You are on page 1of 2

Giới thiệu

Một trong những thách thức đối với công tác giám sát và đánh giá nghèo tại Việt Nam hiện nay là
nắm bắt được thông tin toàn diện về mức độ và đặc điểm nghèo của tất cả các đối tượng dân cư trong
đó có bộ phận dân di cư không có đăng ký hộ khẩu và cư trú tạm thời, đặc biệt là ở khu vực thành
thị. Điều tra Mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) là nguồn số liệu chính thống và phổ biến nhất
được sử dụng trong đo lường nghèo đói. Tuy nhiên, mẫu khảo sát VHLSS cho đến năm 2008 đã
không bao trùm được bộ phận dân di cư này. Điều tra VHLSS 2010 cũng đã có một số cải tiến nhưng
vẫn chưa đảm bảo khảo sát được hết bộ phận dân di cư.
Để phục vụ cho thực hiện các chính sách giảm nghèo, Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã có
những nỗ lực và sáng kiến để nhận diện được các hộ nghèo, trong đó có các hộ di cư. Sở Lao động
Thương binh Xã hội của Hà Nội đã tiến hành các đợt ‘rà soát’ danh sách các hộ gia đình nghèo trong
số các hộ gia đình có đăng ký thường trú 1 (diện KT1 và KT2) thống nhất với các quy định hướng dẫn
của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và chuẩn nghèo thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã
có những nỗ lực nhằm nắm bắt không những các hộ gia đình thường trú mà còn cả các hộ gia đình
đăng ký tạm trú (KT3). Tuy nhiên, vẫn chưa có sáng kiến nào trong việc xác định những lao động
thời vụ (KT4) hoặc những người dân di cư ngắn hạn và dài hạn không đăng ký.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt về số liệu phục vụ giám sát và đánh giá nghèo một cách toàn diện nêu
trên, Dự án “Hỗ trợ đánh giá sâu về nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh” được thành lập,
trong đó Điều tra Nghèo đô thị (UPS-09) là một trong những hoạt động chính. Đặc biệt, điều tra này
là nguồn thông tin duy nhất về nghèo và tình trạng sống của dân di cư của hai thành phố. Về tổ chức
dự án, theo Thông tư 04/2007/TT-BKH, Uỷ ban Nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội với tư cách
cơ quan chủ quản dự án đã quyết định giao cho Cục Thống kê Hà Nội thay mặt UBND thành phố
làm chủ dự án ô kiêm chủ dự án thành phần ở Hà Nội. UBND TP. Hồ Chí Minh, với tư cách là cơ
quan chủ quản dự án thành phần ở TP. HCM cũng đã quyết định giao Cục Thống kê TP. Hồ Chí
Minh làm chủ dự án thành phần ở TP. Hồ Chí Minh. . Hồ Chí Minh); Trung tâm Phân tích và Dự báo
(CAF) thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) ở Hà Nội và Viện Nghiên cứu Phát triển TP.
Hồ Chí Minh (HIDR) là các cơ quan đồng thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu của dự án. Sở Lao
động Thương binh Xã hội của hai thành phố là cơ quan phối hợp thực hiện trong suốt thời gian dự
án.
1 Trước Luật cư trú, dân số chia theo 4 dạng cư trú: người dân ở tại nơi đăng ký hộ khẩu (KT1), người dân đăng ký
hộ khẩu ở một quận, huyện nhưng thực tế ở tại quận, huyện khác trong cùng tỉnh (KT2), người dân đăng ký tại một
tỉnh nhưng thực tế thường trú tại một tỉnh khác (KT3) và những công nhân mùa vụ và sinh viên tạm trú tại một tỉnh
khác so với nơi mà họ đăng ký (KT4). 20
Dự án nhằm hỗ trợ thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh trong việc xác định phạm vi, chiều sâu, các
đặc điểm và các vấn đề của tình trạng nghèo đô thị, với mục đích giúp chính quyền hai thành phố xây
dựng các cơ chế của riêng mình để . Đặc biệt, cuộc điều tra nghèo đô thị UPS-09 đã được tiến hành
điều tra thực địa vào tháng 10-11/2009 với các mục tiêu chính sau:
(i) Đánh giá mức độ nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với trọng tâm là thu thập thông tin
từ tất cả các nhóm dân cư bao gồm cả dân có hộ khẩu và dân di cư không có hộ khẩu hoặc di cư tạm
thời;
(ii) Phân tích đặc điểm của người nghèo đô thị, chú trọng đặc biệt đến việc làm, thu nhập cũng như
sở hữu các đồ dùng lâu bền và khả năng giải quyết khó khăn của những người dân; và
(iii) Nhận diện các vấn đề chính của nghèo đô thị và lý giải nguyên nhân nghèo.

Báo cáo “Đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” này mô tả phương pháp luận
thiết kế và thực hiện cuộc điều tra cùng những kết quả và phát hiện chính. Báo cáo được trình bày
với hai phần chính như sau:
Phần I: Phương pháp điều tra Phần này thể hiện mục đích của cuộc điều tra UPS-2009 đồng thời
cung cấp những thông tin chi tiết về phương pháp chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, triển khai thực hiện
điều tra cũng như quá trình xử lý, phân tích số liệu.
Phần II: Kết quả điều tra
Phần này phân tích mô tả các kết quả và phát hiện chính của cuộc điều tra về đặc điểm của dân số đô
thị, tình hình tiếp cận giáo dục và sử dụng dịch vụ y tế, thực trạng việc làm, thu nhập và chi tiêu, nhà
ở, tài sản lâu bền của hộ gia đình, đối phó với các cú sốc/rủi ro v.v... Đặc biệt báo cáo có một mục
phân tích tình trạng nghèo với cách tiếp cận mới là cách tiếp cận nghèo đa chiều. Đồng thời, báo cáo
dành riêng một mục để phân tích về tình trạng sống của dân cư hai thành phố theo hai nhóm dân di
cư và dân thường trú2 . Như đã nói ở trên, thông tin về dân di cư của cuộc điều tra này là duy nhất và
rất có giá trị trong thời điểm hiện nay. Cuối cùng báo cáo cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho
công tác giảm nghèo đô thị của hai thành phố. Tiếp theo báo cáo này, Dự án cũng sẽ công bố những
kết quả nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh nghèo tại hai thành phố thông qua kết quả cuộc điều tra
UPS-2009.
2 Xem định nghĩa về dân di cư và thường trú được áp dụng trong báo cáo này ở phần sau

You might also like