You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN MÔN: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC


CHẾ ĐỊNH TÀI CHÍNH

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Đào Lan Anh


Số thứ tự : 03
Mã số sinh viên : 030536200306
Ngày, tháng, năm sinh : 28/06/2002
Lớp, hệ đào tạo : FIN302_211_D01, DHCQ

GV CHẤM ĐIỂM
Bằng số Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam.............................................................2


1.1. Cơ cấu thị trường..................................................................................................... 2

1.2. Khung pháp lý..........................................................................................................3

1.2.1. Trái phiếu chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính
quyền địa phương:................................................................................................... 3

1.2.2. Trái phiếu doanh nghiệp................................................................................ 3

1.3. Lãi suất phát hành....................................................................................................3

2. Cách thức mà nhà đầu tư có thể tham đầu tư vào thị trường trái phiếu..................4
2.1. Trái phiếu chính phủ................................................................................................4

2.2. Trái phiếu doang nghiệp..........................................................................................5

2.2.1. Đầu tư trực tiếp.............................................................................................. 5

2.2.2. Đầu tư qua quỹ...............................................................................................5

3. Những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi tham gia vào thị trường trái
phiếu...................................................................................................................................... 6
3.1. Khả năng không thể thanh toán được gốc và lãi của trái phiếu..............................6

3.2. Độ thanh khoản của trái phiếu.................................................................................6

3.3. Sự cân xứng giữa rủi ro và mức lãi suất..................................................................6

3.4. Rủi ro liên quan đến vấn đề vĩ mô.......................................................................... 7

4. Kết luận.............................................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của đơn vị phát hành hay còn gọi
là người vay tiền có trách nhiệm phải trả cho người nắm giữ trái phiếu hay còn gọi là
người cho vay một khoản tiền xác định trong một khoảng thời gian xác định có bao gồm
cả lợi tức theo quy định. Trái phiếu là công cụ nợ được cả chính phủ và các doanh nghiệp
sử dụng thường xuyên. Vai trò của trái phiếu là một điều không thể phủ nhận khi nó tác
động đến nhiều đối tượng trong nền kinh tế.
Thị trường trái phiếu Việt Nam tuy đã “giảm nhiệt” so với năm 2020 nhưng vẫn bùng nổ.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam cho biết, trong tháng 11/2021,
tổng giá trị phát trái phiếu doanh nghiệp đạt 20.366 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng đầu năm
2021 có tổng cộng 826 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước, bao gồm 803
đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 468.850 tỷ đồng; 23 đợt phát hành ra công chúng
trị giá 26.340 nghìn tỷ đồng. Trong báo cáo mới đây, Bộ Tài chính đánh giá, thị trường
trái phiếu doanh nghiệp đang có dấu hiệu tăng trưởng nóng.
Tuy sức hấp dẫn của thị trường ngày càng tăng nhưng chúng ta không thể phủ nhận
những nguy cơ tiềm ẩn đang hiện hữu trong thị trường trái phiếu, ví dụ như rủi ro lãi suất,
rủi ro đầu tư, rủi ro lạm phát,... Ngoài ra, vẫn còn một số trường hợp chưa tuân thủ đầy
đủ quy định của pháp luật.
Bài luận này sẽ làm rõ hơn về thực trạng của thị trường trái phiếu Việt Nam, cách thức
mà các nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu và những rủi ro mà nhà đầu tư có thể
gặp phải khi tham gia thị trường.

1
1. Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam.
1.1. Cơ cấu thị trường.
Đối với thị trường trái phiếu chính phủ, trong năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện
đúng Nghị quyết số 128/2020/QH14 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm
2021 để huy động vốn cho ngân sách Nhà Nước. Theo đó, khối lượng huy động TPCP
trên thị trường trong năm 2021 là 318.213 tỷ đồng. Kỳ hạn phát hành bình quân đạt 13,92
năm (giảm 0,02 năm so với cuối năm 2020), lãi suất phát hành bình quân đạt 2,30%
(giảm 0,56% so với cuối năm 2020).
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tính đến hết năm 2021, dư nợ thị trường
TPDN riêng lẻ đạt khoảng 16% GDP năm 2021.
Đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trong năm 2021, Ngân hàng Chính sách xã
hội phát hành được 11.024 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, kỳ hạn phát hành bình
quân đạt 11,64 năm, lãi suất phát hành bình quân đạt 2,5%. Ngân hàng Phát triển Việt
Nam phát hành được 10.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, kỳ hạn phát hành
bình quân đạt 8,94 năm, lãi suất phát hành bình quân đạt 2,09%.
Ngoài ra, trong năm 2021, chính quyền các địa phương chưa phát hành trái phiếu chính
quyền địa phương.
Giá trị của trái phiếu doanh nghiệp được phát hành giảm dần theo kỳ hạn của trái phiếu.
Chúng ta dễ dàng thấy được giá trị trái phiếu có kì hạn 1-3 năm gấp rất nhiều lần so với
các trái phiếu có kỳ hạn dài hơn 3 năm.
Về nhóm ngành, ngành có tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp được đầu tư nhiều nhất là nhóm
ngành bất động sản với 37.80% và nhóm ngành được đầu tư nhiều thứ hai chính là ngân
hàng với tỷ lệ 34.26%. Điều này cho thấy tâm điểm của thị trường trái phiếu doanh
nghiệp trái phiếu bất động sản.

Hình 1. Cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp phát thành trong 11 tháng đầu năm 2021
Nguồn: vneconomy.vn

2
1.2. Khung pháp lý.
1.2.1. Trái phiếu chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính
quyền địa phương:
- Luật Quản lý nợ công 2017.
- Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết
và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán vàcác Thông tư
- Nghị định số 9 1 / 2 0 1 8 / N Đ - C P ngày 26/6/2018 vềcấp và quản lý bảo lãnh Chính
phủ.
- Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về quản lý nợ của chính quyền địa
phương và các văn bản hướng dẫn về phát hành trái phiếu Chính phủ.
1.2.2. Trái phiếu doanh nghiệp
• Luật chứng khoán 2019
• Luật doanh nghiệp 2020
• Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu
riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc
tế.
• Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định chi tiết một số điều của luật
chứng khoán
• Nghị định 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt viphạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Thông tư 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn chế độ công bố thông tin và
báo cáo theo quy định của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP
• Thông tư số 118/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn một số nội dung về chào
bán, phát hành chứng khoán, chào mua công khai, mua lại cổ phiếu, đăng ký công ty đại
chúng và hủy tư cách công ty đại chúng.
1.3. Lãi suất phát hành.
Về mặt lãi suất phát hành, trái phiếu chính phủ trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp đều
gần như đi ngang và có hơi đi xuống trong trung hạn và dài hạn. Bộ Tài chính đã tập
trung phát hành trái phiếu kỳ hạn dài để tái cơ cấu danh mục nợ. Kỳ hạn phát hành bình
quân vẫn đang giữ ở mức cao (tính đến tháng 9/2021 là 13,21 năm) và lãi suất vào tháng
9/2021 cũng đang giữ ở mức thấp kỉ lục là 2,01%/năm. Điều này làm giảm chi phí huy
động vốn cho ngân sách cũng như làm tăng tính bền vũng cho danh mục nợ trái phiếu của
chính phủ.

3
Tuy thị trường trái phiếu chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 nhưng chưa có dấu
hiệu giảm nhiệt trên thị trường. Theo các chuyên gia của SSI Research cho biết lãi suất
tiền gửi có thể vẫn chỉ giữ ở mức thấp và tăng nhẹ vào cuối năm 2021, cho nên lợi tức từ
trái phiếu doanh nghiệp có sức hấp dẫn hơn so với kênh đầu tư tiền gửi. Lãi suất trái
phiếu doanh nghiệp vẫn duy trì quanh mức 10%/năm cao hơn so với tiền gửi.

Hình 2. Lãi suất của trái phiếu chính phủ ở thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp tính
đến tháng 9/2021
Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn

Hình 3: Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp tính đến quý II/2021.
Nguồn: trên hình.
2. Cách thức mà nhà đầu tư có thể tham đầu tư vào thị trường trái phiếu.
2.1. Trái phiếu chính phủ.
Đối với trái phiếu Chính phủ phát hành lần đầu bằng hình thức đấu thầu, chỉ có các ngân
hàng thương mại và Tổ chức tài chính mới được tham gia đấu thầu để mua. Trường hợp
khác, nếu phát hành thông qua công ty bảo lãnh hoặc đại lý hoặc bán lẻ thì các nhà đầu tư
là cá nhân và doanh nghiệp được tham gia mua.

4
Trong trường hợp trái phiếu Chính phủ đã phát hành mà nhà đầu tư cá nhân muốn đầu tư
mua/ bán thì phải mở tài khoản tại các công ty chứng khoán và xem các lệnh chào
mua/chào bán trên trang sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sàn HNX) để thực hiện giao
dịch với phương thức thỏa thuận tương tự giao dịch cổ phiếu.
Các nhà đầu tư có thể mua trái phiếu riêng lẻ thông qua một nhà môi giới hoặc trực tiếp
từ một tổ chức Chính phủ phát hành. Một trong những trường hợp phổ biến nhất để mua
trái phiếu riêng lẻ, là khả năng các nhà đầu tư chốt lợi suất cụ thể trong một khoảng thời
gian nhất định.
2.2. Trái phiếu doang nghiệp.
Có hai hình thức đầu tư trái phiếu phổ biến là đầu tư trực tiếp và đầu tư qua quỹ.
2.2.1. Đầu tư trực tiếp.
Đầu tư trực tiếp được hiểu là bạn đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua các tổ chức
tư vấn ( công ty chứng khoán, ngân hàng,..). Lãi suất khi bạn tự đầu tư trực tiếp sẽ cao
hơn đầu tư qua quỹ, đòi hỏi bạn phải hiểu biết về trái phiếu và nghiên cứu doanh nghiệp
phát hành
Bước 1: Lựa chọn tổ chức tư vấn phát hành
Các tổ chức tư vấn phát hành mua khối lượng lớn trái phiếu từ doanh nghiệp, rồi bán lẻ
lại cho các nhà đầu tư cá nhân và cắt hưởng 1 phần lợi nhuận trong lãi suất doanh nghiệp
trả. Thường thì mức lãi suất nhà đầu tư nhận được sẽ thấp hơn 2 - 3% so với lãi suất gốc
của trái phiếu.
Bước 2: Lựa chọn trái phiếu.
Khi đầu tư trái phiếu, việc đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp không quan trọng bằng
khả năng chắc chắn trả nợ hay không.
Bước 3: Mua trái phiếu.
Cách 1: Giao dịch trực tuyến.
Đăng kí giao dịch trực tuyến.
Cách 2: Giao dịch tại quầy giao dịch.
Nhà đầu tư mang theo CMND/CCCD/ Hộ chiếu đến quầy giao dịch của tổ chức tư vấn
phát hành để được hướng dẫn
Cách 3: Giao dịch qua chuyên viên môi giới.
Nhà đầu tư liên lạc với chuyên viên môi giới để thực hiện đăng kí giao dịch.
2.2.2. Đầu tư qua quỹ.

5
Quỹ đầu tư trái phiếu là quỹ mở được đầu tư chủ yếu (từ 80% giá trị ròng trở lên) vào các
loại trái phiếu. Hiểu nôm na giống như kênh gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn đầu tư vào quỹ,
chịu mức phí quản lý và nhận lãi suất (thường cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm).
Để đầu tư vào quỹ mở, nhà đầu tư giao dịch tương tự như mở tài khoản tiền gửi ở ngân
hàng.
Lãi suất của các quỹ trái phiếu thường gia động từ 6 - 11%/năm. Giá trái phiếu thường bị
ảnh hưởng bởi mức cung cầu trái phiếu là lãi suất của trái phiếu.
3. Những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi tham gia vào thị trường trái
phiếu.
3.1. Khả năng không thể thanh toán được gốc và lãi của trái phiếu.
Tuy trái phiếu có tài sản đảm bảo cao nhưng thực tế các tài sản đảm bảo thường là dự án,
tài sản hình thành trong tương lai, cổ phiếu,... Những tài sản này thường có giá trị không
chính xác hoặc sẽ có những biến động mạnh về giá trị theo thời gian. Khi các thị trường
khác xảy ra biến động sẽ dẫn đến sự biến động của giá trị tài sản ví dụ như những biến
động trên thị trường cổ phiếu có thể dẫn đến giá trị cổ phiếu giảm, điều này làm cho tài
sản đảm bảo không còn đủ khả năng để thanh toán gốc, lãi của trái phiếu. Một số doanh
nghiệp công bố huy động vốn với lãi suất cao, nhưng không có phương án kinh doanh
khả thi rõ ràng do vậy không đảm bảo cho khả năng trả nợ gốc và lãi sau này. Ngoài ra,
các loại trái phiếu doanh nghiệp được phát hành tại Việt Nam đều chưa được xếp hạng tín
nhiệm.
Đáng chú ý, đối với doanh nghiệp phát hành trên thị trường vẫn có trường hợp doanh
nghiệp phát hành TPDN với khối lượng lớn trong khi vốn chủ sở hữu nhỏ, kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh lỗ qua các năm. Đặc biệt đối với nhóm bất động sản, trong số
hơn 100 doanh nghiệp bất động sản phát hành TPDN riêng lẻ trong năm 2021 có 26
doanh nghiệp ghi nhận lỗ trong 6 tháng đầu năm 2021; tại thời điểm 30/6/2021, hệ số nợ
vay trên vốn chủ hữu bình quân của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết là 2,5 lần,
trong khi tỷ lệ này của các doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết là 8,1 lần.
3.2. Độ thanh khoản của trái phiếu.
Nhà đầu tư cần trao đổi với các đơn vị tư vấn trong trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu
thanh lý trái phiếu đang nắm giữ để thu hồi các khoản đầu tư. Việc hiểu rõ cơ chế thu hồi
khoản đầu tư trước hạn và các điều kiện liên quan là việc hết sức cần thiết.
3.3. Sự cân xứng giữa rủi ro và mức lãi suất.
Rủi ro từ mức lãi suất huy động DN chi trả cho nhà đầu tư liệu có tương xứng với rủi ro
nhà đầu tư có thể gặp phải. Thứ nhất, thị trường hiện giờ “vàng thau lẫn lộn”, khi cùng
mức lãi suất được đưa ra nhưng rủi ro mà các nhà đầu tư phải nhận lại không hề đồng đều.

6
Điều này dẫn đến nhà đầu tư sẽ gánh chịu mức rủi ro cao gấp nhiều lần so với mức lãi
suất nhận được khi mua phải trái phiếu doanh nghiệp của nhà phát hành có sức khỏe tài
chính yếu. Thứ hai, dịch bệnh đã làm đảo lộn môi trường và điều kiện kinh doanh của
DN. Một số DN bị tổn thương và khả năng phục hồi còn bỏ ngỏ, lĩnh vực kinh doanh cốt
lõi bị suy yếu. Do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc với mức lãi suất cao, như vậy rủi ro mất
vốn sẽ ở mức nào. Bên cạnh đó cần tính toán khả năng tài chính để phân bổ danh mục
đầu tư một cách thận trọng, tránh tình trạng bỏ hết trứng vào một giỏ. Thứ ba, các nhà
đầu tư cần phải chú ý đến hiện tượng “lách” các quy định của pháp luật để trở thành nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với mục đích để mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
thông qua phân phối của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại mà chưa nắm rõ
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
3.4. Rủi ro liên quan đến vấn đề vĩ mô.
Các rủi ro khác liên quan đến vấn đề vĩ mô như cơ chế, điều khoản của trái phiếu. Nếu
nhà đầu tư làm tốt các công tác sàng lọc ở 3 nhóm rủi ro phía trên và khi có các sự kiện
không mong muốn thì mức độ thiệt hại cũng sẽ được giảm thiểu đáng kể.
4. Kết luận.
Từ những số liệu trên cho thấy được thị trường trái phiếu Việt Nam đang có sự tăng
trưởng nhanh chóng. Thị trường này trong tương lai vẫn sẽ “nóng” và bùng nổ. Trong
thời kì đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu, các ngân hàng đều giảm lãi suất cho
vay nhưng lại thắt chặt điều kiện vay mượn. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp
chuyển sang huy động vốn bằng trái phiếu nhiều hơn. Đứng trước sự ồ ạt phát hành trái
phiếu, nhà đầu tư cần phải giữ được một cái đầu “lạnh” trước sức “nóng” của thị trường
trái phiếu.
Với sự an toàn hơn cổ phiếu cũng như ưu thế vượt trội hơn tiền gửi, thị trường trái phiếu
sẽ tiếp tục là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhà đầu tư có rất nhiều cách để
tham gia đầu tư trái phiếu. Thế nhưng, lãi suất cao yêu cầu nhà đầu tư cũng phải gánh
được những rủi ro cao, đôi khi còn là mức rủi ro không cân xứng. Điều này khiến các nhà
đầu tư cần phải cẩn trọng trong từng bước đầu tư, cần phải tìm hiểu kĩ các thông tin và
tránh việc “bỏ tất cả quả trứng vào một rổ”.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ tài chính, Vietnam Bond Market Associantion (2021), Báo cáo thường niên 2020
thị trường trái phiếu Việt Nam, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.
[2]. Ths. Đoàn Quỳnh Phương (2021), Giải pháp thúc đẩy hoạt động phát hành trái phiếu
tại doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số 211, ISSN 1859 – 1914.
[3]. Diệp Diệp (2021), Bộ Tài chính: Rủi ro của trái phiếu là rủi ro của doanh nghiệp phát
hành, https://vov.vn/kinh-te/bo-tai-chinh-rui-ro-cua-trai-phieu-la-rui-ro-cua-doanh-
nghiep-phat-hanh-888639.vov, truy cập ngày 16/1/2022.
[4]. Diệp Diệp (2021), Cần đánh giá kỹ rủi ro trước khi “xuống tiền” mua trái phiếu
doanh nghiệp, https://cafef.vn/can-danh-gia-ky-rui-ro-truoc-khi-xuong-tien-mua-trai-
phieu-doanh-nghiep-20211208074054067.chn, truy cập ngày 16/1/2022.
[5]. Thái Duy (2021), Trái phiếu doanh nghiệp quý III: Nhu cầu vẫn cao, lãi suất khó
giảm, https://thoibaotaichinhvietnam.vn/trai-phieu-doanh-nghiep-quy-iii-nhu-cau-van-
cao-lai-suat-kho-giam-30928.html, truy cập ngày 16/1/2022.
[6]. Thái Duy (2021), Lãi suất gần như đi ngang trên cả sơ cấp và thứ cấp,
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/lai-suat-gan-nhu-di-ngang-tren-ca-so-cap-va-thu-cap-
30933.html, truy cập ngày 16/1/2022.
[7]. Thái Duy (2021), Cân nhắc kỹ rủi ro trái phiếu doanh nghiệp vì có thể trắng tay,
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/can-nhac-ky-rui-ro-trai-phieu-doanh-nghiep-vi-co-the-
trang-tay-97510.html, truy cập ngày 16/1/2022.
[8]. Go money (2021), Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Rủi ro và cách đầu tư,
https://gomoney.vn/trai-phieu-doanh-nghiep/, truy cập ngày 16/1/2022.
[9]. Văn Giáp (2021), Cảnh báo rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp,
https://baotintuc.vn/kinh-te/canh-bao-rui-ro-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-
20211203160136421.htm, truy cập ngày 16/1/2022.
[10]. Khải Kỳ (2021), Bất an với trái phiếu bất động sản,
https://haiquanonline.com.vn/bat-an-voi-trai-phieu-bat-dong-san-157006-157006.html,
truy cập ngày 16/1/2022.
[11]. Anh Minh (2021), Thị trường TPCP chuyên biệt và dấu ấn 12 năm hoạt động và
phát triển, https://baochinhphu.vn/thi-truong-tpcp-chuyen-biet-va-dau-an-12-nam-hoat-
dong-va-phat-trien-102300998.htm, truy cập ngày 16/1/2022.
[12]. Anh Minh (2021), 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2021,
https://baochinhphu.vn/10-su-kien-chung-khoan-noi-bat-nam-2021-102306274.htm, truy
cập ngày 16/1/2022.
[13]. TS. Vũ Trường Sơn, TS. Trần Minh Hoàng (2021), Phát triển bền vững thị trường
trái phiếu doanh nghiệp, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-ben-
vung-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-338731.html, truy cập ngày 16/1/2022.
[14]. Ánh Tuyết (2021), Quyết tâm “thanh lọc” thị trường trái phiếu doanh nghiệp,
https://vneconomy.vn/quyet-tam-thanh-loc-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep.htm, truy
cập ngày 16/1/2022.
[15]. Duy Thái (2021), Trái phiếu chính phủ: Kỳ hạn kéo dài, lãi suất thấp nhất lịch sử,
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/trai-phieu-chinh-phu-ky-han-keo-dai-lai-suat-thap-
nhat-lich-su-94051.html, truy cập ngày 16/1/2022.
[16]. Đào Vũ (2021), Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản vẫn hút khách,
https://vneconomy.vn/trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-van-hut-khach.htm, truy cập
ngày 16/1/2022.

You might also like