You are on page 1of 95

LỜI NÓI ĐẦU

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hay tiết kiệm năng lượng thực
chất là tìm cách sử dụng năng lượng theo yêu cầu sản xuất một cách hợp lý, nhờ
các biện pháp bố trí lại sản xuất, nghiên cứu quy trình công nghệ, sử dụng tối đa
nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có. Trong một số trường hợp tính toán đầu tư
đổi mới và kết hợp công nghệ hiện đại với các thiết bị mới để giảm tiêu thụ năng
lượng nâng cao hiệu suất.
Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hoàn thành
chương trình kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả. Kiểm toán năng lượng bao
gồm các công việc như: khảo sát xem các thiết bị sử dụng năng lượng như thế
nào và các khoản chi phí cho việc sử dụng năng lượng, đồng thời đưa ra một
chương trình nhằm thay đổi phương thức vận hành, cải tạo hoặc thay thiết bị
tiêu thụ năng lượng hiện tại và các bộ phận liên quan đến hoạt động tiêu thụ
năng lượng. Kiểm toán viên phải kiểm tra toàn bộ đơn vị, kiểm tra chi tiết các hệ
thống tiêu thụ năng lượng và các bộ phận liên quan để xác định tiềm năng tiết
kiệm năng lượng một các tổng thể cho đơn vị. Sau khi phân tích số liệu về các
khía cạnh tiêu thụ năng lượng của đơn vị, kiểm toán viên sẽ đánh giá về cả mặt
kỹ thuật và mặt kinh tế của các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm năng tiết kiệm
chi phí trong hệ thống sử dụng năng lượng
Quá trình kiểm toán năng lượng chi tiết đã xem xét hầu hết các thiết bị tiêu
thụ và sản xuất năng lượng của Công ty, đã chỉ ra các thiết bị, quá trình tiêu thụ
năng lượng cũng như định lượng tiêu thụ năng lượng, đặc tính năng lượng của
các thiết bị và nhà máy. Thông qua kiểm toán năng lượng, người ta có thể đánh
giá được tình hình sử dụng năng lượng của đơn vị trong hiện tại. Nhận biết được
những vị trí dụng năng lượng đang tiết kiệm, những vị trí sử dụng năng lượng
chưa tốt còn nhiều lãng phí năng lượng. Sau đó, từ các phân tích có thể nhận
biết được các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm năng tiết kiệm chi phí trong hệ
thống sử dụng năng lượng dựa trên thực trạng hoạt động tiêu thụ năng lượng của
đơn vị. Trên cơ sở đó, đội kiểm toán năng lượng đã xác định và xây dựng các
biện pháp quản lý năng lượng, đề xuất các cơ hội tiết kiệm để Công ty lựa chọn
thực hiện trong thời gian tới. Các dự án đã được tính toán, nghiên cứu đảm bảo
tính khả thi cả về giải pháp kỹ thuật và tài chính. Nếu thực hiện các dự án này sẽ
mang lại nguồn lợi rất lớn cho công ty. Một số dự án tiết kiệm năng lượng
không đòi hỏi chi phí đầu tư, công ty có thể thực hiện ngay. Một số dự án cần
chi phí thấp, công ty có thể tự đầu tư thực hiện dần dần. Một số dự án còn lại đòi
hỏi vốn đầu tư lớn công ty có thể kết hợp với các đối tác tài chính để thực hiện
hoặc có kế hoạch cho mở rộng sản xuất trong tương lai.
Trong quá trình thực hiện công việc, nhóm kiểm toán đã kết hợp chặt chẽ
với phía Công ty để thực hiện các công việc theo đúng kế hoạch kiểm toán đã đề
ra. Nhóm kiểm toán năng lượng cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty và các phòng ban
chuyên môn đã tạo mọi điều kiện để nhóm kiểm toán hoàn tốt công việc

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT.....................................................................................4


1.1. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng.................................................................4
1.2. Khả năng triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng . 6
1.3. Đề xuất kế hoạch thực hiện...................................................................6
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU................................................................................8
2.1. Cơ sở kiểm toán năng lượng và nhóm kiểm toán năng lượng....................8
2.2. Phạm vi của kiểm toán năng lượng:...........................................................9
2.3. Phương pháp và thiết bị đo.......................................................................10
2.4. Nội dung báo cáo kiểm toán năng lượng..................................................12
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA NHÀ...............................................13
3.1. Quá trình phát triển và tình hình hiện nay của công ty............................13
3.2. Chế độ vận hành và tình hình hoạt động..................................................15
CHƯƠNG 4: THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG....................................18
4.1. Các hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng................................................18
4.2. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng công ty đã thực hiện........................23
4.3. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống................................25
CHƯƠNG 5: NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG...26
5.1. Hệ thống cung cấp và tiêu thụ điện..........................................................26
5.2. Hệ thống cung cấp và tiêu thụ nhiên liệu.................................................33
CHƯƠNG 6: RÀNG BUỘC VỀ TÀI CHÍNH – KỸ THUẬT.......................34
6.1. Về tài chính...............................................................................................34
6.2. Các thông số về năng lượng.....................................................................34
6.3. Đánh giá các giải pháp tiết kiệm năng lượng...........................................35
6.4. Xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng của tòa nhà............................36
CHƯƠNG 7: CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG...................37
7.1. Nhóm giải pháp về quản lý.......................................................................37
7.1.1. Đánh giá thực trạng quản lý năng lượng...........................................37
7.1.2. Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001..................41
7.1.3. Theo dõi, đánh giá các khu vực tiêu thụ năng lượng chính...............48
7.1.4. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.......................54

2
7.1.5. Kết luận.............................................................................................55
7.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật..........................................................................56
7.2.1. Tiết giảm chiếu sáng không cần thiết................................................56
7.2.2. Thay bóng đèn compac bằng bóng đèn LED....................................58
7.2.3. Thay bóng đèn T8 bằng bóng đèn T5................................................63
7.2.4. Thay điều hòa AHU bằng điều hòa VRV..........................................69
7.3. Nhóm giải pháp khuyến nghị...................................................................76
7.3.1. Giải pháp lắp thiết bị Airconmiser cho hệ thống điều hòa VRV.......76
7.2.3. Giảm thiểu sóng hài trong hệ thống điện...........................................78
7.4. Tổng hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng..........................................81
7.5. Kết luận và khuyến nghị...........................................................................82
PHỤ LỤC...........................................................................................................83
Phụ lục 1: Mẫu Kế hoạch năm năm và Báo cáo thực hiện kế hoạch năm năm
về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sử dụng năng lượng
trọng điểm........................................................................................................83
Phụ lục 2: Tính toán hiệu quả kinh tế khi thay bóng đèn Compact bằng bóng
đèn LED...........................................................................................................90
Phụ lục 3: Tính toán hiệu quả kinh tế khi thay bóng đèn huỳnh quang T8 bằng
bóng đèn huỳnh quang T5...............................................................................91
Phụ lục 4: Tính toán hiệu quả kinh tế khi thay điều hòa AHU bàng điều hòa
VRV.................................................................................................................92

3
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT

1.1. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng


Bản báo cáo này là kết quả của đợt kiểm toán năng lượng chi tiết được tiến
hành tại Công ty TNHH Tháp trung tâm Hà Nội. Quá trình kiểm toán năng
lượng chi tiết đã xem xét hầu hết các thiết bị tiêu thụ năng lượng, quá trình tiêu
thụ năng lượng, định mức tiêu thụ năng lượng cũng như đặc tính năng lượng các
thiết bị của Công ty. Trên cơ sở đó, đội kiểm toán năng lượng đã xác định và
xây dựng các biện pháp quản lý năng lượng, đề xuất các cơ hội tiết kiệm để
Công ty lựa chọn thực hiện trong thời gian tới. Các dự án đã được tính toán,
nghiên cứu đảm bảo tính khả thi cả về giải pháp kỹ thuật và tài chính. Nếu thực
hiện các dự án này sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn cho công ty. Một số dự án tiết
kiệm năng lượng không đòi hỏi chi phí đầu tư công ty có thể thực hiện ngay.
Một số dự án cần chi phí thấp, công ty có thể tự đầu tư thực hiện dần dần. Một
số dự án còn lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn công ty có thể kết hợp với các đối tác tài
chính để thực hiện hoặc có kế hoạch cho mở rộng sản xuất trong tương lai.
Trong quá trình kiểm toán, nhóm kiểm toán năng lượng đã tiến hành khảo
sát, đo đạc, đánh giá phân tích tình hình sử dụng năng lượng, thực trạng quản lý
năng lượng tập chủ yếu vào các thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng như: Hệ thống
cung cấp và phân phối điện, hệ thống điều hòa không khí, chiếu sáng, bơm
nước... Một mặt khảo sát quá trình sử dụng tại các khu vực chính như phòng ở
cao cấp, văn phòng, trung tâm thương mại, hành lang…, nhóm kiểm toán đã trao
đổi với các cán bộ kỹ thuật của tòa nhà. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất ra các
giải pháp tiết kiệm năng lượng theo ba nhóm như sau:
Nhóm giải pháp quản lý năng lượng:
- Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001
- Theo dõi, đánh giá các khu vực tiêu thụ năng lượng chính
- Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Nhóm giải pháp kỹ thuật:
- Tiết giảm chiếu sáng không cần thiết
- Thay bóng đèn Compac bằng bóng đèn Led
- Thay bóng đèn huỳnh quang T8 bằng bóng đèn T5
- Thay điều hòa AHU bằng điều hòa VRV
Nhóm giải pháp khuyến nghị:
- Giải pháp lắp thiết bị Airconmiser cho hệ thống điều hòa VRV
- Giảm thiểu sóng hài trong hệ thống điện
Tổng hợp hiệu quả các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã đề xuất được
trình bày trong bảng dưới đây:

4
Tiết kiệm Tiết kiệm Thời gian
Dự kiến đầu
TT Giải pháp tiết kiệm năng lượng năng lượng chi phí hoàn vốn
tư (triệu)
(kWh/năm) (triệu/năm) (năm)
I Nhóm giải pháp quản lý 86.240 150 173 0,9
II Nhóm giải pháp kỹ thuật
1 Tiết giảm chiếu sáng không cần thiết 44.449 - 89 -
2 Thay bóng đèn Compac bằng bóng đèn Led 33.724 162 68 2,4
3 Thay bóng đèn huỳnh quang T8 bằng bóng đèn T5 217.913 543 437 1,2
4 Thay điều hòa AHU bằng điều hòa VRV 96.390 2.310 193 11,9
III Giải pháp khuyến nghị 86.240 150 173 0,9
Giải pháp lắp thiết bị Airconmiser cho hệ thống điều
1 Khuyến nghị
hòa VRV
2 Giảm thiểu sóng hài trong hệ thống điện Khuyến nghị
IV Tổng 478.715 3.165 960 3,3
Tỷ lệ tiết kiệm (%) 8,3
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng và ước tính chi phí đầu tư

5
1.2. Khả năng triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng
lượng
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của công ty mà nhóm kiểm toán đã đề xuất
là rất lớn. Khi thực hiện các giải pháp này sẽ giảm chi phí sử dụng năng lượng
đáng kể. Chi phí đầu tư cho các giải pháp được tạm tính và sẽ được tính toán chi
tiết khi thực hiện giải pháp. Khả năng thực hiện đối với các giải pháp này là rất
cao vì chi phí đầu tư thấp, hiệu quả king tế cao, có thời gian thu hồi vốn ngắn,
dễ thực hiện. Theo đánh giá của nhóm kiểm toán, các giải pháp trên có tính khả
thi cao về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế:
- Về mặt kỹ thuật: Các thiết bị được tư vấn trong giải pháp hoàn toàn có thể
mua ở thị trường trong nước, dễ dàng thi công lắp đặt vì đây là những công nghệ
quen thuộc và đã được ứng dụng cho nhiều nhà máy hoạt động trong các ngành
công nghiệp trên cả nước. Một số giải pháp có thể tận dụng được nguồn nhân
lực của công ty để triển khai sẽ giảm được chi phí đầu tư
- Về mặt kinh tế: Các chỉ số kinh tế đều hiệu quả như NPV, IRR, thời gian
hoàn vốn…Khi thực hiện các giải pháp này, công ty có thể tìm nguồn vốn hỗ trợ
từ chương trình hỗ trợ đầu tư tiết kiệm năng lượng của Bộ Công thương, các
chương trình hỗ trợ tài chính của các tổ chức phi Chính phủ hoặc đầu tư theo
hình thức chia sẻ lợi nhuận mang lại từ hiệu quả năng lượng của các công ty
dịch vụ ESCO.
1.3. Đề xuất kế hoạch thực hiện.
Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng chúng tôi
đã phân loại các giải pháp quản lý năng lượng có mức đầu tư thấp cần thực hiện
ngay, các giải pháp có mức đầu tư trung bình công ty cần có kế hoạch thực hiện
trong thời gian sớm, các giải pháp có mức đầu tư cao phải thay đổi công nghệ
thì cần nghiên cứu và phải phù hợp với tình hình sản xuất, định hướng phát triển
của công ty. Theo tình hình hoạt động cũng như các điều kiện khách quan khác,
nhóm kiểm toán năng lượng đề xuất kế hoạch thực hiện các giải pháp như sau:

Cơ hội triển khai thực hiện

6
Với các giải pháp như trên công ty có thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên các
giải pháp tiết kiệm năng lượng :

Thời gian
STT Hoạt động
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Xây dựng hệ thống quản lý


1
năng lượng theo ISO 50001
Xây dựng kế hoạch tiết kiệm
2 năng lượng và các báo cáo theo
mẫu thông tư 09/2012/TT-BCT

3 Theo dõi, đánh giá các khu vực


tiêu thụ năng lượng chính
Tiết giảm chiếu sáng không cần
4
thiết

Thay bóng đèn Compac bằng


5
bóng đèn Led

Thay bóng đèn huỳnh quang T8


6
bằng bóng đèn T5

Thay điều hòa AHU bằng điều


7
hòa VRV

Cải tạo một số vị trí VRV sát


8
tường

Giải pháp lắp thiết bị


9 Airconmiser cho hệ thống điều
hòa VRV

Giảm thiểu sóng hài trong hệ


10
thống điện

Tiến độ trong hoạt động thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng chi tiết

Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam hỗ trợ tư vấn các biện
pháp quản lý, các biện pháp kỹ thuật, lập dự án đầu tư khi công ty triển khai.
Công ty TNHH Tháp trung tâm Hà Nội cần tập chung thực hiện các biện pháp
quản lý năng lượng và đầu tư thiết bị tiết kiệm năng lượng như trong kế hoạch.

7
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU

2.1. Cơ sở kiểm toán năng lượng và nhóm kiểm toán năng lượng
2.1.1. Thông tin về công ty được kiểm toán năng lượng
- Tên Công ty: Công ty TNHH Tháp trung tâm Hà Nội
- Địa chỉ: 49 Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Điện thoại: 0439 342 342; Fax: 0439 349 988
- Người liên hệ: Nguyễn Quốc Khánh – Trưởng phòng kỹ thuật
- Điện thoại: 0982986575; E-mail: nguyen.quockhanh@the-ascot.com
- Năm hoạt động: 1993
- Số lượng nhân viên: 170 người.
- Thời gian làm việc hàng ngày: 8/24 giờ
- Số ngày làm việc trong năm 2012: 365 ngày
- Số phòng làm việc : Phòng lớn (>50m2) : 4 phòng ; Phòng nhỏ (25-
50m2): 5 phòng
- Số phòng họp : Phòng họp lớn: (>50m2) : 1phòng ; Phòng họp nhỏ:
(<50m2) : 2 phòng
- Tổng diện tích lô đất: 7.500 m2
- Diện tích mặt bằng tòa nhà : 5. 850 m2
- Tổng diện tích sàn xây dựng : 44.600
- Diện tích có sử dụng điều hòa : 35.330
- Diện tích sử dụng chiếu sáng : 44.600
- Tổng công suất máy biến thế (kVA): 6.400 kVA , cấp điện áp 22/0,4 kV
- Chi phí năng lượng điện năm (2012): 11.855.618.600 VNĐ;
- Chi phí năng lượng Dầu DO (2012): 357.569.,190 VNĐ
- Chi phí nước (2012): 785.904.000
- Năm cải tạo lớn gần đây nhất : 2010
2.1.2. Thành phần tham gia thực hiện:
Đơn vị tư vấn kiểm toán năng lượng
- Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam
- Địa chỉ: P312, số 36, Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: (84-4) 22 345 345 ; Fax: (84-4) 37 959 753
- Email: info@vets.com.vn ; Website: www.vets.com.vn

8
Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam (VETS) là Công ty
chuyên phát triển và cung cấp các dịch vụ Công nghệ Thông tin, các giải pháp
tiết kiệm năng lượng hàng đầu tại Việt Nam. VETS cung cấp dịch vụ kỹ thuật
hoàn hảo bằng cả tâm huyết và năng lực của mình, đem đến công nghệ tiên tiến,
giải pháp và quy trình tối ưu nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện các nhiệm vụ
quan trọng trước những đòi hỏi của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thương mại điện
tử.
- Nhóm thực hiện kiểm toán năng lượng:

TT Nhân sự Trình độ Nhiệm vụ


1 Dương Trung Kiên Tiến sỹ kinh tế năng lượng Phụ trách dự án
2 Lê Anh Tuấn Tiến sỹ quản lý công nghiệp Phân tích tài chính
Nguyễn Đình Tuấn
3 Thạc sỹ quản trị kinh doanh Phân tích tài chính
Phong
Thư ký dự án – Lập
4 Dương Chí Công Kỹ sư kinh tế năng lượng
báo cáo KTNL
5 Nguyễn Như Hoạt Kỹ sư quản lý năng lượng Khảo sát, đo lường
6 Mai Sỹ Thanh Kỹ sư quản lý năng lượng Khảo sát, đo lường
7 Phạm Đào Khanh Kỹ sư hệ thống điện Tổng hợp, phân tích
Công ty TNHH Tháp trung tâm Hà Nội:

STT Họ và tên Chức danh


1 Nguyễn Quốc Khánh Trưởng phòng kỹ thuật
2 Phạm Thành Công Cán bộ quản lý năng lượng
3 Mai Thu Hiền Trợ lý
2.2. Phạm vi của kiểm toán năng lượng:
Công việc kiểm toán năng lượng được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Giải
pháp Công nghệ Việt Nam phối hợp thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết tại
Công ty TNHH Tháp trung tâm Hà Nội - 49 Hai Bà Trưng - Hà Nội. Kiểm toán
năng lượng bao gồm các công việc
- Đánh giá tổng thể hiện trạng quản lý và tiêu thụ năng lượng tại doanh
nghiệp;
- Đánh giá các khu vực và các thiết bị tiêu thụ năng lượng chính;
- Nhận dạng các khu vực có tiềm năng tiết kiệm năng lượng;
- Đề xuất thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho công ty
Thời gian thực hiện kiểm toán năng lượng từ tháng 7/2013 đến tháng
9/2013

9
2.3. Phương pháp và thiết bị đo
Nhóm kiểm toán năng lượng sử phương pháp đo trực tiếp: Chúng tôi sử
dụng thiết bị như bảng danh sách bên dưới để đo kiểm chi tiết tại từng khu vực,
thiết bị tiêu thụ năng lượng để xác định các thông số như: nhiệt độ, áp suất, lưu
lượng, công suất tiêu thụ, chất lượng điện áp, hệ số công suất, độ rọi của hệ
thống chiếu sáng. Đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng của một số thiết bị
với các thông số kỹ thuật sau : U, I, P, Q, S, Cos. Ngoài ra chúng tôi còn thu
thập số liệu từ các đồng hồ đo đếm, giám sát của công ty, các số liệu tiêu thụ
năng lượng trong quá khứ.
2.3.1. Trình tự thủ tục chi tiết thực hiện kiểm toán năng lượng
Quy trình thực hiện kiểm toán năng lượng được thực hiện theo hướng dẫn
thông tư 09/2012/TT-BCT ngày 20/4/2012
2.1 Xác
Xác định
định phạm
phạm vi
vi kiểm
kiểm toán
toán

2.2 Thành
Thành lập
lập nhóm
nhóm kiểm
kiểm toán
toán

2.3 Ước
Ước tính
tính khung
khung thời
thời gian
gian và
và kinh
kinh phí
phí

2.4 Thu
Thu thập
thập dữ
dữ liệu
liệu có
có sẵn
sẵn

Kiểm
Kiểm tra
tra thực
thực địa
địa và
và đo
đo đạc
đạc
2.5 Xác
Xác định
định các
các điểm
điểm đo
đo chiến
chiến lược;
lược;
Lắp
Lắp đặt
đặt thiết
thiết bị
bị đo
đo

2.6 Phân
Phân tích
tích số
số liệu
liệu thu
thu thập
thập được
được
Xác
Xác định
định các
các tiềm
tiềm năng
năng tiết
tiết kiệm
kiệm năng
năng lượng;
lượng;
Xác
Xác định
định chi
chi phí
phí đầu
đầu tư;
tư;
Chuẩn
Chuẩn hóa
hóa dữ
dữ liệu;
liệu;
Đảm
Đảm bảo
bảo sự
sự hoạt
hoạt động
động bình
bình thường
thường của
của dây
dây chuyền
chuyền
công
công nghệ
nghệ

10
2.3.2. Danh mục các thiết bị đã sử dụng trong kiểm toán năng lượng:

Số Nước sản
TT Trang thiết bị Mã hiệu
lượng xuất

1 Đồng hồ ampe kìm kyorisu kyorisu - 2017 1 Nhật

2 Đồng hồ đa năng Kyoritsu Kyoritsu - 2008 1 Nhật

3 Nhiệt kế hồng ngoại 42540 1 Nhật

4 Thiết bị phân tích khí thải Testo Testo 325 - M 1 Nhật

5 Thiết bị phân tích điện năng 382075 1 Nhật

Thiết bị đo độ ẩm, nhiệt độ, tốc


6 1 Nhật
độ gió

7 Thiết bị đo độ sáng 401025 1 Nhật

8 Thiết bị đo điện trở đất 4200 1 Nhật

Thiết bị đo lưu lượng bằng siêu


9 D4FX1 - D1 1 Nhật
âm

10 Bộ đo kiểm Dell - Data loger 1 Nhật

11 Kiểm tra tình trạng bẫy hơi Cmin - 400 1 Nhật

Thiết bị phân tích chất lương điện


12 Kew 6310 1 Nhật
năng
Thiết bị theo dõi quá trình hoạt
13 5020 1 Nhật
động

14 Thiết bị đo độ rung CMAS - 100SL 1 Nhật

HIOKI - 8386 -
15 Phân tích công suất 1 Nhật
20

16 Đo nồng độ CO2 70 1 Nhật

2.4. Nội dung báo cáo kiểm toán năng lượng

11
Chương 1: Tóm tắt
- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng
- Khả năng triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng
- Đề xuất kế hoạch thực hiện
Chương 2: Giới thiệu
- Cơ sở kiểm toán năng lượng và nhóm kiểm toán năng lượng
- Phạm vi của kiểm toán năng lượng
- Phương pháp và thiết bị kiểm toán năng lượng
- Nội dung báo cáo kiểm toán năng lượng
Chương 3: Hoạt động của công ty
- Quá trình phát triển và tình hình hiện nay của công ty
- Chế độ vận hành và tình hình hoạt động
- Các giải pháp tiết kiệm năng lượng của công ty đã thực hiện
Chương 4: Hoạt động của công ty
- Các thiết bị sử dụng năng lượng chính
- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống
Chương 5: Nhu cầu và khả năng cung cấp năng lượng
- Hệ thống cung cấp và tiêu thụ điện
- Hệ thống cung cấp và tiêu thụ nhiên liệu
Chương 6: Ràng buộc về tài chính – Kỹ thuật
- Về tài chính
- Các thông số về năng lượng
- Đánh giá các giải pháp tiết kiệm năng lượng
- Xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng của tòa nhà
Chương 7: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng
- Nhóm giải pháp quản lý
- Nhóm giải pháp kỹ thuật
- Nhóm giải pháp khuyến nghị
Kết luận và khuyến nghị
Phụ lục

12
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA NHÀ

3.1. Quá trình phát triển và tình hình hiện nay của công ty
Somerset Grand Hà Nội (Tháp Hà Nội) là khu căn hộ riêng biệt được thiết
kế cho gia đình các chuyên gia và nước ngoài. Somerset Grand Hà Nội nằm
ngay trung tâm của thủ đô Hà Nội.
Somerset là một trong 3 cái tên chủ lực của Ascott Limited - tập đoàn
Singapore chuyên cung cấp dịch vụ căn hộ quốc tế lớn nhất thế giới. Ascott
ngày nay được biết đến rộng rãi qua thương hiệu Somerset Serviced Residence -
chuyên cung cấp căn hộ dịch vụ. Tập đoàn này hiện quản lý 3 thương hiệu
chính: Ascott, Somerset và Citadines. Các dự án căn hộ dịch vụ của Ascott trải
dài trên 70 thành phố tại hơn 20 nước. Riêng tại Việt Nam, Ascott sở hữu 5 bất
động sản chính đều mang thương hiệu Somerset bao gồm: Somerset Grand
Hanoi (Hanoi Tower), Somerset Hòa Bình, Somerset Westlake, Somerset
Chancellor Court HCMC và Somerset HCMC.
Somerset Grand Hà Nội cung cấp cung cấp 185 căn hộ dịch vụ rộng rãi và
tao nhã theo phong cách resort ngay tại trung tâm thành phố. Đây là khu căn hộ
dành cho các chuyên gia đi công tác, ký kết dự án hoặc chuyển chỗ ở, nơi đây
cung cấp các dịch vụ và tiện ích toàn diện cùng với một môi trường dễ chịu và
các tiện nghi hiện đại. Một trung tâm hội nghị, trung tâm giáo dục trẻ em và một
trung tâm mua sắm chiếm các tầng dưới của khu căn hộ

Sơ đồ tổ chức của công ty

13
Thiết kế xây dựng tòa nhà chia làm 2 khối nhà, khối văn phòng và khu
căn hộ. Các khối nhà được thiết kế theo dạng hình khối cao mang vẻ đẹp hiện
đại, sang trọng. Với lối thiết kế trúc hình khối cao kết hợp với cảnh quan xung
quanh thông thoáng tạo vẻ đẹp hiện đại cho công trình và tạo được ấn tượng với
nhiều du khách.

Khu căn hộ Somerset Grand Hà Nội (Hà Nội Tower)


Công tác quản lý tòa nhà theo tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí còn cao hơn
các khu căn hộ cao cấp khác ở Việt Nam. Tháp Hà Nội là một trong những cao
ốc hàng đầu đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nội, với vị trí đắc địa, thuận lợi cho
giao thương và trang thiết bị hiện đại.

14
3.2. Chế độ vận hành và tình hình hoạt động
Công tác quản lý năng lượng tại tòa được thực hiện tương đối tốt và triển
khai sâu rộng trong toàn công ty, ngoài ra rất được sự quan tâm từ ban giám đốc
của công ty. Công ty đã thành lập Ban quản lý năng lượng, quy định chức năng,
nhiệm vụ và các hoạt động mà Ban tiết kiệm phải thực hiện đối với việc quản lý
và sử dụng năng lượng trong Công ty. Mô hình quản lý năng lượng hiện tại của
công ty như sau:

15
Sơ đồ tổ chức quản lý năng lượng của Tháp Hà Nội
Mô tả chức năng nhiệm vụ mô hình quản lý năng lượng :
+ Thực hiện triển khai các yêu cầu nghị định của Chính phủ, Bộ Công
Thương, Sở Công thương về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và các trương
trình quản lý năng lượng.
+ Đặt ra mục tiêu, chính sách năng lượng cho từng năm, từng thời kỳ.
+ Các thành viên trong ban thường xuyên kiểm tra các bộ phận, làm tốt
được khen thưởng, nếu phát hiện vi phạm gây lãng phí năng lượng lần đầu sẽ
nhắc nhở nếu tái phạm sẽ lập biên bản xử phạt.
+ Báo cáo tình hình sử dụng năng lượng của tòa nhà tại các buổi giao ban
hàng tuần/tháng.
+ Có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở về việc sử dụng tiết kiệm năng lượng
đối với nhân viên và khu vực làm việc của mình được phân công.
+ Cập nhật định kỳ các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà.
+ Tham mưu đề xuất các giải pháp về tiết kiệm năng lượng.
+ Tham gia thảo luận với các cơ quan bên ngoài Tòa nhà để tìm kiếm các
cơ hội có thể tiết giảm năng lượng. Tìm hiểu tài liệu về quản lý năng lượng để
nắm được các tiến bộ của khoa học và các biện pháp tiết kiệm năng luợng của
các cơ sở bên ngoài.
+ Theo dõi, giám sát tiến độ của các dự án cụ thể đã được duyệt và báo cáo
kết quả của các dự án.

16
+ Giám sát, ghi chép, thống kê các số liệu tiêu thụ năng lượng.
+ Định kỳ kiểm tra ngày ba lần (Sáng, chiều, tối), sẽ ghi lại những khu vực
sử dụng lãng phí, không hiệu quả để nhắc nhở. Nếu tái phạm nhiều lần sẽ đề
nghị kỷ luật.
+ Tham gia các hoạt động tập thể với chủ đề tiết kiệm năng lượng như làm
các file trình chiếu về tiết kiệm năng lượng, quét dọn vệ sinh môi trường quanh
khu vực, qua các hoạt động đó để làm tăng sự gắn bó của nhân viên với tiết
kiệm năng lượng.
+ Tổ chức các hoạt động tiết kiệm năng lượng, phối hợp thảo luận các bộ
phận để đưa ra quy trình quản lý hợp lý trong quá trình phục vụ.
Thời gian vận hành của các khu vực sử dụng năng lượng chính tại tòa nhà
được cho trong bảng sau:

Thời gian vận hành


TT Khu vực sử dụng năng lượng
(giờ/ngày)
1 Hệ thống điều hòa không khí 8 - 10
2 Chiếu sáng căn hộ và hội nghị 5-9
3 Chiếu sáng khu shopping và văn phòng 12 - 15
4 Chiếu sáng hàng lang, khác 24
5 Hệ thống thông gió 15
6 Hệ thống bơm nước sinh hoạt 2-4
7 Hệ thống thang máy 24
Tòa nhà kinh doanh văn phòng và căn hộ cao cấp. Với hình thức kiến trúc
khá đặc sắc, công năng sử dụng khá dễ dàng, thuận tiện cùng sự nỗ lực nhiệt
tình, chu đáo của nhân viên đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo,
hiện nay đã và đang có rất nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước thuê văn
phòng tại đây như: Nissan Techno Việt Nam, Finenco Engineering Hongkong,
Germanscher Lloyd, Mol Logistic Vietnam, Auditing and consulting company,
Vsol…Bảng dưới đây là tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 và năm 2012:
Tỷ lệ sử dụng phòng Tỷ lệ sử dụng phòng
Tháng năm 2011 năm 2012
(%) (%)
1 72.2 69.4
2 72.5 80
3 77 78
4 74.4 82
5 67.8 77.4

17
6 67 86.5
7 72 86.4
8 77 81
9 73.7 79.1
10 81 83.9
11 85 85
12 87 83.4
Tổng 75.5 81

Biểu đồ tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 và năm 2012

100
80
60
Tỷ lệ %
40
20
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng

Tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 (%) Tỷ lệ sử dụng phòng năm 2012 (%)
Biểu đồ tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 và năm 2012
Nhận xét: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tương đối ổn định,
các khách hàng thuê phòng với thời gian dài và ổn định, tỷ lệ sử dụng phòng
năm 2012 (81%) cao hơn so với năm 2011 (75%)
Trong những năm gần đây, giá năng lượng luôn có xu hướng tăng đã tác
động không nhỏ đến tình hình kinh doanh dịch vụ của công ty. Chi phí năng
lượng chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí kinh doanh dịch vụ. Do vậy ban lãnh dạo
công ty luôn quan tâm đến vấn đề giảm chi phí năng lượng. Dưới đây tóm tắt
một vài giải pháp tiết kiệm năng lượng công ty đã thực hiện:

18
CHƯƠNG 4: THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

4.1. Các hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng


4.1.1. Hệ thống điều hòa nhiệt độ
Hệ thống điều hòa nhiệt độ tại tòa nhà Somerset Grand Hanoi gồm điều
hòa tiết kiệm năng lượng VRV, điều hòa Inverter phục vụ cho khu vực văn
phòng, trung cư cao cấp đây là hệ thống điều hòa không khí thông minh, đã tích
hợp biến tần để điều chỉnh công suất tiêu thụ theo nhu cầu của phụ tải.. Khu vực
nhà hàng, tiền sảnh… sử dụng AHU của York, ngoài ra một số vị trí phòng kỹ
thuật, cangtin sử dụng thêm điều hòa cục bộ…

Điều hòa VRV AHU


Danh sách thiết bị điều hòa không khí
Số giờ
Công
Số vận
TT Tên thiết bị suất Vị trí lắp đặt
lượng hành
(BTU)
h/ngày
1 General Inverter – R410A 550 12.000 8h Khu căn hộ
2 General Inverter – R410A 193 18.000 8h Khu căn hộ
4 General VRF – R410A 25 126.000 9h Khu văn phòng
5 Daikin VRV – R22 50 100.000 9h Khu văn phòng
6 Daikin VRV – R22 11 50.000 9h Khu văn phòng
7 General Inverter – R410 04 48.000 9h Khu văn phòng
8 General non Inverter – R22 05 12.000 9h Khu nhân viên

19
Số giờ
Công
Số vận
TT Tên thiết bị suất Vị trí lắp đặt
lượng hành
(BTU)
h/ngày
9 Carrier non Inverter – R22 04 48.000 9h Khu văn phòng
10 Carrier non Inverter – R22 11 36.000 9h Khu văn phòng
11 Samsung non Inverter - R22 03 24.000 9h Khu văn phòng
12 AHU-York/R22 04 200.000 9h Khu văn phòng
13 AHU-York/R22 02 300.000 9h Khu văn phòng
14 AHU-York/R22 03 250.000 9h Khu văn phòng
15 AHU-York/R22 02 400.000 9h Khu văn phòng
16 AHU-York/R22 05 125.000 9h Khu văn phòng
Kết quả đo kiểm một số thông số kỹ thuật cho điều hòa:

Kết đo kiểm điều hòa VRV


Như vậy qua biểu đồ phân tích công suất ta thấy công suất của máy nén
điều hòa không khí thay đổi liên tục theo thời gian, phụ thuộc vào nhu cầu sử
dụng của khách hàng và thời tiết. VRV đã giám sát và điều chỉnh năng lượng
phù hợp với phụ tải.

20
4.1.2. Hệ thống chiếu sáng
Với đa dạng nhiều chức năng, tòa nhà Somerset Grand Hanoi đã sử dụng
nhiều loại bóng đèn khác nhau cho từng khu vực cụ thể. Các loại bóng thường
được sử dụng là đèn huỳnh quang T8; bóng đèn compact…Tại các vị trí văn
phòng và khu vực công cộng như sảnh, tòa nhà Somerset Grand Hanoi sử dụng
hệ thống đèn huỳnh quang T8. Các khu vực công cộng cũng được bố trí một số
các loại bóng khác như Halogen, đèn LED, đèn Tube TL-D, một số bóng
compact tại các nhà hàng và khu vực giải khát.

Đèn Compac khu vực nhà hàng

Đèn khu vực hành lang

Đèn LED khu vực tiền sảnh Đèn huỳnh quang bãi xe

21
Danh sách hệ thống chiếu sáng:
Công Số giờ thắp
Loại thiết bị Số lượng
TT suất sáng Khu vực sử dụng
chiếu sáng (cái) (W) (h/ngày)
1 Halogen 87 100 5 Khu hội nghị
2 LED 58 10 5 Khu hội nghị
3 Compact 14 26 5 Khu hội nghị
Khu căn hộ và đại
4 Compact 13027 18 5
sảnh
5 Compact 21645 14 9 Khu căn hộ
Khu shopping và
6 Compact 512 14 15
văn phòng
7 Compact 500 14 24 Hành lang căn hộ
8 Compact 185 13 9 Khu căn hộ
9 Compact 2534 11 9 Khu căn hộ
10 Tube TL-D 120 58 12 Bãi xe
Đèn huỳnh Khu văn phòng và
11 3539 36 12
quang T8 cầu thang bộ
Khu văn phòng và
12 Tube TL-D 301 18 12
thang máy
13 Tube T5 6475 14 3 Khu căn hộ
14 Tube T5 7030 8 2 Khu căn hộ
15 LED 34 3 5 Khu hội nghị
16 LED 28 3 24 Thang máy
4.1.3. Hệ thống thông gió
Thông gió tại tòa nhà được cấp bằng hệ thống quạt gió thổi qua đường
ống đi vào tòa nhà cấp gió tươi cho từng khu vực. Các vị trí sử dụng hệ thống
thông gió
Công suất định mức
STT Mô tả
(kW)
1 Phòng thang máy 0.75
2 Phòng bơm nước thải 0.75
3 Phòng bơm nước ăn 0.09
4 Phòng bơm cứu hỏa 0.75
5 Phòng bơm bể bơi 0.07
6 Bãi xe 0.75

22
4.1.4. Hệ thống thang máy
Công suất định
Hãng sản Số lượng
STT Loại mức động cơ
xuất (chiếc)
(kW)
1 Thang máy Schindler 16.5 kw 07
2 Thang máy Schindler 18.0 kw 01
4.1.5. Hệ thống bơm nước

STT Loại máy Số lượng Công suất (W)


1 Bơm nén khí 02 18.5
2 Bơm đẩy 02 0.8
3 Bơm lọc 02 11
4 Bơm đẩy 02 45
5 Bơm tăng áp 02 2.2
6 Bơm đẩy 04 1.5
7 Bơm đẩy 02 11
8 Bơm đẩy 04 30
9 Bơm đẩy 02 55
10 Bơm đẩy 02 7.5
11 Bơm bù áp 03 1.2
12 Bơm tuần hoàn 03 2.5
13 Bơm đẩy 02 45

Bơm nước cấp lên bể


Ngoài ra, tòa nhà còn sử dụng một số thiết bị tiêu thụ năng lượng khác
như: thiết bị văn phòng, ty vi, tủ lạnh…thiết bị khác khu shopping

23
4.2. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng công ty đã thực hiện
Somerset Grand Hà Nội là một công ty sử dụng năng lượng trọng điểm.
Hàng năm sản lượng tiêu thụ điện là trên 5 triệu kWh Trong những năm gần
đây, giá năng lượng luôn có xu hướng tăng đã tác động không nhỏ đến tình hình
kinh doanh dịch vụ của công ty. Chi phí năng lượng chiếm tỷ lệ lớn trong chi
phí kinh doanh dịch vụ. Do vậy ban lãnh đạo công ty luôn luôn coi trọng việc
tiết kiệm năng lượng nhiều biện pháp, quy định, và phần thưởng được công ty
lập ra để nâng cao ý thức cho toàn thể nhân viên về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả. Từ hàng ngũ quản lý và nhân viên đều nỗ lực không ngừng
nhằm sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí để giảm giá thành dịch vụ,
tăng chi phí phúc lợi cho nhân viên. Sau khi công ty áp dụng các biện pháp tiết
kiệm năng lượng đã mang lại hiệu quả sử dụng năng lượng được nâng nên đáng
kể Công ty đã áp dụng nhiều giải pháp trong tiết kiệm năng lượng trong công tác
quản lý, vận hành sản suất và đầu tư trang thiết thiết bị kỹ thuật hiện đại, hiệu
suất cao.
3.3.1. Mục đích:
- Giảm lượng điện tiêu thụ nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu dịch vụ khách hàng
- Giảm thiểu gánh nặng lên môi trường thông qua giảm thiểu phát thải khí
nhà kính CO2
3.3.2. Mục tiêu:
- Giảm suất tiêu hao năng lượng trên sản phẩm từ 2% - đến 3 %
- Giảm phát thải CO2 10% so với dự tính phát thải ban đầu.
3.3.3. Công tác quản lý và xây dựng định mức tiêu thụ
- Có một số hệ thống theo dõi những khu vực chính. Điều này tiện lợi cho
việc theo dõi tổng quan quá trình tiêu thụ năng lượng của công ty.
- Công ty có kế hoạch phối hợp với các đơn vị tiết kiệm năng lượng để
kiểm toán năng lượng với mong muốn đánh giá tình hình sử dụng năng và tìm
hiểu các cơ hội tiết kiệm năng lượng
- Ban hành các văn bản, quy định việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả cho cán bộ nhân viên
- Có kế hoạch đào tạo, tập huấn, cử cán bộ quản lý năng lượng tham gia các
buổi hội thảo chuyên đề tiết kiệm năng lượng
- Khi hết giờ làm việc phải tắt điện và ngắt aptomat của máy bên trong tủ
điện.
- Lắp đặt các thiết bị hẹn giờ bật tắt
- Tắt và giảm các thiết bị chiếu sáng
- Lắp đặt hệ thống vòi nước tự động, cài đặt hẹn giờ tự động
- Tận dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên, hạn chế bật đèn chiếu sáng.

24
- Thường xuyên kiểm tra, xử lý những chỗ hư hỏng, mất an toàn trên
đường dây cung cấp điện, hạn chế tối đa việc thất thoát điện trên đường truyền
tải ;
- Hoạt động kiểm tra định kì (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý)
các thiết bị
3.3.4. Giải pháp kỹ thuật
- Sử dụng bóng đèn Compac hàng lang
- Sử dụng bóng đèn LED cho khu vực sảnh
- Thay bóng đèn T10 bàng bóng đèn T5
- Đầu tư điều hòa không khí VRV mới thay cho hệ thống AHU
- Sử dụng khởi động mềm cho bơm nước
- Có tụ bù cho hệ thống cung cấp điện
- Lắp ống gió cho điều hòa không khí

Lắp ống gió cho điều hòa không khí Sử dụng khởi động mềm cho bơm
nước

25
4.3. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống
Trong các thiết bị tiêu thụ năng lượng của tòa nhà, hệ thống điều hòa không
khí và hệ thống chiếu sáng là hai hệ thống tiêu thụ nhiều năng lượng nhất. Do
đó, các tiềm năng tiết kiệm năng lượng cũng tập trung chính vào hai hệ thống
này. Trong quá trình kiểm toán năng lượng, nhóm kiểm toán năng lượng đã
nhận diện được tiềm năng tiết kiệm như sau:
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong hệ thống chiếu sáng:
Chỉ số chiếu sáng của tòa nhà đã đạt tiêu chuẩn so với yêu cầu quy định tại
quy chuẩn xây dựng Việt Nam về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng
có hiệu quả. Tuy nhiên, với sự phát triển của các công nghệ chiếu sáng hiện nay
cho thấy hệ thống chiếu sáng của tòa nhà vẫn còn tiềm năng tiết kiệm năng
lượng:
- Trong quá trình khảo sát, nhóm kiểm toán nhận thấy một số vị trí khu vực
hành lang, bãi đỗ xe, nhà kho chiếu sáng chưa hợp lý và có thể tiết giảm được.
- Đối với đèn huỳnh quang T8-0,6m công suất 18W; đèn huỳnh quang T8-
1,2m công suất 36 W, đèn Tube TL-D công suất 58W có thể thay thế bằng đèn
T5 tương đương với độ sáng mà không ảnh hưởng đến thiết kế, có khả năng tiêt
kiệm năng lượng từ 35 đến 40%.
- Đèn compact được sử dụng tại khu vực hành lang, nhà vệ sinh và sảnh.
Với xu hướng phát triển về các thiết bị chiếu sáng hiện tại, đèn compact có thể
thay thế bằng đèn LED.
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong hệ thống điều hòa không khí:
Đối với hệ thống điều hòa không khí, chỉ số năng lượng cho thấy hệ thống
điều hòa không khí của tòa nhà là tương đối hiệu quả. Điều này là do tòa nhà đã
sử dụng hệ thống điều hòa không khí VRV nên việc sử dụng năng lượng là hiệu
quả hơn rất nhiều so với các tòa nhà tương đương sử dụng hệ thống điều hòa
khác.
- Đối với hệ thống điều hòa không khí VRV: là hệ thống điều hòa không
khí thông minh, đã tích hợp biến tần để điều chỉnh công suất tiêu thụ theo nhu
cầu của phụ tải. Tuy nhiên, thời gian đóng/cắt của các máy nén vẫn chưa được
chính xác. Một số VRV để sát tường, không có độ thoáng mát làm giảm hiệu
suất của máy
- Đối với hệ thống AHU: Việc điều chỉnh vận hành vẫn là thủ công nên
chưa tận dụng hết những ưu điểm của biến tần. Hệ thống AHU đã được sử dụng
từ lâu nên hiệu suất còn thấp
- Lắp bộ đóng cửa tự động ở toàn bộ các cửa ra vào nhằm làm giảm tổn thất
lạnh ra không gian bên ngoài.

26
CHƯƠNG 5: NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG

Tòa nhà tháp Hà Nội hiện sử dụng hai dạng năng lượng đó là Điện năng và
Dầu DO. Trong đó, điện năng được sử dụng bởi hầu hết các thiết bị trong tòa
nhà (hệ thống điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng, thang máy, thang cuốn,
thông gió, thiết bị văn phòng,…), dầu DO được sử dụng để chạy máy phát điện
khi có sự cố mất điện. Mức tiêu thụ năng lượng điện năm 2012 có giảm hơn so
với năm 2011 nhưng chi phí năng lượng lại nhiều hơn do giá điện đã được tăng.
Tình hình sử dụng năng lượng và nước theo các năm như sau:

Năng lượng Đơn vị 2011 2012

kWh 5.955.038 5.749.300


Điện
1000 VNĐ 11.290.267 11.855.618
Lít 18.910
Dầu Do
1000 VNĐ 357.569
m3 65.492
Nước
1000 VNĐ 785.904
5.1. Hệ thống cung cấp và tiêu thụ điện
Tòa nhà tháp Hà Nội hiện đang mua điện của công ty điện lực Đống Đa.
Điện cấp cho công ty được cấp qua 4 máy biến áp, tổng công suất máy biến áp
6.400 kVA cung cấp cho 2 tòa tháp của Công ty. Các thiết bị sử dụng điện của
tòa nhà: Điều hòa không khí, chiếu sáng, bơm nước sinh hoạt, bơm cứu hỏa, cầu
thang máy, bình nóng lạnh, thông gió, thiết bị văn phòng.... Tại trạm biến áp trên
phía cao áp sơ cấp do điện lực quản lý, còn phía hạ áp thứ cấp do công ty.
Hệ thống cấp điện tại công ty được thể hiện trong bảng sau:

Thông số MBA Máy 1 Máy 2 Máy 3 Máy 4 Tổng

Công suất Máy


1.600 1.600 1.600 1.600 6.400
( KVA )

Cấp điện áp 22/0,4 22/0,4 22/0,4 22/0,4

Cos  0,9 0,9 0,9 0,9

Sơ đồ hệ thống cấp điện tại tòa nhà được thể hiện trong hình sau:

27
Sơ đồ cấp điện máy biến áp toàn tòa nhà

Trạm biến áp
Nguồn điện được đưa tới các tủ điện đặt trong tòa nhà, từ đó chia tới các tủ
nhỏ hơn hoặc đưa trực tiếp vào hệ thống máy. Điện áp 22 KV từ lưới được
chuyền thành điện áp 0,4KV phục vụ các các thiết bị tiêu thụ điện. Để đảm bảo
độ ổn định của lưới điện và đảm bảo đáp ứng được yêu cầu hệ số công suất,
Công ty đã bố trí tủ bù hệ số công suất tại trạm và hệ thống tụ bù tại tủ tổng của
phân xưởng. Hệ số cosφ của công ty luôn đạt trên 0,9

28
Thống kê tiêu thụ điện năng và chi phí tiền điện năm 2012 của công ty
được cho trong bảng sau:

Điện theo giờ Chi phí tiền điện ba giá Tổng tiền
Thán (kW.h) Tổng (103đồng/ kW.h)
điện
g Cao Thấp (kW.h) Thấp
B.thường B.thường Cao điểm (103đồng)
điểm điểm điểm
1 251.200 94.000 69.200 414.400 454.170 292.998 70.722 817.890
2 224.600 85.200 58.600 368.400 406.077 265.568 59.889 731.534
3 245.400 97.400 59.700 402.500 443.683 303.596 61.013 808.292
4 288.000 113.200 65.100 466.300 520.704 352.844 66.532 940.081
5 388.700 149.200 84.700 622.600 702.770 465.056 86.563 1.254.389
6 378.800 147.400 84.500 610.700 684.870 459.446 86.359 1.230.675
7 375.200 139.800 82.600 597.600 678.362 435.757 84.417 1.198.535
8 332.700 125.800 72.200 530.700 601.522 392.119 73.788 1.067.429
9 300.300 115.300 66.700 482.300 542.942 359.390 68.167 970.500
10 312.700 117.600 68.500 498.800 565.362 366.559 70.007 1.001.928
11 245.300 96.500 56.500 398.300 443.502 300.791 57.743 802.036
12 219.100
83.600 54.000 356.700 396.133 260.581 55.188 711.902
Cả 3.562.000 1.365.00 822.300 5.749.300 6.440.096 4.254.705 840.391 11.535.19
năm 0 2
Tỷ lệ 62 24 14 100 56 37 7 100
%
Thống kê tiêu thụ điện năng và chi phí tiền điện năm 2012 của công ty

Biểu đồ tiêu thụ và chi phí năng lượng điện năm 2012

700,000 1,400,000
600,000 1,200,000
500,000 1,000,000
1000 VNĐ

400,000 800,000
kWh

300,000 600,000
200,000 400,000
100,000 200,000
0 0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Điện năng tiêu thụ (kWh)
Chi phí (1000 VNĐ)

Biểu đồ tiêu thụ và chi phí năng lượng năm 2012 của công ty

29
Nhận xét:
Theo biểu đồ trên ta thấy rằng điện năng tiêu thụ hàng tháng của tòa nhà
thay đổi tùy thuộc vào thời gian sử dụng hệ thống điều hòa không khí và thời
gian hoạt động của tòa nhà. Việc sử dụng hệ thống điều hòa không khí bị ảnh
hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Theo biểu đồ trên ta thấy rằng điện năng tiêu thụ
hàng tháng của công ty có thay đổi theo các tháng. Tiêu thụ năng lượng phụ
thuộc vào các tháng mùa hè và sự thay đổi sản suất. Tổng điện năng tiêu thụ của
tòa nhà năm 2012 là 5.749.300 kWh (tương đương 887TOE). Chi phí năng
lượng điện 11.535.192.000VNĐ, đơn giá điện trung bình hiện tại là 2.006
VNĐ/kWh.

Tương quan giữa thời gian làm việc và điện năng tiêu thụ

800.000
y = 8327,6x + 355872
700.000
R2 = 0,2016
600.000
Điện năng tiêu thụ (kWh)

500.000
400.000
300.000
200.000
100.000
-
0 5 10 15 20 25 30 35
Thời gian

Biểu đồ quan hệ giữa điện năng tiêu thụ và thời gian hoạt động hàng tháng của
tòa nhà

Tương quan giữa điện năng tiêu thụ và nhiệt độ môi trường

800.000
700.000
600.000
Điện năng (kWh)

y = 18168x + 163680
500.000
R2 = 0,8592
400.000
300.000
200.000
100.000
-
0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 35,0
Nhiệt độ

Biểu đồ quan hệ giữa điện năng tiêu thụ và nhiệt độ môi trường

30
Phân tích hồi quy giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng
Theo biểu đồ trên ta thấy rằng điện năng tiêu thụ của Tòa nhà phụ thuộc
chủ yếu vào hai yếu tố là nhiệt độ môi trường và thời gian làm việc. Trong đó
nhiệt độ môi trường là yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng của
Tòa nhà.

Biểu đồ tỷ lệ tiêu thụ năng lượng theo hình thức 3 giá

Cao điểm
24%
Bình thường
62% Thấp điểm
14%

Biểu đồ tỷ lệ tiêu thụ năng lượng theo hình thức 3 giá năm 2012
Tòa nhà có nhiều hộ sử dụng năng lượng với mục đích khác nhau. Khu
vực văn phòng làm giờ hành chính từ 8 - 10 giờ/ngày. Khu nhà hàng thì sử dụng
khoảng 10 -12 giờ/ngày. Các căn hộ sử dụng nhiều vào thời gian tối và đêm,
ngoài ra một số thiết bị khác sử dụng 24/24 giờ như cầu thang máy, chiếu sáng
hành lang, cầu thang bộ…Tỷ lệ sử dụng điện vào giờ bình thường chiếm 62%,
giờ thấp điểm 14% và giờ cao điểm 24%.

31
Giá mua điện của Công ty được áp dụng theo hình thức ba giá tính theo
thời gian trong ngày: Bình thường, cao điểm và thấp điểm. Năm 2012 giá điện
vào các thời điểm được áp dụng biểu giá cho công ty như sau:

Giá điện
TT Hạng mục Giờ áp dụng
(đ/kW.h)
4h - 9h30
1 Giờ bình thường 1.080 11h30- 17h
20h – 22h
9h30 – 11h30
2 Giờ cao điểm 3.117
17h - 20h
3 Giờ thấp điểm 1.022 22h - 4h

Biểu giá mua điện hiện tại của công ty

Biểu đồ tỷ lệ chi phí năng lượng theo hình thức 3 giá

Cao điểm
Bình thường 37%
56%

Thấp điểm
7%

Biểu đồ tỷ lệ chi phí thụ năng lượng theo hình thức 3 giá năm 2012
Từ biểu đồ trên ta thấy chi phí năng lượng của công ty vào giờ cao điểm
chiếm 37 % tổng chi phí năng lượng điện, Giờ thấp điểm chỉ chiếm 7% và giò
cao điểm chiếm 56%. Giá năng lượng điện giờ cao điểm cao gấp 3 lần giá giờ
thấp điểm. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thay đổi chi phí năng
lượng đó là công tác quản lý năng lượng. Như vậy có thể nói việc quản lý các
thiết bị vào giờ cao điểm là hết sức cần thiết.

32
Biểu đồ tiêu thụ theo ngày

2000
1500
kW

1000
500
0
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23
Giờ

Để nhận biết các khu vực tiêu thụ năng lượng trọng điểm phục vụ công
tác đánh giá, nhóm kiểm toán năng lượng tiến hành tính toán phân bố sử dụng
điện năng của tòa nhà. Do tòa nhà là khu văn phòng cho thuê với thiết kế tách
biệt nên nhóm kiểm toán năng lượng đã khảo sát chi tiết và đã xác định phân bố
sử dụng năng lượng của tòa nhà như sau:

Tổng tòa nhà Khách hàng


Tháng
Sản lượng Chi phí Khách hàng Khách hàng
(kWh) (1000VNĐ) (Kwh) (1000 VND)
1 414.400 817.890.000 154.505 379.005.247
2 368.400 731.534.400 158.233 367.165.026
3 402.500 808.292.400 145.180 355.889.851
4 466.300 940.080.600 181.940 437.199.883
5 622.600 1.254.389.400 176.811 372.457.888
6 610.700 1.230.675.200 172.284 336.167.684
7 597.600 1.264.529.800 147.794 304.575.280
8 530.700 1.126.176.100 143.121 311.074.280
9 482.300 1.023.911.000 134.168 352.378.091
10 498.800 1.057.082.700 118.433 310.666.276
11 398.300 846.173.200 127.334 335.701.375
12 356.700 754.883.800 133.124 354.186.135
Tổng 5.749.300 11.855.618.600 1.792.927 4.216.467.015

33
Kết quả trên được tính toán dựa trên số liệu tiêu thu thực tế về công suất
tiêu thụ tại từng khách hàng và được theo rõi để tính chi phí năng lượng hàng
tháng

Biểu đồ phân bố tiêu thụ năng lượng của tòa nhà

Khách hàng
Tòa nhà 31%
69%

Biểu đồ phân bố sử dụng điện năng của tòa nhà


Biểu đồ phân bố sử dụng điện năng của các hệ thống thiết bị cho thấy thiết
bị sử dụng cho tòa nhà chiếm tỷ lệ tiêu thụ năng lượng cao (695) trong đó tập
chung chủ yếu là hệ thống điều hòa không khí và chiếu sáng. Đối với khách
hàng thì năng lượng tiêu thụ chủ yếu là thiết bị văn phòng, chiếu sáng văn
phòng. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho các hệ thống điều hòa không khí và
chiếu sáng là rất lớn do vậy ban lãnh đạo công ty cần áp dụng nhiều biện pháp
để tiết kiệm điện năng sử dụng của chúng.
5.2. Hệ thống cung cấp và tiêu thụ nhiên liệu
Nhiên liệu sử dụng tại tòa nhà là dầu DO phục vụ cho việc chạy máy phát
điện dự phòng khi mất điện.
Trong quá trình kiểm toán năng lượng, nhóm thực hiện chủ yếu tập trung
vào đánh giá, phân tích, đo kiểm các thiết bị tiêu thụ điện năng. Do đó, sẽ không
tập trung phân tích, đánh giá tình hình sử dụng năng lượng dầu DO của tòa nhà.

34
CHƯƠNG 6: RÀNG BUỘC VỀ TÀI CHÍNH – KỸ THUẬT
6.1. Về tài chính
Các giải pháp tiết kiệm năng lượng nêu trong ChươngVII sẽ được phân tích
theo các chỉ tiêu tài chính sau:
- Thời gian hoàn vốn giản đơn

Chi phí vốn đầu tư (ngàn đồng)


[năm]
Thời gian hoàn vốn =
Tiết kiệm chi phí hàng năm (ngàn đồng/năm)

- Giá trị hiện tại thuần (NPV): NPV là toàn bộ thu nhập và chi phí của
phương án trong suốt thời ký phân tích được qui đổi thành một giá trị tương
đương ở thời điểm hiện tại (ở đầu thời kỳ phân tích).

NPV =

Trong đó At: giá trị dòng tiền mặt ở cuối năm t At = Rt – Ct - It


Rt: doanh thu của dự án ở năm t
Ct: chi phí vận hành của dự án ở năm t
It: chi phí đầu tư ở năm t
N: thời gian thực hiện dự án (năm)
NPV 0 thì dự án đáng giá
- Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR): là lãi suất mà dự án tạo ra, phản ánh chi
phí sử dụng vốn tối đa mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được.

IRR = (r2– r1) + r1

r1, r2: tỉ lệ chiết khấu của dự án thứ nhất, thứ hai.


Đối với các dự án có mức đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn ngắn (dưới 1
năm ) thì ta chỉ cần phân tích thời gian hoàn vốn giản đơn. Các dự án đầu tư cao,
thời gian hoàn vốn dài thì cần tính toán phân tích các chỉ số NPV, IRR và các
chỉ tiêu kỹ thuật khác như độ nhạy dự án, phương thức khấu hao, chiếu khấu…
Một số dự án đầu tư cao nhưng mang lại hiệu quả kinh tế thì cũng có thể phân
tích các chỉ số NPV, IRR… để so sánh với các dự án khác
6.2. Các thông số về năng lượng
Chi phí và tình hình sử dụng năng lượng được thu thập từ các chứng từ,
hóa đơn và hệ thống đo đếm, theo rõi của công ty. Hệ số CO 2 là hệ số trung bình
của Việt Nam theo thông tư 109/KTTVBĐKH. Hệ số TOE theo công văn số
3505 ngày 19/4/2011 của Bộ công thương. Trong bảng dưới đây trình bày tóm
tắt đặc điểm của năng lượng sử dụng phục vụ cho sản xuất:

35
Phát thải Quy đổi
Loại nhiên liệu Nhiệt trị CO2
Đơn vị TOE
và tiêu chuẩn
MJ/đơn vị KWh Tấn TOE
Điện năng kWh 3.600 1 0,000413 0,0001543
Than cám Kg 28,22 0,002550 0,6-0,7
Dầu FO Kg 42,65 3,2 0,99
Dầu DO kg 43,33 2,86 1,02
Nhiên liệu Gas Tấn 47,31 2,97 1,09
Cách thức chuyển đổi năng lượng sử dụng sang đơn vị TOE:
- Năng lượng nhiên liệu: TOE = (LxM)/41,868
Trong đó: L – Nhiệt năng riêng (GJ/tấn)
M – Khối lượng (tấn)
Hệ số chuyển đổi: 41,868 (GJ/TOE)
- Điện năng: TOE = 11,628x103 kWh
6.3. Đánh giá các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Về cơ bản các giá trị sau đây được xác định để đánh giá các giải pháp tiết
kiệm năng lượng:
- Tiết kiệm năng lượng theo đơn vị nhiệt (kJ hoặc kWh);
- Tiết kiệm năng lượng theo đơn vị tự nhiên (t, lít, m3);
- Các thông số về giá và chi phí lấy giá từ 01/01/2013 làm cơ sở.
- Các chi phí được tính bằng tiền Việt Nam, các loại giá và các chi phí
được dựa trên cơ sở tỷ giá giữa Việt Nam Đồng và USD là 1 US$ = 21.000
VNĐ.
- Chi phí tiết kiệm năng lượng hàng năm (1.000 VNĐ/năm) được tính trên
đơn giá năng lượng được sử dụng tại doanh nghiệp năm 2012, nêu ở chương 5
của báo cáo này (gồm giá điện, nhiên liệu, nước).
- Chi phí thiết bị được tính trên chi phí được báo giá từ các công ty cung
cấp thiết bị, giá thiết bị được tính tại thời điểm làm kiểm toán năng lượng.
- Chi phí đầu tư thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng gồm: chi phí
thiết bị, chi phí nhân công lắp đạt, chi phí dự phòng…
- Lãi suất được dùng để tính NPV và IRR là 15%.
- Vòng đời cho các dự án được tính là 5 năm. Nếu tuổi thọ thiết bị TKNL
dưới 5 năm thì sẽ tính theo thời gian tuổi thọ thiết bị. Tuy nhiên, đối với các

36
thiết bị có tuổi thọ cao, sẽ tính vòng đời dự án tùy theo tuổi thọ thiết bị và có ghi
chú cho từng giải pháp.
6.4. Xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng của tòa nhà
Chiến lược sử dụng năng lượng của tòa nhà là hướng tới sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, thông qua việc đánh giá suất tiêu hao năng lượng
chung (theo sử dụng phòng; theo doanh thu). Tòa nhà cũng nên tiến hành xây
dựng hệ thống QLNL và tiến tới đánh giá ISO 50001.
- Để đảm bảo hiệu suất sử dụng năng lượng tiết kiệm tối đa mức tiêu hao
cần phải đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Nâng cấp, hoán cải thiết bị cũ công nghệ lạc hậu, điều khiển bằng điện từ
thành điều khiển bằng biến tần, …
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ tình trạng hoạt động của các biến tần để
sớm phát hiện sự cố và có những điều chỉnh kịp thời, tránh lãng phí năng lượng.
- Thực hiện quán triệt tới toàn thể cán bộ, nhân viên trong tòa nhà bằng các
văn bản, chế tài cụ thể.
- Đối với hệ thống chiếu sáng sử dụng đèn tiết kiệm, giao phòng bảo vệ duy
trì chế độ bật, tắt hệ thống đèn chiếu sáng toàn tòa nhà phù hợp với điều kiện
thời tiết từng mùa và theo yêu cầu tiết kiệm điện.
- Phổ biến đến các gian hàng về chính sách tiết kiệm năng lượng của tòa
nhà, khuyến khích các gian hàng thay thế hệ thống chiếu sáng hiện tại bằng sử
dụng đèn LED tiết kiệm điện.

37
CHƯƠNG 7: CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

7.1. Nhóm giải pháp về quản lý


7.1.1. Đánh giá thực trạng quản lý năng lượng
Để giúp ban lãnh đạo công ty trong việc xây dựng hệ thống quản lý năng
lượng bền vững, ta cần đánh giá được hiện trạng quản lý năng lượng của công
ty. Mục tiêu chính của đánh giá hiện trạng quản lý năng lượng là để thấy rõ hiện
trạng quản lý năng lượng của công ty và xác định các lĩnh vực cần củng cố thêm
để đảm bảo việc triển khai hệ thống quản lý năng lượng bền vững. Để thực hiện
việc đánh giá này, ta sử dụng ma trận quản lý năng lượng. Ma trận này xem xét
đầy đủ các yếu tố liên quan đến việc quản lý năng lượng và các yếu tố cần thiết
để xây dựng một hệ thống quản lý năng lượng bền vững. Dưới đây là các tiêu
chí đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của công ty:
Bảng câu hỏi và kết quả điều tra đánh giá hiện trạng quản lý năng lượng tại
công ty:

Điểm
TT Câu hỏi Trả lời
(0-4)
1 Chính sách năng lượng 1
1.1 Có chính sách năng lượng hay không? Chưa có 0
1.2 Có cam kết của lãnh đạo thực hiện TKNL chưa? Chưa có 0
Có kế hoạch thực hiện tiết kiệm năng lượng hàng
1.3 Chưa có 0
năm và năm năm chưa?
Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết
1.4 Có 1
kiệm và hiệu quả không?
2 Cơ cấu tổ chức 1
2.1 Có ban quản lý năng lượng hay không? Chưa có 0
2.2 Có cán bộ quản lý năng lượng hay không? Chưa có 0
Công tác QLNL có được đưa vào tất cả các cấp
2.3 Không 0
quản lý của công ty hay không?
Các đề xuất TKNL có được đề xuất và thực hiện từ
2.4 có 1
cán bộ QLNL hoặc ban QLNL không?
3 Động viên thúc đẩy 2
Có chính sách thưởng phạt trong việc sử dụng năng
3.1 Không 0
lượng?

38
Có liên lạc chính thức giữa cán bộ quản lý năng
3.2 Có 1
lượng với người sử dụng không?
3.3 Có xây dựng định mức tiêu hao năng lượng không? Không 0
Kênh thông tin chính thức về hoạt động tiết kiệm
3.4 Có 1
năng lượng có được sử dụng thường xuyên không?
4 Hệ thống theo dõi, giám sát và báo cáo 2
Có hệ thống đo lường, ghi chép về mức độ tiêu thụ
4.1 Không 0
năng lượng trong Công ty không?
Tại các khu vực có lắp các đồng hồ đo điếm điện
4.2 Có 1
không?
Dữ liệu tiêu thụ năng lượng có theo rõi, phân tích,
4.3 Không 0
đánh giá không?
Có thiết lập mục tiêu về tiết kiệm năng lượng cho
4.4 Có 1
công ty không
5 Đào tạo, tuyên truyền 2
Có thường cử cán bộ, nhân viên tham gia hội thảo,
5.1 Có 1
tập huấn TKNL không?
Có các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức
5.2 Ít 0
tiết kiệm năng lượng cho nhân viên?
Có biển nhắc nhở, khẩu hiệu, Baner, hình ảnh..
5.3 Có 1
tuyên truyền TKNL trong công ty không?
Có những hoạt động nhỏ hay phát động phong
5.4 Không 0
chào thực hiện TKNL cho công ty không?
6 Chính sách đầu tư 3
Hàng năm có xây dựng kế hoạch đâu tư cho giải
6.1 Có 1
pháp tiết kiệm năng lượng không?
Công ty có đầu tư cho các giải pháp ngắn hạn có
6.2 chi phí thấp, thời gian hoàn vốn dưới 1 năm Có 1
không?
Công ty có đầu tư cho các giải pháp trung hạn có
6.3 chi phí cao, thời gian hoàn vốn từ 1 đến 3 năm Có 1
không?
Công ty có đầu tư cho các giải pháp dài hạn có chi
6.4 Không 0
phí lớn, thời gian hoàn vốn trên 3 năm không

39
Dưới đây là các tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của công ty:

TT Các tiêu chí của hệ thống quản lý năng lượng Đánh giá

1 Chính sách năng lượng 1


2 Tổ chức 1
3 Động viên thúc đẩy 2
4 Hệ thống theo dõi, giám sát và báo cáo 2
5 Đào tạo, tuyên truyền 2
6 Chính sách đầu tư 3
Trong đó:
4: Xuất sắc.
3: Rất tốt.
2: Tốt.
1: Cần thiết phải làm tốt hơn nữa

Đánh giá thực trạng quản lý năng lượng


4
Mức độ đánh giá

0
Chính sách Tổ chức Động viên Hệ thống Đào tạo, Chính sách
năng lượng thúc đẩy theo dõi, tuyên truyền đầu tư
giám sát
Tiêu chí đánh giá

Đồ thị đánh giá thực trạng quản lý năng lượng


Qua bảng đánh giá hiện trạng quản lý năng lượng công ty ta thấy Ban lãnh
đạo đã quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng thể hiện qua việc phối hợp
thực hiện kiểm toán năng lượng để tìm các cơ hội tiết kiệm năng lượng cho công
ty. Đã lắp đặt hệ thống điều hòa không khí VRV tích hợp biến tần để tiết kiệm
năng lượng và thiết bị theo dõi, quản lý hoạt động của hệ thống điều hòa và
nhiệt độ từng khu vực. Việc thực hiện quản lý năng lượng tại công ty gặp nhiều
khó khăn do một số nguyên nhân sau:

40
- Chính sách năng lượng còn chưa rõ ràng
- Bộ máy quản lý năng lượng của tòa nhà chưa được hoàn thiện. Do đó việc
triển khai quản lý năng lượng gặp nhiều khó khăn.
- Bộ phận phụ trách, theo dõi, quản lý tiêu thụ năng lượng vẫn còn kiêm
nhiệm nhiều công việc, nhiệm vụ khác nhau nên hiệu quả thực sự vẫn chưa cao
do vẫn chưa tập trung để nghiên cứu và đề xuất những giải pháp tiết kiệm năng
lượng cho đơn vị.
- Việc xây dựng các kế hoạch sử dụng năng lượng hàng năm chưa được
thực hiện và đánh giá đầy đủ
- Chưa có hệ thống theo dõi năng lượng đồng bộ
- Chưa có chính sách thưởng phạt trong công ty
- Nhận thức của các cán bộ công nhân viên về vấn đề sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả còn nhiều hạn chế.
- Nhận thức của các cán bộ nhân viên tại các đơn vị thuê văn phòng và gian
hàng về vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn nhiều hạn chế.

41
7.1.2. Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001
7.1.2.1. Các bước xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO nhằm giúp cho công ty
thiết lập các hệ thống và quá trình cần thiết để cải tiến hiệu suất năng lượng, bao
gồm việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu quả năng lượng. Sự thực hiện đầy đủ tiêu
chuẩn này mong muốn hướng tới sự giảm phát thải khí nhà kính, chi phí năng
lượng, và các tác động môi trường có liên quan khác, thông qua việc quản lý
năng lượng có hệ thống.
TT Trình tự công việc Các bước thực hiện
- Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về năng lượng
- Bổ nhiệm cán bộ Quản lý năng lượng
I Xác lập sự cam kết - Thành lập ban Quản lý năng lượng
triển khai QLNL - Xây dựng chính sách năng lượng
- Đào tạo, tập huấn TKNL đến nhân viên
- Phân tích tổng mức tiêu thụ năng lượng
Đánh giá HT và xác - Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ NL
II định mục tiêu TKNL - Khảo sát sử dụng năng lượng và xác định
các hộ tiêu thụ năng lượng chính
- Xác định các cơ hội tiết kiệm năng
lượng
Xây dựng kế hoạch - Xác lập mục tiêu, mục đích triển khai
triển khai QLNL Quản lý năng lượng
III
- Xây dựng kế hoạch Quản lý năng lượng
- Phân bổ nguồn lực thực hiện kế hoạch
Thực hiện kế hoạch - Nâng cao nhận thức và thực hiện HQNL
quản lý năng lượng
- Đào tạo nhân sự chủ chốt thực hiện HQNL
IV
- Đầu tư thiết bị và vận hành HQ SDNL
- Thiết lập hệ thống theo dõi TKNL

Kiểm tra, đánh giá - Xây dựng định mức tiêu hao NL cho DN
hoạt động QLNL - Thành lập hệ thống đo lường, giám sát
V
- Đánh giá hoạt động triển khai QLNL
- Xem xét và cải tiến hàng năm
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình và quy mô của các
tổ chức, không phụ thuộc vào các điều kiện về vị trí địa lý, văn hóa và xã hội.

42
Sự thực hiện thành công phụ thuộc vào cam kết của tất cả các cấp và chức năng
trong tổ chức và đặc biệt từ lãnh đạo cao nhất.
7.1.2.2. Sơ đồ mô hình quản lý năng lượng theo ISO

Sơ đồ mô hình quản lý năng lượng theo ISO 50001


Mô hình quản lý năng lượng theo ISO 50001 này dựa trên chu trình liên tục
cải tiến: Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động khắc phục và kết hợp
quản lý năng lượng vào trong các thực hành hàng ngày của tổ chức. Cách tiếp
cận này có thể mô tả tóm tắt như sau:
Lập kế hoạch: tiến hành xem xét và thiết lập đường cơ sở năng lượng, các
chỉ số hiệu suất năng lượng (EnPIs), các mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và các kế
hoạch hành động cần thiết để chuyển giao các kết quả phù hợp với các cơ hội cải
tiến hiệu suất năng lượng và chính sách năng lượng của tổ chức.
Thực hiện: thực hiện các kế hoạch hành động quản lý năng lượng
Kiểm tra: giám sát và đo lường các quá trình và các đặc tính chủ yếu của
các hoạt động xác định hiệu suất năng lượng đối chiếu với các mục tiêu và chính
sách năng lượng và báo cáo các kết quả.
Hành động: thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu suất năng
lượng và EnMS

43
Việc áp dụng mô hình quản lý năng lượng này góp phần cho việc sử dụng
hiệu quả hơn các nguồn năng lượng có sẵn, tăng tính cạnh tranh, giảm phát thải
khí nhà kính và các tác động môi trường liên quan.
7.1.2.3. Các yêu cầu của hệ thống quản lý năng lượng
Giám đốc điều hành cần phải nhận thức được giá trị của quản lý năng
lượng hiệu quả. Như tất cả chi phí hoạt động, năng lượng cần phải được kiểm
soát và đòi hỏi người quản lý cấp cao chịu trách nhiệm. Cam kết và hỗ trợ của
lãnh đạo cao nhất là yếu tố quyết định cho sự thành công của hoạt động quản lý
năng lượng. Sự hỗ trợ từ cấp cao nhất cho thấy rằng quản lý năng lượng là một
hoạt động quan trọng và đáng làm.
Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về năng lượng (EnMR)
Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định đại diện lãnh đạo có năng lực và kỹ năng
phù hợp, ngoài các trách nhiệm khác, có trách nhiệm và quyền hạn để:
- Đảm bảo hệ thống quản lý năng lượng được thiết lập, thực hiện, duy trì và
liên tục cải tiến đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn Quốc tế này;
- Nhận biết các cá nhân, được uỷ quyền bởi cấp quản lý thích hợp để làm
việc với đại diện lãnh đạo trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lý năng lượng;
- Báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về hiệu suất năng lượng;
- Báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về sự thực hiện của EnMS;
- Đảm bảo việc hoạch định các hoạt động quản lý năng lượng được thiết kế
để hỗ trợ chính sách năng lượng của tổ chức;
- Xác định và thông tin các trách nhiệm và quyền hạn để tạo thuận lợi cho
hiệu lực quản lý năng lượng;
- Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo rằng cả hai
việc điều hành và kiểm soát hệ thống quản lý năng lượng có hiệu lực;
- Nâng cao nhận thức về chính sách và mục tiêu năng lượng tại tất cả các
cấp của tổ chức.
Bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng
Cán bộ quản lý năng lượng là người được ban lãnh đạo công ty giao toàn
quyền để hoạch định, dẫn dắt, quản lý, điều phối, giám sát và đánh giá toàn bộ
quá trình thực hiện công tác quản lý năng lượng bền vững trong một công ty.
Quản lý năng lượng bền vững thường có quan hệ hữu cơ với nhiều phòng - ban
trong công ty, cán bộ quản lý năng lượng có nhiệm vụ thông báo cho trưởng ban
quản lý năng lượng, đại diện về lãnh đạo năng lượng công ty. Do vậy, cán bộ
quản lý năng lượng sẽ là người có vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy
hoạt động quản lý năng lượng một cách thành công và bền vững trong công ty.
a) Tiêu chuẩn của cán bộ quản lý năng lượng:
- Phải có bằng đại học chuyên ngành năng lượng hoặc ngành kỹ thuật liên
quan;

44
- Đã tham dự khoá đào tạo và được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn cán bộ
quản lý năng lượng theo quy định của Bộ Công Thương.
b) Nhiệm vụ của cán bộ quản lý năng lượng:
- Xây dựng và trình Giám đốc kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả. Trên cơ sở kế hoạch 5 năm đã được phê duyệt, xây dựng và
trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
hàng năm của đơn vị;
- Tổ chức mạng lưới quản lý hoạt động sử dụng năng lượng trong cơ sở sản
xuất công nghiệp;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả theo mục tiêu và kế hoạch hàng năm đã được Giám đốc phê duyệt;
- Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn
trong quá trình thực hiện;
- Lập sổ sách ghi chép, theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thiết bị và
toàn bộ dây chuyền sản xuất, tình hình lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử
dụng năng lượng của cơ sở;
- Giúp Giám đốc tổ chức việc thông tin, tuyên truyền, xem xét thưởng, phạt
trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại đơn vị;
- Tổ chức kiểm toán năng lượng theo quy định tại Khoản 4, Điều 12 luật
này;
- Phân tích kết quả kiểm toán năng lượng, trình Giám đốc phê duyệt các
giải pháp triển khai phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại đơn
vị;
- Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
(Trích điều 12 luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả)
Xây dựng chính sách năng lượng
Công ty cần ban hành chính sách năng lượng: Chính sách năng lượng phải
tuyên bố cam kết của công ty trong việc đạt được cải tiến hiệu suất năng lượng.
Lãnh đạo cao nhất phải xác định chính sách năng lượng và đảm bảo rằng nó:
- Thích hợp với bản chất và mức độ của sự tiêu thụ và sử dụng năng lượng
của tổ chức;
- Bao gồm cam kết liên tục cải tiến hiệu suất năng lượng;
- Bao gồm cam kết đảm bảo tính sẵn có của các thông tin và nguồn lực cần
thiết để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu;

45
- Bao gồm cam kết phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
được áp dụng có liên quan tới việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu quả năng lượng của
tổ chức;
- Cấp khuôn khổ cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu và chỉ tiêu
năng lượng;
- Hỗ trợ mua các sản phẩm và dịch vụ năng lượng có hiệu quả và thiết kế
cho việc cải tiến hiệu suất năng lượng;
- Được lập thành văn bản và thông tin tại tất cả các cấp trong tổ chức; và
- Được định kỳ xem xét và cập nhật khi cần thiết.
(Tham khảo phụ lục biểu mẫu Chính sách năng lượng)
Xây dựng kế hoạch hành động quản lý năng lượng
Công ty xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả theo thông tư 09/2012/TT-BCT ngày 20/4/2012. Là các kế
hoạch hành động bổ sung tập trung vào việc đạt được các cải tiến cụ thể trong
hiệu suất năng lượng, tổ chức có thể có các kế hoạch hành động tập trung vào
việc đạt được những sự cải tiến trong quản lý năng lượng tổng thể hoặc cải tiến
trong các quá trình của bản thân EnMS. Các kế hoạch hành động cho các loại
hình cải tiến này cũng phải được công bố cách thức làm thế nào để tổ chức sẽ
thẩm tra các kết quả đã đạt được bằng kế hoạch hành động. Ví dụ, một tổ chức
có thể có một kế hoạch hành động được thiết kế cho việc đạt được sự nâng cao
nhận thức của nhân viên và nhà thầu trong cách thức quản lý năng lượng. Mức
độ mà kế hoạch hành động đạt được sự nâng cao nhận thức và các kết quả khác
phải được thẩm tra bằng cách sử dụng phương pháp đã được tổ chức xác định và
được chứng minh bằng văn bản trong kế hoạch hành động.
Nâng cao vai trò ban quản lý năng lượng
Công ty cần thành lập ban quản lý năng lượng; ban năng lượng là một
trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một hệ thống
quản lý năng lượng. Để bắt đầu việc thực hiện quản lý năng lượng, công ty đã
cử được một cán bộ quản lý năng lượng có năng lực, có trách nhiệm thiết lập
một ban quản lý năng lượng như là một tổ công tác nhằm thực hiện kế hoạch
hành động về công tác quản lý năng lượng tại công ty. Yếu tố quan trọng nhất là
sự tham gia của các nhà quản lý của công ty. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm
với toàn bộ các hoạt động tiết kiệm năng lượng tại công ty, thực hiện và phát
triển các kế hoạch và chương trình tiết kiệm năng lượng được đề xuất bởi các
đơn vị tư vấn khi cần được tư vấn. Tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc về tình
hình sử dụng năng lượng, đề ra các quy định, quy chế, chế tài cho việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Thường xuyên theo dõi, giám sát, tìm các cơ hội
tiết kiệm năng lượng trong công ty đề xuất ban giám đốc cho thực hiện triển
khai khi có thể. Cán bộ quản lý năng lượng theo dõi các vấn đề liên quan đến sử
dụng thiết bị cũng như việc vận hành, bảo trì các thiết bị tiêu thụ năng lượng.
Căn cứ vào đặc thù của công ty, ban năng lượng có cấu trúc sau:

46
Sơ đồ tổ chức ban quản lý năng lượng tòa nhà
a) Chức năng của Ban Quản lý năng lượng
- Ban Quản lý năng lượng có chức năng quản lý, tổ chức các hoạt động
trong kinh doanh nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong Công ty.
Đảm bảo sự thống nhất với các quy trình làm việc trong Công ty.
b) Nhiệm vụ của Ban Quản lý năng lượng
- Xây dựng và điều chỉnh chính sách, mục tiêu năng lượng của Công ty.
Kiểm tra và giám sát việc thực hiện hệ thống quản lý năng lượng.
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiết kiệm năng lượng hàng quý, hàng
năm
- Xây dựng và phê duyệt định mức, chỉ số năng lượng cho Công ty và các
trung tâm tiêu thụ năng lượng và cho toàn bộ đơn vị.
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các hoạt động sử
dụng tiết kiệm năng lượng cho tất cả các nhân viên nhằm kêu gọi và tập hợp
toàn thể nhân viên của Công ty tham gia vào các hoạt động tiết kiệm năng
lượng.
- Tổ chức mạng lưới quản lý hoạt động sử dụng năng lượng, áp dụng mô
hình quản lý năng lượng;
- Thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục
tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt;
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả;

47
- Xem xét và phê duyệt phương án đầu tư, liên kết, hiện đại hóa trang thiết
bị, đổi mới công nghệ do các ủy viên đề xuất hoặc do tổ chức kiểm toán năng
lượng đề xuất.
- Tổ chức đánh giá thường kỳ (quý, năm) và theo yêu cầu các kết quả thực
hiện của hệ thống quản lý năng lượng.
- Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật hàng năm đối với các tổ chức, cá
nhân trong việc thực hiện tiết kiệm năng lượng
- Theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thiết bị và toàn bộ dây chuyền
sản xuất; sự biến động của nhu cầu tiêu thụ năng lượng liên quan đến việc lắp
đặt mới cải tạo sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng; thực hiện chế độ báo cháy
định kỳ theo quy định;
c) Trách nhiệm của các thành viên
- Trưởng ban - Kỹ sư trưởng tòa nhà: Trực tiếp phụ trách lĩnh vực đầu tư
mở rộng sản xuất trong đó trực tiếp quyết định chính là đầu tư thiết bị tiết kiệm
năng lượng, quản lý điều hành phương án tiết kiệm năng lượng. Tham mưu,
giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật.
- Phó trưởng ban - trợ lý kỹ sư trưởng: Tham mưu, giúp việc cho Kỹ sư
trưởng trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý thiết bị tiết kiệm năng lượng và
lập kế hoạch tiết kiệm năng lượng hàng năm của tòa nhà.
- Cán bộ phụ trách năng lượng: Người quản lý năng lượng có trách nhiệm
giúp người đứng đầu cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện các nhiệm
vụ sau:
+ Xây dựng kế hoạch hằng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả;
+ Tổ chức mạng lưới quản lý hoạt động sử dụng năng lượng, áp dụng mô
hình quản lý năng lượng;
+ Thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục
tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt;
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả;
+ Theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thiết bị và toàn bộ dây chuyền
sản xuất; sự biến động của nhu cầu tiêu thụ năng lượng liên quan đến việc lắp
đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng; thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ theo quy định;
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn trong hoạt động sử
dụng năng lượng.
- Ủy viên: phối hợp với cán bộ quản lý năng lượng để tư vấn về tài chính
và kỹ thuật để thực hiện các giải pháp TKNL

48
- Bộ phận thực hiện: Nhiệm vụ của tổ điện thì phải quản lý ghi chép theo
dõi về tiêu thụ điện. Bảo dưỡng các thiết bị theo định kỳ hàng tháng năm mà cấp
trên giao xuống; tổ bảo toàn thì có nhiệm vụ trung tiểu tu thiết bị theo định kỳ kế
hoạch bảo dưỡng mà cấp trên quy định. Nhân viên kỹ thuật thì lại chia ra thành
các tổ với những công việc khác nhau.
Vai trò và trách nhiệm cán bộ quản lý năng lượng
Cán bộ quản lý năng lượng sẽ quản lý toàn bộ hoạt động quản lý năng
lượng và triển khai kế hoạch hành động quản lý năng lượng. Trách nhiệm quan
trọng nhất là lập kế hoạch, định hướng, quản lý, hợp tác giám sát và đánh giá
mức độ triển khai kế hoạch. Đây có thể là nhiệm vụ bán thời gian nhưng vẫn cần
người có kỹ năng và kiến thức phù hợp. Cán bộ quản lý năng lượng phải được
đồng nghiệp, lãnh đạo tôn trọng tin tưởng và hiểu vấn đề; có mong muốn học
hỏi, đào tạo bổ sung một số kỹ năng còn thiếu. Trách nhiệm của người quản lý
năng lượng:
- Đạt được cam kết ở tất cả các cấp trong đơn vị.
- Sắp xếp phối hợp thực hiện kế hoạch tiết kiệm năng lượng.
- Tổ chức việc khảo sát, kiểm toán và đánh giá hệ thống năng lượng, phối
hợp các hoạt động tiết kiệm năng lượng khác.
- Chuẩn bị các công cụ và thủ tục giám sát cho hệ thống báo cáo quản lý
năng lượng hiệu quả.
- Xem xét và cải thiện hệ thống quản lý năng lượng và báo cáo cho quản lý
cấp cao về tình hình hoạt động năng lượng.
- Đóng vai trò “Thư ký” cho ban Quản lý năng lượng.
7.1.3. Theo dõi, đánh giá các khu vực tiêu thụ năng lượng chính
Một hệ thống thông tin quản lý năng lượng là công cụ cần thiết trong việc
gia tăng công tác quản lý năng lượng, giảm các chi phí và tăng lợi nhuận. Lợi
ích đầu tiên là xác định các mô hình tiêu thụ không thường xuyên và các khởi
đầu các hành động khắc phục.
7.1.3.1. Hành động cần thực hiện
- Ghi chép: Đo và ghi lại mức tiêu thụ năng lượng và các yếu tố ảnh hưởng;
- Chuẩn hóa: Chuẩn hóa dữ liệu năng lượng có tính tới các yếu tố ảnh
hưởng ( thời gian hoạt động, công suất v.v…);
- Phân tích: Xác định xu hướng tiêu thụ và so sánh với dữ liệu trong quá
khứ hoặc các tiêu chuẩn liên quan.
- Mục tiêu: Thiết lập mục tiêu giảm năng lượng tiêu thụ;
- Giám sát: Kiểm tra các mô hình tiêu thụ không thường xuyên và so sánh
mức tiêu thụ với các chỉ tiêu đặt ra;
- Báo cáo: Báo cáo kết quả tới những người ra quyết định;

49
- Quản lý: Thực hiện các biện pháp khắc phục để quản lý mức tiêu thụ;
- Các hệ thống máy tính và phần cứng như máy ghi dữ liệu, cảm biến v.v…
có thể được sử dụng để đo lường và giám sát.
7.1.3.2. Các bước tiến hành giám sát thực hiện giám sát Trung tâm
thống kê Năng lượng (EAC)
Thu thập dữ liệu: Dữ liệu liên quan tới tiêu thụ điện, nhiên liệu, nước và
cả tiêu thụ hóa chất cũng được thu thập cùng với chi phí của chúng. Dữ liệu này
có thể thu được từ các thiết bị đo, hóa đơn và kế hoạch sản xuất, v.v…
Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thô có thể được chuyển đổi và diễn giải bằng
các định dạng tương đương cho dễ hiểu và dễ dàng thực hiện. Ở mức độ doanh
nghiệp, phân tích dữ liệu chỉ ra các chỉ số sử dụng năng lượng hiệu quả trong
thực tế (EEI) sau khi hệ thống quản lý năng lượng hoạt động. Ở mức EAC, nên
bao gồm các phân tích thực tế của:
- Sự tiêu thụ năng lượng của mỗi trung tâm thống kê năng lượng;
- Thông tin của các thông số kiểm soát
- Động cơ sử dụng hiệu quả;
- Sự hoạt động của hệ thống
- Kết quả thực hiện của mỗi đo lường tiết kiệm năng lượng
Phân tích dữ liệu có thể được thực hiện với sự giúp đỡ của các công cụ như
biểu đồ CUSUM.
Thực hiện: Kết quả từ việc phân tích dữ liệu phải được báo cáo tới những
người có liên quan để thực hiện hành động. Hành động có thể được thực hiện
khác nhau dựa trên năng lực của người đó. Nên chuẩn bị các kế hoạch khắc
phục bao gồm:
- Chi tiết vê người trách nhiệm;
- Ngày bắt đầu, kết thúc;
- Mục tiêu đạt được;
- Theo dõi quy trình
7.1.3.3. Lắp đặt các đồng hồ theo dõi năng lượng
Người quản lý năng lượng có thể xác định các định mức tiêu thụ năng lượng
hàng tháng của mình nhờ vào việc lắp đặt các đồng hồ đo đếm phụ. Từ các định
mức tiêu thụ năng lượng của từng tháng người quản lý năng lượng sẽ tính toán và
lập báo cáo tức là lập được một biểu đồ rồi so sánh các định mức hàng tháng này
để chọn ra định mức tiêu thụ thấp nhất làm mục tiêu cho tháng tiếp theo của công
ty.
Năng lượng tiết kiệm có thể được tính thông qua công thức đơn giản sau:
NL tiết kiệm = Kế hoạch NL sử dụng trong năm – NL sử dụng ± Điều chỉnh

50
Hệ thống tiêu thụ năng lượng của tòa nhà được chia ra thành nhiều khu
vực. Tuy nhiên, việc quản lý tình hình tiêu thụ năng lượng tại các khu vực vẫn
chưa được thực hiện chặt chẽ.Mặt khác, các thiết bị đo đếm kiểm tra tình trạng
hoạt động của các thiết bị trong tòa nhà vẫn còn thiếu nên chưa thể thường
xuyên đánh giá mức độ hoạt động của các thiết bị để có những điều chỉnh, cái
tiến thích hợp khi có sự cố.
Việc lắp đặt các đồng hồ đo phụ tải tại các điểm sử dụng năng lượng lớn có
ý nghĩa quan trọng. Điều này là bước đầu tiên giúp người quản lý trong việc
giám sát năng lượng, trong việc tính toán tiêu thụ năng lượng hàng tháng của
các thiết bị và sớm phát hiện sự cố khi vận hành. Bên cạnh lắp đặt các công tơ
phụ, tòa nhà cũng nên bổ sung một số thiết bị đo đếm như: thiết bị phân tích
chất lượng điện năng, thiết bị kiểm tra nồng độ CO 2, thiết bị kiểm tra độ rọi,
thiết bị đo lưu lượng chất lỏng,…

Một số thiết bị đo đếm điển hình

Một số thiết bị đo đếm điển hình


Trung tâm Đại lượng đo Số lượng
Khu vực
năng lượng đồng hồ
EAC 1 Tổng trạm Điện 2
EAC 2 Chiếu sáng Điện 6
EAC 3 Điều hòa không khí Điện 10

51
EAC 4 Trung tâm thương mại Điện 2
EAC 5 Công cộng Điện 4
EAC 6 Phòng khách Điện 6
EAC 7 Phòng họp, Hội trường Điện 3
EAC 8 Các văn phòng cho thuê Điện
7.1.3.4. Thu thập và theo dõi năng lượng
Công ty xây dựng các biểu mẫu theo dõi tình hình sử dụng năng lượng của
Công ty, lập cơ sở dữ liệu để đánh giá năng lượng từng tháng. Tính toán xuất tiêu
hao năng lượng trên đơn vị loại sản phẩm. Vẽ biểu đồ xuất tiêu hao năng lượng
của loại sản phẩm đó. Thường xuyên đo đếm các thiêt bị tiêu thụ năng lượng
chính. Thu thập thông tin tiêu thụ năng lượng hàng ngày và cùng một thời điểm.
Quản lý dữ liệu năng lượng
- Các dữ liệu về năng lượng, sản lượng, nguyên liệu, nhật ký vận hành thiết
bị cần được thu thập và theo dõi liên tục bằng phần mềm Excel hoặc các phần
mềm chuyên dụng khác
- Dữ liệu cần thu thập hàng ngày và cần phải đánh giá để phát hiện kịp thời
các vị trí tổn thất năng lượng, đồng thời đề xuất các giải pháp khác phục ngay
- Việc theo dõi, báo cáo đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng của các
thiết bị, khu vực cần có cán bộ quản lý năng lượng chuyên trách.
Xử lý dữ liệu năng lượng
- Xây dựng bảng tổng hợp năng lượng để đánh giá tình hình sử dụng năng
lượng
- Xây dựng các biểu đồ so sánh chi phí năng lượng so với chi phí sản xuất
- Xây dựng các biểu đồ thể hiện suất tiêu hao năng lượng cho một số vị trí
tiêu thụ năng lượng trọng điểm.
Ví dụ một số biểu mẫu thu thập dữ liệu tiêu thụ năng lượng:

EAC 1 EAC 2 EAC ...

Ngày Năng Số Xuất Năng Số Xuất Năng Số Xuất


lượng người tiêu lượng người tiêu lượng người tiêu
(kW) hao (kW) hao T than hao
1
2
3

52
...
30
31
Mẫu theo dõi tình hình sử dụng năng lượng tại công ty

THEO DÕI CHỈ SỐ ĐỒNG HỒ ĐIỆN. THÁNG… NĂM…


Mã hiệu đồng hồ: …………………………………………...
Vị trí lắp đặt …………………………………………...
Mục đích sử dụng …………………………………………...
Thời gian ghi chỉ số hàng ngày …………………………………………...
Hệ số đồng hồ …………………………………………...
Ngày Chỉ số đồng hồ Nghi chú Người theo dõi
1
2
3

30
31
Tổng
Biểu mẫu theo dõi chỉ số công tơ điện từng khu vực

Tổng Tổng
Cao điểm Thấp điểm Bình thường
STT tiêu thụ chi phí
kWh VNĐ kWh VNĐ kWh VNĐ kWh VNĐ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

53
11
12
Tổng
Biểu mẫu theo tiêu thụ và chi phí năng lượng điện hàng tháng
Dầu Gas
Tháng Sản lượng Chi phí Sản lượng Chi phí
(lít) 1000VNĐ (kg) 1000VNĐ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
Biểu mẫu theo dõi tiêu thụ nhiên liệu hàng tháng
Tiêu Tiêu Tiêu Chi phí Suất tiêu Cường độ
Quy
thụ thụ thụ năng Số hao NL tiêu thụ
Tháng đổi
điện GAS Dầu lượng người (TOE NL
TOE
(kWh) (tấn) (lit) (nghìn) /ng) (Nghìn/ng)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
Mẫu về số liệu chi phí, sản lượng và cường độ chi phí, tiêu thụ năng lượng

54
Ban Quản lý năng lượng đã xây dựng mẫu theo dõi tình hình sử dụng năng
lượng của Công ty, lập cơ sở dữ liệu để đánh giá năng lượng từng tháng. Thường
xuyên đo đếm các thiêt bị tiêu thụ năng lượng chính. Tính toán xuất tiêu hao năng
lượng. Vẽ biểu đồ xuất tiêu hao năng lượng hàng tháng

55
7.1.4. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Để đảm bảo hiệu suất sử dụng năng lượng tiết kiệm tối đa mức tiêu hao cần
phải liên tục quản lý việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công ty.
Các biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cụ thể cần được
thực hiện tại công ty:
- Tiết giảm một số bóng không cần thiết, một số bóng chiếu sáng không hiệu
quả.
- Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, chỉ bật đèn chiếu sáng khi
thực sự cần thiết và chỉ bật ở những khu vực có người làm việc ; Vào mùa hè sẽ
tắt điện chiếu sáng từ 6h30 đến 18h ; Vào mùa đông sẽ tắt điện chiếu sáng từ
9h00 đến 16h30 ;
- Lắp công tắc cho các bóng đèn văn phòng để tắt lại
- Quy định bật điều hòa khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 300C và đặt ở chế
độ từ 250C trơ lên ;
- Các máy tính yêu cầu để màn hình ở chế độ tự tắt sau 10 phút không sử
dụng ;
- Tắt toàn bộ thiết bị thiết bị điện khi không có người làm việc và hết giờ làm
việc
- Sử dụng thiết bị điện có tính tiết kiệm điện, hết giờ làm việc tắt hết các phụ
tải.
- Đối với hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng đèn tiết kiệm, giao phòng
bảo vệ duy trì chế độ bật, tắt hệ thống đèn chiếu sáng toàn công ty phù hợp với
điều kiện thời tiết từng mùa và theo yêu cầu tiết kiệm điện.
- Cải tạo một số vị trí VRV sát tường
- Lắp Senso cho một số cửa ra vào
- Đối với hệ thống điều hòa không khí cần theo dõi sự ra vào tránh gây thất
thoát nhiệt làm kín các khe hở ở cửa, hạn chế số lần mở cửa ra vào.
- Tính toán và xây dựng mức tiêu hao năng lượng. Xây dựng phương án để
giảm mức tiêu hao năng lượng cho những năm tiếp theo
- Tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả cho cán bộ nhân viên.
- Ban hành quy định sử dụng năng lượng tiết kiệm. Phổ biến cho toàn thể
cán bộ công nhân viên của Công ty triệt để tiết kiệm điện và các năng lượng khác
đến mức tối đa. Nghiêm cấm việc sử dụng năng lượng sai mục đích. Các phụ tải
không cần thiết phải được cắt giảm.
- Công ty xây dựng các biểu mẫu theo dõi tình hình sử dụng năng lượng của
Công ty, lập cơ sở dữ liệu để đánh giá năng lượng từng tháng. Tính toán xuất tiêu
hao năng lượng trên đơn vị loại sản phẩm. Vẽ biểu đồ xuất tiêu hao năng lượng
của loại sản phẩm đó.

56
7.1.5. Kết luận
Theo tính toán của một số nước phát triển thì việc quản lý năng lượng hiệu
quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được từ 1% đến 4 % năng lượng tiêu thụ.
Hiệu quả khi của công tác quản lý năng lượng hiệu của tại công ty ước tính giảm
được 1,5 % năng lượng điện bằng việc phát hiện và cải tạo kịp thời. ...Hiệu quả
công tác quản lý năng lượng của công ty được thể thiện trong bảng sau:

TT Các chỉ tiêu Đơn vị Giá trị


1 Năng lượng điện
1.1 Điện năng tiêu thụ của Công ty kWh 5.749.300
Ước tính phần trăm tiết kiệm năng lượng
1.2 % 1,5
điện
1.3 Tổng lượng điện năng tiết kiệm kWh 86.240
1.4 Chi phí điện năng trung bình 1.000đ/kWh 2,006
1.5 Chi phí tiết kiệm Nghìn đồng 173.028
2 Hiệu quả kinh tế
Chi phí đầu tư đầu tư nâng cao hiệu quả
2.1 quản lý năng lượng (đồng hồ đo đếm, xây Nghìn đồng 150.000
dựng bộ máy quản lý, theo dõi đánh giá...)
2.2 Thời gian hoàn vốn giản đơn Năm 0,87
2.3 Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR) % 113%
2.4 Giá trị hiện tại thuần (NPV) Nghìn đồng 473.727
3 Môi trường
3.1 Quy đổi TOE TOE 7,4
3.2 Giảm phát thải CO2 tấn CO2 35,6
Bảng tổng kết hiệu quả quản lý năng lượng
Như vậy công tác quản lý năng lượng mang lại hiệu quả rõ rệt, với mức
đầu tư ít cho việc đầu tư thiết bị đo đếm, giám sát, theo dõi và đánh giá tình hình
tiêu thụ năng lượng mà mang lại hiệu quả cao hơn nữa quản lý năng lượng tốt
còn nâng cao ý thức của cán bộ nhân viên, tạo môi trường sạch và lành mạng,
giúp nâng cao hiệu quả làm việc của công ty. Thực hiện tốt các giải pháp quản
lý năng lượng sẽ làm giảm suất tiêu hao năng lượng bền vững, mang lại lợi ích
kinh tế cao, đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm của cán bộ, công nhân. Ngoài ra
công ty cần tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho cán bộ vận hành trực tiếp thiết
bị tiêu thụ năng lượng

57
7.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật
7.2.1. Tiết giảm chiếu sáng không cần thiết
a, Thực trạng:
Chiếu sáng hiện tại của công ty đã được tiết giảm đáng kế so với thiết kế,
tuy nhiên theo khảo sát và đo kiểm cường độ chiếu sáng thì vẫn còn một số vị trí
hành lang, nhà để xe, khu vực bị che khuất, khu vực ít người sử dụng, vị trí đã
được tận dụng ánh sáng tự nhiên…vào ban ngày.

Tiết giảm các vị trí đã tận


dụng ánh sáng tự nhiên

Ví dụ một số vị trí đo kiểm tại tòa nhà:

Nồng độ CO2 Nhiệt độ Độ rọi


Vị trí đo
(ppm) (0C) (Lux)
1 860 25 450
2 890 25,2 380
3 900 25,5 370
4 850 25 420
5 840 25,8 380
6 900 25,5 650
7 870 25,3 430
8 840 25,7 430
9 880 25,2 450
10 900 25,5 480
Sơ đồ vị trí đo khu vực hành lang:

58
Như vậy ta thấy với hệ thống chiếu sáng nhà xưởng hiện tại đã đáp ứng
được nhu cầu chiếu sáng làm việc, một số vị trí còn có cường độ chiếu sáng cao
hơn so với tiêu chuẩn (trên 400 lux)
b, Đề xuất:
Nhóm kiểm toán đề suất cán bộ công ty tiếp túc rà soát lại một số vị trí
không cần thiết để tiết giảm bóng đèn.
- Thời gian sử dụng trung bình 300 ngày/năm
- Không mất chi phí đầu tư
c, Bảng phân tích hiệu quả khi tiết giảm chiếu sáng:

TT Hạng mục Đơn vị Giá trị


1 Cơ sở dữ liệu
Số bóng huỳnh quang T8 khu vực văn phòng
1.1 Bóng 300
và cầu thang bộ tiết giảm
1.2 Công suất của mỗi bóng (cả chấn lưu) W 44
1.3 Số giờ hoạt động /năm Giờ 12
1.4 Sô bóng compac khu vực đại sảnh tiết giảm Bóng 100
1.5 Công suất của mỗi bóng W 18
1.6 Số giờ hoạt động /năm Giờ 5
Sô bóng compac khu vực căn hộ và Shopping
1.7 Bóng 200
tiết giảm
1.8 Công suất của mỗi bóng W 14
1.9 Số giờ hoạt động /năm Giờ 9
1.10 Sô bóng compac khu vực hàng lang tiết giảm Bóng 50
1.11 Công suất của mỗi bóng W 11
1.12 Số giờ hoạt động /năm Giờ 9
1.13 Hệ số sử dụng đồng thời 0,75
1.14 Số ngày hoạt động/năm Giờ 300
2 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng
2.1 Tổng năng lượng tiết kiệm khi tiết giảm bóng kWh 44.449
Nghìn đồng
2.2 Chi phí điện năng trung bình 2,006
/kWh

2.3 Tổng tiết kiệm chi phí hàng năm Nghìn đồng 89.180
3 Môi trường
3.1 Quy đổi TOE TOE 6,86
3.2 Giảm phát thải CO2 tấn CO2 18
Bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế khi tiết giảm một số vị trí chiếu sáng

59
7.2.2. Thay bóng đèn compac bằng bóng đèn LED
a, Thực trạng:
Hiện nay công ty đang sử dụng khoảng gần 4000 bóng đèn compact có
công suất 40 W thắp sáng cho khu căn hộ, khu Shopping, khu văn phòng, hành
lang căn hộ... Bóng đèn compact cũng đã tiết kiệm năng lượng so với đèn sợi
đốt, tuy nhiên số lượng bóng của công ty tương đối nhiều, thời gian hoạt động
liên tục nên chiếm tỷ lệ lớn tiêu thụ năng lượng của tòa nhà. Hiện nay trên thị
trường bóng đèn Led có độ sáng tương đương đảm bảo cả về mặt tiết kiệm năng
lượng cũng như đảm bảo các thông số kỹ thuật về chất lượng sáng làm việc như
độ rọi, độ hiện thị màu

Số lượng Công suất Số giờ thắp sáng


TT Khu vực sử dụng
(cái) (W) (h/ngày)
Đèn Compact khu căn hộ
1 13027 18 5
và đại sảnh
2 Đèn Compact khu căn hộ 21645 14 9
Đèn Compact khu
3 512 14 15
shopping và văn phòng
Đèn Compact hành lang
4 500 14 24
căn hộ
5 Đèn Compact khu căn hộ 185 13 9
6 Đèn Compact khu căn hộ 2534 11 9
Số lượng đèn compact toàn bộ tòa nhà

Đèn compac
chiếu sáng hàng
lang

60
b) Đề xuất giải pháp:
Từ thực trạng trên chúng tôi đề xuất công ty thay 500 bóng đèn Compact
14W khu hành lang căn hộ và 512 bóng đèn Compact 14W khu shopping - văn
phòng bằng bóng đèn LED 7W có thời gian sử dụng nhiều (từ 14 giờ đến24
giờ/ngày)

Đèn LED tòa nhà đã lắp thử nghiệm tại Đèn LED Downlight 7W
sảnh hội trường lớn
Đèn LED là loại đèn có chùm sáng định hướng, ánh sáng đồng đều, không
chói. Đen LED thiết kế bằng nhôm đúc với kiểu dáng sang trọng và tinh tế, tản
nhiệt tốt, tiêu thụ điện năng thấp và tuổi thọ cao. Đèn Led được sử dụng rộng rãi
trong chiếu sáng tòa nhà, trang trí với độ sáng cao, điện năng tiêu thụ thấp, độ an
toàn cháy nổ cao, nhiệt độ ánh sáng thấp, có độ bền rất cao và ổn định.. Các tính
năng đèn LED:
- Chất lượng cao, siêu sáng
- Hợp kim nhôm, tỏa nhiệt đều
- Tiết kiệm năng lượng: tiết kiệm điện năng tiêu thụ hơn so với ánh sáng
truyền thống
- Nhiệt độ bề mặt thấp hơn nhiều
- Không gây cảm giác chói mắt, gây hại cho mắt
- Tuổi thọ: bình thường trên 50.000 giờ,
- Môi trường thân thiện, không có thủy ngân và chì, không nhấp nháy.
Không có tia tử ngoại hay bức xạ hồng ngoại
Việc so sánh dưới đây về đèn LED chiếu sáng và đèn chiếu sáng truyền
thống sẽ làm rõ xu hướng người sử dụng sẽ chuyển dần sang sử dụng đèn led
giống như quá trình chuyển từ đèn sợi đốt sang đèn compact. Tuy nhiên, do giá
bán điện ngày càng tăng nhanh, mức sống ngày nay đã tăng cao, người sử dụng
tiếp cận công nghệ nhanh hơn nên mức độ chuyển tiếp này sẽ nhanh gấp 10 lần
so với quá trình chuyển tiếp từ đèn sợi đốt.

61
Hiệu suất phát sáng (lm/W) của một số đèn thông dụng

Chỉ số màu Ra của một số đèn thông dụng


So sánh đặc tính kỹ thuật giữa đèn Compact 14W và đèn LED Downlight 7W

STT Tính năng Đơn vị Đèn Com pact Đèn LED


1 Công suất W 14 7
2 Quang thông lm 750-800 630 - 700
Hiệu suất chiếu
3 Lm/w 53-57 90-100
sáng
4 Tuổi thọ h 6.000 50.000
5 Nhiệt độ màu K 2.700- 6.500 °K 6.000-7.000°K
6 Chỉ số hoàn màu Ra 80 91
7 Điện áp vào V 220
8 Tần Số Hz 50/60
9 Màu trắng, trắng ấm

62
10 Kích thước mm Φ44 x L1140 Φ100 x L177
C) Tính toán hiệu quả kinh tế:
Dòng tiền dự án:
- Tuổi thọ dự án: 8 năm
- Vậy thời gian hoàn vốn 2,32 năm
Biểu đồ dòng tiền dự án
1.200.000

1.000.000

800.000
1000 VNĐ

Thời gian hoàn vốn:


600.000
2,32 năm

400.000

200.000

0
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8
Chi phí sử dụng bóng đèn Compact 0 135.324 270.648 405.972 541.295 676.619 811.943 947.267 1.082.59
Chi phí sử dụng bóng đèn Led 161.920 229.582 297.244 364.906 432.568 500.230 567.892 635.554 703.215

Biểu đồ thể hiện dòng tiền dự án trước và sau khi thay bóng đèn sợi đốt
Mối quan hệ của NPV và IRR
- Tính NPV cho dự án với tỷ lệ chiết khấu i=12%
- Giá trị hiện tại thuần NPV dự án = 74.200> 0 dự án khả thi
- Hệ số hoàn vốn nội tại IRR = 39% >15% (mức lãi suất bình quân) nên
đầu tư.

63
Đồ thị thể hiện mối quan hệ NPV và IRR

250000
200000
Giá trị hiện tại thuần

150000
(1000 VNĐ)

100000 IRR = 39%


50000
0
-50000 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
-100000
-150000
Tỷ lệ chiết khấu (%)

Tỷ lệ chiết khấu r (%) Giá trị hiện tại thuần NPV

Đồ thị biểu diễn mỗi quan hệ NPV và IRR


So sánh chi phí năng lượng trước và sau khi thực hiện giải pháp

Năm Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8
Chi phí sử
dụng bóng đèn 0 (135.324) (135.324) (135.324) (135.324) (135.324) (135.324) (135.324) (135.324)
Compact
Chi phí sử
dụng bóng đèn (161.920) (67.662) (67.662) (67.662) (67.662) (67.662) (67.662) (67.662) (67.662)
Led
Tiết kiệm chi
67.662 67.662 67.662 67.662 67.662 67.662 67.662 67.662
phí năng lượng

So sánh chi phí năng lượng trước và sau khi thực hiện giải pháp

100000

50000

0
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8
1000 VNĐ

-50000

-100000

-150000

-200000
Năm
Chi phí sử dụng bóng đèn Compact Chi phí sử dụng bóng đèn Led
Tiết kiệm chi phí năng lượng

Tổng hợp hiệu quả kinh tế khi thay bóng Compact bằng bóng Led

64
TT Giải pháp đầu tư Đơn vị Giá trị
1 Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng % 50
2 Năng lượng tiết kiệm kWh 33.724
3 Chi phí năng lượng tiết kiệm 1000 VNĐ 67.662
4 Tổng chi phí đầu tư và lắp đặt 1000 VNĐ 161.920
5 Thời gian hoàn vốn năm 2,39
6 Giá trị hiện tại thuần NPV 1.000đ 174.200
7 Hệ số hoàn vốn nội tại IRR % 39%
Hiệu quả kinh tế khi thay bóng đèn Compact bằng bóng đèn LED được
trình bày chi tiết trong Phụ lục 2
7.2.3. Thay bóng đèn T8 bằng bóng đèn T5
a) Hiện trạng
Hiện tại khu vực văn phòng và cầu thang bộ đang sử dụng khoảng 3.500
bóng đèn huỳnh quang T8 và khoảng 120 bóng đèn TL-D công suất 58W/bóng
ở bãi đỗ xe, thời gian sử dụng bóng huỳnh quang nhiều (10-12 giờ/ngày). Hiện
nay trên thị trường có bóng đèn T5 có hiệu suất sáng hơn, tiết kiệm năng lượng
hơn so với bóng T8 và bóng Tube TL-D.

Hệ thống chiếu sáng cho hành lang bằng bóng đèn T8


b) Đề xuất giải pháp
Thay 3.500 bóng đèn huỳnh quang T8 và chấn lưu sắt từ tổng công suất
44W/bộ và 120 bóng Tube TL-D có tổng công suất 70W/bộ bằng bóng đèn
huỳnh quang T5 có công suất 28 W. Sử dụng bóng đèn T5 là một giải pháp thay
thế đơn giản cho chủng loại bóng đèn huỳnh quang T8 thông thường với chấn
lưu sắt từ thông dụng hiệu suất thấp. Ưu việt chủ yếu của chúng so với các bóng
đèn huỳnh quang loại T8 là hiệu suất chiếu sáng cao hơn (tỷ số giữa quang

65
thông sản xuất ra với công suất tiêu thụ) tới 105 lumen/W thay vì 70 lumen/W
và tuổi thọ dài hơn 16.000 giờ so với 8.000 nghìn giờ của phần lớn các bóng đèn
huỳnh quang hiện hành.

Hình ảnh bóng đèn T5


Lợi ích sử dụng bóng đén T5:
- Duy trì mức quang thông như nhau
- Cường độ ánh sáng theo đánh giá là trong và thật hơn đèn tuýp nhờ vào
công nghệ tiên tiến của dòng T5
- Tiết kiệm tới 35% điện năng tiêu thụ so với hệ thống sử dụng bóng T8 và
chấn lưu sát từ
- Thời gian thu hồi vốn nhỏ (khoảng 1 năm)
- Chi phí bảo dưỡng thấp nhờ tuổi thọ của bóng cao
- Ánh sáng có chất lượng cao, chỉ số hiện thị sắc >80, cho ánh sang thực
- Cải thiện hệ số công suất, có thể đạt con số 0,99
- Khới động tức thì
- Độ bền bóng đèn T5 gấp đôi 16.000 h so với 8.000 h,
- Thiết kế đẹp trang nhã ( mỏng hơn nhiều so với bóng Tuýp T8 thông
thường )
Tính năng bóng đèn T5:
- An toàn khi sử dụng
- Hiệu quả phát sáng tốt nhờ lớp bột huỳnh quang màu 3 phổ
- Lượng thủy ngân chứa trong bóng đèn T5 thấp
- Thân thiện với môi trường, tuân theo theo tiêu chuẩn ROHS

66
Kết quả đo đạc chất lượng điện áp tức thời tại công ty
Quá trình đo đạc cho thấy chất lượng điện áp của công ty rất ổn định, sự
biến đổi điện áp và tần số ở mức rất thấp hoàn toàn phù hợp với các tính năng sử
dụng của bóng T5
Ứng dụng:
- Dễ dàng thay thế cho các loại bóng huỳnh quang T8 thông thường với
chấn lưu sắt từ
- Khuyến nghị sử dụng tại các nhà xưởng, khu hành lang, khu văn phòng…
So sánh một số thông số kỹ thuật bóng T8 và bóng T5:

Đèn Huỳnh Đèn Huỳnh


STT Tính năng Đơn vị
quang T8 quang T5
1 Công suất W 36 28
2 Chấn lưu W 8 0
3 Quang thông lm 3.000 2.950
4 Hiệu suất chiếu sáng Lm/w 70 105
5 Tuổi thọ h 8.000 16.000
30 5
6 Suy giảm quang thông %
(sau 5.000 giờ) (sau 10.000 giờ)
Chứa rất nhiều nguyên
7 Mg/tuyp 30 3
tố hoá là Thủy Ngân
8 Điện áp vào V 220
9 Tần Số Hz 50/60
trắng, trắng
10 Màu
ấm

67
11 Kích thước mm Φ26 x L1500 Φ16 x L1448
Đặc tính kỹ thuật bóng đèn T5:

STT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị Ghi chú

Có khả năng
Huỳnh quang
1 Loại đèn thay thế bóng
T5
T8 và T10
Tuổi thọ cả bộ Batten với tỷ lệ
2 Giờ 20.000
90% không hỏng
Tỷ lệ RTS hỏng sớm (trong
3 % 0,5
1000 giờ sử dụng)
4 Chỉ số hiển thị màu sắc Ra 82
5 Màu ánh sáng Trắng ấm
6 Nhiệt độ màu k 4000
7 Tọa độ màu X n.u 380
8 Tọa độ màu Y n.u 380
Tại nhiệt độ
9 Quang thông lm 2600
25 oC
Mức duy trì quang thông sau
10 % 94
2000 giờ sử dụng
Mức duy trì quang thông sau
11 % 91
5000 giờ sử dụng
Mức duy trì quang thông sau
12 % 89
10000 giờ sử dụng
13 Điện áp đầu vào V 220-240
14 Dòng điện A 0,13
15 Tần số Hz 50-60
Bao gồm cả
16 Công suất tiêu thụ W 28
chấn lưu
17 Hệ số công suất 0,99
18 Thời gian khởi động Giây 0,1
19 Hệ số méo phi tuyến <10%
Khả năng điều chỉnh cường độ
20 Không
sáng
o - 10 oC đến 50
21 Nhiệt độ hoạt động cho phép C o
C
Hàm lượng thủy ngân trong
22 mg 3
bóng

68
23 Kích thước mm 1199,4
c) Tính toán hiệu quả kinh tế:
- Độ sáng của bóng T5 1,2m tương đương với bóng tuýp 1.2m nhưng cho
công suất tiêu thụ thấp hơn nhiều (28W so với 44W ) nhờ thiết kế đặc biệt của
bộ chấn lưu
- Độ bền gấp đôi 16.000 h so với 8.000 h
- Cường độ ánh sáng theo đánh giá là trong và thật hơn đèn tuýp nhờ vào
công nghệ tiên tiến của dòng T5
- Lắp đặt đơn giản thuận tiện
- Đặc biệt, không tạo ra tần số gây hại mắt.
- Thiết kế đẹp trang nhã (mỏng hơn nhiều so với bóng Tuýp T8 thông
thường )
Dòng tiền dự án:
- Tuổi thọ dự án : 5 năm
- Vậy thời gian hoàn vốn 1,24 năm

Biểu đồ dòng tiền dự án


7.000.000
6.000.000
5.000.000
1000 VNĐ

4.000.000 Thời gian hoàn vốn:


1,24 năm
3.000.000
2.000.000
1.000.000
0
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Chi phí sử dụng bóng đèn T8 0 1.163.226 2.326.452 3.489.678 4.652.904 5.816.130
Chi phí sử dụng bóng đèn T5 543.000 1.269.013 1.995.027 2.721.040 3.447.054 4.173.067

Biểu đồ thể hiện dòng tiền dự án trước và sau khi thay bóng đèn T5
Mối quan hệ của NPV và IRR:
- Tính NPV cho dự án với tỷ lệ chiết khấu i=12%
- Giá trị hiện tại thuần NPV dự án = 1.033.053> 0 dự án khả thi
- Hệ số hoàn vốn nội tại IRR = 76% >15% (mức lãi suất bình quân) nên
đầu tư.

69
Đồ thị thể hiện mối quan hệ NPV và IRR

250.000
Giá trị hiện tại thuần
200.000
150.000
(1000 VNĐ)

100.000 IRR = 76 %
50.000
-
(50.000) 50% 60% 70% 80% 90% 100%
(100.000)
(150.000)
Tỷ lệ chiết khấu (%)

Tỷ lệ chiết khấu r (%) Giá trị hiện tại thuần NPV

Đồ thị biểu diễn mỗi quan hệ NPV và IRR


So sánh chi phí năng lượng trước và sau khi thực hiện giải pháp

So sánh chi phí năng lượng trước và sau khi thực hiện giải pháp

600000
400000
200000
0
1000 VNĐ

-200000 Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


-400000
-600000
-800000
-1000000
-1200000
-1400000
Năm
Chi phí sử dụng bóng đèn T8 Chi phí sử dụng bóng đèn T5
Tiết kiệm chi phí năng lượng
Tổng hợp hiệu quả kinh tế khi thay bóng T8 bằng bóng T5

TT Giải pháp đầu tư Đơn vị Giá trị


1 Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng % 38
2 Năng lượng tiết kiệm kWh 217.913
3 Chi phí năng lượng tiết kiệm 1000 VNĐ 150
4 Tổng chi phí đầu tư và lắp đặt 1000 VNĐ 543.000
5 Thời gian hoàn vốn năm 1,24
6 Giá trị hiện tại thuần NPV 1.000đ 1.033.053
7 Hệ số hoàn vốn nội tại IRR % 76%
Hiệu quả kinh tế khi thay bóng T18 bằng bóng đèn T5 được trình bày chi
tiết trong Phụ lục 3

70
Tổng hợp tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng:
Thời
Điện năng Dự kiến Tiết kiệm gian
TT Giải pháp đầu tư
tiết kiệm đầu tư chi phí/năm hoàn vốn
(kWh) (1000VND) (1000VND) (năm)
Tiết giảm chiếu sáng
44.449 - 89.180 0,0
1 không cần thiết
Thay bóng đèn T8 bằng
217.913 543.000 437.213 1,2
2 bóng đèn T5
Thay bóng đèn
Compact bằng bóng đèn 33.724 161.920 67.662 2,4
3 LED
Tổng cộng 296.085 704.920 594.055 1,2

71
7.2.4. Thay điều hòa AHU bằng điều hòa VRV
a) Hiện trạng:
Hiện tại hệ thống điều hòa không khí đang được sử dụng tại tòa nhà tháp
Hà Nội là hệ thống điều hòa không khí AHU với môi chất làm lạnh là nước.
Tính đến thời điểm hiện tại hệ thống này đã hoạt động được gần 20 năm. Hệ
thống được thiết kế chia làm nhiều tổ máy riêng biệt phục vụ cho từng khu vực
riêng như hội trường, khu trung tâm thương mại…
AHU bao gồm dàn trao đổi nhiệt (dùng trao đổi nhiệt giữa nước lạnh đi qua
các ống đồng và không khí thổi qua nó) và quạt cao áp (quạt hướng kính) hệ
thống điều khiển gồm cảm biến nhiệt, van ba ngã actuator... khi nhiệt độ phòng
lớn hơn nhiệt độ đặt thì van 3 ngã mở cho nước lạnh chảy qua dàn trao đổi nhiệt
đến khi nhiệt độ tụt xuống nhiệt độ đặt thì van 3 ngã đóng lại nước lạnh chảy
qua đường bypass về thiết bị làm lạnh nước. Không khí trước khi đưa vào AHU
thường được lọc qua bộ phận tiền lọc và lọc túi. Các AHU này có độ chính xác
ko cao, nó chỉ dùng để xử lý sơ bộ không khí,

Hệ thống điều hòa không AHU


Trong quá trình kiểm toán năng lượng nhóm kiểm toán nhận thấy hệ thống
này hiện tại đã rất cũ có nhiều bộ phận han rỉ bị ăn mòn chính vì vậy làm cho
hiệu suất làm lạnh của hệ thống không cao như thế kế ban đầu do đó làm tăng số
giờ hoạt động của hệ thống để cung cấp đủ không khí làm mát cho các khu vực
trong và dẫn đến tăng điện năng tiêu thụ hệ thống và làm giảm tuổi thọ của hệ
thống vì hệ thống động cơ phải hoạt động nhiều hơn bình thường.
Hệ thống điều hòa AHU đã hoạt động lâu năm nên việc bảo trì bảo dưỡng
hệ phải làm thường xuyên để đảm bảo hệ thống vận hành không có sự cố xảy ra
vì vậy làm tăng chi phí về bảo dưỡng bảo trì. Mặt khác công tác bảo dưỡng bảo
trì này là tốn kém chi phí cao và khá phức tạp dẫn đến làm tăng chi phí hàng
năm về mặt bảo dưỡng thiết bị.

72
+Ưu điểm :
- Một trong những ưu điểm lớn nhất của hệ thống điều hòa này là công suất
làm lạnh rất lớn thỏa mãn tất cả các nhu cầu công suất làm lạnh được thiết kế.
Công suất lạnh dao động lớn : Từ 5 Tấn lạnh lên đến hàng ngàn Tấn lạnh.
- Hệ thống hoạt động ổn định , bền và tuổi thọ cao.
- Hệ thống có nhiều cấp giảm tải, cho phép điều chỉnh công suất theo phụ
tải bên ngoài và do đó tiết kiệm điện năng khi non tải : Một máy thường có từ 3
đến 5 cấp giảm tải.
+ Nhược điểm :
- Hiệu suất làm lạnh thấp
- Hệ thống cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích và gây tiếng ồn lớn.
- Phải có phòng máy riêng.
- Phải có người chuyên trách phục vụ theo dõi hoạt động thời xuyên.
- Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng tương đối phức tạp.
- Tiêu thụ điện năng cho một đơn vị công suất lạnh cao, đặc biệt khi tải
non.
- Linh động trong việc điều khiển nhiệt độ làm lạnh kém.
- Hệ thống đường ống dẫn nước lớn vì vậy trở lực toàn phần của đường ống
lớn gây tổn hao điện năng.
- Lắp đặt thêm hệ thống máy bơm nước lạnh và nóng vì vậy cần cung cấp
để hệ thống hoạt động do đó tăng thêm tiêu thụ điện năng. Với qui mô lớn thì hệ
thống bơm này sẽ chiếm một tỷ trọng tiêu thụ năn lượng đáng kể trong hệ thống.
b) Đề xuất giải pháp:
Với những hiện trạng trên chúng tôi đã đưa ra giải pháp là thay thế 7 hệ
thống điều hòa khu vực nhà hàng bằng hệ thống điều hòa trung tâm VRV III có
sử dụng biến tần để làm lạnh không khí để tăng hiệu suất làm lạnh và giảm chi
phí vận hành, bảo dưỡng của hệ thống. Trong những năm gần đây tòa nhà đã
đầu tư hệ thống VRV cho các khu vực căn hộ và khu vực văn phòng cho thấy
hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng.
Hệ thống điều hòa trung tâm VRV III chính là phiên bản cải tiến quan
trọng của VRV, đánh dấu một cuộc cách mạng về công nghệ điều hòa không khí
cho các tòa nhà. Những kỹ thuật mới nhất trong công nghệ điều hòa không khí
được áp dụng để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Dàn nóng của hệ thống
này gồm từ 1-3 máy nén tùy theo công suất, trong đó có 1 máy nén được điều
khiển biến tần (inverter) theo nguyên lý: khi thay đổi tần số điện vào động cơ
máy nén thì tốc độ quay của động cơ thay đổi, do đó thay đổi tác nhân lạnh qua
máy nén, khả năng thay đổi phụ tải của máy nén inverter rất rộng do tần số điện
có thể thay đổi trong phạm vi từ 52 đến 210Hz. Nhờ đó năng suất lạnh của hệ

73
thống có thể điều chỉnh theo 62 bước cho máy 54Hp, điều này cho phép điều
khiển riêng biệt hoặc điều khiển tuyến tính ở mỗi dàn.
Hệ thống làm lạnh trung tâm VRV III là hệ thống sử dụng môi chất làm
lạnh là Gas. Nguyên lý làm lạnh của hệ thống này cũng tương tự như hệ thống
điều hòa trung tâm chiller water nhưng điểm mới khác biệt của hệ thống này là
hệ thống máy nén được tích hợp sử dụng biến tần điều khiển phụ tải của động cơ
máy nén vì vậy mà có thể điều chỉnh công suất làm lạnh của hệ thống theo nhu
cầu phụ tải. Việc vận hành hệ thống này được tự động hóa rất nhiều thông qua
phòng điều khiển trung tâm của hệ thống do đó có thể kiểm soát được các thông
số nhu công suất lạnh, nhu cầu phụ tải, điều chỉnh nhiệt độ tập trung… Sau đây
là những ưu điểm và nhượckjkm điểm chính của hệ thống điều hòa này.
Ưu điểm của hệ thống VRV :
- Đây là hệ thống lạnh sử dụng chất tải nhiệt là gaz, dùng nhiệt ẩn để làm
lạnh, giải nhiệt bằng gió, gồm nhiều dàn nóng được lắp ghép nối tiếp đến khi
đáp ứng được tổng tải lạnh cho cả tòa nhà, mỗi dàn nóng sẽ được kết nối với
nhiều dàn lạnh với 14 kiểu dáng và nhiều thang công suất khác nhau dễ dàng
cho việc lực chọn thiết bị phù hợp với yêu cầu kiến trúc đảm bảo tính thẩm mỹ
cũng như rất linh động trong việc bố trí, phân chia lại ở các khu vực sau này.
- Do giải nhiệt bằng gió nên hệ thống VRV có thể được lắp đặt ở bất kỳ nơi
đâu, kể cả những nơi không có nguồn nước sạch; mặt khác, nó lại không đòi hỏi
những thiết bị kèm theo như các hệ thống giải nhiệt bằng nước (yêu cầu phải có
bơm nước, tháp giải nhiệt …)
- Với kỹ thuật máy nén điều khiển điều khiển bằng biến tần, dễ dàng điều
chỉnh tải lạnh theo yêu cầu sử dụng, nghĩa là tải lạnh thực sự được sử dụng sẽ
nhỏ hơn nhiều so với tổng tải thiết kế ban đầu, dẫn tới điện năng tiêu thụ của cả
hệ thống cũng giảm đi đáng kể ; nói cách khác chúng ta chỉ phải chi trả cho
những gì mà chúng ta sử dụng và việc tiêu thụ điện cũng sẽ được giám sát một
cách chính xác nhờ vào những chức năng ưu việt của hệ thống điều khiển.
- Hệ thống VRV mang tính chất nổi trội là sự kết hợp những đặc tính ưu
việt của cả lạnh cục bộ và trung tâm, thể hiện ở chỗ tuy mỗi dàn nóng được kết
hợp của với nhiều dàn lạnh, nhựng việc tắt hay mở dàn lạnh này không ảnh
hưởng đến các dàn lạnh khác và nói rộng ra việc ngưng hay hoạt động dàn nóng
này cũng không làm ảnh hưởng đến các dàn nóng khác trong cùng hệ thống.
Hệ thống có độ an toàn cao:
- Hệ thống VRV có khả năng kết nối với hệ thống báo cháy của tòa nhà;
khi có hỏa hoạn xảy ra sẽ tự động ngắt nguồn điện hoặc ở từng khu vực hoặc cả
tòa nhà.
- Do hệ thống VRV không sử dụng những đường ống dẫn gió lớn nên sẽ
hạn chế được việc dẫn lửa và lan truyền khói trong trường hợp có hỏa hoạn xảy
ra.

74
Tiết kiệm chi phí vận hành
- Hệ thống VRV sử dụng việc thay đổi lưu lượng môi chất trong hệ thống
thông qua điều chỉnh tần số dòng điện của máy nén, do đó đạt hiệu quả cao
trong khi hoạt động, tiết kiệm được chi phí vận hành của hệ thống. Cho phép
điều khiển riêng biệt giữa các cụm máy trong hệ thống, do đó giảm được chi phí
vận hành.
- Dàn nóng Daikin VRV III loại tiết kiệm năng lượng : thức chất của loại
này là cách ghép các model dàn nóng lại với nhau sao cho tiết kiệm năng lượng
nhất. Vì những model càng nhỏ thì khi ghép lại sẽ cho hiệu quả tiết kiệm hơn
nhưng do những model này dưới 10 Hp nên bị đánh thuế tiêu thụ đặt biệt nên
giá sẽ rất cao

Trong 1 hệ, cho phép kết nối 1 dàn nóng với 18 dàn lạnh có năng suất lạnh
và kiểu dáng khác nhau. Năng suất lạnh của tổng các dàn lạnh này cho phép
thay đổi từ 50% đến 130% năng suất lạnh của dàn nóng( có thể lên đến 200%
đối với một số loại dàn lạnh), do đó không cần thiết phải có máy dự trữ, hệ
thống vẫn hoạt động bình thường khi một trong các dàn lạnh hư hỏng, mặt khác
số lượng dàn nóng sẽ ít đi và điều này có nghĩa là chủ đầu tư đã tiết kiệm được
chi phí mua, bảo hành, bảo trì dàn nóng cũng như tiết kiệm được không gian nơi
đặt dàn nóng.
Được chọn là loại dàn nóng VRV đặt đứng có kết cấu gọn nhẹ có thể đưa
lên vị trí lắp đặt rất dễ dàng. Khi hoạt động ít có rung động nên không cần phải
gia cố sàn đặt máy, điều này cũng có nghĩa là đã tiết kiệm được 1 khoảng đáng
kể cho chủ đầu tư. Mỗi dàn nóng bao gồm 1 - 3 máy nén trong đó có 1 máy nén
biến tần, do đó chủ đầu tư không cần phải lo lắng khi có sự cố xảy ra.
Hệ thống điều khiển.
Hệ thống VRV cho phép điều khiển được bằng cả 2 cách: cục bộ và trung
tâm. Cụ thể là, mỗi dàn lạnh sẽ được điều khiển bằng remote cục bộ dễ sử dụng.
Đồng thời cung cấp những tiện ích và tạo sự thoải mái cho người sử dụng với
những tính năng như máy lạnh thông thường như tắt/mở, điều chỉnh nhiệt độ,

75
tốc độ quạt, cài đặt hẹn giờ. Đặc biệt, đối với người quản lý, bộ điều khiển trung
tâm I-touch controller cho phép giám sát hoạt động của cả hệ thống bằng cách
theo dõi, kiểm tra qua màn hình hoặc nối mạng với trung tâm xử lý, có khả năng
kiểm soát được vấn đề tiêu thụ điện năng của từng khu vực hay cả tòa nhà, cài
đặt chế độ hoạt động cho cả hệ thống theo chu kỳ hàng tuần, hàng năm… . Đặc
biệt, với chức năng tự chẩn đoán sự cố được trang bị trên bộ điều khiển giúp cho
việc xử lý được nhanh chóng, dễ dàng nhằm duy trì hệ thống vận hành một cách
liên tục.

Hệ thống điều khiển điều hòa VRV


- Chức năng tự kiểm tra (Auto check function) để kiểm tra các sự cố về
đường điện và đường ống dẫn gas bên trong. Với hơn 60 mã lỗi giúp công việc
sửa chữa trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
- Nhiệt độ trong phòng được điều khiển một cách chính xác với mức độ
tinh vi rất cao nhờ hệ điều khiển PID (Propotional Integal Derivative – điều
khiển dựa trên sự cân đối của toàn hệ thống), với bộ inverter và sensor cảm biến,
màn hình đa chức năng điều khiển từ xa LCD, tự động thay đổi làm lạnh hoặc
sưởi ấm.
c)Tính toán kinh tế:
Với những phân tích ở trên nếu thay thế 7 hệ thống điều hòa AHU tại khu
nhà hàng bằng hệ thống VRV III thì tiềm năng tiết kiệm điện là rất lớn.
Với hệ thống điều hòa hiện tại, sử dụng 7 điều hòa AHU với công suất lạnh
loại 120.000 BTU/máy nên chúng tôi đề xuất công ty thay thế điều hòa VRV có
công suất nhiệt tương ứng, tuy nhiên trên thị trường có loại 115.000 BTU và phù
hợp với nhu cầu sử dụng của tòa nhà
Trong quá trình khảo sát, nhóm kiểm toán đã tiến hành đo tình trạng hoạt
động của các tổ máy. Kết quả cho thấy, khi hoạt động, các tổ máy hoạt động với
công suất trung bình khoảng 75% nhu cầu phụ tải .

76
So sánh công suất giữa điều hòa AHU và điều hòa VRV

STT Tính năng Đơn vị Điều hòa AHU Điều hòa VRV
1 Công suất lạnh BTU 120.000 115.000
Công suất điện tiêu
2
thụ của AHU KW 14,9 8,9
3 Hệ số EER 8,1 12,9
4 Số điều hòa AHU Máy 7 7

Thông số kỹ thuật điều hòa AHU

Thông số kỹ thuật điều hòa VRV

77
Tiết kiệm vận hành hàng năm là:
Theo thống kê tính toán trong một năm hệ thống điều hòa hiện tại vận hành
khoảng 300 ngày. Vậy ta có tổng lượng điện năng tiết kiệm trong một năm là :
Hệ thống thay thế có hiệu suất làm lạnh cao, hệ số EER làm lạnh cao hơn
hệ thống cũ 1,6 lần. Hệ thống máy nén được tích hợp biến tần do đó có thể điều
chỉnh công suất lạnh theo nhu cầu của phụ tải nên rất tiết kiệm điện. Lượng điện
năng có thế tiết kiệm được từ hiệu suất và công nghệ máy nén mới này là 40%
tổng điện năng tiêu thụ của hệ thống.
Với hệ thống mới này, việc vận hành sẽ đơn giản hơn rất nhiều hầu như là
tự động vì được điều khiển bằng hệ thống vi tính trung tâm do đó tiết kiệm được
chi phí nhân công theo dõi giám sát. Một ưu điểm nữa của hệ thống là ta có thể
điều chỉnh nhiệt độ tại các khu vực sử dụng do đó tránh được tình trạng cài đặt
nhiệt độ quá thấp tại các khu vực việc làm này cũng giúp giảm điện năng tiêu
thụ của hệ thống.
Ngoài ra việc bảo dưỡng cũng đơn giản hơn hệ thống hiện tại rất nhiều vì
vậy cũng giảm được chi phí từ công tác này.
Tổng hợp hiệu quả kinh tế khi thay điều hòa AHU bằng điều hòa VRV

TT Giải pháp đầu tư Đơn vị Giá trị

1 Năng lượng tiêu thụ hàng năm của AHU kWh/năm 239.369
2 Năng lượng tiêu thụ hàng năm của VRV kWh/năm 142.979
3 Năng lượng tiết kiệm kWh 96.390
4 Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng % 40
5 Chi phí năng lượng tiết kiệm 1000 VNĐ 193.358
6 Tổng chi phí đầu tư và lắp đặt 1000 VNĐ 2.310.000
7 Thời gian hoàn vốn năm 11,9
Với giải pháp này chi phí đầu tư là rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại
là rất cao. Hàng năm tiết kiệm gần 200 triệu đồng tương đương với việc giảm
phát thải 40 tấn CO2.
Hiệu quả kinh tế khi thay điều hòa AHU bằng điều hòa VRV được trình
bày chi tiết trong Phụ lục 4

78
7.3. Nhóm giải pháp khuyến nghị
7.3.1. Giải pháp lắp thiết bị Airconmiser cho hệ thống điều hòa VRV
a) Hiện trạng:
Hiện tại tòa nhà sử dụng nhiều hệ thống điều hòa VRV. Đây là hệ thống
điều hòa tiên tiến có tích hợp biến tần để điều khiển hoạt động.

Hình ảnh hệ thống điều hòa không khí VRV

Kết quả đo điều hòa VRV 4,5,6

79
Kết quả đo kiểm cho thấy công suất tiêu thụ của điều hòa cho thấy công
suất tiêu thụ của các dàn nóng thay đổi tương đối nhiều. Điều này là do máy nén
được tích hợp sử dụng biến tần điều khiển phụ tải của động cơ máy nén vì vậy
mà có thể điều chỉnh công suất làm lạnh của hệ thống theo nhu cầu phụ tải.
Tuy nhiên, đặc điểm hoạt động của hệ thống điều hòa này là khi đạt đến
nhiệt độ cài đặt, máy nén vẫn hoạt động thêm một khoảng thời gian nhất định để
duy trì nhiệt độ lạnh. Điều đó cho thấy có thể ngắt 20% thời gian chạy máy nén
mà không ảnh hưởng gì đến nhiệt độ của các khu vực trong phòng (do có hiện
tượng quán tính nhiệt).
b) Đề xuất giải pháp:
Nhóm kiểm toán năng lượng đề xuất giải pháp
lắp thêm thiết bị Airconmiser cho hệ thống điều
hòa VRV. Đây là là một thiết bị mới được đưa
vào áp dụng ở Việt Nam. Ở miền bắc Canon là
nhà máy đầu tiên áp dụng thiết bị này vào tiết
kiệm năng lượng. Trái tim của Airconmiser bao
gồm một thiết bị giám sát điện năng và một hệ
thống điều khiển chuyển mạch tự động có thể lập
trình để tắt bật máy nén của điều hoà theo một
lịch được đặt trước.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Airconmiser

80
Biểu đồ điện năng tiêu thụ của điều hoà được tổng hợp bởi Airconmiser
(màu xanh hiển thị lượng điện năng tiết kiệm được)

7.2.3. Giảm thiểu sóng hài trong hệ thống điện


a) Hiện trạng:
Kết quả đo đạc tại các tủ điện tổng cho thấy tỷ lệ sóng hài của tòa nhà là
tương đối cao (44,6%). Giá trị này lớn hơn nhiều so với giá trị cho phép tại
Thông tư số 32/2010/TT-BCT của Bộ Công thương.

Giá trị đo sóng hài

81
Độ biến dạng dòng điện
Sóng hài là một dạng nhiễu không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng lưới điện và cần được chú ý tới khi tổng các dòng điện hài cao hơn mức
độ giới hạn cho phép. Dòng điện hài là dòng điện có tần số là bội của tần số cơ
bản.
Sóng hài xuất hiện khi có một tải không tuyến tính (phi tuyến) đấu vào lưới
điện. Các phụ tải phi tuyến thường gặp đó là:
+ Các quá trình chỉnh lưu điện áp.
+ Thiết bị văn phòng và dân dụng như: UPS, máy tính, máy photocopy
TV, đèn huỳnh quang...
+ Bộ điều chỉnh tốc độ động cơ.
+ Thiết bị thuộc lĩnh vực điện công nghệ: máy hàn, lò hồ quang...
+ Các quá trình chỉnh lưu điện áp:
+ Các bộ chỉnh lưu được sử dụng rộng rãi như: AC/DC, AC/DC/AC,…
Sóng hài gây ra những ảnh hưởng sau:
+ Với động cơ, sóng hài sẽ sinh ra các mômen không sinh công gây ra tổn
hao về mặt công suất, phát nóng, làm rung và giảm tuổi thọ độngcơ. Sóng hài
bậc 5 gây ra lực điện động ngược chiều với chiều quay của động cơ, làm giảm
tốc độ động cơ.
+ Với máy biến áp sóng hài sẽ gây tổn hao công suất dưới dạng nhiệt.
+ Với dây trung tính trong hệ thống 3 pha 4 dây nếu sóng hài suất hiện sẽ
làm cho hệ thống mất cân bằng sẽ làm cho dây trung tính có dòng điện chảy qua
có thể là dòng rất lớn gây phá hoại hệ thống.

82
+ Với các thiết bị đo, các hệ thống máy tính, các tải đỏi hỏi chất lượng
điện áp cao nếu có sóng hài bậc cao có thể sẽ làm chúng hoạt động không chính
xác.
+ Sóng hài bậc cao còn làm giảm hệ số công suất hệ thống.
+ Đối với các bộ tụ điện, dung kháng của các tụ giảm khi tần số tăng lên.
Do đó các tụ thường rất nhạy với tần số của nguồn cung cấp. Trong thực tế, điều
này có nghĩa là chỉ một giá trị nhỏ của sóng hài điện áp có thể tạo nên dòng điện
lớn đi qua mạch chứa tụ. Ảnh hưởng của các thành phần điều hòa trên bộ tụ điện
đó là sự gia tăng nhiệt của điện môi cao hơn.
b) Đề xuất giải pháp:
Nhóm kiểm toán đề xuất giải pháp lắp đặt các thiết bị lọc sóng hài. Khi đó,
sẽ giảm được những tác hại do sóng hài gây ra như đã trình bày ở trên.

Mối quan hệ giữa điện trở gây ra bởi sóng hài và


điện trở gây ra bởi sóng cơ bản trong động cơ
Về phương diện tiết kiệm
năng lượng, giảm thiểu sóng
hài sẽ giúp tiết kiệm được các
tổn thất và tăng tuổi thọ của
động cơ, máy biến áp và các
thiết bị điện khác.

Tủ lọc sóng hài Accusine PFV của Shneider

83
7.4. Tổng hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng sẽ giúp giảm cường độ tiêu thụ năng lượng trên sản phẩm. Ngoài ra, còn
giảm phát thải CO2 và tương ứng tiết kiệm được lượng TOE (tấn dầu quy đổi). Bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế của các giải pháp
tiết kiệm năng lượng, quy đổi năng lượng và giảm phát thải CO2 như sau:
Năng lượng Tổng mức Thời gian
NPV IRR
Giải pháp Qui đổi giảm phát thải hoàn vốn
TOE Tấn - CO2 Triệu đồng % năm
1 Nhóm giải pháp quản lý 13,31 35,62 473.727 113% 0,87
2 Tiết giảm chiếu sáng không cần thiết 6,86 18,36 - - -
Thay bóng đèn Compac bằng bóng đèn
3 5,20 13,93 174.200 39% 2,39
Led
Thay bóng đèn huỳnh quang T8 bằng
4 33,62 90 1.033.053 76% 1,24
bóng đèn T5
Thay điều hòa AHU bằng điều hòa
5 14,87 39,81 11,95
VRV
Giải pháp lắp thiết bị Airconmiser cho
6 Khuyến nghị
hệ thống điều hòa VRV
7 Giảm thiểu sóng hài trong hệ thống điện Khuyến nghị

Tổng 73,87 197,71 1.680.980

Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các giải pháp tiết kiệm năng lượng, quy đổi năng lượng và giảm phát thải CO 2

84
7.5. Kết luận và khuyến nghị
Trong giai đoạn sản xuất đang gặp nhiều khó khăn như: giá năng lượng có
nhiều biến động khủng hoảng kinh tế,... Công ty đã có những biện pháp rất tốt
nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng. Điều đó thể hiện sự quan tâm
sâu sắc và chiến lược đúng đắn của Ban giám đốc.
Trên cơ sở xem xét hầu hết các thiết bị tiêu thụ cũng như định lượng tiêu
thụ năng lượng, đặc tính năng lượng của các thiết bị của công ty, nhóm kiểm
toán năng lượng đã xác định và xây dựng 1 danh sách các giải pháp tiết kiệm
năng lượng, đề xuất để công ty lựa chọn thực hiện trong thời gian tới. Các giải
pháp được đề xuất đã được tính toán, nghiên cứu đảm bảo tính khả thi cả về giải
pháp kỹ thuật và tài chính.. Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng không đòi hỏi
chi phí đầu tư, công ty có thể thực hiện ngay. Một số giải pháp cần chi phí thấp,
công ty có thể tự đầu tư thực hiện. Và một số giải pháp còn lại đòi hỏi vốn đầu
tư lớn để công ty xem xét thực hiện.
Trong số các giải pháp kỹ thuật đề xuất, có những giải pháp có chi phí đầu
tư lớn, có những giải pháp có chi phí đầu tư trung bình. Các giải pháp có chi phí
đầu tư nhỏ sẽ cần lượng đầu tư nhỏ hơn. Tuy nhiên, với giải pháp chi phí đầu tư
lớn sẽ mang lại lượng tiết kiệm lớn hơn. Vì vậy, Ban lãnh đạo công ty cần xem
xét, để đầu tư hợp lý.
Công ty TNHH Tháp trung tâm Hà Nội
 Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001.
 Thực hiện các biện pháp đầu tư TKNL
 Tham gia các hoạt động tiết kiệm năng lượng của Thành phố.
Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam:
 Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ nhân viên thực hiện TKNL
 Hướng dẫn xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo ISO 50001
 Lập báo cáo đầu tư TKNL
 Triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng

85
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mẫu Kế hoạch năm năm và Báo cáo thực hiện kế hoạch
năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sử dụng
năng lượng trọng điểm

(Theo thông tư 09/2012/TT-BCT ngày 20/4/2012 Dùng cho tòa nhà đặt trụ sở,
văn phòng làm việc)

KẾ HOẠCH NĂM NĂM


VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
[Tên cơ sở] báo cáo kế hoạch 5 năm [giai đoạn từ .…. đến …..]. Ngày lập báo
cáo [../../……]
Mã số ID: [Ghi mã số do Hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia cấp]

 Ngày tháng năm nhận báo cáo [Dành cho Sở Công Thương ghi]
 Ngày tháng năm xử lý, xác nhận [Dành cho Sở Công Thương ghi]

Phân ngành: ...............................................................................................


Tên cơ sở: ……………………………........…………………………….
Mã số thuế: ……………………………........……………………………. ....
Điạ chỉ: ...………………………........... [Tên Huyện ….] [Tên Tỉnh …..]
Người chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo: ......................................................
Điện thoại: .......................... Fax: …......................., Email: ...………….......
Trực thuộc (tên công ty mẹ): ...............................................................................
Điạ chỉ: ...………………………….… [Tên Huyện ….] [Tên Tỉnh …..]
Điện thoại: .......................... Fax: …........................, Email: .…….......……..
Chủ sở hữu: (Nhà nước/ thành phần kinh tế khác)

I. Thông tin về cơ sở hạ tầng và hoạt động


Công nhân Làm việc theo Nhân viên phục Nhân viên vận
viên chức vụ hành vụ hành/ sửa chữa
chính thiết bị NL
Số lượng

86
Năm đưa cơ sở vào hoạt động

Loại nhiên Khối lượng sử Nhiệt trị thấp


Nhiên liệu sử dụng
liệu dụng/năm (kJ/kg)
Nhiên liệu chính
Nhiên liệu thay thế
Nhiên liệu phụ trợ 1
Nhiên liệu phụ trợ 2

Công suất Công suất


Số tổ máy Số tổ máy
(MW) (MW)
Tổ máy 1 Tổ máy 6
Tổ máy 2 Tổ máy 7
Tổ máy 3 Tổ máy 8
Tổ máy 4 Tổ máy 9
Tổ máy 5 Tổ máy 10

Mức tiêu thụ năng lượng hiện tại (Số liệu năm cuối cùng trong chu kỳ năm
năm trước)

Loại Giá Sử dụng cho


Khối lượng Nhiệt năng
nhiên liệu nhiên liệu mục đích gì
Than đá 103 tấn kJ/kg 106 đ/tấn
Dầu FO 103 tấn kJ/kg 106 đ/tấn
Dầu
103 tấn kJ/kg 106 đ/tấn
Diezen
Xăng 103 tấn kJ/kg 106 đ/tấn
Khí đốt 106 m3 kJ/ m3 106 đ/ m3
Than cốc 103 tấn kJ/kg 106 đ/tấn
Khí than 106 m3 kJ/ m3 106 đ/ m3

Công suất huy động: ……….…… kW


Điện năng sản xuất: ……………. 106kWh/năm
Điện sản xuất Công nghệ:
Nhiên liệu sử dụng:
Nhiên liệu thay thế:

87
II. Kế hoạch, mục tiêu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng trong năm năm tới

2.1. Các giải pháp và dự kiến kết quả

Giải pháp Mục tiêu tiết kiệm, sử dụng hiệu quả NL


Năm
TKNL Năm
kết Loại Mục đích Dự kiến Hoàn Mức cam kết
dự kiến áp bắt đầu Mức TKNL
thúc nhiên của giải chi phí vốn và khả năng
dụng dự kiến đạt được
liệu pháp (Tr. đồng) (năm) thực hiện (2)
Mức TK …(Đơn vị đo)
Tương đương (1)... %
Thành tiền .. Tr. đồng
Lợi ích khác (là gì?)
Mức TK (Đơn vị đo)
Tương đương…%
Thành tiền …Tr. đồng
Lợi ích khác (là gì?)
Mức TK ….Đơn vị đo)
Tương đương … %
Thành tiền.… r. đồng
Lợi ích khác (là gì?)
Ghi chú: (1) So với mục đích sử dụng (ví dụ chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, phụ tải cho thiết bị chuyển động, v.v…), không so với
tổng năng lượng sử dụng.
(2)
Cho biết khả năng thực hiện (ví dụ: từ 0 đến 100%); mức đảm bảo (thấp, trung bình, cao).
88
2.2. Kế hoạch thay thế, nâng cấp, bổ sung thiết bị công nghệ
Cách thức lắp đặt Mức cam kết và
Tên thiết Mô tả tính năng, vị trí Lý do lắp mới, nâng cấp
Năm (lắp mới, nâng cấp hoặc khả năng thực
bị sử dụng của thiết bị hoặc thay thế
thay thế) hiện

III. Kết quả thực hiện kế hoạch


(Tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm chuyển qua)
3.1. Các giải pháp và kết quả đạt được
Năm 20…. 20…. 20….. 20….. 20….
Giải pháp 1: (Tên giải pháp)
Mức tiết kiệm năng lượng - Dự kiến theo kế hoạch (kWh)
Mức tiết kiệm năng lượng – Thực tế đạt được (kWh)
Mức tiết kiệm năng lượng - Dự kiến theo kế hoạch (%)
Mức tiết kiệm năng lượng – Thực tế đạt được (%)
Mức tiết kiệm chi phí – Dự kiến theo kế hoạch (Triệu đồng)
Mức tiết kiệm chi phí – Thực tế đạt được (Triệu đồng)
Chi phí – Dự kiến theo kế họach (Triệu đồng)
Chi phí – Thực tế thực hiện (Triệu đồng)
Giải pháp 2: (Tên giải pháp)
Mức tiết kiệm năng lượng - Dự kiến theo kế hoạch (kWh)

89
Mức tiết kiệm năng lượng – Thực tế đạt được (kWh)
Mức tiết kiệm năng lượng - Dự kiến theo kế hoạch (%)
Mức tiết kiệm năng lượng – Thực tế đạt được (%)
Mức tiết kiệm chi phí – Dự kiến theo kế hoạch (Triệu đồng)
Mức tiết kiệm chi phí – Thực tế đạt được (Triệu đồng)
Chi phí – Dự kiến theo kế họach (Triệu đồng)
Chi phí – Thực tế thực hiện (Triệu đồng)
Giải pháp 3: (Tên giải pháp)
Mức tiết kiệm năng lượng - Dự kiến theo kế hoạch (kWh)
Mức tiết kiệm năng lượng – Thực tế đạt được (kWh)
Mức tiết kiệm năng lượng - Dự kiến theo kế hoạch (%)
Mức tiết kiệm năng lượng – Thực tế đạt được (%)
Mức tiết kiệm chi phí – Dự kiến theo kế hoạch (Triệu đồng)
Mức tiết kiệm chi phí – Thực tế đạt được (Triệu đồng)
Chi phí – Dự kiến theo kế họach (Triệu đồng)
Chi phí – Thực tế thực hiện (Triệu đồng)
………….
Tổng mức tiết kiệm thu được từ tất cả các giải pháp 20…. 20….. 20….. 20…… 20……
Mức tiết kiệm năng lượng - Dự kiến theo kế hoạch (kWh)
Mức tiết kiệm năng lượng – Thực tế đạt được (kWh)
Mức tiết kiệm năng lượng - Dự kiến theo kế hoạch (%)
Mức tiết kiệm năng lượng – Thực tế đạt được (%)
Mức tiết kiệm chi phí – Dự kiến theo kế hoạch (Triệu đồng)
90
Mức tiết kiệm chi phí – Thực tế đạt được (Triệu đồng)
Chi phí – Dự kiến theo kế họach (Triệu đồng)
Chi phí – Thực tế thực hiện (Triệu đồng)
3.2. Thực hiện việc thay thế, nâng cấp, bổ sung thiết bị công nghệ
Tên thiết bị dự kiến lắp Cách thức lắp đặt
Thực hiện Lý do
Năm mới/nâng cấp/thay thế (lắp mới, nâng cấp
theo kế hoạch (Có/không) (Trong trường hợp không thực hiện được)
hoặc thay thế)

Tên thiết bị được lắp Cách thức lắp đặt Lý do lắp mới/nâng cấp/thay thế thiết bị
Mô tả tính năng, vị
mới/nâng cấp/thay thế
Năm trí sử dụng của thiết (lắp mới, nâng cấp
không có trong kế hoặc thay thế)
bị
hoạch

91
IV. Nội dung khác liên quan đến lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kế
hoạch năm năm

Cam kết
Được sự ủy quyền của Giám đốc Công ty [Tên Công ty] về việc dự thảo lập báo
cáo thực hiện kế hoạch năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
giai đoạn [YYYY-YYYY] của [Tên Công ty hoặc Chi nhánh/Nhà máy trực thuộc
được báo cáo trong kế hoạch], tôi cam kết đã kiểm tra kỹ các dữ liệu trong tài
liệu, đảm bảo các dữ liệu là chính xác và xin chịu trách nhiệm về các dữ liệu đã
báo cáo.

Ngày báo cáo […/../….]

Người lập kế hoạch Người đứng đầu cơ sở duyệt


(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký tên và đóng dấu)

92
Phụ lục 2: Tính toán hiệu quả kinh tế khi thay bóng đèn Compact
bằng bóng đèn LED

TT Hạng mục Đơn vị Giá trị


1 Cơ sở dữ liệu
Số bóng Compact khu shopping và
1.1 Bóng 512
văn phòng
1.2 Số giờ hoạt động/ngày Giờ 15
1.3 Số bóng Compact hành lang căn hộ Bóng 500
1.4 Số giờ hoạt động/ngày Giờ 24
1.5 Công suất của mỗi bóng 14
1.6 Hệ số sử dụng 0,8
1.7 Hệ số sử dụng đồng thời 0,85
1.8 Số ngày hoạt động/năm Ngày 360
Tổng năng lượng tiêu thụ chiếu sáng
1.9 kWh 67.447
trong một năm
2 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng
Công suất của mỗi bóng LED thay
2.1 W/bóng 7
thế
Tổng năng lượng tiêu thụ chiếu sáng
2.2 kWh 33.724
khi thay thế trong một năm
Tiết kiệm năng lượng chiếu sáng
2.3 kWh 33.724
trong một năm
Nghìn đồng
2.4 Chi phí điện năng trung bình 2,006
/kWh

2.5 Tổng tiết kiệm tiền hàng năm Nghìn đồng 67.662

Nghìn
2.6 Chi phí đầu tư cho một bóng Led 160
đồng/bóng

2.7 Tổng chi phí đầu tư Nghìn đồng 161.920

2.8 Thời gian hoàn vốn giản đơn năm 2,39


2.9 Hệ số hoàn vốn nội tại % 39%
2.10 Giá trị hiện tại thuần Ngàn đồng 174.200
3 Môi trường
3.1 Quy đổi TOE TOE 5,2
3.2 Giảm phát thải CO2 tấn CO2 13,9

93
Phụ lục 3: Tính toán hiệu quả kinh tế khi thay bóng đèn huỳnh quang
T8 bằng bóng đèn huỳnh quang T5

Đèn
TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Đèn T8 Tube Đèn T5
TL-D
1 Dữ liệu cơ sở
1.1 Công suất của một đèn W 36 58 28
1.2 Tổn thất do chấn lưu W 8 12 0
1.3 Công suất của bóng đèn W 44 70 28
1.4 Số lượng bóng Đèn 3.500 120 3.620
Số giờ vận hành trung bình
1.5 Giờ 12 12 12
trong một ngày
Số ngày vận hành trung bình
1.6 Ngày 350 350 350
trong một năm
1.7 Hệ số sử dụng đồng thời 0,85 0,85 0,85
Tổng điện năng tiêu thụ
1.8 kWh 549.780 29.988 361.855
hàng năm
2 Tiềm năng tiết kiệm
Điện năng tiết kiệm được
2.1 kWh 217.913
hàng năm
Nghìn
2.2 Chi phí điện năng trung bình 2,006
đồng/kWh
Tổng số tiền tiết kiệm hàng
2.3 Nghìn đồng 437.213
năm
2.4 Chi phí đầu tư cho một bóng Nghìn đồng 150

2.5 Chi phí đầu tư Nghìn đồng


543.000
2.6 Thời gian hoàn vốn giản đơn Năm 1,24
2.7 Hệ số hoàn vốn nội tại % 76%
2.8 Giá trị hiện tại thuần Ngàn đồng 1.033.053
3 Môi trường
3.1 Quy đổi TOE TOE 34
3.2 Giảm phát thải CO2 tấn CO2 90

94
Phụ lục 4: Tính toán hiệu quả kinh tế khi thay điều hòa AHU bằng
điều hòa VRV

TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị


1 Cơ sở dữ liệu
1.1 Số điều hòa AHU Máy 7
1.2 Công suất lạnh BTU 120.000
1.3 Công suất điện tiêu thụ của AHU KW 14,9
1.4 Hệ số EER 8,1
1.5 Số giờ vận hành trong ngày Giờ 12
1.6 Số ngày vận hành trong năm Ngày 300
1.7 Hệ số tải % 75%
1.8 Hệ số sử dụng đồng thời 0,85
Năng lượng tiêu thụ hàng năm của
1.9 kWh/năm 239.369
AHU
2 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng
2.1 Số điều hòa VRV thay thế Máy 7
2.2 Công suất lạnh BTU 115.000
2.3 Công suất điện tiêu thụ của VRV KW 8,9
2.4 Hệ số EER 12,9
Năng lượng tiêu thụ hàng năm của
2.5 kWh/năm 142.979
VRV
3 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng
3.1 Tổng điện năng tiết kiệm 1 năm KW 96.390
3.2 Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng % 40
Nghìn
3.3 Chi phí điện năng trung bình 2,006
đồng /kWh
Tổng chi phí tiết kiệm được trong 1
3.4 Nghìn đồng 193.358
năm
3.5 Chi phí đầu tư cho một VRV Nghìn đồng 300.000
3.6 Chi phí lắp đặt Nghìn đồng 30.000
3.7 Tổng chi phí đầu tư Nghìn đồng 2.310.000
3.8 Thời gian hoàn vốn năm 11,9
4 Môi trường
4.1 Quy đổi TOE TOE 14,9
4.2 Giảm phát thải CO2 Tấn CO2 39,8

95

You might also like