You are on page 1of 4

CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ

I. Các công thức đã học


1. Doanh thu nhận trước
Doanh thu cung cấp dịch vụ hoặc = Doanh thu x thời gianđã sử dụng
thời gian sử dụng ước tính
sản phẩm ứng với thời gian sử dụng nhận trước

2. Xác định số thuế GTGT phải nộp:


Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
3. Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ = Tổng số thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN
4. Tỷ lệ trích lương:
Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Tổng cộng
Người lao động 8% 1,5% 1% 10,5%
Doanh nghiệp 17,5% 3% 1% 21,5%
Tổng cộng 25,5% 4,5% 2% 32%
5. Xác định tiền lương thuần
Tiền thuần phải trả người lao động = Tổng số phải trả - Các khoản giảm trừ
II. Kết cấu các tài khoản đã học
+ Nợ – Có, SDCK Nợ + Có – Nợ, SDCK Có

Nợ Tài khoản … Có Nợ Tài khoản … Có


SDĐK SDĐK
PS PS PS PS
SDCK SDCK

- Chi phí dịch vụ - Phải trả người bán


- Chi phí lãi vay - Khách hàng ứng trước
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Doanh thu nhận trước/chưa thực hiện
- Chi phí thuế thu nhập cá nhân - Doanh thu cung cấp dịch vụ/hoàn thành sản
- Chi phí tiền lương – bộ phận bán hàng/quản phẩm
lý - Vay ngắn hạn
- Vay dài hạn
- Lãi vay phải trả
- Thuế GTGT phải thực nộp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
- Phải trả người lao động
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
III. Các nghiệp vụ
1. Phải trả người bán
- Khi doanh nghiệp mua chịu hàng hóa, dịch vụ chưa thanh toán:
Nợ TK Hàng hóa, TSCĐ, Chi phí dịch vụ: Trị giá mua không thuế
GTGT đầu vào
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ: Số thuế GTGT đầu vào
Có TK Phải trả người bán: Tổng giá thanh toán cả thuế GTGT
- Khi thanh toán khoản nợ phải trả người bán:
Nợ TK Phải trả người bán
Có TK Tiền mặt, TGNH
- Được hưởng chiết khấu do thanh toán sớm cho người bán:
Nợ TK Phải trả người bán: Tổng giá thanh toán được giảm
Có TK Hàng hóa: Trị giá hàng hóa được giảm
Có TK Thuế GTGT được khấu trừ: Số thuế giảm tương ứng

2. Khách hàng ứng trước


- Khi nhận tiền khách hàng ứng trước:
Nợ TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
Có TK Khách hàng ứng trước
- Khi giao hàng liên quan tới số khách hàng ứng trước, bên cạnh bút toán
phản ánh giá vốn, kế toán phản ánh doanh thu:
Nợ TK Khách hàng ứng trước
Có TK Doanh thu bán hàng
Có TK Thuế GTGT phải nộp

3. Doanh thu chưa thực hiện


- Khi doanh nghiệp nhận trước tiền doanh thu cung cấp dịch vụ hoặc hoàn
thành xong sản phẩm:
Nợ TK Tiền/Phải thu khách hàng
Có TK Doanh thu nhận trước: Doanh thu ban đầu nhận theo hợp
đồng
- Khi đến cuối kỳ mà dịch vụ hoặc sản phẩm chưa sử dụng xong
Nợ TK Doanh thu nhận trước
Có TK Doanh thu cung cấp dịch vụ hoặc hoàn thành xong sản
phẩm

4. Phải nộp ngân sách nhà nước


* Thuế GTGT
+ Khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
Nợ TK Thuế GTGT phải nộp
Có TK Thuế GTGT được khấu trừ
+ Khi nộp thuế GTGT còn phải nộp:
Nợ TK Thuế GTGT phải nộp
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
* Thuế Thu nhập doanh nghiệp
+ Cuối năm tài chính, nếu doanh nghiệp có lãi sẽ phải tính ra số thuế thu
nhập phải nộp ngân sách và đưa vào chi phí của doanh nghiệp:
Nợ TK Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
+ Khi nộp thuế, kế toán ghi nhận:
Nợ TK Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
Có TK Tiền mặt, TGNH

5. Phải trả người lao động


- Khi doanh nghiệp tính ra số tiền phải trả người lao động:
Nợ TK Chi phí tiền lương – bộ phận bán hàng/ quản lý
Có TK Bảo hiểm xã hội: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Bảo hiểm y tế: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Bảo hiểm thất nghiệp: phần bảo hiểm người lao động phải
đóng
Có TK Thuế TNCN phải nộp: số thuế TNCN người lao động phải
nộp
Có TK Phải trả người lao động: tiền thuần còn phải trả người lao
động
- Ghi nhận số bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng cho người lao động:
Nợ TK Chi phí tiền lương – bộ phận bán hàng/quản lý
Có TK Bảo hiểm xã hội: phần bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng
Có TK Bảo hiểm y tế: phần bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng
Có TK Bảo hiểm thất nghiệp: phần bảo hiểm doanh nghiệp phải
đóng
- Khi doanh nghiệp thanh toán tiền lương phải trả cho người lao động:
Nợ TK Phải trả người lao động
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
- Khi doanh nghiệp nộp số bảo hiểm lên cơ quan quản lý quỹ:
Nợ TK Bảo hiểm xã hội: Tổng số BHXH phải nộp
Nợ TK Bảo hiểm y tế: Tổng số BHYT phải nộp
Nợ TK Bảo hiểm thất nghiệp: Tổng số BHTN phải nộp
Có TK Tiền mặt/Tiền gửi ngân hàng
Chi phí lãi vay = Nợ gốc  Lãi suất  Thời gian vay
Số tiền phải trả = Nợ gốc + Chi phí lãi vay

6. Vay ngắn hạn – Vay dài hạn


- Tại thời điểm doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng hoặc người bán:
Nợ TK Tiền mặt/Tiền gửi ngân hàng: Số tiền vay nhập quỹ
Nợ TK Phải trả người bán: Vay trả nợ người bán
Nợ TK Nguyên vật liệu/Hàng hóa/TSCĐ: Vay mua Tài sản
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào
Có TK Vay ngắn hạn: Tổng vay ngắn hạn phải trả

- Cuối mỗi niên độ kế toán, kế toán xác định số lãi vay phải trả:
Nợ TK Chi phí lãi vay/Chi phí tài chính
Có TK Lãi vay phải trả: nếu trả lãi sau
Có TK Tiền mặt/Tiền gửi ngân hàng: Số lãi vay đã thanh toán

- Khi thương phiếu đáo hạn, doanh nghiệp nhận tiền, kế toán ghi:
Nợ TK Chi phí lãi vay: Phần lãi vay chưa đưa vào chi phí
Nợ TK Lãi vay phải trả: Phần lãi vay đã đưa vào chi phí
Nợ TK Vay ngắn hạn: Nợ gốc
Có TK Tiền mặt/Tiền gửi ngân hàng: Cả gốc và lãi

You might also like