You are on page 1of 3

BÀI 20.

CƠ CẤU DÂN SỐ
I. CƠ CẤU SINH HỌC
1. Cơ cấu dân số theo giới
- Khái niệm: biểu thị bằng tỉ lệ giới tính (tỉ lệ nam hoặc nữ so với tổng số dân) hoặc tỉ số
giới tính (100 nữ thì tương ứng bao nhiêu nam).
- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu
vực, châu lục.
- Tác động tới phân bố sản xuất, tổ chức đời sống, hoạch định chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội.
2. Cơ cấu dân số theo tuổi
- Khái niệm: biểu thị bằng tỉ lệ dân số theo những nhóm tuổi nhất định trong tổng số dân.
- Cách phân chia cơ cấu:
+ Độ tuổi có khoảng cách đều (1 – 5 – 10 năm)
+ Độ tuổi có khoảng cách không đều (3 nhóm) gồm: 0 – 14 tuổi; 15 – 64 tuổi; từ
65 tuổi trở lên.
- Ý nghĩa cơ cấu: Thể hiện được tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển
nguồn dân số (dân số già, trẻ, dân số “vàng”) và nguồn lao động;
- Có 3 kiểu tháp tuổi:
+ Kiểu dân số trẻ (kiểu mở rộng) – hình tam giác - tuổi thọ TB thấp
+ Kiểu chuyển từ dân số trẻ qua dân số già (kiểu ổn định) – hình chuông – tuổi thọ
TB đang tăng dần
+ Kiểu dân số già (kiểu thu hẹp) – hình nấm - tuổi thọ TB cao
II. CƠ CẤU XÃ HỘI
1. Cơ cấu dân số theo lao dộng
a. Nguồn lao động
- Gồm dân số trong độ tuổi qui định có khả năng tham gia lao động.
- Có hai nhóm dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế:
- Trên thế giới, dân số hoạt động theo 3 khu vực: I (Nông lâm ngư nghiệp); II (Công
nghiệp- xây dựng); III (dịch vụ).
- Phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
- Xu hướng tăng ở khu vực II và III, giảm khu vực I.
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng
cuộc sống của một quốc gia.
- Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển và kém phát
triển.
- Tiêu chí xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:
   + Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
   + Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên.

BÀI 21: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA


I. PHÂN BỐ DÂN CƯ:
1. Tình hình phân bố dân cư trên thế giới
- Phân bố dân cư không đều theo không gian và biến động theo thời gian
- Vùng có mật độ dân cư cao: Tây và Trung Âu, Nam Á, Đông Nam Á …
- Vùng có mật độ dân cư thấp: Châu Đại Dương, Bắc Á, …
- Mật độ dân số trung bình thế giới ngày càng tăng.
Công thức tính MĐDS
Dân số
MĐDS = ------------ (người/km2)
Diện tích
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư trên thế giới
Phân bố dân cư là một hiện tượng xạ hội có tính quy luật
a. Các nhân tố kinh tế - xã hội
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất  Quyết định việc phân bố dân cư
- Tính chất nền KT
- Lịch sử khai thác lãnh thổ
- Di cư
b. Các nhân tố tự nhiên
Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (Đất, nước, khí hậu…) tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn
đến đời sống con người qua đó tác động đế sự phân bố dân cư.
II. ĐÔ THỊ HÓA
1. Khái niệm
Là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và
quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các
thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Tỉ lệ dân thành thị là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ đô thị hóa của các
quốc gia, khu vực.
2. Các nhân tố tác động đến đô thị hóa
a. Nhân tố kinh tế xã hội
- Trình độ phát triển kinh tế mang tính chất quyết định trong quá trình đô thị hóa.
- Qúa trình công nghiệp hóa sẽ góp phần hình thành các đô thị ở nông thôn và vùng ven
biển.
- Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước.
- Lối sống.
b. Nhân tố tự nhiên
- Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và
lối sống đô thị.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút dân cư.
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
- Tích cực:
+ Kinh tế: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Xã hội: Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, các quá trình sinh, tử, hôn nhân,…
+ Môi trường: Hình thành môi trường mới.
- Tiêu cực:
+ Kinh tế: Thiếu việc làm, nông thôn mất nguồn lao động lớn,…
+ Xã hội: Nghèo đói, sinh hoạt thiếu thốn.
+ Môi trường: Ô nhiễm môi trường, …

You might also like