.

• Ngày 31/3, Cty khoá sổ lập BCTC quý I.

• Ngày 1/04, ông A chuyển khoản trả nốt số tiền còn thiếu.

C. ĐỊNH KHOẢN CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN


I. Quy trình định khoản
● Xác định đối tượng kế toán xuất hiện trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản
ánh trên chứng từ.
● Xác định tính chất tăng giảm của từng đối tượng.
● Xác định các TK sẽ sử dụng
● Xác định số tiền ghi bên Nợ, bên Có của từng TK.
II. Phân loại định khoản
● Định khoản giản đơn: chỉ liên quan đến 2 đối tượng kế toán. Kế toán sẽ ghi Nợ một tài
khoản đối ứng với ghi Có một tài khoản khác.
● Định khoản phức tạp: liên quan đến từ 3 tài khoản trở lên. Ghi Nợ 1 TK đối ứng với
ghi Có nhiều TK và ngược lại, ghi Có 1 TK đối ứng với ghi Nợ nhiều TK
Câu hỏi: Trong các nghiệp vụ kinh tế tài chính sau, nghiệp vụ nào sẽ được định khoản
phức tạp theo cách “định khoản 1 Nợ và nhiều Có”

A. Người mua thanh toán nợ 20 triệu bằng tiền mặt và 80 triệu bằng tiền gửi ngân hàng

B. Trả nợ người bán 30 triệu và nộp thuế cho nhà nước 20 triệu bằng tiền gửi ngân
hàng

C. Mua chịu một lô hàng trị giá 40 triệu + thuế GTGT đầu vào 10% (phương pháp thuế
GTGT khấu trừ), hàng chưa về nhập kho

D. Không có phương án nào đúng

III. Nguyên tắc định khoản


• Nợ = Có
• Luôn ghi Nợ trước, Có sau, Có ghi lùi vào so với Nợ
• Một định khoản phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản giản đơn, tuy nhiên
không nên ghép nhiều định khoản giản đơn thành 1 định khoản phức tạp.
• Có thể ghi đối ứng 1 “Nợ” với nhiều “Có” hoặc ghi nhiều “Nợ” với 1 “Có” nhưng
không nên ghi nhiều “Nợ” với nhiều “Có”.

D. HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU


I. Nghiệp vụ huy động vốn
1. Khi nhận vốn góp của chủ sở hữu
Nợ TK 111, 112, 152, 156, 211…
Có TK 411
2. Khi nhận vốn vay (ghi nhận gốc vay)
Nợ TK 111, 112
Có TK 341
Câu hỏi: Định khoản các nghiệp vụ:

1. Nhận góp vốn bằng một số TSCĐ được xác định trị giá 120 triệu và bằng tiền gửi
ngân hàng 180 triệu (đã có giấy báo của Ngân hàng).

2. Vay dài hạn ngân hàng gửi vào tài khoản ngân hàng VCB 200 triệu

II. Nghiệp vụ mua sắm tài sản


Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn (đã trừ chiết khấu thương mại hoặc giảm giá) + Chi
phí đưa Tài sản vào sử dụng (chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử) + Thuế nếu không được
hoàn trả (thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…)
1. Mua hàng hóa, CCDC, đã nhập kho
Nợ TK 153,156
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
2. Mua hàng hóa, CCDC, chưa nhập kho
Nợ TK 151
Nợ TK 133
Có TK 111, 112,331
Khi hàng hóa, CCDC về kho
Nợ TK 153, 156
Có TK 151
Ví dụ 1: Mua 2 dây chuyền thiết bị A và B với giá mua là 50tr và 100tr (giá chưa có thuế
GTGT 10% được khấu trừ) chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển 2 dây
chuyền trên về nhà máy là 9tr (chưa có thuế GTGT 10%) đã trả bằng tiền mặt. Chi phí lắp
đặt chạy thử là 2tr và 3tr đã trả bằng tiền mặt.
Ví dụ 2: Ngày 2/1/18 Công ty Trung Nguyên mua 200kg cafe nguyên liệu từ nhà cung cấp
A theo Hoá đơn số 125, giá mua chưa thuế GTGT là 200,000đ/kg, thuế GTGT được khấu
trừ 10%. Chi phí vận chuyển về đến kho là 550,000 (đã bao gồm thuế GTGT được khấu trừ
10%). Lô hàng nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 100 ngày 2/1/18. Công ty Trung
Nguyên chưa thanh toán cho người bán.

Công ty Trung Nguyên phát hiện 20kg cafe trong lô hàng nhận ngày 2/1 bị kém chất lượng.
Công ty Trung Nguyên gửi văn bản yêu cầu nhà cung cấp A giảm giá, kèm theo biên bản
kiểm nhận hàng. Nhà cung cấp giảm giá 50,000đ/kg theo hoá đơn điều chỉnh số 01 ngày
4/1. Khoản giảm này được trừ vào nợ phải trả.

III. Nghiệp vụ bán hàng


Khi bán hàng, luôn có 2 bút toán đi cùng với nhau là ghi nhận doanh thu và ghi nhận chi phí
theo nguyên tắc phù hợp
1. Ghi nhận doanh thu, chi phí
Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
Ghi nhận chi phí giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 156
Ví dụ: Bán 1 lô hàng A với giá bán 100tr, thuế GTGT 10%, KH chưa thanh toán. Giá vốn
lô hàng là 60tr.

2. Tính giá xuất kho (Giá vốn hàng bán)


Các phương pháp tính giá vốn hàng:
● Phương pháp thực tế đích danh: dựa trên giá trị thực tế của từng mặt hàng, lô hàng sản
xuất hoặc mua vào, chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn
định và nhận diện được.
● Phương pháp bình quân gia quyền: Xác định đơn giá bình quân hàng trong kho.

Công thức xác định:


Đơn giá xuất Trị giá HTK đầu kỳ + Trị giá hàng hóa nhập vào trước lần xuất kho thứ i
=
kho lần thứ i Số lượng HTK đầu kỳ + Số lượng hàng hóa nhập vào trước lần xuất kho thứ i
● Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Giả định hàng nhập kho trước sẽ được
xuất bán trước.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có các số liệu về biến động hàng hoá trong kỳ như sau:

• 1/1: Tồn kho đầu kỳ: 100 SP, trị giá 5tr/SP

• 10/1: Nhập 50 SP, trị giá 6tr /SP

• 15/1: Nhập 30 SP, trị giá 7tr/SP

• 17/1: Xuất bán 120 SP với giá 10tr/sp, khách hàng thanh toán chuyển khoản đủ.

• 20/1: Nhập 50 SP, trị giá 8tr/ SP

• 28/1: Bán 20 sp, giá bán 15tr/sp, khách hàng thanh toán chuyển khoản đủ.

Yêu cầu: Tính giá vốn hàng bán theo:

a) Phương pháp bình quân gia quyền và định khoản các nghiệp vụ phát sinh.

b) Phương pháp nhập trước xuất trước và định khoản các nghiệp vụ phát sinh.

3. Các khoản giảm trừ doanh thu


● Khi có phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 521 – Theo giá chưa thuế
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT tương ứng với số chiết khấu, giảm giá, bị trả lại
Có TK 111,112,131... - Tổng số theo giá có thuế
● Cuối kỳ, kết chuyển để tính doanh thu thuần:
Nợ TK 511
Có TK 521
3.1. Chiết khấu thương mại
● chiết khấu dành cho khách hàng khi mua hàng với số lượng lớn
● Phân biệt với chiết khấu thanh toán (chiết khấu do thanh toán sớm tiền hàng)
Ví dụ: Công ty A có chính sách nếu KH mua trên 200 sp trong tháng sẽ được nhận
CKTM 2% trên tổng hoá đơn.

TH1: Bên mua được hưởng CKTM ngay lần mua hàng đầu tiên => trừ trực tiếp vào
doanh thu bán hàng

Ngày 02/01, khách hàng B mua 200sp nên được hưởng chiết khấu thương mại 2%
trên giá bán là 1tr/sp, chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Khách hàng B thanh toán
luôn bằng chuyển khoản. Giá vốn lô hàng là 50tr
TH2: Bên mua phải mua hàng nhiều lần mới đạt được CKTM trừ vào hóa đơn bán
hàng lần sau

Ngày 02/01, khách hàng C mua 150sp, giá bán 1tr/sp, chưa bao gồm thuế GTGT
10%. Khách hàng C chưa thanh toán.

Ngày 15/01, khách hàng C mua thêm 50sp, giá bán 1tr/sp chưa bao gồm thuế GTGT
10%. Khách hàng C đủ điều kiện nhận CKTM nên được trừ toàn bộ vào hóa đơn lần
này.

TH3: Bên mua phải mua hàng nhiều lần mới đạt được CKTM, dùng hóa đơn điều
chỉnh

Ngày 02/01, khách hàng C mua 150sp, giá bán 1tr/sp, chưa bao gồm thuế GTGT
10%. Khách hàng C chưa thanh toán.

Ngày 15/01, khách hàng C mua thêm 50sp, giá bán 1tr/sp chưa bao gồm thuế GTGT
10%. Cuối tháng, khách hàng C đủ điều kiện nhận CKTM của tháng. Công ty A xuất
hoá đơn điều chỉnh cho kh C. giả sử giá vốn hàng bán là 0,5 tr/sp

3.2. Giảm giá hàng bán

Ví dụ: Ngày 01/01, cty A bán lô hàng cho khách hàng B với giá bán là 100tr. Giá bán trên
chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Giá vốn lô hàng là 50tr. Khách hàng B chưa thanh toán.

Ngày 15/01, khách hàng B đề nghị giảm giá sản phẩm do chất lượng hàng kém. Công ty
đồng ý giảm giá 5 triệu cho khách hàng.

3.3. Hàng bán bị trả lại


Lưu ý: Cần có bút toán ngược đối với giá vốn hàng bán
Ví dụ: Ngày 01/01, cty A bán lô hàng cho khách hàng B với giá bán là 100tr. Giá bán trên
chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Giá vốn lô hàng là 50tr. Khách hàng B chưa thanh toán.

Khi nhận hàng, B phát hiện một số hàng bị hư hỏng nặng nên B trả lại 1/5 lô hàng. A chấp
nhận và trừ vào số tiền hàng B đang nợ.
IV. Một số nghiệp vụ về chi phí
1. Xuất NVL sử dụng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 641, 642
Có TK 152
2. Chi phí khấu hao
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ vào
chi phí SXKD trong thời gian sử dụng tài sản đó.
Khấu hao là yếu tố chủ yếu để phân biệt sự khác nhau giữa kế toán theo “cơ sở dồn tích” với
kế toán theo “cơ sở tiền mặt”.
Khấu hao là chi phí không phải trả bằng tiền, và là một ước tính kế toán
Phương pháp tính khấu hao: phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao
nhanh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều)
Đặc điểm: mức khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của
TS
Cách xác định:
Giá trị phải khấu hao
Mức khấu hao hằng năm =
Thời gian sử dụng hữu ích (năm)

2.2. Phương pháp khấu hao nhanh (theo số dư giảm dần có điều chỉnh)
Đặc điểm:
- Số khấu hao giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích
- Thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn so với khấu hao đường thẳng
- Chỉ áp dụng với máy móc, thiết bị, dụng cụ đo lường, thí nghiệm đầu tư mới, đòi hỏi
phải thay đổi nhanh
- DN phải đảm bảo kinh doanh có lãi
Cách xác định:
Bước 1: Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ và hệ số điều chỉnh
Thời gian sử dụng (năm) Hệ số điều chỉnh
1<t≤4 1,5
4<t≤6 2,0
t>6 2,5
Bước 2: Xác định tỷ lệ khấu hao nhanh
1
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng (%) =
Thời gian sử dụng hữu ích (năm)
Tỷ lệ khấu hao = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
nhanh (%)
Bước 3: Xác định mức khấu hao của các năm đầu và điều chỉnh cho những năm cuối

Mức khấu hao phải trích bình quân năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Lưu ý: Nếu tỷ lệ khấu hao đều > tỷ lệ khấu hao nhanh thì chuyển về khấu hao đều trên số
năm còn lại

2.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm:


Đặc điểm: Dựa trên tổng số đơn vị sản phảm ước tính tài sản có thể tạo ra trong suốt thời gian
sử dụng hữu ích.
Áp dụng khi nào?
- TSCĐ trực tiếp liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm
- Xác định được tổng sản lượng theo công suất thiết kế
- Công suất thực tế bình quân tháng không thấp hơn 50% công suất thiết kế
Cách xác định:
Mức KH bình quân Giá trị phải Sản phẩm ước tính trong suốt thời gian sử
= :
trên một đv sản phẩm khấu hao dụng hữu ích của TS
Mức KH phải
= Số lượng hoàn thành trong kỳ x Mức KH bình quân trên một đv sản phẩm
trích trong kỳ

3. Chi phí tiền lương


Bút toán ghi nhận chi phí lương:
Nợ TK 641, 642: tổng tiền lương trả cho các bộ phận
Có TK 334, 111, 112
4. Các khoản chi phí khác
Các chi phí bằng tiền hoặc phải trả phát sinh trong kỳ: Chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển
hàng đi bán, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí điện nước trong tháng, chi phí thuê văn
phòng, cửa hàng….
Nợ TK 641, 642
Có TK 111, 112, 331, 335….
Ví dụ: Trong tháng 10 phát sinh các chi phí sau:

Ngày 10/10, phát sinh chi phí vận chuyển hàng hoá đem đi bán là 5tr, thuế GTGT 10%, đã
nhận được hoá đơn số 120. DN chưa thanh toán.

Tiền thuê cửa hàng trong tháng là 10tr, chưa bao gồm thuế GTGT, thanh toán bằng tiền
mặt.
Chi phí tiền điện, nước trong tháng là 10tr, chưa bao gồm thuế GTGT 10% , trong đó 2tr
cho bộ phận quản lý, 2tr cho bộ phận bán hàng, 6tr cho bộ phận sản xuất. DN đã thanh toán
bằng chuyển khoản..

V. Phân bổ chi phí trả trước


Khi thanh toán tiền chi phí trả trước
Nợ TK 242
Có TK 111, 112
Cuối kỳ, phân bổ chi phí trả trước
Nợ TK 641, 641
Có TK 242
Ví dụ: Ngày 01/04/N, công ty ký 1 hợp đồng bảo hiểm cháy nổ văn phòng thời hạn 1 năm,
trị giá 60tr, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Công ty xác định KQKD theo tháng.

VI. Phân bổ chi phí, công cụ dụng cụ


Khi mua CCDC về nhập kho
Nợ TK 153
Có TK 111, 112, 331
Phân bổ chi phí CCDC
1. Nếu CCDC trị giá lớn, dùng nhiều kỳ
Sử dụng tài khoản trung gian là TK 242 Chi phí trả trước
Nợ TK 242: toàn bộ giá trị của CCDC xuất dùng
Có TK 153
Định kỳ phân bổ chi phí trả trước vào tài khoản thích hợp
Nợ TK 641, 642
Có TK 242
2. Nếu CCDC có giá trị nhỏ
Ghi nhận trực tiếp vào chi phí trong kỳ
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 153
Ví dụ 1: Văn phòng phẩm còn đầu kỳ trị giá 500.000 đ. Trong kỳ mua thêm 1tr tiền văn
phòng phẩm. Cuối kỳ kiểm đếm thấy văn phòng phẩm còn tồn trị giá 200.000đ. Ghi nhận
bút toán CP văn phòng phẩm tại công ty.
Ví dụ 2: Ngày 20/01, DN mua 20 bộ bàn ghế trị giá 15tr/bộ (chưa gồm thuế GTGT 10%),
thanh toán chuyển khoản.

Ngày 01/02, số bàn ghế trên được xuất dùng tại bộ phận văn phòng 10 bộ và tại cửa hàng
bán sản phẩm 5 bộ.

Thời gian phân bổ là 6 tháng.

VII. Ghi nhận chi phí phải trả


Các chi phí chưa thanh toán như lãi vay, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, các chi phí đã phát sinh
nhưng chưa đến hạn thanh toán hoăc chưa có đủ hồ sơ chứng từ :
Nợ TK 635, 641, 642
Có TK 335
Ví dụ: DN vay ngân hàng 500tr, thời hạn 6 tháng, từ 01/04/N đến 30/09, lãi suất 12%/năm,
thanh toán gốc vay khi đáo hạn, chi phí lãi vay tính theo tháng. Tất cả các NV đều thực
hiện bằng TGNH

TH1: Lãi vay thanh toán ngay khi giải ngân

TH2: Lãi vay thanh toán hàng tháng

TH3: Thanh toán lãi vay khi đáo hạn

VIII. Phân bổ doanh thu chưa thực hiện


Khi nhận trước 1 số tiền cho thuê tài sản hoặc cung cấp dịch vụ nhiều kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền nhận trước
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Định kỳ phân bổ doanh thu:
Nợ TK 3387
Có TK 511
Ví dụ 1: Ngày 01/10, KH chuyển khoản tiền thuê nhà quý IV cho công ty trị giá 30tr. Cuối
tháng, công ty tiến hành ghi nhận DT đã thực hiện.
Ví dụ 2: Ngày 1/6/N công ty A ký hợp đồng cho khách hàng B thuê cửa hàng với số tiền 10
triệu đồng/ thàng cho kỳ hạn thuê 3 tháng từ 1/6/N đến 31/8/N. Khách hàng B đã thanh toán
toàn bộ tiền thuê bằng tiền gửi ngân hàng tại ngày 1/6/N. Kế toán ghi nhận như thế nào?

A. Nợ TK 112: 30 triệu / Có TK 131: 30 triệu

B. Nợ TK 112: 30 triệu / Có TK 3387: 30 triệu

C. Nợ TK 112: 30 triệu / Có TK 511: 30 triệu

D. Nợ TK 112: 30 triệu / Có TK 331: 30 triệu


IX. Các bút toán kết chuyển
1. Kết chuyển để xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu sang doanh thu
Nợ TK 511
Có TK 521
Kết chuyển doanh thu sang TK XĐKQKD
Nợ TK 511, 515, 711
Có TK 911
Kết chuyển chi phí sang TK XĐKQKD
Nợ TK 911
Có TK 632, 641, 642, 635, 811
Kết chuyển lãi sang bên Có TK LNCPP
Nợ TK 911
Có TK 421
Kết chuyển lỗ sang bên Nợ TK LNCPP
Nợ TK 421
Có TK 911

Ví dụ: Đầu quý 1/2017, doanh nghiệp A có tình hình tài sản nguồn vốn như sau:

Tài sản Nguồn vốn


Hàng hóa: 400 triệu Phải trả cán bộ CNV: 50 triệu
Tiền mặt: 50 triệu Phải trả người bán: 100 triệu
Tiền gửi ngân hàng: 200 triệu Nguồn vốn kinh doanh: 1.900 triệu
Tài sản cố định: 2.000 triệu Lợi nhuận chưa phân phối: 300 triệu
Hao mòn TSCĐ: (300 triệu)
Trong kỳ, doanh nghiệp có các nghiệp vụ như sau:
1. Bán lô hàng cho ông B với giá bán là 400 triệu + VAT 10%, thu về bằng TGNH.
Chi phí giá vốn của lô hàng là 250 triệu
2. Chi phí vận chuyển hàng đi bán là 2 triệu + VAT 5%, trả bằng tiền mặt.
3. Cuối kỳ tính lương cho cán bộ nhân viên là 30 triệu, trong đó bộ phận quản lý 10
triệu, bộ phận bán hàng 20 triệu
4. Chi phí khấu hao TSCĐ toàn doanh nghiệp là 50 triệu, trong đó bộ phận quản lý 20
triệu, bộ phận bán hàng 30 triệu.
5. Chi phí điện nước, dịch vụ mua ngoài của bộ phận bán hàng trong tháng là 10 triệu
+ VAT 10%, bộ phận quản lý là 5 triệu + VAT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.
6. Ông B phát hiện lô hàng kém chất lượng nên yêu cầu giảm giá 20tr và được DN A
chấp nhận trả lại bằng TGNH.
Yêu cầu: Kết chuyển doanh thu, chi phí, XĐKQKD

2. Kết chuyển thuế GTGT


Cuối kỳ tính số thuế GTGT còn phải nộp (hoặc được khấu trừ)
Nợ TK 3331
Có TK 133
● Nếu số thuế phải nộp lớn hơn số thuế được khấu trừ 🡪 Nộp phần chênh lệch
● Nếu số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế được khấu trừ 🡪 Khấu trừ tiếp vào kỳ sau
Ví dụ: Trong tháng 12/N, tại công ty A phát sinh nghiệp vụ sau:

10/12/N: Mua hàng trị giá 100tr, thuế GTGT 10% được khấu trừ, thanh toán bằng chuyển
khoản

15/12/N: Bán hàng trị giá 60tr, thuế GTGT 10%, KH chưa thanh toán, giá vốn lô hàng là
40tr

23/12/N: Mua hàng trị giá 200tr, thuế GTGT 10% được khấu trừ, thanh toán bằng chuyển
khoản

Kết chuyển xác định thuế GTGT cuối kỳ

BÀI TẬP
Trắc nghiệm
Câu 1: Đâu là mô tả đúng nhất về nghiệp vụ kinh tế sau:
Nợ TK 151: 30 triệu (CCDC)
Nợ TK 133: 3 triệu
Có TK 331: 33 triệu
A. Mua 1 lô hàng hóa trị giá 30 triệu + VAT 10% chưa thanh toán, hàng đã về nhập kho đủ
B. Mua 1 lô CCDC trị giá 30 triệu + VAT 10%, chưa thanh toán, hàng đã về nhập kho đủ
C. Mua 1 lô hàng hóa trị giá 30 triệu + VAT 10% chưa thanh toán, hàng chưa về nhập kho
D. Mua 1 lô CCDC trị giá 30 triệu + VAT 10% chưa thanh toán, hàng chưa về nhập kho
Câu 2: Trong các tài khoản sau tài khoản nào là tài khoản lưỡng tính, có thể có số dư ở bên
Nợ hoặc bên Có:
A. TK 214: Hao mòn TSCĐ
B. TK 421: LNCPP
C. TK 157: Hàng gửi bán
D. TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Câu 3: Bút toán phản ánh nghiệp vụ “Thanh toán lương tháng trước bằng tiền mặt” là:
A. Nợ TK Chi phí nhân công trực tiếp / Có TK Tiền mặt
B. Nợ TK Phải trả người lao động / Có TK Tiền mặt
C. Nợ TK Tiền mặt / Có TK Chi phí nhân công trực tiếp
D. Nợ TK Tiền mặt / Có TK Phải trả người lao động
Câu 4: Tài khoản Hao mòn TSCĐ có kết cấu như sau:
A. SDĐK, SPST, SDCK ở bên Nợ, SPSG ở bên Có
B. SDĐK, SPST, SDCK ở bên Có, SPSG ở bên Nợ
C. SPST ở bên Nợ, SPSG ở bên Có, không có SDĐK, SDCK
D. SPST ở bên Có, SPSG ở bên Nợ, không có SDĐK, SDCK
Câu 5: Khi đơn vị trả trước tiền hàng cho người bán thì số tiền này được ghi vào:
A. Bên Nợ TK 331
B. Bên Có TK 331
C. Bên Nợ TK 131
D. Bên Có TK 131
Câu 6: Ngày 01/1/N, công ty A trả trước tiền thuê văn phòng trong 3 tháng 1, 2, 3 cho công
ty B là 90 triệu đồng chưa bao gồm thuế VAT 10%. Bút toán phân bổ chi phí thuê văn phòng
của công ty A tại ngày 31/1/N là:
A. Nợ TK Chi phí quản lý doanh nghiệp: 30 triệu / Có TK Chi phí trả trước: 30 triệu
B. Nợ TK Doanh thu chưa thực hiện: 30 triệu / Có TK Doanh thu cung cấp dịch vụ: 30 triệu
C. Nợ TK Doanh thu cung cấp dịch vụ : 33 triệu / Có TK Doanh thu chưa thực hiện: 33 triệu
D. Nợ TK Doanh thu chưa thực hiện: 33 triệu / Có TK Doanh thu cung cấp dịch vụ: 33 triệu
Câu 7: Đầu kỳ, doanh nghiệp trả trước cho nhà cung cấp 10 triệu. Trong kỳ, nhà cung cấp
giao 1 lô hàng trị giá 50 triệu + VAT 10% cho doanh nghiệp, tiền hàng được trừ vào tiền
doanh nghiệp trả trước, phần còn lại doanh nghiệp nợ. Khi thể hiện trên TK chữ T tài khoản
331 thì:
A. Số dư đầu kỳ bên Nợ 10 triệu, số dư cuối kỳ bên Có 45 triệu
B. Số dư đầu kỳ bên Nợ 10 triệu, số dư cuối kỳ bên Nợ 10 triệu
C. Số dư đầu kỳ bên Có 10 triệu, số dư cuối kỳ bên Có 10 triệu
D. Số dư đầu kỳ bên Có 10 triệu, số dư cuối kỳ bên Nợ 45 triệu
Câu 8: Trường hợp nào sau đây chưa được ghi nhận doanh thu:
A. Khách hàng đã nhận hàng và thanh toán cho doanh nghiệp bằng TGNH
B. Khách hàng chưa nhận hàng nhưng đã thanh toán trước cho doanh nghiệp bằng TGNH
C. Khách hàng đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán cho doanh nghiệp
D. Khách hàng đã nhận hàng và trả 50% bằng tiền mặt, phần còn lại nợ đến tháng sau
Câu 9: Trong kỳ doanh nghiệp có tổng doanh thu và thu nhập khác là 1500 triệu, tổng các
khoản chi phí là 1800 triệu. Bút toán kết chuyển lãi lỗ của doanh nghiệp là:
A. Nợ TK 911/ Có TK 421 : 300 triệu
B. Nợ TK 421 / Có TK 911: 300 triệu
C. Nợ TK 511 / Có TK 911: 300 triệu
D. Nợ TK 911 / Có TK 511: 300 triệu
Câu 10: Nhận định nào về tài sản Hao mòn tài sản cố định là đúng:
(1) Là tài khoản tài sản
(2) Là tài khoản điều chỉnh giảm cho tài khoản tài sản cố định và tài khoản công cụ dụng cụ
(3) Có kết cấu giống tài khoản nguồn vốn
(4) Là tài khoản lưỡng tính
A. (1) và (3)
B. (1), (2) và (3)
C. (1), (3) và (4)
D. (2), (3) và (4)
Câu 11: Doanh nghiệp vay ngân hàng 3 tháng từ 1/1/N đến 31/3/N, số tiền 200 triệu, lãi suất
12% năm, trả lãi vào ngày đáo hạn. Bút toán điều chỉnh về chi phí lãi vay vào ngày 31/1/N là
A. Nợ TK 635: 6 triệu / Có TK 335: 6 triệu
B. Nợ TK 635: 2 triệu / Có TK 112: 2 triệu
C. Nợ TK 635: 2 triệu / Có TK 335: 2 triệu
D. Nợ TK 635: 2 triệu / Có TK 242: 2 triệu
Câu 12: Công ty ABC bắt đầu hoạt động kinh doanh năm 2018 và sử dụng phương pháp
FIFO để tính giá trị hàng xuất kho. Năm 2018, công ty mua 4000 sản phẩm với giá 1 triệu/sp
và bán được 3000 sản phẩm với giá 1,5 triệu/sp. Năm 2019, công ty nhập thêm 5000 sản
phẩm với giá 1,2 triệu/sp và bán được 4500 sản phẩm với giá 2 triệu/sp. Giá vốn hàng bán
năm 2019 của công ty ABC là:
A. 4400 triệu
B. 4500 triệu
C. 5200 triệu
D. 5400 triệu
Câu 13: Mua một lô hàng với giá 50 triệu, thuế VAT 10%. Chiết khấu thương mại được
hưởng là 4 triệu, chiết khấu thanh toán được hưởng là 3 triệu. Kế toán ghi nhận giá trị hàng
nhập kho (nguyên giá) là:
A. 50 triệu
B. 46 triệu
C. 51 triệu
D. 43 triệu
Câu 14: Nghiệp vụ “Mua cổ phiếu đầu tư sinh lời ngắn hạn với giá 55000 đồng/cổ phiếu
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng” được hạch toán như nào?
A. Nợ TK 121: 550 triệu / Có TK 112: 550 triệu
B. Nợ TK 128: 550 triệu / Có TK 112: 550 triệu
C. Nợ TK 221: 550 triệu / Có TK 112: 550 triệu
D. Nợ TK 228: 550 triệu / Có TK 112: 550 triệu
Câu 15: Nghiệp vụ “Cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại, trừ vào số tiền phải thu
từ khách hàng” thuộc quan hệ đối ứng nào?
A. Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng
B. Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm
C. Tài sản tăng – Tài sản giảm
D. Nguồn vốn tăng – Nguồn vốn giảm
Câu 16: Chọn phát biểu sai:
A. Tài khoản kế toán dùng để phản ánh một cách tổng quát tài sản, nguồn vốn của đơn vị
B. Bảng cân đối kế toán phản ánh tài sản và nguồn vốn một cách tổng quát ở một thời điểm
nhất định
C. Tài khoản kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có cùng đối tượng phản ánh là
tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
D. Tất cả đáp án đều đúng
Câu 17: Một doanh nghiệp có tài sản ngắn hạn 300 triệu và tài sản dài hạn 400 triệu. Trong
cùng một kỳ kế toán nếu tổng nguồn vốn tăng thêm 30% và tài sản dài hạn tăng 10%. Vậy
tổng tài sản ngắn hạn sẽ là:
A. 470 triệu
B. 310 triệu
C. 390 triệu
D. 300 triệu
Câu 18: Nghiệp vụ nào sau đây là được ghi sổ bằng định khoản “Nợ TK lợi nhuận chưa
phân phối /Có TK quỹ khen thưởng phúc lợi”
A. Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi từ lợi nhuận chưa phân phối
B. Bổ sung lợi nhuận chưa phân phối từ quỹ khen thưởng phúc lợi
C. Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi làm tăng vốn chủ sở hữu.
D. Các câu trên đều sai
Câu 19: Có nghiệp vụ kinh tế được định khoản như sau:
Nghiệp vụ kinh tế - tài chính Nợ TK Có TK
1 Khách hàng trả nợ bằng tiền gửi Phải thu khách hàng Tiền gửi ngân hàng
ngân hàng
2 Chi tiền mặt tạm ứng cho cán bộ đi Chi phí bán hàng Tiền mặt
công tác
3 Chi tiền mặt để nộp thuế cho nhà Thuế phải nộp Tiền mặt
nước
4 Hàng hoá đang đi đường về nhập Hàng mua đang đi Hàng hóa
kho đủ đường
A. (2) (4) sai
B. (4) (3) sai
C. (2) sai
D. Phương án khác (3)
Câu 20: Mua mới một TSCĐ trị giá 64tr. Giá trị thanh lý ước tính 4tr. Thời gian sử dụng ước
tính là 4 năm. Vậy mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng là:
A. 15tr/năm
B. 6tr/năm
C. 17tr/năm
D. Không có trường hợp nào
TỰ LUẬN:
Bài 1: Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Cát Tường có số liệu đầu tháng 1/N của
các tài khoản như sau: (ĐVT: triệu đồng)
STT Đối tượng kế toán Số tiền STT Đối tượng kế toán Số tiền
1 Phải trả người bán 450 8 Tiền gửi ngân hàng 750
2 Hàng hóa (50kg) 90 9 Quỹ đầu tư phát triển 430
3  Tiền mặt 180 10 Thuế phải nộp 50
4  Máy móc thiết bị 1.500 11 Tạm ứng 20
5 Phải trả người lao 50 12 Vay ngắn hạn 400
động
6 Nguồn vốn kinh doanh 1.100 13 Hao mòn TSCĐ (150)
7 Phải thu khách hàng 210 14 Lợi nhuận chưa phân phối X
Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Mua 20kg hàng hóa với giá 2,5tr/kg, chưa bao gồm thuế GTGT 10% được khấu trừ, chưa
thanh toán cho người bán.
2. Bán 30kg hàng hóa với giá bán 5tr/kg (chưa bao gồm thuế GTGT 10%), khách hàng đã
thanh toán bằng chuyển khoản. Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để
tính giá hàng xuất.
3. Chi tiền mặt thanh toán tiền đăng banner quảng cáo trên website trong kỳ: 5 tr.
4. Chuyển khoản thanh toán hết tiền lương đang còn nợ người lao động.
5. Chi phí thuê văn phòng công ty trong tháng 1 là 10tr sẽ được thanh toán trong tháng sau.
Yêu cầu:
1. Lập bảng cân đối kế toán đầu tháng 1/N của công ty và tính X
2. Định khoản các nghiệp vụ trên
3. Vẽ sơ đồ chữ T và tính số dư cuối kỳ của các tài khoản: Tiền gửi ngân hàng, hàng hóa,
phải trả người bán.
Bài 2: Doanh nghiệp A kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá vốn tính theo phương pháp bình
quân gia quyền.
1/ Lắp đặt hệ thống giá trưng bày 1,2 tỉ đã gồm chi phí vận chuyển 1 triệu (chưa thuế GTGT
10%). Thanh toán bằng khoản vay kì hạn 24 tháng, lãi suất 8,4%/năm. Lãi thanh toán ngay tại
thời điểm vay bằng TGNH.
2/ Mua 200sp (chưa thuế GTGT 10%) giá 6 triệu/sp; đã thanh toán 50% giá trị bằng chuyển
khoản ứng trước từ tháng 8, còn lại chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển đưa hàng về kho chi
bằng tiền mặt 5 triệu (chưa thuế GTGT 10%).
3/ Bán 200sp giá 8 triệu/sp (chưa thuế GTGT 10%). Do mua nhiều, DN cho ng mua hưởng
CKTM 10%; ng mua thanh toán hết bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển giao hàng cho
người mua chi bằng tiền mặt 3 triệu (chưa thuế GTGT 10%).
4/ Tính khấu hao TSCĐHH ở NV1, thời gian sử dụng hữu ích của TS là 5 năm. DN khấu hao
đều trong suốt thời gian sử dụng. Biết DN ko có TSCĐ khác.
5/ Tính lương phải trả bộ phận bán hàng 35 triệu, bộ phận quản lí 40 triệu, các khoản trích
theo lương 24%.
6/ Phân bổ lãi vay ở NV1 vào chi phí tài chính trong tháng.
7/ Ng mua chuyển khoản ứng trc 30 triệu cho đơn hàng giao tháng sau.
8/ Quyết toán thuế GTGT. Xác định số thuế còn được khấu trừ trong tháng hoặc số thuế
GTGT còn phải nộp. Biết đầu kì số dư bên Có TK 3331 là 20 triệu.
Yêu cầu:
1/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Biết đầu kì doanh nghiệp tồn 50sp với đơn
giá 5tr/sp.
2/ Phản ánh TK 131 156 242 331 bằng chữ T. Biết TK 131 242 ko có SDĐK, TK 331 có
SDĐK bên Nợ 700 triệu.
3/ Lập BCKQKD.

You might also like