You are on page 1of 80

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC


KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LƯỢNG
----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN “ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM
BIẾN ÁP 110KV TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN”

Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐÀM KHÁNH LINH


Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN BẢO
Mã sinh viên : 1681210107
Ngành : Quản lý công nghiệp và năng lượng
Chuyên ngành : Quản lý năng lượng
Lớp : D11QLNL
Khóa : 2016 – 2021

Hà Nội, tháng 11 năm 2023


MỤC LỤ
C
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
.................................................................................................................................................................... 3
1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN...................................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm đầu tư.....................................................................................................................3
1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư...........................................................................................................3
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.................................................................................4
1.1.4. Phân loại dự án đầu tư............................................................................................................4
1.1.5. Mục tiêu của đầu tư.................................................................................................................6
1.2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................................................................................8
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư........................................................................................................9
1.2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư.....................................................................................................10
1.2.3 Giai đoạn vận hành, khai thác dự án....................................................................................11
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH............................................................................11
1.3.1. Mục tiêu phân tích hiệu quả tài chính dự án:................................................................11
1.3.2. Chọn thời gian tính toán..................................................................................................11
1.3.3. Phương pháp khấu hao....................................................................................................11
1.3.4. Các phương thức trả vốn gốc và lãi......................................................................................12
1.3.5. Các loại thuế...........................................................................................................................13
1.3.6. Xây dựng dòng tiền dự án.....................................................................................................13
1.4. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................14
1.4.1. Giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Value):..............................................................14
1.4.2. Tỉ số lợi ích và chi phí (B/C)..................................................................................................15
1.4.3. Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR).................................................................................................16
1.4.4 Thời gian hoàn vốn (Thv)...................................................................................................17
1.5. ĐẶC THÙ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG..................................................................18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................................22
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY VÀ TBA 110KV TRÀNG ĐỊNH, TỈNH
LẠNG SƠN..............................................................................................................................................23
2.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY VÀ TBA 110KV TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG
SƠN......................................................................................................................................................23
2.1.1. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................................23
2.1.2. Mục tiêu của dự án................................................................................................................25
2.2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỆN KHU VỰC..........................................................................26
2.2.1. Hiện trạng tiêu thụ điện năng tỉnh Lạng sơn.......................................................................26
2.2.2. Dự báo nhu cầu điện khu vực...............................................................................................28
2.3. DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐƯỜNG DÂY VÀ TBA 110KV TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN..........31
2.3.1. Tổng mức đầu tư....................................................................................................................31
2.3.2. Phương án huy động vốn.......................................................................................................32
2.3.3. Phương thức trả vốn và lãi vay.............................................................................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................................35
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN XÂY DỰNG “ĐƯỜNG
DÂY VÀ TBA 110KV TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN”................................................................36
3.1. DỮ LIỆU ĐẦU VÀO....................................................................................................................36
3.1.1. Thời gian tính toán................................................................................................................40
3.1.2. Phương pháp khấu hao.........................................................................................................40
3.1.3. Các phương thức trả vốn gốc và lãi..................................................................................41
3.1.4. Các loại thuế..........................................................................................................................42
3.1.5. Xây dựng dòng tiền của dự án.............................................................................................43
3.2. BẢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN.................................................................................45
3.3. PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐỘ NHẠY..............................................................................................49
3.3.1. Phương án vốn đầu tư tăng 10%.........................................................................................50
3.3.2. Phương án điện năng giảm 10%...........................................................................................56
3.3.3. Phương án vốn tăng 10% và điện năng giảm 10%..............................................................61
3.4. TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.........................................................64
3.5. KẾT LUẬN...................................................................................................................................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................................................67
KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................69
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tiêu thụ điện năng theo ngành giai đoạng 2016-2020
Bảng 2.2 Dự báo nhu cầu năng lượng vùng dự án
Bảng 2.3 Dự án đường dây và TBA 110kV Tràng Định
Bảng 2.4 Bảng kế hoạch vay vốn
Bảng 2.5 Bảng xác định nghĩa vụ trả nợ
Bảng 2.6 Bảng xác định chi phí khấu hao
Bảng 3.1 Tính toán giá điện bình quân
Bảng 3.2 Cân bằng năng lượng khi không có dự án
Bảng 3.3 Cân bằng năng lượng khi có dự án
Bảng 3.4 Phương thức trả nợ
Bảng 3.5 Các loại thuế
Bảng 3.6 Dòng tiền của dự án
Bảng 3.7 Báo cáo cân bằng tài chính
Bảng 3.8 Bảng phân tích hiệu quả tài chính
Bảng 3.9 Kết quả tính toán các chỉ tiêu
Bảng 3.10 Kết quả tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính
Bảng 3.11 Cơ cấu nguồn vốn khi vốn đầu tư tăng 10%
Bảng 3.12 Kế hoạch trả nợ dự án khi vốn đầu tư tăng 10%
Bảng 3.13 Báo cáo cân bằng tài chính
Bảng 3.14 Phân tích hiệu quả tài chính
Bảng 3.15 Cân bằng năng lượng khi điện năng giảm 10%
Bảng 3.16 Báo cáo cân bằng tài chính
Bảng 3.17 Phân tích hiệu quả tài chính
Bảng 3.18 Báo cáo cân bằng tài chính
Bảng 3.19 Phân tích hiệu quả tài chính
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- TBA: Trạm biến áp
- MBA: Máy biến áp
- IRR: Hệ số hoàn vốn nội tại
- TSCĐ: Tài sản cố định
- TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
- DN: Doanh nghiệp
- CFBT: Dòng tiền trước thuế
- CFAT: Dòng tiền sau thuế
- NPV: Giá trị hiện tại thuần
- B/C: Tỉ số lợi ích và chi phí
- T hv : Thời gian hoàn vốn
- ĐTXD: Đầu tư xây dựng
- QLDA: Quản lý dự án
- QL: Quản lý
- U: Điện áp
- S: Công suất biểu kiến (MVA)
- Cos Ø: Hệ số công suất phụ tải
- TP: Điện năng thương phẩm (MWH)
- ĐMV: Điện năng mua vào
- GPMB: Giải phóng mặt bằng
- BCNCKT: Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Const: Giá trị không đổi
- VAT: Thuế giá trị gia tăng
- TTT: Tổng tổn thất
- BĐ: Bán điện
- MĐ: Mua điện
-
1 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây với tốc độ phát triển kinh tế cao, trước đòi hỏi thực tế
ngành kỹ thuật phải có những bước phát triển vượt bậc đáp đứng nhu cầu về sản lượng
điện. Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng
được nâng cao, nhu cầu sử dụng điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ…tăng lên không ngừng dẫn đến tình trạng quá tải điện xảy ra. Trong quá trình
phát triển đó, điện năng đóng vai rất quan trọng. Nó là một dạng năng lượng đặc biệt, có
rất nhiều ưu điểm như dễ truyền tải và phân phối do đó mà ngày nay điện năng được sử
dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống.
Gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ... là nhu
cầu năng lượng, đặc biệt là điện năng. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ mọi ngóc ngách
của đời sống nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao và tăng lên không ngừng dẫn
đến tình trạng thiếu hụt năng lượng, là nguyên liệu không thể thiếu cho quá trình phát
triển ấy điện năng cũng đang là một vấn đề được hết sức quan tâm. Tình trạng quá tải
điện năng đang là một vấn đề lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước về
mọi mặt: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Quân sự,...
Điện năng là khái niệm dùng để chỉ năng lượng dòng điện hoặc công của dòng
điện sản sinh. Kể từ khi được tạo ra cho đên nay, điện năng đóng vai trò hết sức quan
trọng trong cuộc sống cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người. Nhờ
có điện năng các thiết bị mới có thể hoạt động. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống,
hiệu suất công việc đồng thời tiết kiệm tài nguyên, thời gian cùng công sức lao động.
Điện năng là dạng năng lượng có tính chất liên tục và không dự trữ được chính vì thế cần
phải có kế hoạch rõ ràng cụ thế để sản xuất và sử dụng một cách hiệu quả tránh lãng phí
hay dư thừa điện năng.
Nhằm đảm bảo hiệu quả ta thực hiện các dự án điện năng như truyền tải và phân
phối điện năng giữa các khu vực hay vùng miền nhưng trong quá trình truyền tải và phân
phối thường xảy ra tình trạng tổn thất điện năng khiến lượng điện bị hao hụt gây ra nhiều
thiệt hại, để giảm tổn thất điện năng trong qua trình phân phối cần có các thiết
bị ......Trong đó máy biến áp là thiết bị không thể thiếu và đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong hệ thống cung cấp điện. Chúng có vai trò biến đổi điện áp từ cấp này sang cấp
khác để đảm bảo phù hợp với từng mục đích và yêu cầu của người sử dụng.
Từ những thực tế trên, em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính dự án:
Đường dây và TBA 110KV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” cho bài đồ án tốt nghiệp của
mình. Mục tiêu nghiên cứu của đồ án nhằm đưa ra hệ thống lý thuyết của một dự án đầu

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 1


2 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

tư, phương pháp tính toán hiệu quả tài chính của dự án. Từ đó thấy được việc phân tích
hiệu quả tài chính những dự án năng lượng rất cần thiết và quan trọng việc đưa ra các
quyết định đầu tư.
Nội dung đồ án tốt nghiệp em trình bày gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư
Chương 2: Tổng quan về dự án đường dây và TBA 110KV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
Chương 3: Phân tích đánh giá hiệu quả tài chính dự án xây dựng đường dây và TBA
110KV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 2


3 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH


CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên
thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Xuất phát từ
phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau
về đầu tư.
 Đầu tư theo nghĩa rộng: Là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương
lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực có thể là
tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được đó
có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn
lực.
 Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện
tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
Từ đó ta có khái niệm về đâu tư: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính,
nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời
gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Theo quan điểm của chủ đầu tư: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu
được số vốn lớn hơn số vốn đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận.
Theo quan điểm của xã hội (quốc gia): Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó
thu được các hiệu quả kinh tế - xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia.
1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới: Dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động, các
chính sách và các chi phí có liên quan được thiết kế nhằm mục tiêu nhất định, trong một
khoảng thời gian nhất định.
Theo luật đầu tư: Dự án là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các
hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Các yếu tố hình thành dự án đầu tư bao gồm: Mục tiêu, vốn, chính sách hoặc giải pháp,
con người, tài nguyên, thời gian và sản phẩm do dự án tạo ra.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 3


4 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng (ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-
CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ): Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ
vốn để làm mới, mở rộng và cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự
tăng trưởng về mặt số lượng và cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ trong
một khoảng thời gian xác định.
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai.
Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc của vốn… mọi hoạt động có đặc trưng
trên đều được coi là hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường là quyết định sử
dụng các nguồn lực mà biểu hiện cụ thể dưới dạng các hình thái khác nhau như tiền, đất
đai, tài sản, vật tư thiết bị, giá trị trí tuệ…
Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài: xác suất biến đổi nhất định do nhiều
nhân tố. Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng phải tính đến trong mọi nội
dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án.
Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích
trong tương lai: đầu tư về một phương diện nào đó là một sự hy sinh hiện tại để đổi lấy
lợi ích trong tương lai.
Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn chứa đựng yếu tố rủi ro: các đặc trưng trên đã cho
thấy hoạt động đầu tư là một hoạt động chứa nhiều rủi ro.
1.1.4. Phân loại dự án đầu tư
Nhằm mục đích thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nâng cao
hiệu quả của hoạt động dự án đầu tư cần tiến hành phân loại dự án đầu tư. Hoạt động dư
án đầu tư có thể được phân loại một cách tương đối: theo lĩnh vực hoạt động, theo mức
độ đầu tư, theo thời gian hoạt động và theo tính chất quản lý.
a. Theo lĩnh vực hoạt động:
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là: dạng đầu tư cho các công trình xây dựng.
Đầu tư cơ sở hạ tầng tạo tiền đề phát triển sản xuất kinh doanh.
Đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh: Đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ tạo năng lực
mới, sản xuất phát triển có thêm tiềm lực kinh tế để giúp phát triển trở lại cơ sở hạ tầng.
Đầu tư phát triển các hoạt động lĩnh vực văn hóa – xã hôi – môi trường: Đầu tư vào văn
hóa xã hội sẽ nâng cao học vấn, dân trí, phát triển khoa học kỹ thuật giúp phát triển trở lại
cho sản xuất.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 4


5 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

b. Theo mức độ đầu tư


Dự án đầu tư được chia thành 3 nhóm A, B và C theo khoản 2 Điều 6 Luật Đầu tư công
2019:
Nhóm A gồm các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh quốc phòng có tính bảo mật quốc
gia, có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công
nghiệp mới, các dự án sản xuất các chất độc hại chất nổ (không phân biệt quy mô dự án)
các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật phát triển khu đô thị mới, các dự án y tế giáo dục và
phát triển sản xuất có vốn đầu tư từ 800 đến trên 2300 tỷ đồng tùy theo từng lĩnh vực.
Các dự án thuộc nhóm A phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu
khả thi và phải được Quốc hội thông qua. Riêng đối với ngành điện các dự án có vốn đầu
tư từ 1500 tỷ đồng trở lên thì được liệt vào nhóm A.
Nhóm B gồm các dự án có tổng vốn đầu tư từ 45 đến 2300 tỷ đồng tùy theo từng lĩnh vực.
Các công trình đầu tư ngành điện có tổng vốn đầu tư từ 60 đến 1000 tỷ đồng trở lên thuộc
nhóm này.
Nhóm C gồm các dự án có tổng vốn đầu tư từ dưới 45 tỷ đến dưới 120 tỷ đồng tùy theo
từng lĩnh vực. Các bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ hoặc chủ tịch UBND các
tỉnh, thành phố có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt các báo cáo tiền khả thi cho các
dự án thuộc nhóm B và C.
c. Theo thời gian hoạt động
Đầu tư ngắn hạn: là loại dự án có thời gian thực hiện đầu tư và thu hồi vốn đầu tư ngắn,
tính chất bất định không cao lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao, nhắm
vào các mục tiêu trước mắt. Thời gian hoạt động và phát huy tác dụng của những dự án
này thường ngắn, trong đó khoảng từ 2-5 năm.
Đầu tư trung hạn và dài hạn: là nhưng đầu tư đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi
vốn chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp,
chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán
chính xác được (về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển
khoa học kỹ thuật, thiên tai, sự ổn định về chính trị…) và lâu dài về thời gian phát huy tác
dụng, thường trên 5-10-15 năm hoặc lâu hơn.
Khi đầu tư dự án phải được chuẩn bị kỹ, cần cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến
kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, cần xem xét các biện pháp
xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để bảo đảm thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động
của dự án đầu tư kết thúc.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 5


6 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

d. Theo tính chất quản lý


Đầu tư trực tiếp: là đầu tư mà trong đó chủ đầu tư vừa bỏ vốn, vừa trực tiếp tham gia
quản lý, điều hành. Thực chất trong đầu tư trực tiếp thì người bỏ vốn và nhà quản lý sử
dụng vốn là một chủ thể.
Đầu tư gián tiếp: chủ đầu tư chỉ đóng vai trò góp vốn mà không tham gia quản lý điều
hành. Dạng này thường thấy ở lĩnh vực đầu tư tài chính. Thực chất trong giai đoạn đầu tư
người bỏ vốn và nhà quản trị sử dụng vốn là khác chủ thể.
e. Theo mục đích và tính chất
Đầu tư xây dựng mới: được tiến hành với quy mô lớn, toàn diện. Trong đó việc áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được quan tâm và sử dụng tối đa.
Đầu tư cải tạo mở rộng (đầu tư chiều sâu): nhằm tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cao
hơn trên cơ sở đầu tư cũ. Kết quả của đầu tư này là nhằm nâng cao thêm năng lực và hiệu
quả sản xuất.
Đầu tư thay thế: nhằm xây dựng cơ sở vật chất mới thay thế cơ sở vật chất cũ để có được
kết quả khai thác dự án tốt hơn.
1.1.5. Mục tiêu của đầu tư
Mục tiêu đầu tư của nhà nước
Những dự án đầu tư của Nhà nước thường nhằm vào các mục tiêu sau:
Đảm bảo cho phúc lợi công cộng dài hạn, như đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu khoa học
– công nghệ, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế đất
nước hoặc khu vực, đầu tư các công trình thuộc các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào
tạo, y tế, thể thao, nghệ thuật…
Đảm bảo sự phát triển kỹ thuật, kinh tế dài hạn của đất nước: đầu tư cho các công trình
nghiên cứu khoa học và công nghệ có tính chất chiến lược, các công trình cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và kinh tế quan trọng, các công trình công nghiệp trọng điểm có tác dụng đòn
bẩy đối với nền kinh tế quốc dân…
Đảm bảo yêu cầu về quốc phòng an ninh cho Tổ Quốc.
Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên cho đất nước.
Đảm bảo vị trí kinh tế của đất nước trên trường quốc tế.
Đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhà nước riêng lẻ, các doanh nghiệp tư
nhân không thể đầu tư do nhiều nguyên nhân khác nhau: vốn lớn, độ rủi ro, mạo hiểm

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 6


7 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

cao mà các lĩnh vực này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước và đời
sống của nhân dân.
Nhìn chung là theo góc độ quốc gia thì đầu tư từ ngân sách nhằm vào hai mục tiêu chính
là:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước nhằm tăng thu nhập quốc dân.
Cải thiện việc phân phối thu nhập quốc dân nhằm đạt được mục tiêu công bằng xã hội.
Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp.
Các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhằm vào mục tiêu chính sau đây:
Cực đại lợi nhuận hoặc cực tiểu chi phí: Có thể nói mục tiêu cực đại lợi nhuận được coi
là mục tiêu quan trọng và phổ biến nhất đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên khi sử dụng
mục tiêu này đòi hỏi phải đảm bảo tính chắc chắn của các chỉ tiêu lợi nhuận thu được
theo dự kiến của dự án đầu tư qua các năm. Yêu cầu này trong thực tế gặp nhiều khó
khăn khi thực hiện, vì tình hình của thị trường luôn biến động và dự báo chính xác về lợi
nhuận cho hàng chục năm sau là rất khó khăn.
Cực đại khối lượng hàng hóa sản xuất và bán ra trên thị trường của doanh nghiệp: Mục
tiêu này thường được dùng khi các yếu tố tính toán theo mục đích lợi nhuận không được
đảm bảo chắc chắn. Tuy nhiên mục tiêu này cũng có mục đích cuối cùng là thu được lợi
nhuận tối đa theo con đường cực đại hóa khối lượng hàng hóa bán ra trên thị trường, vì
mức lợi nhuận cho một sản phẩm có thể thấp, nhưng do khối lượng sản phẩm bán ra trên
thị trường lớn nên tổng lợi nhuận thu được là lớn. Vấn đề còn lại là doanh nghiệp phải
đảm bảo mức doanh lợi của đồng vốn phải đạt mức yêu cầu tối thiểu.
Cực đại giá trị tài sản của các cổ đông tham gia vào dự án đầu tư được tính theo giá thị
trường: Trong kinh doanh có hai vấn đề cơ bản được các nhà kinh doanh luôn luôn quan
tâm đó là lợi nhuận dài hạn và sự ổn định của kinh doanh, ở đây sự ổn định luôn luôn gắn
liền với mức độ rủi ro. Hai mục tiêu này trong thực tế thường mẫu thuần với nhau, vì
muốn thu được lợi nhuận càng lớn thì càng phải chấp nhận mức rủi ro càng cao, tức là
mức ổn định càng thấp.
Để giải quyết vấn đề này các nhà kinh doanh áp dụng mục tiêu kinh doanh "Cực đại giá trị tài
sản của các cổ đông tính toán theo giá trên thị trường" hay là cực đại giá trị trên thị trường của
các phiếu cổ phiếu hiện có, vì giá trị của một cổ phiếu ở bất kỳ công ty nào đó trên thị trường
phản ánh không những mức lợi nhuận mà còn có mức rủi ro hay sự ổn định của hoạt động
kinh doanh của các công ty. Vì vậy, thông qua cổ phiếu giá trị trên thị trường có thể phân phối

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 7


8 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

hai mục tiêu lợi nhuận và rủi ro thành một đại lượng để phân tích phương án kinh doanh, trong
đó có cả dự án đầu tư.
 Nhằm đạt được thỏa mãn một trong những mục tiêu chính đầu tư của doanh
nghiệp.
 Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trong tình hình cạnh tranh hay phục hồi doanh
nghiệp thoát khỏi nguy cơ suy thái.
Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận cực đại trong thực tế còn tồn tại một mục tiêu thứ hai không
kém phần quan trọng, đó là duy trì sự tồn tại lâu dài và an toàn cho doanh nghiệp hay dự
án đầu tư. Trong trường hợp này các nhà kinh doanh chủ trương đạt được một mức độ
thỏa mãn nào đó của doanh nghiệp về lợi nhuận, nhưng đảm bảo được sự tồn tại lâu dài
và an toàn cho doanh nghiệp còn hơn là chạy theo lợi nhuận cực đại nhưng có nhiều nguy
cơ rủi ro và phá sản. Quan điểm này có thể được áp dụng để phân tich và quyết định đầu
tư một dự án.
Đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín phục vụ đối với khách hàng và khả
năng canh tranh để mở rộng thị trường tiêu thụ, chiểm lĩnh thị trường nhiều hơn, nhất là
trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Đầu tư chiều sâu đối với công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc mở rộng
thị trường tiêu thụ, đón đầu nhu cầu mới sẽ xuất hiện trên thi trường, tăng thêm độc
quyền doanh nghiệp.
Đầu tư để liên doanh với nước ngoài nhằm tranh thủ công nghệ mới và mở rộng thị
trường xuất khẩu.
Đầu tư để cải thiện điều kiện lao động của doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu bảo vệ mội
trường theo yêu cầu của pháp luật.
1.2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Theo khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 và điều 6 nghị định số 59/2015NĐ-
CP có hiệu lực từ ngày 5/8/2015 thì các dự án đầu tư được chia làm 3 giai đoạn gồm:
Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành, khai thác dự án được mô tả như hình dưới
đây:

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 8


9 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

(Nguồn: Phòng tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)


Hình 1.1 Sơ đồ các giai đoạn của dự án đầu tư
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư hay còn gọi là giai đoạn tiền đầu tư, đây là giai đoạn điều tra,
khảo sát các vấn đề kinh tế, xã hội để lập dự án. Giai đoạn này được thực hiện theo các
bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư
Đây là giai đoạn hình thành dự án nhằm phát hiện các cơ hội đầu tư và xác định sơ bộ
khả năng khai thác từng cơ hội, làm cơ sở lựa chọn những cơ hội đầu tư có triển vọng và
phù hợp với tình hình phát triển và khả năng đáp ứng của nền kinh tế để tiến hành các
bước nghiên cứu xây dựng dự án tiếp theo.
Bước 2: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Đây là giai đoạn tiếp tục nghiên cứu các cơ hội đầu tư đã được phát hiện và đánh giá trên
cơ sở nhằm sàng lọc lựa chọn các cơ hội đầu tư có triển vọng và phù hợp nhất để có thể
nghiên cứu sâu hơn và kỹ lưỡng hơn.
Nội dung của nghiên cứu tiền khả thi:

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 9


10 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

- Xác định được sự cần thiết phải đầu tư, phải có cơ sở pháp lý, nhu cầu của đầu tư.
- Xác định được hình thức đầu tư và năng lực sản xuất, phân tích các phương pháp đưa
điện, lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.
- Xác định địa điểm dự án, khái quát các điều kiện tự nhiên về địa điểm xây dựng.
Các nội dung của nghiên cứu tiền khả thi được xem xét sơ bộ và chưa chi tiết, các kết quả
tính toán cũng chỉ là tiền đề của nghiên cứ khả thi.
Bước 3: Lập báo cáo khả thi
Đây là bước sàng lọc cuối cùng để xác định dự án khả thi nhất. Nội dung của nghiên cứu
khả thi cũng bao gồm các vấn đề giống như nghiên cứu tiền khả thi nhưng các nôi dung
này được phân tích sâu hơn và chi tiết hơn.
Nội dung nghiên cứu khả thi:
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư: Xác định được các chức năng và nhiệm vụ của
hoạt động đầu tư, vị trí dự án đầu tư.
- Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm,
tìm nguồn cung cấp thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư
và lựa chọn hình thức đầu tư.
Bước 4: Thẩm định dự án và đưa ra quyết định đầu tư
Thẩm định dự án cần phải xem xét trên 3 mặt: kỹ thuật và công nghệ, xây dựng và môi
trường, kinh tế và tài chính. Trong đó, việc thẩm định tài chính có ý nghĩa rất quan trọng
vì nó cho phép xác định hiệu quả, sự tồn tại, khả năng sinh lời, khả năng hoàn vốn và
nguồn vốn huy động để xây dựng dự án.
Trên cơ sở kết luận về tính khả thi của dự án về 3 mặt trên người có thẩm quyền mới
được ra quyết định đầu tư.
1.2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư
Đây là giai đoạn thực hiện những dự định đầu tư, đưa dự án đi vào hoạt động thực tế.
Giai đoạn này gồm các bước:
- Thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình;
- Lựa chọn Nhà thầu theo luật đấu thầu;
- Xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng và đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý vận hành;
- Nghiệm thu, bàn giao và quyết toán vốn đầu tư của công trình.
Công tác nghiệm thu cần phải được tiến hành một cách hết sức kỹ lưỡng. Việc nghiệm
thu, bàn giao chỉ ra được những mặt còn chưa hợp lý, chưa đúng yêu cầu để có biện pháp
khắc phục.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 10


11 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

1.2.3 Giai đoạn vận hành, khai thác dự án


Đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động theo chức năng của dự án đã được xác định
trong mục tiêu đặt ra để xây dựng dự án. Việc quản lý các hoạt động dự án ở giai đoạn
này là quản lý theo kế hoạch hàng năm.
Công trình sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để vận hành, khai
thác sử dụng lâu dài. Công việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo các cấp:
Cấp duy tu bảo dưỡng; cấp sửa chữa nhỏ; cấp sửa chữa vừa; cấp sửa chữa lớn.
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1.1. Mục tiêu phân tích hiệu quả tài chính dự án:
Theo quan điểm chủ đầu tư: chi phí bao gồm vốn tự có, trả gốc và lãi vay, chi phí vận
hành, các loại thuế, hiệu ích là doanh thu bán hàng hóa (đối với dự án năng lượng là bán
điện). Các chỉ tiêu tài chính trên quan điểm này cho thấy tính khả thi của dự án theo một
điều kiện vay trả cụ thể. Nếu hệ số hoàn vốn nội tại (IRR) theo quan điểm này lớn hơn
mức lãi suất mà cổ đông đòi hỏi thì dự án khả thi về mặt tài chính và dự án coi là sinh lợi
theo quan điểm của chủ đầu tư.
1.1.1. Chọn thời gian tính toán
Đời sống kinh tế của dự án là kể từ lúc bắt đầu xây dựng cho đến lúc dự án kết thúc về
mặt kinh tế. Thường đời sống kinh tế của dự án nhỏ hơn đôi chút so với tuổi thọ của công
trình, vì những năm sau cùng lợi ích của dự án không đáng kể nếu so với các chi phí phải
bỏ ra tu bổ. Theo phụ lục của 14 TCN 112 – 1997, trong điều kiện quản lý vận hành ở
Việt Nam, kiến nghị lấy như sau:
- Dự án hồ chứa có quy mô lớn, các hệ thống tưới lớn (diện tích tưới > 20000 ha) thì
chọn T = 50 năm
- Dự án hồ chứa có quy mô trung bình, các trạm bơm, các hệ thống tưới vừa thì chọn T =
40 năm
- Dự án hồ chứa, trạm bơm …..có quy mô nhỏ, các dự án khôi phục sửa chữa hệ thống
tưới tiêu thì chọn T = 30 năm.
1.1.2. Phương pháp khấu hao
Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC của bộ Tài chính, các phương pháp khấu hao TSCĐ
hiện nay là:
− Khấu hao tuyến tính
− Khấu hao giảm dần

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 11


12 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Tuy nhiên, trong phạm vi đồ án này, em chỉ trình bày phương pháp khấu hao tuyến tính
như sau:
Khấu hao tuyến tính (tiền khấu hao hàng năm là không đổi): Là phương pháp khấu hao
tài sản cố định theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
− Công thức tính:
Di = P/N
Trong đó:
+ Di là tiền khấu hao năm i
+ P là giá trị ban đầu của tài sản cố định
+ N là thời gian khấu hao
Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119
triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi
phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của tài
sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày
1/1/2013.
Nguyên giá tài sản cố định P = 119 – 5 + 3 + 3 = 120 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm Di = 120: 10 =12 triệu đồng/năm.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng Dt = 12: 12 = 1 triệu đồng/ tháng
Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào
chi phí kinh doanh.
1.3.4. Các phương thức trả vốn gốc và lãi
Hiên nay, có các phương thức trả vốn gốc và trả lãi như sau:
a. Trả vốn đều hàng năm, trả lãi hàng năm tính theo vốn vay còn
+ Vốn vay trả hàng năm: vốn vay/thời hạn vay
+ Lãi trả tính theo vốn hay còn lại tại từng năm với lãi suất vay
b. Trả vốn và lãi vào cuối thời hạn vay, trả lãi đều hằng năm
+ Vốn vay trả vào năm cuối
+ Lãi trả tính theo vốn vay với lãi suất vay
c. Trả vốn và lãi vào cuối thời hạn vay
+ Vốn vay trả vào năm cuối

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 12


13 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

+ Lãi hàng năm được gộp vào vốn vay và được trả vào cuối thời kỳ vay
Hình thức trả lãi và vốn phụ thuộc vào:
− Khả năng tài chính của doanh nghiệp
− Lãi suất vay
− Mức độ rủi ro của dự án
1.3.5. Các loại thuế
- Thuế VAT: Là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh
trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Thuế VAT = TI x TR
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Thuế TNDN = TI x TR
Trong đó:
TI: Dòng tiền trước thuế
TR: Thuế suất
1.3.6. Xây dựng dòng tiền dự án
Định nghĩa dòng tiền: Dòng tiền biểu thị các khoản thu, khoản chi tại các thời điểm khác
nhau trong thời gian thực hiện dự án.
Dòng chi dự án đầu tư:
- Chi phí đầu tư: Tiền bỏ ra từ khi bắt đầu chuẩn bị đầu tư đến khi đưa toàn bộ công trình
vào khai thác bao gồm:
+ Chi phí lập và thẩm định
+ Chi phí thiết kế và lập dự toán
+ Chi phí mua thiết bị và công nghệ
+ Chi phí địa điểm
+ Chí phí xây lắp
+ Chi phí chạy thử
+ Chi phí đào tạo
+ Tiền trả lãi trong thời gian xây dựng
- Chi phí khai thác: Chi phí thường xuyên bỏ ra kể từ khi bắt đầu sản xuất sản phẩm đến
khi không còn khai thác dự án nữa bao gồm:

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 13


14 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

+ Chi phí nguyên nhiên vật liệu


+ Chi phí tiền lương
+ Chi phí bảo dưỡng
+ Chi phí quản lý
+ Chi phí về tài chính (trả lãi vay, thuế...)
- Dòng thu dự án đầu tư
+ Bán sản phẩm tại các thời điểm trong thời gian khai thác dự án. Phụ thuộc vào sản
lượng thương phẩm và đơn giá sản xuất
+ Giá trị còn lại khi thanh lý công trình.
- Tổng quan dòng tiền dự án
Dự án không vay vốn
+ Dòng tiền trước thuế (CFBT) = Doanh thu – Chi phí vận hành
+ Thu nhập chịu thuế = CFBT – Khấu hao
+ Thuế thu nhập DN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất
+ Dòng tiền sau thuế = CFBT – Thuế
Dự án vay vốn
+ Dòng tiền trước thuế = Doanh thu – Chi phí vận hành
+ Thu nhập chịu thuế = CFBT – Khấu hao – Trả lại
+ Thuế thu nhập DN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất
+ Dòng tiền sau thuế (CFAT) = CFBT – Thuế
1.4. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.4.1. Giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Value):
Định nghĩa: là tổng lãi của dự án được quy đổi về hiện tại qua hệ số chiết khấu i. Tiêu
chuẩn được sử dụng rộng rãi trong phân tích và đánh giá dự án đầu tư:
Công thức tính:
n n
NPV =∑ At (1+i) =∑ (B t−C t )(1+i)−t
−t

t=0 t=0

Trong đó:
- At: dòng lãi năm t
- Bt: dòng thu năm t
- Ct: dòng chi năm t

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 14


15 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

- n: tuổi thọ dự án
- i: hệ số chiết khấu
Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn NPV:
- NPV > 0: Chấp nhận
- NPV < 0: Loại bỏ
- NPV = 0: Xem xét các yếu tố khác
- NPV = max: Tối ưu
Ưu và nhược điểm của tiêu chuẩn NPV
- Ưu điểm:
+ Có tính đến thời giá của tiền tệ.
+ Xem xét toàn bộ dòng tiền của dự án.
+ Có thể so sánh các dự án có quy mô khác nhau.
+ Đơn giản và có tính chất cộng.
- Nhược điểm:
Việc tính toán xác định chỉ tiêu này phụ thuộc vào hệ số chiết khấu, do đó phải đòi hỏi
quyết định hệ số chiết khấu phù hợp mới áp dụng được chỉ tiêu này.
1.4.2. Tỉ số lợi ích và chi phí (B/C)
Định nghĩa: là tỉ số giữa tổng giá trị hiện tại của doanh thu và tổng giá trị hiện tại của chi
phí dự án, mang tính tương đối, cho ta biết một đơn vị giá trị hiện tại của chi phí dự án
tạo ra bao nhiêu giá trị hiện tại của doanh thu. Tiêu chuẩn B/C được áp dụng rộng rãi
trong việc phân tích và đánh giá các dự án có quy mô khác nhau.
Công thức tính:
n

B PVB t =0
∑ B t (1+i)−t
= =
C PVC n
∑ C t (1+ i)−t
t =0

Trong đó:
- PVB: giá trị doanh thu hiện tại
- PVC: giá trị chi phí hiện tại
Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn B/C:
- B/C > 1: chấp nhận
- B/C < 1: loại bỏ

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 15


16 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

- B/C = max: tối ưu


Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Dễ so sánh, hình dung.
+ Hỗ trợ giải thích cho NPV, trong khi NPV chỉ cho biết số tiền lãi ròng của dự án
khi đầu tư thì B/C cho biết tỷ suất lợi nhuận trên 1 chi phí đầu tư sẽ tạo ra bao
nhiêu doanh thu cho nhà đầu tư kết hợp cả 2 chỉ số để lựa chọn dự án phù hợp.
- Nhược điểm:
+ Dễ sai lầm khi so sánh các dự án có tính loại trừ nhau khi chỉ dựa trên chỉ số B/C
vì:
 B/C không cung cấp bất kì câu trả lời nào cho câu hỏi giá trị kinh tế sẽ
được tạo ra là bao nhiêu, và vì vậy B/C thường được sử dụng để phác thảo
ý tưởng sơ bộ về khả năng tồn tại của dự án.
 Các dự án thì có quy mô khác nhau, dự án có tỷ số B/C cao nhưng quy mô
nhỏ nên có NPV của nó lại nhỏ hơn và dự án có tỷ số B/C thấp hơn song do
quy mô lớn hơn nên có NPV cao hơn vì vậy việc lựa chọn dự án phải kết
hợp nhiều chỉ số để có cái nhìn tổng quát chính xác tránh sai lầm khi đưa ra
quyết định đầu tư.
1.4.3. Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)
Suất sinh lời nội bộ là lãi suất chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của các
khoản chi với giá trị của các khoản thu hay là lãi suất chiết khấu làm cho NPV= 0. Được
xác định bằng công thức sau :

Trong đó:
- IRR: Suất sinh lời nội bộ (%).
- i1: Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1 > 0 gần sát 0 nhất.
- i2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2 < 0 gần sát 0 nhất.
Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn IRR:
- IRR > IRR*: chấp nhận
- IRR < IRR*: loại bỏ
- IRR = IRR*: xem xét
- IRR = Max: tối ưu

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 16


17 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Có tính đến thời giá tiền tệ.
+ Có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu.
+ Tính đến toàn bộ dòng tiền.
- Nhược điểm:
+ Có thể một dự án có nhiều IRR. Khi dòng tiền của dự án đổi dấu nhiều lần, dự án
có khả năng có nhiều IRR vì vậy không biết chọn IRR nào.
1.4.4 Thời gian hoàn vốn (Thv)
Thời gian hoàn vốn T là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại vốn đầu tư bỏ ra, tức
là thời gian cần thiết để tổng hiện giá của thu hồi bằng tổng hiện giá của vốn đầu tư.

Trong đó: : Là thời gian hoàn vốn.


t1: Là thời điểm ứng với NPV1<0
t2: Là thời điểm ứng với NPV2>0
Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn T hv:
- T hv < T hv* : chấp nhận
- T hv > T hv* : loại bỏ
- T hv = T hv* : xem xét
- T hv = min : tối ưu
T hv* : là thời gian hoàn vốn quy định hoặc mong muốn.
Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Dễ xác định.
+ Độ tin cậy tương đối cao.
+ Chỉ tiêu này có thể giúp nhà đầu tư có thể sơ bộ quyết định có nên đầu tư hay
không.
- Nhược điểm:

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 17


18 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

+ Không cho biết thu nhập sau khi hoàn vốn. Đối với một dự án thời gian hoàn vốn
dài nhưng có thu nhập về sau cao thì dự án đó vẫn là dự án tốt. Do đó không thể dùng chỉ
tiêu này để so sánh các dự án.
1.5. ĐẶC THÙ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG
Các dự án đầu tư trong ngành năng lượng có một số đặc điểm cơ bản sau:
− Thuộc loại dự án phát triển hạ tầng cơ sở, xuất phát từ nhu cầu kinh tế xã hội, thường
mang tính công ích, lợi nhuận không phải là yếu tố quyết định hàng đầu.
Năng lượng là một nhu cầu tất yếu trong sự phát triển mọi mặt của xã hội, kể cả là về
kinh tế, xã hội hay chính trị, đặc biệt là các dự án đầu tư trong ngành điện. Chính vì thế,
các công trình, nhà máy điện được coi là phát triển hạ tầng cơ sở của một quốc gia, phục
vụ nhu cầu cơ bản con người. Lợi ích nó mang lại cho kinh tế, xã hội mới là vấn đề quan
trọng nhất khi quyết định xây dựng một dự án ngành năng lượng, lợi nhuận là yếu tố thứ
yếu.
− Có quy mô lớn nên đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn.
Hầu hết các dự án đầu tư ngành năng lượng đều là các dự án nhà máy điện như nhiệt
điện, thủy điện, điện hạt nhân, các loại năng lượng mới như mặt trời, gió, sóng biển... nên
quy mô của một dự án xây dựng là rất lớn. Không chỉ về vấn đề mặt bằng xây dựng
chiếm diện tích sử dụng lớn, mà còn là quy mô về công nghệ hiện đại và tiên tiến, riêng
thủy điện còn là vấn đề nguồn cung cấp nước và ảnh hưởng thủy lưu, bởi vậy yêu cầu về
nguồn vốn đầu tư cao là không thể tránh khỏi.
− Có thời gian xây dựng tương đối dài.
Các dự án đầu tư trong ngành năng lượng đều có ít nhất là hai năm xây dựng và thời gian
hoàn vốn tương đối lớn thường từ vài năm đến hang chục năm và phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố. Các dự án như điện trời, điện gió và hạt nhân thường có thời gian hoàn vốn trung
bình từ 5 đến 15 năm. Trong khi đó, các dự án lớn hơn như các nhà máy điện hoặc các dự
án phát triển kỹ thuật mới có thể kéo dài từ 20 đến 30 năm hoặc hơn.
− Có tính rủi ro cao.
Với việc có quy mô lớn, nguồn vốn lớn, thời dài xây dựng dài, chưa kể đến hầu hết các
dự án ngành năng lượng đều liên quan mật thiết đến nguồn tài nguyên, thiên nhiên, ví dụ
như: các nhà máy nhiệt điện chịu ảnh hưởng của việc khai thác than, thủy điện liên quan
đến yếu tố thủy lưu, điện hạt nhân là việc làm giàu urani và phóng xạ,... thì bắt buộc các
dự án phải xem xét kỹ lưỡng một loạt các rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra trong cả quá trình
nghiên cứu cơ hội, xây dựng, khai thác và đi vào vận hành.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 18


19 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

− Có yêu cầu phát triển đồng bộ giữa các bộ phận của hệ thống điện.
Yêu cầu phát triển đồng bộ giữa các bộ phận của hệ thống điện trong dự án năng lượng là
việc đảm bảo sự tương tác, hoạt động hài hòa và hiệu quả giữa các thành phần quan trọng
trong hệ thống điện. Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng dự án năng lượng có thể
hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.
Các bộ phận trong hệ thống điện năng lượng có thể bao gồm:
1. Nguồn cấp điện: Điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân, hay các nguồn năng lượng tái
tạo khác.
2. Hệ thống truyền tải: Các đường dây truyền tải điện, trạm biến áp để truyền điện từ
nguồn đến điểm sử dụng.
3. Hệ thống phân phối: Mạng lưới điện phân phối từ trạm biến áp đến các người tiêu
dùng cuối cùng.
4. Lưu trữ năng lượng (nếu có): Các công nghệ lưu trữ năng lượng để giữ lại hoặc sử
dụng năng lượng khi cần thiết.
Việc phát triển đồng bộ yêu cầu việc thiết kế, xây dựng và vận hành các bộ phận này sao
cho chúng hoạt động cùng nhau một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng
công suất được sinh ra tương thích với khả năng truyền tải và phân phối, hệ thống có khả
năng ứng phó với biến đổi thời tiết (đối với năng lượng tái tạo), và có khả năng duy trì ổn
định khi có thay đổi trong nguồn cung cấp hoặc nhu cầu sử dụng.
Đồng bộ hóa cũng đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, có thể thông qua việc sử
dụng công nghệ điều khiển tự động, hệ thống giám sát và quản lý thông tin để điều chỉnh
và điều phối hoạt động của các thành phần trong hệ thống điện.
− Có tác động đến môi trường xã hội (Di dân, tái định cư,...)
Dự án đầu tư năng lượng có thể có tác động đa dạng đến môi trường xã hội:
1. Ảnh hưởng đến Môi trường:
 Tác động Tích cực: Cung cấp nguồn năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và ô
nhiễm không khí, giảm ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.
 Tác động Tiêu cực: Dự án có thể ảnh hưởng đến động thực vật, sông ngòi, đất đai
và đời sống của các cộng đồng dân cư bằng cách chiếm dụng đất, tác động đến
sinh thái địa phương và các vấn đề liên quan đến tiếng ồn, thay đổi cảnh quan.
2. Tác động Xã hội:
 Tạo việc làm: Dự án có thể tạo ra cơ hội việc làm địa phương trong quá trình xây
dựng và vận hành.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 19


20 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

 Tăng cường Cơ sở hạ tầng: Có thể cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương như hệ
thống đường, nước, điện.
 Tương tác với Cộng đồng: Dự án có thể tương tác với cộng đồng địa phương, đôi
khi gây ra xung đột hoặc cải thiện điều kiện sống.
3. Tác động Kinh tế:
 Hỗ trợ Kinh tế Địa phương: Tạo ra thu nhập cho cộng đồng, đặc biệt là trong các
khu vực nông thôn hoặc vùng kinh tế yếu.
 Chi phí và Lợi ích: Chi phí đầu tư ban đầu có thể cao, nhưng trong dài hạn, có thể
mang lại lợi ích kinh tế cho cả cộng đồng và quốc gia.
4. Tác động Văn hóa và Cộng đồng:
 Tác động Văn hóa: Có thể ảnh hưởng đến lối sống, truyền thống và văn hóa của
cộng đồng địa phương.
 Tác động Liên kết Cộng đồng: Dự án có thể tạo ra cơ hội để tăng cường liên kết xã
hội và hỗ trợ các hoạt động cộng đồng.
Trong mỗi dự án, việc đánh giá và quản lý tác động đến môi trường xã hội là rất quan
trọng. Điều này thường đòi hỏi việc thực hiện các đánh giá tác động môi trường và xã hội
trước khi triển khai dự án, cùng với việc hợp tác với cộng đồng để hiểu và giảm thiểu
những tác động tiêu cực và tăng cường những ảnh hưởng tích cực đối với môi trường xã
hội.
− Có tác động đến môi trường tự nhiên (Ô nhiễm...).
1. Ô nhiễm Không khí:
 Khí thải: Các loại năng lượng như than, dầu và khí đốt tự nhiên khi được sử dụng
có thể gây ra khí thải độc hại như khí CO2, SO2, NOx và hạt bụi, góp phần vào ô
nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.
 Thiết bị cháy nhiên liệu: Cả việc sản xuất lẫn vận hành thiết bị nhiên liệu hóa
thạch có thể tạo ra khí thải và ô nhiễm không khí.
2. Ô nhiễm Nước:
 Thủy điện: Xây dựng các thủy điện có thể làm thay đổi dòng chảy của sông, tác
động đến sinh thái dưới nước và làm thay đổi chất lượng nước.
 Xây dựng và hoạt động dự án: Công đoạn xây dựng có thể gây ra ô nhiễm nước do
việc xả thải và rò rỉ các hóa chất từ các vật liệu xây dựng và thiết bị.
3. Ô nhiễm Đất:
 Xây dựng cơ sở hạ tầng: Công trình xây dựng có thể gây ra thay đổi đất đai, làm
mất đi các môi trường sống tự nhiên của động vật và thực vật.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 20


21 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

4. Tiếng ồn và Cảnh quan:

 Dự án điện gió: Các cột turbine và các thiết bị có thể tạo ra tiếng ồn, ảnh hưởng
đến môi trường âm thanh và cảnh quan của khu vực xung quanh.
5. Tác động sinh học:
 Sinh thái địa phương: Dự án có thể ảnh hưởng đến các loài động thực vật và động
vật sống trong khu vực triển khai, gây ra sự đột biến trong hệ sinh thái tự nhiên.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực này, các dự án thường áp dụng các biện pháp bảo vệ môi
trường như sử dụng công nghệ sạch, tái sử dụng nước và vật liệu xây dựng, quản lý chất
thải, và thực hiện các đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai dự án để đề xuất
các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 21


22 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1 đã đưa ra các cơ sở lý luận về phân tích đánh giá hiệu quả tài chính dự
án đầu tư gồm khái niệm đầu tư, quy trình quản lý dự án đầu tư, các bước thực hiện dự án
đầu tư, các giai đoạn của dự án đầu tư, các phương pháp phân tích tài chính dự án và các
đặc thù của dự án đầu tư năng lượng. Trong chương 2 kế tiếp sẽ nói về tổng quan dự án
đường dây và TBA 110KV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 22


23 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY VÀ TBA 110KV


TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN
2.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY VÀ TBA 110KV TRÀNG ĐỊNH,
TỈNH LẠNG SƠN
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Dự án “Đường dây và TBA 110KV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” được lập dựa trên các
cơ sở sau:
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình
xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ quy định về
chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính Phủ về việc Quy
định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện; Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày
21/04/2020 v/v sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 14/2014/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư của Bộ Xây dựng số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng
dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng trong quản lý chi phí ĐTXD; số 09/2019/TT-
BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 16/TT-
BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn một số điều Nghị định Chính phủ số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/6/2015; số 18/TT-BXD ngày 30/6/2016 qui định chi tiết và hướng dẫn một số
nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình; số
10/2019/TT- BXD ngày 26/12/2019 về việc ban hành định mức xây dựng; số
11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 về việc hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi
công xây dựng; số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 về việc hướng dẫn xác định chi
phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Căn cứ thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ công thương về Quy
định hệ thống điện phân phối;
Căn cứ Quyết định số 4970/QĐ-BXD ngày 21/12/2016 của Bộ công thương về
việc Công bố định mức dự toán chuyên ngành công tác lắp đặt đường dây tải điện và lắp
đặt trạm biến áp;
Văn bản của Tập đoàn điện lực Việt Nam số 2896/QĐ-EVN-KTLĐ-TĐ ngày

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 23


24 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

10/10/2003 quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của rơ le bảo vệ; Số 176/QĐ-EVN ngày
04/03/2016 qui định hệ thống điều khiển TBA 500kV, 220kV, 110kV; Số 3422/EVN-
ĐT-KTSX ngày 18/8/2016 thực hiện các giải pháp chống sét cho các đường dây truyền
tải hiện hữu và xây dựng mới từ 110kV-500kV; Số 1289/QĐ-EVN ngày 01/11/2017 ban
hành quy định về công tác thiết kế lưới điện cấp điện áp 110kV-:-500kV; Số 897/QĐ-
EVN ngày 08/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về công tác thiết kế theo
quyết định số 1289/QĐ-EVN ngày 01/11/2017; Số 271 & 272/QĐ-EVN ngày 24/7/2019
ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật dao cách ly/máy cắt 35kV, 110kV & 220kV; Số 336/QĐ-
EVN ngày 09/3/2020 quy định về nội dung, trình tự thực hiện công tác thẩm tra, thẩm
định các dự án đầu tư xây dựng lưới điện đến 110kV áp dụng trong EVN; Số 170/QĐ-
EVN ngày 12/6/2018 công bố suất vốn đầu tư đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp,
đường dây tải điện cấp điện áp từ 110kV đến 500kV;
Quyết định/văn bản của Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Số 318/QĐ-EVNNPC
ngày 03/2/2016 về tiêu chuẩn kỹ thuật lựa chọn thiết bị thống nhất trong NPC; Số
1415/QĐ-EVNNPC ngày 10/5/2017 phê duyệt TKKT các hạng mục tủ bảng điện trong
các TBA 110kV, 220kV; Số 1374/TB-EVNNPC ngày 12/4/2018 thống nhất nội dung
thực hiện lắp đặt công tơ điện tử và hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa các TBA
110kV trong các dự án ĐTXD;
Quyết định của Bộ Công Thương số 1210/QĐ-BCT ngày 23/09/2016 về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2025 có xét đến 2035
- Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV;
Quyết định số 2737/QĐ-EVNNPC ngày 08/10/2020 của EVNNPC duyệt danh mục và
tạm giao kế hoạch vốn ĐTXD năm 2020 cho các dự án ĐTXD lưới điện 110kV giai đoạn
2021-2022 xét đến 2023 của Ban Quản lý dự án Lưới điện;
Văn bản số 882/UBND-CN ngày 03/07/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về
việc: thỏa thuận hướng tuyến Dự án đường dây 110kV và trạm biến áp 110kV Tràng
Định, tỉnh Lạng Sơn.
Văn bản số 4090/EVNNPC-VTCNTT ngày 28/7/2021 của Tổng công ty Điện lực
miền Bắc V/v Phương án kết nối viễn thông cho TBA 110kV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn;
Văn bản số 1443/PCLS-KT ngày 27/5/2021 của Công ty Điện lực Lạng Sơn về việc:
Xác nhận số lượng xuất tuyến trung áp sau TBA 110kV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn;
Văn bản số 1966/PCLS-KT ngày 20/7/2021 của Công ty Điện lực Lạng Sơn V/v
góp ý hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Đầu tư xây dựng dự án “Đường dây 110kV và
TBA 110kV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn”;

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 24


25 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Văn bản số 1006/ĐĐMB-CN ngày 20/7/2021 V/v Thỏa thuận SCADA dự án


“Đường dây 110kV và TBA 110kV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” của Trung tâm điều độ
Hệ thống điện miền Bắc;
Văn bản số 1150 /SCT-QLNL ngày 18/8/2021 V/v Thông báo kết quả thẩm định
Báo cáo nghiên cứu khả thi Đầu tư xây dựng dự án “Đường dây 110kV và TBA 110kV
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn;
Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Đầu tư xây dựng dự án “Đường dây 110kV và
TBA 110kV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” do Công ty Tư vấn điện miền Bắc lập (kèm
theo);
Báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi Đầu tư xây dựng dự án
“Đường dây 110kV và TBA 110kV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” của Công ty Cổ phần
TSQ Việt Nam (nhà thầu Tư vấn thẩm tra dự án) số 111/TTr-TSQ ngày 28/7/2021;
Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng (giai đoạn lập BCNCKT) giữa Ban
Quản lý dự án Lưới điện lực và Công ty Tư vấn điện miền Bắc lập ngày 18/8/2021;
Báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi Đầu tư xây dựng dự án
“Đường dây 110kV và TBA 110kV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” của Ban QLDA Lưới
điện ngày 19/8/2021;
Tờ trình của Ban QLDA xây dựng điện miền Bắc số 4276/TTR-BDALĐ ngày
23/08/2021 về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án Đường
dây 110kV và trạm biến áp 110kV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn kèm báo cáo kết quả kiểm
tra dự án;
2.1.2. Mục tiêu của dự án
- Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo chất lượng điện năng, tạo độ tin cậy
trong việc cung cấp điện cho khu vực Văn Lãng, Tràng Định. Đặc biệt các phụ tải lớn của
trạm như Khu chế xuất 1 Quân đội 20MW, Bảo Nguyên, trung chuyển hàng hóa…. của
trạm 110kV Đồng Đăng dự kiến sẽ san tải sang trạm 110kV Tràng Định.
- Chống quá tải cục bộ cho các trạm 110kV tỉnh Lạng Sơn, đảm bảo ổn định cấp
điện địa bàn khu vực.
- Đáp ứng yêu cầu vận hành, nâng khả năng cấp nguồn công suất cũng như gia tăng
các xuất tuyến Tràng Định.
- Giảm tổn thất, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện khu vực cũng như toàn Công ty.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 25


26 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

- Nâng cao chất lượng điện năng giảm bán kính cấp điện, giảm tổn thất điện áp của
lưới trung áp trong khu vực; nâng cao độ tin cậy và thuận tiện trong việc quản lý vận
hành;
- Tạo tiền đề để phát triển lưới điện thông minh; cơ sở để cải tạo, phát triển và quy
hoạch lại hệ thống lưới điện khu vực hiện có;
- Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2025 có
xét đến 2035 đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
2.2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỆN KHU VỰC
2.2.1. Hiện trạng tiêu thụ điện năng tỉnh Lạng sơn
 Hiện trạng tỉnh Lạng Sơn
- Về nguồn phát điện: có 01 nhà máy nhiệt điện, 05 nhà máy thủy điện nhỏ với tổng
công suất 144,9MW đáp ứng khoảng 70% nhu cầu phụ tải điện tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra,
phụ tải tỉnh Lạng Sơn cực đại còn được hỗ trợ từ tỉnh Bắc Giang và Cao Bằng thông qua
các đường dây 110kV liên kết các tỉnh (Hòa Thuận – Thác Xăng, Đồi Cốc – Hữu Lũng).
- Sản lượng điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các năm (năm 2021
tăng 217,98 triệu kWh so với năm 2016): Năm 2016 là 595,0 triệu kWh; năm 2017 là
632,26 triệu kWh; năm 2018 là 698,88 triệu kWh; năm 2019 là 747,87 triệu kWh, năm
2020 là 750,04 triệu kWh, năm 2021 là 812,98 triệu kWh.
- Sản lượng điện thương phẩm của tỉnh Lạng Sơn năm 2020 đạt 750 triệu kWh (bao
gồm cả sản lượng Nhà máy xi măng Đồng Bành khoảng 90 triệu kWh), tốc độ tăng
trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 10,7%/năm, trong đó:
công nghiệp - xây dựng tăng 12,2%/năm; quản lý tiêu dùng dân cư tăng 8,08%/năm;
nông – lâm nghiệp – thủy sản tăng 29,94%/năm; thương mại - dịch vụ tăng 8,99%/năm
và các hoạt động khác tăng 9,26%/năm. Năm 2021 điện năng bình quân trên người ước
đạt 1.022,6kWh/người tăng gấp 1,45 lần so với năm 2015. Tổn thất điện năng trên lưới
điện toàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn khá cao 7,43%; năm 2015 tổn thất điện năng là 8,98%,
đến năm 2021 tổn thất điện năng toàn tỉnh giảm còn 7,43%.
- Bảng tổng hợp tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn:

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 26


27 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Bảng 2.1 Tiêu thụ điện năng theo ngành giai đoạng 2015-2020
S Năm Năm Tốc độ tăng
T Hạng mục Đơn vị 2015 2020 2015-2020
(%/năm)
T

1 Tổng thương phẩm 10 KWh


3
541.366 750.047 10,7
Công nghiệp + Xây dựng 10 KWh
3
234.070 255.200 12,2
Nông lâm thủy sản 10 KWh
3
1.457 4.594 25,8
Thương mại-dịch vụ 10 KWh
3
21.060 45.463 16,6
QL tiêu dùng và dân cư 10 KWh
3
256.952 398.601 9,2
Hoạt động khác 10 KWh
3
27.827 46.187 10,7
2 Tiêu thụ điện BQ đầu người KWh/ng/năm 707 951 6,1
 Tiêu thụ điện bình quân đầu người tăng từ 707 lên 951KWH với tốc độ tăng
6,1%/năm từ năm 2015-2020.

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỉ trọng tiêu


thụ điện của các ngành năm 2015
5%

43%
47%

4%

0%

Công nghiệp + Xây dựng Nông lâm thủy sản Thương mại-dịch vụ
QL tiêu dùng và dân cư Hoạt động khác

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 27


28 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

 Nhận xét: Biểu đồ ta có thể thấy rõ quản lý tiêu dùng và dân cư chiếm tỷ trọng tiêu
thụ điện là lớn nhất 48% nhỏ nhất là ngành nông lâm thủy sản gần như không đáng kể.

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tỉ trọng tiêu thụ


điện của các ngành năm 2020
6%

34%

53% 6% 1%

Công nghiệp + Xây dựng Nông lâm thủy sản Thương mại-dịch vụ
QL tiêu dùng và dân cư Hoạt động khác

 Nhận xét: Đến năm 2020 QL tiêu dùng và dân cư chiếm hơn một nữa tỷ trọng
53% trong lượng điện tiêu thụ của tỉnh. Nông lâm thủy sản đã có sự đầu tư và tăng trưởng
lên chiếm 1% trong cơ cấu.
 Hiện trạng huyện Tràng Định
- Tràng Định là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, cách
thành phố Lạng Sơn 67 km theo đường quốc lộ 4A. Nằm giữa thung lũng bên bờ sông
Bắc Khê, thị trấn Thất Khê là đầu mối của các tuyến giao thông sang Trung Quốc, lên
Cao Bằng, nối với đường 1B từ huyện Bình Gia đi tỉnh Thái Nguyên, đường quốc lộ 3B
nối với tỉnh Bắc Kạn và đường về thành phố Lạng Sơn.
- Điện lực quản lý, vận hành hệ thống điện với khối lượng lớn, gồm 343,56 km
đường dây trung thế; 523,3 km đường dây hạ thế; 1 trạm trung gian 35/10KV-4000 KVA
và 151 trạm biến áp phân phối, tổng công suất 25.587 kVA. Đặc biệt, lưới điện nông thôn
trước đây do nhân dân tự đầu tư nên xuống cấp, nhiều đường dây nhôm trần, cột gỗ hư
hỏng, không đảm bảo vận hành.
2.2.2. Dự báo nhu cầu điện khu vực
- Hiện tại với mức cung cấp điện của khu vực là 40MVA đã không đáp ứng nhu cầu
theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 – 2025 có xét đến 2035.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 28


29 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

- Vì tốc độ tăng trưởng phụ tải 10%/năm và nhu cầu điện năng lớn nhất là 63 MVA
nên giả sử từ năm 2026 trở đi là công suất đạt max tại mốc 63 MVA và không thể tăng
thêm. Do đó ta có bảng nhu cầu năng lượng từ giai đoạn 2021-2031:

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 29


30 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Bảng 2.2 Dự báo nhu cầu năng lượng vùng dự án


Năm Phụ tải Điện áp Công suất Hệ số Thời gian Điện thương
U (kV) S (MVA) (CosØ) (Tmax.H) phẩm (MWh)

2021 SX 110 40 0.85 4,500 180,000

2022 SX 110 44 0.85 4,500 198,000

2023 SX 110 48.4 0.85 4,500 217,800

2024 SX 110 53.24 0.85 4,500 239,580

2025 SX 110 58.56 0.85 4,500 263,538

2026 SX 110 63 0.85 4,500 283,500

2027 SX 110 63 0.85 4,500 283,500

2028 SX 110 63 0.85 4,500 283,500

2029 SX 110 63 0.85 4,500 283,500

2030 SX 110 63 0.85 4,500 283,500

2031 SX 110 63 0.85 4,500 283,500

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 30


31 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Trong đó: Năm 2022 bắt đầu hoạt động dự án (t=1)


Sn = Sn-1 *(1+10%)
Ví dụ: S2022 = 40 *(1+10%) = 44 MVA
Điện năng thương phẩm bán TP = Sn*Tmax
Ví dụ: Điện năng thương phẩm bán năm 2022 = 44 *4500 =198.000 MWh
= 198.000 *1000 = 198.000.000 kWh = 198 Triệu kWh
- Qua bảng có thể thấy rõ tốc độ phát triển phụ tải thay đổi qua các năm giai đoạn
2021 – 2031 thông qua 2 chi số đó là công suất và sản lượng điện năng.
- Công suất đạt mức thấp nhất ở 40MVA tăng trưởng đạt cực đại ở mức 63 MVA
- Sản lượng điện năng tăng từ 180000 MWH đến 283500 MWH.

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện nhu cầu công suất


MVA

70
63 63 63 63 63 63
60 58.56
53.24
50 48.4
44
40
40

30

20

10

0
Năm 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031

Công suất

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 31


32 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

mwh
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện nhu cầu điện năng
300,000 283,500 283,500 283,500 283,500 283,500 283,500
263,538
250,000 239,580
217,800
198,000
200,000 180,000

150,000

100,000

50,000

0
năm 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031

Điện năng

- Công trình sau khi vận hành đưa vào sử dụng sẽ đảm bảo độ tin cậy cung cấp
điện, đảm bảo chất lượng điện năng, tạo độ tin cậy trong việc cung cấp điện cho khu vực
các huyện Văn Lãng, Tràng Định với các phụ tải lớn như cửa khẩu Nà Nưa; đáp ứng yêu
cầu vận hành, nâng khả năng cấp nguồn công suất cũng như gia tăng các xuất tuyến
Tràng Định; phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-
2025 có xét đến 2035 đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
2.3. DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐƯỜNG DÂY VÀ TBA 110KV TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG
SƠN
2.3.1. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư đã tính đủ chi phí để xây dựng công trình từ khi chuẩn bị đầu tư
đến khi đưa công trình vào sử dụng.
Bao gồm: Chi phí đền bù GPMB, chi phí thiết bị, chi phí xây lắp, chi phí tư vấn, chi
phí khác và dự phòng phí. Trong chi phí xây lắp đã tính đủ chi phí vật liệu, chi phí nhân
công và chi phí máy thi công. Các khoản phụ cấp phụ phí được hưởng theo chế độ hiện
hành.
Tổng mức đầu tư của dự án đường dây và TBA 110kV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn:
54.518.493.278 đồng (Bằng chữ: Năm mươi bốn tỷ, năm trăm mười tám triệu, bốn trăm
chin mươi ba nghìn, hai trăm bảy mươi tám đồng).

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 32


33 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Bảng 2.3 Dự án đường dây và TBA 110kV Tràng Định


STT Nội dung chi phí Giá trị trước thuế Thuế GTGT Giá trị sau thuế
1 2 3 4 5 = 3+4
Chi phí bồi thường, hỗ trợ
1 và tái định cư 796.908.211 796.908.211
2 Chi phí xây dựng 13.862.293.146 1.386.229.315 15.248.522.461
3 Chi phí thiết bị 19.775.899.902 1.977.589.990 21.753.489.892
4 Chi phí quản lý dự án 1.085.683.497 1.085.683.497
Chi phí tư vấn đầu tư xây
5 dựng 2.926.245.777 279.733.120 3.205.978.896
6 Chi phí khác 4.044.365.958 116.080.877 4.160.446.834
7 Chi phí dự phòng 7.545.039.654 722.423.832 8.267.463.486
Tổng cộng 50.036.436.145 4.482.057.133 54.518.493.278
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)
Trong đó:
- Chi phí cho xây dựng công trình là chi phí bao gồm: trạm biến áp, đường dây và hệ
thống thông tin...
- Chi phí thiết bị là chi phí mua sắm thiết bị và lắp đặt thiết bị.
- Chi phí quản lý dự án là chi phí bao gồm: lập kế hoạch, điều phối thực hiện, giám sát
quá trình thực hiện và đánh giá sau triển khai dự án.
- Chi phí tư vấn xây dựng là chi phí bao gồm: chi phí khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu
khả thi (BCNCKT), tư vấn thiết kế công trình, lập báo cáo đánh giá tác động của môi
trường, chi phí thẩm tra, chi phí thí nghiệm...
- Chi phí khác (chi phí kiểm tra, chi phí khởi công, chi phí đóng điện ….)
- Chi phí dự phòng là một phần của tổng chi phí dự án hoặc chi phí hoạt động mà được
dành ra để dự phòng cho những rủi ro không mong muốn hoặc không dự kiến có thể xảy
ra trong quá trình triển khai dự án bao gồm: Rủi ro không mong muốn, thay đổi yêu cầu,
biến động giá cả, chậm trễ lịch trình, thay đổi trong chính sách hoặc quy định,…

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 33


34 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

2.3.2. Phương án huy động vốn


Dự án vay vốn trong nước dưới dạng tín dụng thương mại là loại vốn mà một tổ chức
hoặc cá nhân có thể vay từ các tổ chức tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng, hoặc
các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác để sử dụng trong hoạt động kinh doanh của
mình. Với mức vay là 62% tổng mức đầu tư (vay thiết bị và xây dựng) cụ thể là:
33.638.193.049 đồng.
Bảng 2.4 Bảng kế hoạch vay vốn
Nguồn vốn Tỷ lệ Tỷ lệ lãi suất Vốn (đồng)

Vốn tự có 38% 6% 20.880.300.229

Vốn vay tín dụng 62% 10% 33.638.193.049


thương mại
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)
Tỷ lệ vốn tự có và vốn vay trong nước của dự án này là 38% &62% trong đó vốn tự có
của Chủ đầu tư là 20.880.300.229 đồng và vốn vay thương mại là 33.638.193.049 đồng
với lãi suất 10%/năm.
2.3.3. Phương thức trả vốn và lãi vay
Hiện nay phương thức trả vốn và lãi vay của dự án là: Trả vốn đều hàng năm, trả lãi hàng
năm tính theo vốn vay còn lại, cụ thể như sau:
- Vốn vay: 33.638.193.049 đồng
- Lãi suất: 10%/năm
- Thời hạn vay: 10 năm
Bảng 2.5 Bảng xác định nghĩa vụ trả nợ
Đơn vị: đồng

Năm STT Vốn vay trong Trả gốc hằng Vốn gốc còn lại Trả lãi hằng Nghĩa vụ phải
nước năm năm trả
2021 0 33,638,193,049 33,638,193,049
2022 1 - 3,363,819,305 30,274,373,744 3,363,819,305 6,727,638,610
2023 2 - 3,363,819,305 26,910,554,439 3,027,437,374 6,391,256,679
2024 3 - 3,363,819,305 23,546,735,134 2,691,055,444 6,054,874,749
2025 4 - 3,363,819,305 20,182,915,829 2,354,673,513 5,718,492,818

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 34


35 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

2026 5 - 3,363,819,305 16,819,096,525 2,018,291,583 5,382,110,888


2027 6 - 3,363,819,305 13,455,277,220 1,681,909,652 5,045,728,957
2028 7 - 3,363,819,305 10,091,457,915 1,345,527,722 4,709,347,027
2029 8 - 3,363,819,305 6,727,638,610 1,009,145,791 4,372,965,096
2030 9 - 3,363,819,305 3,363,819,305 672,763,861 4,036,583,166
2031 10 - 3,363,819,305 (0) 336,381,930 3,700,201,235

Trong đó:
 Trả gốc hàng năm = Vốn vay / Thời hạn vay
 Vốn gốc còn lại năm t = Dư nợ năm t-1 – Trả gốc năm t
 Trả lãi năm t = Dư nợ vay năm t x Lãi suất vay
 Nghĩa vụ trả nợ = Trả gốc hàng năm + Trả lãi hàng năm

Bảng 2.6 Bảng xác định chi phí khấu hao


Đơn vị: đồng

STT Năm Chi phí khấu hao


0 2021 -
1 2022 3,634,566,219
2 2023 3,634,566,219
3 2024 3,634,566,219
4 2025 3,634,566,219
5 2026 3,634,566,219
6 2027 3,634,566,219

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 35


36 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

7 2028 3,634,566,219
8 2029 3,634,566,219
9 2030 3,634,566,219
10 2031 3,634,566,219
11 2032 3,634,566,219
12 2033 3,634,566,219
13 2034 3,634,566,219
14 2035 3,634,566,219
15 2036 3,634,566,219
Công thức tính:
TMĐT
Dt = = const (không đổi)
N
Trong đó: Dt : Tiền khấu hao năm t
TMĐT: Tổng mức đầu tư của dự án
N: Thời hạn khấu hao
Theo số liệu đầu vào của dự án ta có:
- Thời gian khấu hao của nhà máy là: 15 năm
- Tổng giá trị tài sản ban đầu 54,518,493,278 đồng
Giá trị khấu hao mỗi năm là: Dt = 54,518,493,278 /15 = 3,634,566,219 (đồng)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong chương 2 đã đưa ra tổng quan về dự án xây dựng đường dây và TBA 110kV Tràng
Định, tỉnh Lạng Sơn gồm có: Các cơ sở pháp lý, mục tiêu của dự án, các điểm chung của
dự án và tổng mức đầu tư cùng phương án huy động vay vốn.
Trong chương 3 tới bài sẽ tiếp tục đi vào phân tích hiệu quả tài chính dự án thông qua
phân tích tài chính.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 36


37 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN


XÂY DỰNG “ĐƯỜNG DÂY VÀ TBA 110KV TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG
SƠN”
3.1. DỮ LIỆU ĐẦU VÀO
+ Tổng vốn đầu tư: 54.518.493.278 đồng
+ Vốn vay trong nước: 33.638.193.049 đồng
+ Lãi suất vốn vay trong nước: 10%/năm
+ Vốn tự có: 20.880.300.229 đồng
+ Thuế VAT: 10%
+ Thuế TNDN 25%
+ Chi phí vận hành bảo dưỡng O&M: 2%/tổng mức đầu tư
+ Khấu hao tuyến tính: 15 năm
+ Tỷ lệ chiết khấu tài chính If
I v∗i v + I csh∗i csh
Hệ số bình quân gia quyền If = I
Trong đó:
Icsh: tổng vốn chủ sở hữu;
Iv: Tổng vốn vay;
i v : Lãi suất vốn vay
i csh: Lãi suất vốn tự có chủ sở hữu
 Thực chất hệ số bình quân gia quyền là hệ số chiết khấu tài chính của dự án
(33.638∗10 %+ 20.880∗0 %)
Ta có : If = = 6,17 %
54.518
Năng lực cung cấp điện khi không có dự án: 40 MVA
Nhu cầu điện năng lớn nhất: 63 MVA

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 37


38 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Tốc độ tăng trưởng phụ tải: 10% /năm


Giá mua bán điện: Điện năng mua và bán được tính toán trên cơ sở: Quyết
định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về quy định giá bán điện của Bộ công thương, theo
đó:
- Giá mua điện: 1.613 đ/kWh
- Giá bán điện : 1.653 đ/kWh
- Giá sự cố: 16.530 đ/kwh (bằng 10 lần giá bán)
Giá điện năng là giá bình quân 168 giờ trong tuần ở cấp điện áp dưới 6kV
Bảng 3.1 Tính toán giá điện bình quân
Giá mua Thành tiền
Thời gian (giờ)
điện (đồng)
Từ Giá bán
thứ Giá mua tại Giá mua
Loại giá
Hai Chủ Tổng điện tại trung áp điện tại
đến nhật cộng 110 kV (đ/kWh) 110kV
thứ (đ/kWh) (đồng)
Bảy
Tổng cộng 144 24 168 270,966
Giờ bình thường 78 18 96 1,536 1,555 147,456
Giờ cao điểm 30 30 2,759 2,871 82,770
Giờ thấp điểm 36 6 42 970 1,007 40,740
Bình quân các giờ trong tuần
1,613
(đồng/kWh)
Từ bảng dự báo năng lượng ta tính toán so sánh được bảng cân bằng năng lượng trước và
sau khi có dự án.
Bảng 3.2 Cân bằng năng lượng khi không có dự án
 Tổn thất trên đường dây 4%
 Tổn thất tại TBA 3,5%
 Tổng tổn thất 7,5%
 Xác suất sự cố 0,9%
 Năm bắt đầu dự án hoạt động (năm 1) 2022

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 38


39 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Điện năng
Năm Tổn thất Điện năng mua vào
Năm thương phẩm
thứ
(Triệu kWh) 7.50% (Triệu kWh)

0 2021 180 15 195


1 2022 180 15 195
2 2023 180 15 195
3 2024 180 15 195
4 2025 180 15 195
5 2026 180 15 195
6 2027 180 15 195
7 2028 180 15 195
8 2029 180 15 195
9 2030 180 15 195
10 2031 180 15 195
11 2032 180 15 195
12 2033 180 15 195
13 2034 180 15 195
14 2035 180 15 195
15 2036 180 15 195
16 2037 180 15 195
17 2038 180 15 195
18 2039 180 15 195
19 2040 180 15 195
20 2041 180 15 195
21 2042 180 15 195
22 2043 180 15 195
23 2044 180 15 195
24 2045 180 15 195
25 2046 180 15 195

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 39


40 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

26 2047 180 15 195


27 2048 180 15 195
28 2049 180 15 195

Bảng 3.3 Cân bằng năng lượng khi có dự án


 Tổn thất trên đường dây 2%
 Tổn thất tại TBA 1%
 Tổng tổn thất 3%
 Xác suất sự cố 0,3%
 Năm bắt đầu dự án hoạt động (năm 1) 2022
Điện năng
Năm Tổn thất Điện năng mua vào
Năm thương phẩm
thứ
(Triệu kWh) 3.00% (Triệu kWh)

0 2021 180 6 186


1 2022 198 6 204
2 2023 218 7 225
3 2024 240 7 247
4 2025 264 8 272
5 2026 284 9 292
6 2027 284 9 292
7 2028 284 9 292
8 2029 284 9 292
9 2030 284 9 292
10 2031 284 9 292
11 2032 284 9 292
12 2033 284 9 292
13 2034 284 9 292
14 2035 284 9 292
15 2036 284 9 292
16 2037 284 9 292

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 40


41 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

17 2038 284 9 292


18 2039 284 9 292
19 2040 284 9 292
20 2041 284 9 292
21 2042 284 9 292
22 2043 284 9 292
23 2044 284 9 292
24 2045 284 9 292
25 2046 284 9 292
26 2047 284 9 292
27 2048 284 9 292
28 2049 284 9 292

Trong đó:
TP n
Điện năng mua vào ĐMVn =
1−TTT
198
Ví dụ: ĐMV2022 = = 204 Triệu kWh
1−3 %
Từ bảng cho ta thấy được có sự khác nhau rõ rệt khi ta đầu tư dự án so với hiện trạng về
mặt tỉ lệ tổn thất (tổn thất trên đường dây và tổn thất MBA) cũng như sự cố xảy ra ở hệ
thống điện giảm.
 Tiết kiệm được điện năng do hao phí tổn thất, giảm sự cố hư hỏng hệ thống điện
tăng hiệu quả sử dụng nâng cao lợi nhuận cho nhà đầu tư.
3.1.1. Thời gian tính toán
Thời gian tính toán của dự án là thời gian kể từ lúc bắt đầu xây dựng cho đến lúc dự án
kết thúc về mặt kinh tế.
Thời gian khai thác của dự án Xây dựng đường dây và TBA 110KV Tràng Định từ 2021-
2041 là 20 năm.
3.1.2. Phương pháp khấu hao
Trong phạm vi đồ án này thì dự án Xây dựng đường dây và TBA 110KV Tràng Định đã
sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 41


42 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Khấu hao tuyến tính (tiền khấu hao hàng năm là không đổi): Là phương pháp khấu hao
tài sản cố định theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. − Công thức tính:
Di = P/N
Trong đó:
+ Di là tiền khấu hao năm i
+ P là giá trị ban đầu của tài sản cố định
+ N là thời gian khấu hao
Theo số liệu đầu vào của dự án ta có:
- Thời gian khấu hao của nhà máy là: 15 năm
- Tổng giá trị tài sản ban đầu: 54.518.493.278 đồng
- Giá trị khấu hao mỗi năm là: Dt = 54.518.493.278 /15 = 3.634.566.219 (đồng)
3.1.3. Các phương thức trả vốn gốc và lãi
Trong tổng nguồn vốn của dự án thì nguồn vốn đi vay chiếm tới 62%. Phương thức trả nợ
cụ thể là trả vốn đều hằng năm trong vòng 10 năm và số tiền lãi sẽ được trả dựa theo số
vốn còn lại có:
+ Vốn vay trả hàng năm = vốn vay/thời hạn vay
+ Lãi trả tính theo vốn vay còn lại tại từng năm với lãi suất vay.
Phương thức trả nợ được thể hiện rõ trong bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.4 Phương thức trả nợ
Đơn vị: đồng

Năm STT Vốn vay trong Trả gốc hằng Vốn gốc còn lại Trả lãi hằng Nghĩa vụ phải
nước năm năm trả
2021 0 33,638,193,049 33,638,193,049
2022 1 - 3,363,819,305 30,274,373,744 3,363,819,305 6,727,638,610
2023 2 - 3,363,819,305 26,910,554,439 3,027,437,374 6,391,256,679
2024 3 - 3,363,819,305 23,546,735,134 2,691,055,444 6,054,874,749
2025 4 - 3,363,819,305 20,182,915,829 2,354,673,513 5,718,492,818
2026 5 - 3,363,819,305 16,819,096,525 2,018,291,583 5,382,110,888
2027 6 - 3,363,819,305 13,455,277,220 1,681,909,652 5,045,728,957
2028 7 - 3,363,819,305 10,091,457,915 1,345,527,722 4,709,347,027
2029 8 - 3,363,819,305 6,727,638,610 1,009,145,791 4,372,965,096

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 42


43 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

2030 9 - 3,363,819,305 3,363,819,305 672,763,861 4,036,583,166


2031 10 - 3,363,819,305 (0) 336,381,930 3,700,201,235

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)


3.1.4. Các loại thuế
- Thuế VAT: Là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh
trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Thuế VAT = TI x TR
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Thuế TNDN = TI x TR
Trong đó:
TI: Dòng tiền trước thuế
TR: Thuế suất
Các loại thuế của dự án được thể hiện rõ trong bảng 3.4 dưới đây:
Bảng 3.5 Các loại thuế
Đơn vị: triệu đồng
Năm STT Tổng Tổng chi Dòng tiền Thuế VAT Thuế
doanh thu phí trước thuế TNDN
2021 0 0 0 0 0 0
2022 1 29.754 23.458 6.296 630 1.574
2023 2 62.483 56.045 6.439 644 1.610
2024 3 98.486 91.924 6.562 656 1.641
2025 4 138.088 131.424 6.664 666 1.666
2026 5 171.086 164.280 6.805 681 1.701
2027 6 171.086 163.944 7.142 714 1.785
2028 7 171.086 163.607 7.478 748 1.870
2029 8 171.086 163.271 7.815 781 1.954
2030 9 171.086 162.935 8.151 815 2.038

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 43


44 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

2031 10 171.086 162.598 8.487 849 2.122


2032 11 171.086 162.262 8.824 882 2.206
2033 12 171.086 162.262 8.824 882 2.206
2034 13 171.086 162.262 8.824 882 2.206
2035 14 171.086 162.262 8.824 882 2.206
2036 15 171.086 162.262 8.824 882 2.206
2037 16 171.086 158.627 12.458 1.246 3.115
2038 17 171.086 158.627 12.458 1.246 3.115
2039 18 171.086 158.627 12.458 1.246 3.115
2040 19 171.086 158.627 12.458 1.246 3.115
2041 20 171.086 158.627 12.458 1.246 3.115
2042 21 171.086 158.627 12.458 1.246 3.115
2043 22 171.086 158.627 12.458 1.246 3.115
2044 23 171.086 158.627 12.458 1.246 3.115
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)
3.1.5. Xây dựng dòng tiền của dự án
Dòng tiền: Là biểu thị các khoản thu, khoản chi tại các thời điểm khác nhau trong thời
gian thực hiện dự án.
Dòng tiền của dự án được thể hiện rõ trong bảng 3.5 dưới đây:
Bảng 3.6 Dòng tiền của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Dòng tiền thu Dòng tiền chi Dòng
Vốn đầu tư tiền
Năm trước
Vốn vay Vốn Chi phí Tổng
thuế
Thu từ Tổng tự có Tổng sản xuất dòng chi
bán điện thu trong
nước
2021 0 0 33.638 20.880 54.518 0 54.518 -54.518

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 44


45 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

2022 29.754 29.754 0 0 0 16.460 16.460 13.294


2023 62.483 62.483 0 0 0 49.383 49.383 13.101
2024 98.486 98.486 0 0 0 85.598 85.598 12.888
2025 138.088 138.088 0 0 0 125.435 125.435 12.653
2026 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2027 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2028 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2029 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2030 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2031 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2032 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2033 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2034 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2035 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2036 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2037 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2038 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2039 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2040 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2041 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2042 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2043 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
2044 171.086 171.086 0 0 0 158.627 158.627 12.458
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 45


46 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

3.2. BẢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN


Bảng 3.7 Báo cáo cân bằng tài chính
Đơn vị: triệu đồng
Năm STT Các thông tin ban đầu Doanh thu Chi phí Dòng Thuế Thuế Dòng
tiền VAT TND
Vốn đầu tư Điện năng (Tr.kWh) Giá điện (đồng/kWh) Thu Tổng Mua O&M Khấu Trả Tổng
trước N tiền
từ doanh điện hao lãi chi phí
Vốn vay Vốn Tổng Điện Điện Giá bán Giá mua thuế sau
bán thu vay
trong tự năng năng CFBT thuế
điện
nước có bán ra mua vào CFAT

202 0 33.638 20.880 54.518 0 0 1.653 1.613 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0


1

202 1 - - - 18 10 1.653 1.613 29.754 29.754 15.369 1.09 3.635 3.364 23.458 6.296 630 1.574 4.092
2 0

202 2 - - - 38 30 1.653 1.613 62.483 62.483 48.292 1.09 3.635 3.027 56.045 6.439 644 1.610 4.185
3 0

202 3 - - - 60 52 1.653 1.613 98.486 98.486 84.508 1.09 3.635 2.691 91.924 6.562 656 1.641 4.265
4 0

202 4 - - - 84 77 1.653 1.613 138.088 138.088 124.344 1.09 3.635 2.355 131.424 6.664 666 1.666 4.332
5 0

202 5 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 3.635 2.018 164.280 6.805 681 1.701 4.424
6 0

202 6 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 3.635 1.682 163.944 7.142 714 1.785 4.642
7 0

202 7 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 3.635 1.346 163.607 7.478 748 1.870 4.861
8 0

202 8 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 3.635 1.009 163.271 7.815 781 1.954 5.079
9 0

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 46


47 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

203 9 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 3.635 673 162.935 8.151 815 2.038 5.298
0 0

203 10 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 3.635 336 162.598 8.487 849 2.122 5.517
1 0

203 11 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 3.635 0 162.262 8.824 882 2.206 5.735
2 0

203 12 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 3.635 0 162.262 8.824 882 2.206 5.735
3 0

203 13 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 3.635 0 162.262 8.824 882 2.206 5.735
4 0

203 14 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 3.635 0 162.262 8.824 882 2.206 5.735
5 0

203 15 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 3.635 0 162.262 8.824 882 2.206 5.735
6 0

203 16 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 0 0 158.627 12.458 1.246 3.115 8.098
7 0

203 17 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 0 0 158.627 12.458 1.246 3.115 8.098
8 0

203 18 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 0 0 158.627 12.458 1.246 3.115 8.098
9 0

204 19 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 0 0 158.627 12.458 1.246 3.115 8.098
0 0

204 20 - - - 104 98 1.653 1.613 171.086 171.086 157.537 1.09 0 0 158.627 12.458 1.246 3.115 8.098
1 0

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 47


48 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Giải thích:
 Thu từ bán điện = Điện năng bán ra * Giá điện bán ra
Ví dụ: Thu từ bán điện 2022 = 18 *1.653 = 29.754 Triệu đồng
 CP Mua điện = Điện năng mua vào * Giá điện mua vào
Ví dụ: Mua điện 2022 = 9,5 *1.613 = 15.324 Triệu đồng
 Dòng tiền trước thuế = Tổng thu – Tổng chi
Ví dụ: Dòng tiền trước thuế năm 2022 = 29.754 – 23.458 = 6.296 Triệu đồng
 Thuế VAT = Dòng tiền trước thuế CFBT *10%
Ví dụ: Thuế VAT 2022 = 6.296*10% = 630 Triệu đồng
 Thuế TNDN = Dòng tiền trước thuế CFBT *25%
Ví dụ: Thuế TNDN 2022 = 6.296* 25% = 1.574 Triệu đồng
- Nguồn thu
Thu từ bán điện = Điện năng bán ra * Giá điện bán ra
BB Đ n=G Bn x TPn (triệu đồng)
BBĐn: Doanh thu từ lượng điện bán ra năm n (triệu đồng)
TPn : Sản lượng điện bán ra năm n (triệu kWh)
GBn : Giá bán điện năm n (đồng/kWh)
Ví dụ: B2022= 18 *1.653 = 29.754 Triệu đồng
- Nguồn chi
+ Chi phí mua điện = Điện năng mua vào x Giá mua điện
CMĐn = G MĐn x TP n (triệu đồng)
CMĐn: Chi phí mua điện năm n
G MĐn: Giá mua điện năm n
TPn: Sản lượng điện mua vào năm n (triệu kWh)
Ví dụ: CMĐ2022 = G MĐ 2022 x ∆ TP2022= 9,5 *1.613 = 15.324 Triệu đồng
+ Chi phí vận hành bảo dưỡng O&M
Chi phí vận hành bảo dưỡng được tính bằng 2% trên tổng mức đầu tư
Chi phí O&M = hệ số chi phí O&M x Vốn đầu tư
Ta có: Chi phí O&M = 2% x Vốn đầu tư
= 2% x 54.518 = 1090 (Triệu đồng)
+ Khấu hao (Di) = Vốn đầu tư / số năm khấu hao (15 năm)
54.518
Ta có: Giá trị của khấu hao: Di = = 3.635 (triệu đồng)
15

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 48


49 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

+ Trả lãi vay được thể hiện ở cột trả lãi vay hàng năm tại bảng 2.4 bảng xác định
nghĩa vụ trả nợ.
- Thu nhập trước thuế = Tổng thu – Tổng chi
- Thuế VAT = 10% x Thu nhập trước thuế
- Thuế TNDN = 25% x Thu nhập trước thuế
- Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - Thuế VAT – Thuế thu nhập doanh
nghiệp
Từ Bảng cân bằng tài chính ta tiếp tục có được bảng phân tích hiệu quả tài chính dự
án dưới đây với:
Chi phí sản xuất = O&M + Chi phí mua điện (Triệu đồng)
Chi phí vốn bình quân gia quyền 6,17% được tính tại công thức ở trên:
Bảng 3.8 Bảng phân tích hiệu quả tài chính
Đơn vị: triệu đồng
Dòng Hệ
Dòng tiền chi
tiền thu Dòng số
Dòng Cộng
tiền Thuế Thuế quy
Năm Chi phí Tổng tiền NPV dồn
Tổng trước VAT TNDN đổi
sản dòng sau thuế NPV
thu thuế (1+i)
xuất chi -t

2021 0 0 54,518 -54,518 0 0 -54,518 0.942 -51350 -51350


2022 29,754 16,460 16,460 13,294 630 1,574 11,091 0.887 9839 -41,511
2023 62,483 49,383 49,383 13,101 644 1,610 10,847 0.836 9064 -32,447
2024 98,486 85,598 85,598 12,888 656 1,641 10,591 0.787 8335 -24,112
125,43 0.741 7651 -16,461
2025 138,088 125,435
5 12,653 666 1,666 10,321
158,62 0.698 7035 -9,426
2026 171,086 158,627
7 12,458 681 1,701 10,076
158,62 0.658 6549 -2,876
2027 171,086 158,627
7 12,458 714 1,785 9,959
158,62 0.619 6096 3,219
2028 171,086 158,627
7 12,458 748 1,870 9,841
158,62 0.583 5673 8,892
2029 171,086 158,627
7 12,458 781 1,954 9,723
158,62 0.550 5278 14,170
2030 171,086 158,627
7 12,458 815 2,038 9,605

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 49


50 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

158,62 0.518 4911 19,081


2031 171,086 158,627
7 12,458 849 2,122 9,488
158,62 12,458 882 2,206 9,370 0.488 4568 23,649
2032 171,086 158,627
7
158,62 12,458 882 2,206 9,370 0.459 4302 27,951
2033 171,086 158,627
7
158,62 12,458 882 2,206 9,370 0.432 4052 32,004
2034 171,086 158,627
7
158,62 12,458 882 2,206 9,370 0.407 3817 35,821
2035 171,086 158,627
7
158,62 12,458 882 2,206 9,370 0.384 3595 39,416
2036 171,086 158,627
7
158,62 12,458 1,246 3,115 8,098 0.361 2926 42,342
2037 171,086 158,627
7
158,62 12,458 1,246 3,115 8,098 0.340 2756 45,098
2038 171,086 158,627
7
158,62 12,458 1,246 3,115 8,098 0.321 2596 47,695
2039 171,086 158,627
7
158,62 12,458 1,246 3,115 8,098 0.302 2445 50,140
2040 171,086 158,627
7
158,62 12,458 1,246 3,115 8,098 0.284 2303 52,443
2041 171,086 158,627
7
158,62 12,458 1,246 3,115 8,098 0.268 2169 54,612
2042 171,086 158,627
7
158,62 12,458 1,246 3,115 8,098 0.252 2043 56,656
2043 171,086 158,627
7
158,62 12,458 1,246 3,115 8,098 0.238 1925 58,580
2044 171,086 158,627
7
Tổn 58580
g

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)


Từ bản phẩn tích ta tính toán được các chỉ số hiệu quả của dự án được đưa ra ở bảng
3.9 sau:
Bảng 3.9 Kết quả tính toán các chỉ tiêu
Phương Án Tính Toán Vốn Đầu NPV IRR Trị Số Thời Gian

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 50


51 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Tư Hoàn Vốn
(tr.đồng) (%) B/C
(tr.đồng) ( Năm )

Phương án (chọn) 54,518.49 58,580.3 18.21% 1.0700 10 năm

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)


Qua kết quả tính toán ở trên ta có nhận xét:
 Giá trị hiện tại thuần NPV = 167.569 > 58.580 nên dự án có lãi và được chấp
nhận
 Tỷ số lợi ích và chi phí B/C = 1,07 > 1 nên dự án khả thi
 Hệ số hoàn vốn nội tại IRR = 18,21% > hệ số chiết khấu tài chính If = 6,17%
nên dự án được chấp nhận
 Thời gian hoàn vốn Thv = 10 năm nhỏ hơn so với tuổi thọ dự án là 20 năm nên
dự án được chấp nhận
=> Nếu đứng trên quan điểm của chủ đầu tư thì khả năng đảm bảo kinh doanh
của dự án đầu tư này có hiệu quả về mặt tài chính, thời gian hoàn vốn nhanh và đem
lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.
3.3. PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐỘ NHẠY
Nhằm đánh giá các yếu tố bất lợi ảnh hưởng kết quả phân tích tài chính của dự án
đã thực hiện tính toán đối với các trường hợp:
- Khi vốn đầu tư tăng 10%;
- Khi điện năng giảm 10%;
- Trường hợp đồng thời vốn đầu tư tăng 10% và điện năng giảm 10%.
Kết quả tính toán ở bảng dưới đây:
Bảng 3.10 Kết quả tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính

Vốn Đầu Thời Gian


NPV IRR Trị Số
STT Phương Án Tính Toán Tư Hoàn Vốn
(tr.đồng) (%) B/C
(tr.đồng) ( Năm )

1 Phương án (chọn) 54.518,49 58.580,3 18,21% 1,0700 10 năm

Phân tích độ nhạy theo vốn đầu tư và hiệu ích năng lượng

Trường hợp 1 (vốn tăng


2 59.970,34 54.272,3 16,50% 1,0674 11 năm
10%)

Trường hợp 2 (điện năng


3 54.518,49 48.414,2 16,33% 1,0672 11 năm
giảm 10%)

4 Trường hợp 3 (vốn tăng 59.970,34 44.106,2 14,75% 1,0644 13 năm

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 51


52 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

10%; điện năng giảm


10%)

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)


Nhận xét:
- Qua kết quả tính toán trên cho thấy được dự án có hiệu quả về tài chính với phương
án gốc
- Khi có các rủi ro như vốn đầu tư tăng 10%, điện năng giảm 10% thì dự án vẫn khả
thi về hiệu quả tài chính.
- Với rủi ro lớn nhất là cả vốn đầu tư tăng 10% và điện năng giảm 10% thì dự án cũng
vẫn có hiệu quả về tài chính.
3.3.1. Phương án vốn đầu tư tăng 10%
Khi vốn đầu tư tăng 10% thì các yếu tố đầu vào cũng sẽ thay đổi.
- Tổng vốn đầu tư tăng 10% = 54.518,49 + 54.518,49 x 10% = 59.970,34 (Triệu
đồng)
- Cơ cấu nguồn vốn khi vốn đầu tư tăng 10% được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.11 Cơ cấu nguồn vốn khi vốn đầu tư tăng 10%

Thành phần Đơn vị Giá trị

Vốn tự có Triệu đồng 22.968,3

Tỷ lệ vốn tự có % 38%

Vốn vay Triệu đồng 37.002

Tỷ lệ vốn vay % 62%

Tổng mức đầu tư trước thuế Triệu đồng 59.970,34

Lãi suất vay % 10%

Thời gian ân hạn Năm 3,0

Thời gian trả gốc Năm 10,00

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 52


53 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)


Khi vốn vay tăng lên 10%, kế hoạch trả nợ cũng sẽ thay đổi
- Số nợ gốc phải trả mỗi năm = Giá trị vốn vay/ thời gian trả gốc
= 37.002/ 10 = 3.700(Triệu VNĐ)
- Kế hoạch trả nợ của dự án đường dây và TBA 110kV Tràng Định khi vốn đầu
tư tăng 10% được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.12 Kế hoạch trả nợ dự án khi vốn đầu tư tăng 10%
Đơn vị: Tr.đồng
Năm STT Vốn vay trong Trả gốc hằng Vốn gốc còn Trả lãi hằng Nghĩa vụ phải
nước năm lại năm trả
2021 0 37.002 37.002 0
2022 1 - 3.700 33.302 3.700 7.400
2023 2 - 3.700 29.602 3.330 7.030
2024 3 - 3.700 25.901 2.960 6.660
2025 4 - 3.700 22.201 2.590 6.290
2026 5 - 3.700 18.501 2.220 5.920
2027 6 - 3.700 14.801 1.850 5.550
2028 7 - 3.700 11.101 1.480 5.180
2029 8 - 3.700 7.400 1.110 4.810
2030 9 - 3.700 3.700 740 4.440
2031 10 - 3.700 0 370 4.070

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)


Khi vốn đầu tư tăng 10% thì chi phí khấu hao cũng sẽ thay đổi, cụ thể như sau:
- Thời gian khấu hao của dự án là: 15 năm
- Tổng giá trị tài sản ban đầu: 59.970,34 Triệu đồng
- Giá trị khấu hao mỗi năm là: Dt = 59.970,34 /15 = 3.998,02 Triệu đồng

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 53


54 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Bảng 3.13 Báo cáo cân bằng tài chính


Doanh thu
Các thông tin ban đầu Chi phí tăng thêm
tăng thêm
Thu
Điện năng Giá điện Thu
Vốn đầu tư Thu nhập
(Tr.kwh) (đ/kwh) nhập Thuế
Năm STT Thu từ Khấu Trả ế
Tổng Mua O& Tổng trước TNDN
Mua Bán bán hao lãi VAT sau
Vốn vay Mua thu điện M chi phí thuế
Vốn tự điện điện Bán điện (Di) vay thuế
trong Tổng
có tăng tăng ra
nước vào
thêm thêm

2021 0 37,002 22,968 59,970 1613 1653 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

370
2022 1 0.0 0.0 0.0 9.5 18.0 1613 1653 29754 29754 15369 1199 3998.0 0 24267 5487 549 1372 3567

333
2023 2 0.0 0.0 0.0 29.9 37.8 1613 1653 62483 62483 48292 1199 3998.0 0 56820 5663 566 1416 3681

296
2024 3 0.0 0.0 0.0 52.4 59.6 1613 1653 98486 98486 84508 1199 3998.0 0 92665 5820 582 1455 3783

13808 259
2025 4 0.0 0.0 0.0 77.1 83.5 1613 1653 8 138088 124344 1199 3998.0 0 132132 5956 596 1489 3872

17108 222
2026 5 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 3998.0 0 164954 6131 613 1533 3985

17108 185
2027 6 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 3998.0 0 164584 6501 650 1625 4226

17108 148
2028 7 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 3998.0 0 164214 6871 687 1718 4466

17108 111
2029 8 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 3998.0 0 163844 7241 724 1810 4707

2030 9 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 17108 171086 157537 1199 3998.0 740 163474 7611 761 1903 4947

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 54


55 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

17108
2031 10 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 3998.0 370 163104 7981 798 1995 5188

17108
2032 11 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 3998.0 0 162734 8351 835 2088 5428

17108
2033 12 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 3998.0 0 162734 8351 835 2088 5428

17108
2034 13 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 3998.0 0 162734 8351 835 2088 5428

17108
2035 14 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 3998.0 0 162734 8351 835 2088 5428

17108
2036 15 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 3998.0 0 162734 8351 835 2088 5428

17108
2037 16 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 0.0 0 158736 12349 1235 3087 8027

17108
2038 17 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 0.0 0 158736 12349 1235 3087 8027

17108
2039 18 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 0.0 0 158736 12349 1235 3087 8027

17108
2040 19 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 0.0 0 158736 12349 1235 3087 8027

17108
2041 20 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 0.0 0 158736 12349 1235 3087 8027

17108
2042 21 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 0.0 0 158736 12349 1235 3087 8027

17108
2043 22 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 6 171086 157537 1199 0.0 0 158736 12349 1235 3087 8027

2044 23 0.0 0.0 0.0 97.7 103.5 1613 1653 17108 171086 157537 1199 0.0 0 158736 12349 1235 3087 8027

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 55


56 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Từ Bảng cân bằng tài chính ta tiếp tục có được bảng phân tích hiệu quả tài chính dự án dưới đây với:
Chi phí sản xuất = O&M + Chi phí mua điện (Triệu đồng)
Chi phí vốn bình quân gia quyền 6,17% được tính tại công thức ở trên:
Bảng 3.14 Phân tích hiệu quả tài chính
Dòng Nguồn
Dòng tiền chi Hiện tại Cộng
tiền thu trả
Dòng Dòng
Dòng Hệ số Hệ số Thời
Vốn đầu tư Dòng tiền qui tiền qui vốn vay nguồn trả dồn
Nă Thu Chi tiền Thuế Thuế chiết tương gian
Tổng tiền sau về hiện về tương
m từ Tổng phí trước VAT TNDN khấu lai hoàn
Vốn dòng thuế CAi tại lai
bán thu sản thuế CFi HSCK HSTL vốn
vay Vốn chi PVCFi FVCFi (W+D)iP
điện Tổng xuất Wi+Di
trong tự có V
nước

202 22,96 59,97


1 0 0 37,002 8 0 0 59970 -59970 0 0 -59970 0.942 -56485 3.963 -237675 0 0 0

202
2 29754 29754 0 0 0 16569 16569 13185 549 1372 11265 0.887 9993 3.733 42050 7565 6711 6711

202
3 62483 62483 0 0 0 49492 49492 12992 566 1416 11009 0.836 9199 3.516 38708 7679 6417 13128

202
4 98486 98486 0 0 0 85707 85707 12779 582 1455 10741 0.787 8454 3.312 35572 7781 6124 19252

202 13808 13808 12554 12554


5 8 8 0 0 0 4 4 12544 596 1489 10460 0.741 7754 3.119 32626 7870 5834 25085

202 17108 17108 15873 15873


6 6 6 0 0 0 6 6 12349 613 1533 10203 0.698 7124 2.938 29977 7983 5574 30659

202 17108 17108 0 0 0 15873 15873 12349 650 1625 10074 0.658 6625 2.767 27876 8224 5408 36068

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 56


57 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

7 6 6 6 6

202 17108 17108 15873 15873


8 6 6 0 0 0 6 6 12349 687 1718 9944 0.619 6160 2.606 25919 8464 5243 41311

202 17108 17108 15873 15873


9 6 6 0 0 0 6 6 12349 724 1810 9815 0.583 5726 2.455 24094 8705 5079 46389

203 17108 17108 15873 15873


0 6 6 0 0 0 6 6 12349 761 1903 9685 0.550 5322 2.312 22395 8945 4916 51305

203 17108 17108 15873 15873


1 6 6 0 0 0 6 6 12349 798 1995 9556 0.518 4946 2.178 20811 9186 4754 56059

203 17108 17108 15873 15873 11nă


2 6 6 0 0 0 6 6 12349 835 2088 9426 0.488 4595 2.051 19336 9426 4595 60654 m

203 17108 17108 15873 15873


3 6 6 0 0 0 6 6 12349 835 2088 9426 0.459 4328 1.932 18212 9426 4328 64983

203 17108 17108 15873 15873


4 6 6 0 0 0 6 6 12349 835 2088 9426 0.432 4077 1.820 17154 9426 4077 69060

203 17108 17108 15873 15873


5 6 6 0 0 0 6 6 12349 835 2088 9426 0.407 3840 1.714 16157 9426 3840 72899

203 17108 17108 15873 15873


6 6 6 0 0 0 6 6 12349 835 2088 9426 0.384 3617 1.614 15218 9426 3617 76516

203 17108 17108 15873 15873


7 6 6 0 0 0 6 6 12349 1235 3087 8027 0.361 2901 1.521 12206 8027 2901 79417

203 17108 17108 15873 15873


8 6 6 0 0 0 6 6 12349 1235 3087 8027 0.340 2732 1.432 11497 8027 2732 82149

203 17108 17108 15873 15873


9 6 6 0 0 0 6 6 12349 1235 3087 8027 0.321 2573 1.349 10828 8027 2573 84723

204 17108 17108 15873 15873


0 6 6 0 0 0 6 6 12349 1235 3087 8027 0.302 2424 1.271 10199 8027 2424 87146

204 17108 17108 0 0 0 15873 15873 12349 1235 3087 8027 0.284 2283 1.197 9606 8027 2283 89430

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 57


58 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

1 6 6 6 6

204 17108 17108 15873 15873


2 6 6 0 0 0 6 6 12349 1235 3087 8027 0.268 2150 1.127 9048 8027 2150 91580

204 17108 17108 15873 15873


3 6 6 0 0 0 6 6 12349 1235 3087 8027 0.252 2025 1.062 8522 8027 2025 93605

204 17108 17108 15873 15873


4 6 6 0 0 0 6 6 12349 1235 3087 8027 0.238 1908 1.000 8027 8027 1908 95513

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 58


59 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

3.3.2. Phương án điện năng giảm 10%


Khi điện năng giảm 10% thì các yếu tố đầu vào cũng sẽ thay đổi như: Sản lượng mua
điện và sản lượng bán điện cùng đồng nghĩa đều giảm đi 10%
Bảng 3.15 Cân bằng năng lượng khi điện năng giảm 10%

Điện năng
Điện năng
thương phẩm
Năm thứ Năm mua vào
bán
(Triệu kWh) (Triệu kWh)
0 2021 162 167
1 2022 178 184
2 2023 196 202
3 2024 216 222
4 2025 237 245
5 2026 255 263
6 2027 255 263
7 2028 255 263
8 2029 255 263
9 2030 255 263
10 2031 255 263
11 2032 255 263
12 2033 255 263
13 2034 255 263
14 2035 255 263
15 2036 255 263
16 2037 255 263
17 2038 255 263
18 2039 255 263
19 2040 255 263
20 2041 255 263

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 59


60 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

21 2042 255 263


22 2043 255 263
23 2044 255 263
24 2045 255 263
25 2046 255 263
26 2047 255 263
27 2048 255 263
28 2049 255 263
Trong đó:
 Sản lượng điện mua giảm 10% = Sản lượng điện mua – 10%* Sản lượng điện mua
Ví dụ: Sản lượng điện TP mua 2022 giảm 10%= 204-10%*204 =184 Triệu kWh.
 Sản lượng điện bán giảm 10% = Sản lượng điện bán – 10%* Sản lượng điện bán
Ví dụ: Bán điện tăng thêm 2022 giảm 10% = 198-10%*198=178 Triệu kWh.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 60


61 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Bảng 3.16 Báo cáo cân bằng tài chính


Thu Thu
Các thông tin ban đầu Doanh thu tăng thêm Chi phí tăng thêm
nhập Thuế Thuế nhập

Điện năng Giá điện Trả


Vốn đầu tư Thu từ Thu Tổng Mua O&M Khấu Tổng trước VAT TN sau
Nă (Tr.kwh) (đ/kwh) lãi
STT
m
Vốn Mua Bán
vay Vốn điện điện Mua Bán bán thuế
Tổng khác thu điện hao (Di) vay chi phí thuế DN
trong tự có tăng tăng vào ra điện (Wi)
nước thêm thêm

33,63 20,88 54,51 165


2021 0 8 0 8 1613 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

165
2022 1 0.0 0.0 0.0 8.6 16.2 1613 3 26779 0 26779 13832 1090 3634.6 3364 21921 4857 486 1214 3157

165
2023 2 0.0 0.0 0.0 26.9 34.0 1613 3 56235 0 56235 43463 1090 3634.6 3027 51216 5020 502 1255 3263

165
2024 3 0.0 0.0 0.0 47.2 53.6 1613 3 88637 0 88637 76057 1090 3634.6 2691 83473 5164 516 1291 3357

165
2025 4 0.0 0.0 0.0 69.4 75.2 1613 3 124279 0 124279 111910 1090 3634.6 2355 118990 5290 529 1322 3438

165
2026 5 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 0 153977 141783 1090 3634.6 2018 148526 5451 545 1363 3543

165
2027 6 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 0 153977 141783 1090 3634.6 1682 148190 5787 579 1447 3762

165
2028 7 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 0 153977 141783 1090 3634.6 1346 147854 6123 612 1531 3980

165
2029 8 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 0 153977 141783 1090 3634.6 1009 147517 6460 646 1615 4199

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 61


62 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

165
2030 9 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 0 153977 141783 1090 3634.6 673 147181 6796 680 1699 4417

2031 10 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 3634.6 336 146844 7133 713 1783 4636
3

2032 11 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 3634.6 0 146508 7469 747 1867 4855
3

2033 12 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 3634.6 0 146508 7469 747 1867 4855
3

2034 13 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 3634.6 0 146508 7469 747 1867 4855
3

2035 14 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 3634.6 0 146508 7469 747 1867 4855
3

2036 15 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 3634.6 0 146508 7469 747 1867 4855
3

2037 16 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 0.0 0 142873 11103 1110 2776 7217
3

2038 17 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 0.0 0 142873 11103 1110 2776 7217
3

2039 18 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 0.0 0 142873 11103 1110 2776 7217
3

2040 19 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 0.0 0 142873 11103 1110 2776 7217
3

2041 20 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 0.0 0 142873 11103 1110 2776 7217
3

2042 21 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 0.0 0 142873 11103 1110 2776 7217
3

2043 22 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 0 153977 141783 1090 0.0 0 142873 11103 1110 2776 7217

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 62


63 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

165
2044 23 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 0 153977 141783 1090 0.0 0 142873 11103 1110 2776 7217

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)


Từ Bảng cân bằng tài chính ta tiếp tục có được bảng phân tích hiệu quả tài chính dự án dưới đây với:
Chi phí sản xuất = O&M + Chi phí mua điện (Triệu đồng)
Chi phí vốn bình quân gia quyền 6,17% được tính tại công thức ở trên:
Bảng 3.17 Phân tích hiệu quả tài chính
Nguồn
Dòng tiền chi Dòng Hiện tại Cộng
Dòng tiền thu Dòng trả
Dòng Hệ số Hệ số tiền qui Thời
Dòng tiền tiền qui
Chi Thuế Thuế tiền sau chiết tương về vốn gian
Năm Thu từ Tổng Tổng trước về hiện nguồn trả dồn
phí VAT TNDN thuế khấu lai tương vay hoàn
thuế CFi tại
CAi HSCK HSTL lai vốn
bán sản dòng PVCFi
thu FVCFi Wi+Di (W+D)iPV
điện xuất chi

2021 0 0 0 54518 - 54518 0 0 - 54518 0.942 - 51350 3.963 - 216068 0 0 0

2022 26779 26779 14923 14923 11856 486 1214 10156 0.887 9010 3.733 37910 6792 6025 6025

1178
2023 56235 56235 44554 44554 11682 502 1255 9925 0.836 8293 3.516 34895 6897 5763 9

1729
2024 88637 88637 77147 77147 11490 516 1291 9682 0.787 7620 3.312 32064 6991 5502 1

2253
2025 124279 124279 113000 113000 11279 529 1322 9428 0.741 6989 3.119 29406 7073 5243 4

2026 153977 153977 142873 142873 11103 545 1363 9196 0.698 6421 2.938 27016 7177 5011 2754

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 63


64 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

3241
2027 153977 153977 142873 142873 11103 579 1447 9078 0.658 5970 2.767 25120 7396 4864 0

3712
2028 153977 153977 142873 142873 11103 612 1531 8960 0.619 5550 2.606 23354 7615 4717 6

4169
2029 153977 153977 142873 142873 11103 646 1615 8843 0.583 5159 2.455 21707 7833 4570 6

4612
2030 153977 153977 142873 142873 11103 680 1699 8725 0.550 4794 2.312 20174 8052 4425 1

5040
2031 153977 153977 142873 142873 11103 713 1783 8607 0.518 4455 2.178 18745 8271 4281 2

5454
2032 153977 153977 142873 142873 11103 747 1867 8489 0.488 4139 2.051 17414 8489 4139 0 11năm

5843
2033 153977 153977 142873 142873 11103 747 1867 8489 0.459 3898 1.932 16402 8489 3898 9

6211
2034 153977 153977 142873 142873 11103 747 1867 8489 0.432 3672 1.820 15449 8489 3672 0

6556
2035 153977 153977 142873 142873 11103 747 1867 8489 0.407 3458 1.714 14551 8489 3458 8

6882
2036 153977 153977 142873 142873 11103 747 1867 8489 0.384 3257 1.614 13705 8489 3257 5

7143
2037 153977 153977 142873 142873 11103 1110 2776 7217 0.361 2608 1.521 10975 7217 2608 4

7389
2038 153977 153977 142873 142873 11103 1110 2776 7217 0.340 2457 1.432 10337 7217 2457 0

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 64


65 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

7620
2039 153977 153977 142873 142873 11103 1110 2776 7217 0.321 2314 1.349 9736 7217 2314 4

2040 153977 153977 142873 142873 11103 1110 2776 7217 0.302 2179 1.271 9170 7217 2179 7838
3

2041 153977 153977 142873 142873 11103 1110 2776 7217 0.284 2053 1.197 8637 7217 2053 8043
6

2042 153977 153977 142873 142873 11103 1110 2776 7217 0.268 1933 1.127 8135 7217 1933 8236
9

2043 153977 153977 142873 142873 11103 1110 2776 7217 0.252 1821 1.062 7663 7217 1821 8419
1

2044 153977 153977 142873 142873 11103 1110 2776 7217 0.238 1715 1.000 7217 7217 1715 8590
6

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)


3.3.3. Phương án vốn tăng 10% và điện năng giảm 10%
-Khi vốn đầu tư tăng 10% thì các yếu tố đầu vào cũng sẽ thay đổi.
Tổng vốn đầu tư tăng 10% = 54.518 + 54.518 x 10% = 59.970 (Triệu VNĐ)
- Khi điện năng giảm 10% thì các yếu tố đầu vào cũng sẽ thay đổi như: Sản lượng mua điện và sản lượng bán điện cùng đồng nghĩa
đều giảm đi 10%
Sản lượng điện mua giảm 10% = Sản lượng điện mua – 10%* Sản lượng điện mua
Ví dụ: Sản lượng điện TP mua 2022 giảm 10%= 204-10%*204 =184 Triệu kWh.
Sản lượng điện bán giảm 10% = Sản lượng điện bán – 10%* Sản lượng điện bán
Ví dụ: Bán điện tăng thêm 2022 giảm 10% = 198-10%*198=178 Triệu kWh.
Bảng 3.18 Báo cáo cân bằng tài chính
Nă STT Các thông tin ban đầu Doanh thu tăng Chi phí tăng thêm Thuế Thuế
Thu Thu

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 65


66 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

thêm nhập nhập

Điện năng Giá điện Trả


Vốn đầu tư Thu từ Tổng Mua O&M Khấu Tổng trước VAT TN sau
(Tr.kwh) (đ/kwh) lãi
m
Vốn Mua Bán
vay Vốn tự điện điện Mua Bán bán thuế
Tổng thu điện hao (Di) vay chi phí thuế DN
trong có tăng tăng vào ra điện (Wi)
nước thêm thêm

22,96 59,9 165


2021 0 37,002 8 70 1613 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

165
2022 1 0.0 0.0 0.0 8.6 16.2 1613 3 26779 26779 13832 1199 3998.0 3700 22730 4048 405 1012 2632

165
2023 2 0.0 0.0 0.0 26.9 34.0 1613 3 56235 56235 43463 1199 3998.0 3330 51991 4244 424 1061 2759

165
2024 3 0.0 0.0 0.0 47.2 53.6 1613 3 88637 88637 76057 1199 3998.0 2960 84214 4423 442 1106 2875

165
2025 4 0.0 0.0 0.0 69.4 75.2 1613 3 124279 124279 111910 1199 3998.0 2590 119698 4582 458 1145 2978

165
2026 5 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 3998.0 2220 149201 4776 478 1194 3105

165
2027 6 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 3998.0 1850 148831 5146 515 1287 3345

165
2028 7 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 3998.0 1480 148461 5516 552 1379 3586

165
2029 8 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 3998.0 1110 148091 5886 589 1472 3826

165
2030 9 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 3998.0 740 147721 6256 626 1564 4067

2031 10 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 165 153977 153977 141783 1199 3998.0 370 147351 6626 663 1657 4307

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 66


67 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

165
2032 11 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 3998.0 0 146981 6996 700 1749 4548

165
2033 12 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 3998.0 0 146981 6996 700 1749 4548

165
2034 13 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 3998.0 0 146981 6996 700 1749 4548

165
2035 14 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 3998.0 0 146981 6996 700 1749 4548

165
2036 15 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 3998.0 0 146981 6996 700 1749 4548

165
2037 16 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 0.0 0 142983 10994 1099 2749 7146

165
2038 17 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 0.0 0 142983 10994 1099 2749 7146

165
2039 18 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 0.0 0 142983 10994 1099 2749 7146

165
2040 19 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 0.0 0 142983 10994 1099 2749 7146

165
2041 20 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 0.0 0 142983 10994 1099 2749 7146

165
2042 21 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 0.0 0 142983 10994 1099 2749 7146

165
2043 22 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 0.0 0 142983 10994 1099 2749 7146

165
2044 23 0.0 0.0 0.0 87.9 93.2 1613 3 153977 153977 141783 1199 0.0 0 142983 10994 1099 2749 7146

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 67


68 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)


Từ Bảng cân bằng tài chính ta tiếp tục có được bảng phân tích hiệu quả tài chính dự án dưới đây với:
Chi phí sản xuất = O&M + Chi phí mua điện (Triệu đồng)
Chi phí vốn bình quân gia quyền 6,17% được tính tại công thức ở trên:
Bảng 3.19 Phân tích hiệu quả tài chính
Nguồn
Dòng tiền chi Dòng Dòng Hiện tại Cộng
Dòng tiền thu Dòng Dòng trả
Hệ số tiền Hệ số tiền qui Thời
tiền tiền
Chi Thuế Thuế chiết qui về tương về vốn gian
Năm Thu từ Tổng Tổng trước sau nguồn trả dồn
phí VAT TNDN khấu hiện lai tương vay hoàn
thuế thuế
HSCK tại HSTL lai vốn
bán sản dòng CFi CAi
thu PVCFi FVCFi Wi+Di (W+D)iPV
điện xuất chi

2021 0 0 0 59970 -59970 0 0 -59970 0.942 -56485 3.963 -237675 0 0 0

2022 26779 26779 15032 15032 11747 405 1012 10330 0.887 9164 3.733 38560 6630 5881 5881

2023 56235 56235 44663 44663 11572 424 1061 10087 0.836 8429 3.516 35465 6757 5646 11527

2024 88637 88637 77256 77256 11381 442 1106 9833 0.787 7739 3.312 32563 6873 5409 16936

12427
2025 9 124279 113109 113109 11170 458 1145 9566 0.741 7091 3.119 29839 6976 5171 22108

15397
2026 7 153977 142983 142983 10994 478 1194 9323 0.698 6509 2.938 27389 7103 4959 27067

15397
2027 7 153977 142983 142983 10994 515 1287 9193 0.658 6046 2.767 25439 7343 4829 31896

15397
2028 7 153977 142983 142983 10994 552 1379 9064 0.619 5614 2.606 23623 7584 4697 36593

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 68


69 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

15397
2029 7 153977 142983 142983 10994 589 1472 8934 0.583 5212 2.455 21932 7824 4565 41158

2030 15397 153977 142983 142983 10994 626 1564 8805 0.550 4838 2.312 20358 8065 4432 45590
7

2031 15397 153977 142983 142983 10994 663 1657 8675 0.518 4490 2.178 18893 8305 4299 49888
7

2032 15397 153977 142983 142983 10994 700 1749 8546 0.488 4166 2.051 17530 8546 4166 54055
7

2033 15397 153977 142983 142983 10994 700 1749 8546 0.459 3924 1.932 16511 8546 3924 57978
7

2034 15397 153977 142983 142983 10994 700 1749 8546 0.432 3696 1.820 15551 8546 3696 61674 13năm
7

2035 15397 153977 142983 142983 10994 700 1749 8546 0.407 3481 1.714 14648 8546 3481 65155
7

2036 15397 153977 142983 142983 10994 700 1749 8546 0.384 3279 1.614 13796 8546 3279 68434
7

2037 15397 153977 142983 142983 10994 1099 2749 7146 0.361 2583 1.521 10867 7146 2583 71017
7

2038 15397 153977 142983 142983 10994 1099 2749 7146 0.340 2432 1.432 10235 7146 2432 73449
7

2039 15397 153977 142983 142983 10994 1099 2749 7146 0.321 2291 1.349 9640 7146 2291 75740
7

2040 15397 153977 142983 142983 10994 1099 2749 7146 0.302 2158 1.271 9080 7146 2158 77898
7

2041 15397 153977 142983 142983 10994 1099 2749 7146 0.284 2033 1.197 8552 7146 2033 79931

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 69


70 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

15397
2042 7 153977 142983 142983 10994 1099 2749 7146 0.268 1914 1.127 8055 7146 1914 81845

15397
2043 7 153977 142983 142983 10994 1099 2749 7146 0.252 1803 1.062 7587 7146 1803 83649

15397
2044 7 153977 142983 142983 10994 1099 2749 7146 0.238 1698 1.000 7146 7146 1698 85347

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)


3.4. TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Hiệu quả tài chính

Vốn tăng 10% và điện


PA Gốc Vốn tăng 10% Điện năng giảm 10%
năng giảm 10%

Hệ số chiết khấu tài


1 6,17% 6,17% 6,17% 6,17%
chính (If) (%)

2 IRR, % 18,21% 16,50% 16,33% 14,75%

3 NPV Triệu VNĐ 58.580 54.272 48.414 44.106

4 B/C 1,07 1,067 1,067 1,064

Thời gian hoàn vốn


5 10 11 11 13
(Năm)

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Kế hoạch – Tài chính)

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 70


71 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

Nhận xét: Từ các kết quả trên cho thấy với các trường hợp rủi ro xảy ra ở 3 trường hợp thì dự án đều khả thi về mặt tài chính.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 71


72 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

3.5. KẾT LUẬN


Qua kết quả tính toán phân tích hiệu quả tài chính của dự án đường dây và TBA 110kV
Tràng Định tỉnh Lạng Sơn, ta nhận thấy các chỉ tiêu tài chính đều thỏa mãn các yêu cầu, nên
có thể kết luận dự án hoàn toàn khả thi khi đưa vào thực hiện xây dựng.
Dựa vào các kết quả tính toán ở trên của dự án thì thấy rằng:
- Khi chưa xét đến rủi ro: Các chỉ tiêu tài chính của dự án đều ở mức tốt
(NPV = 57.580> 0; IRR = 18,21% > If = 6,17%; B/C = 1,07 > 1; Thv = 10 năm).
- Khi xét đến rủi ro: Các chỉ tiêu tài chính của dự án có xu hướng thay đổi nhưng về cơ
bản vẫn tốt.
+ Vốn tăng 10% (NPV = 54.272> 0; IRR = 16,50 % > If = 6,17%; B/C = 1,067 > 1;
Thv = 11 năm).
+ Điện năng giảm 10% (NPV = 48.414> 0; IRR = 16,33% > If = 6,17%; B/C = 1,067
> 1; Thv = 11 năm).
+ Vốn tăng 10% & Điện năng giảm 10% (NPV = 44.106> 0; IRR = 14,75% > If =
6,17%; B/C = 1,064 > 1; Thv = 13 năm).

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 72


73 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong chương trình bày các kết quả tính toán hiệu quả tài chính của dự án đầu tư đường dây
và Trạm biến áp 110kV Tràng Định. Sau khi thu thập dữ liệu đầu vào, phân tích và tính toán
cho thấy được dự án có khả thi, nên đầu tư xây dựng, thời gian hoàn vốn là 10 năm. Sau đó,
khi phân tích rủi ro dự án có xét đến các trường hợp như điện năng giảm dần, vốn đầu tư
tăng thì dự án vẫn khả thi về mặt tài chính. Nếu dự án được đưa vào vận hành sẽ giúp nâng
cao hiệu quả truyền tải điện năng, giảm tổn thất, tăng doanh thu cho đơn vị,…

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 73


74 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

KẾT LUẬN CHUNG


Điện năng là một dạng năng lượng rất cần thiết trong đời sống hiện nay. Tình trạng quá
tải điện xảy ra rất phổ biến ở những vùng đông dân cư. Chính vì vậy, giải pháp tối ưu hiện
tại đối với tình trạng quá tải là nâng cấp đường dây và xây dựng thêm các trạm biến áp, nó
không chỉ giúp mang lại thêm một nguồn năng lượng, tránh tình trạng hỏng hóc, chập điện
hay quá tải điện... mà còn giúp chúng ta đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của người dân. Do
đó việc đầu tư xây dựng nâng cấp các đường dây và trạm biến áp là rất cấp bách. Để các dự
án đầu tư này đạt hiệu quả kinh tế cho bản thân dự án và hiệu quả tài chính cho chủ đầu tư
thì việc phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư là rất quan trọng.
Đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính dự án Đường dây và Trạm biến áp 110kV Tràng
Định, tỉnh Lạng Sơn” với cơ sở là kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường, các kỹ năng
khi thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn đầu tư điện 1 cùng với việc tham khảo các tài liệu có
liên quan. Với mong muốn phân tích được hiệu quả kinh tế của bản thân dự án cũng như
hiệu quả tài chính của dự án đối với chủ đầu tư. Qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả
tài chính của dự án em thấy rằng việc triển khai xây dựng công trình “Đường dây và Trạm
biến áp 110kV Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” là rất cần thiết, hợp lý và có hiệu quả cao.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 74


75 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đường đây và TBA 110kV Tràng Định

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Hồ sơ năng lực Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Điện 1.
[2] Hồ sơ các dự án đã thực hiện của Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư điện 1.
[3] Slide bài giảng Phân tích & Quản lý dự án
[4] TT16/2014 quy định về việc thực hiện giá bán điện.
[5] Quyết định 648-BCT
[6] Luật Đầu tư công 2019
[7] Luật xây dựng 50/2014/QH13.

NGUYỄN VĂN BẢO – D11QLNL 75

You might also like