You are on page 1of 10

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CƠ BẢN – BÀI TẬP LUYỆN TẬP CUỐI HKII – ĐỊA LÍ 10

H tên HS: ……………………………………………………………………………. Lp: …………….………


NỘI DUNG CƠ BẢN
Bài 14: Đất trên Trái Đất
1. Khái niệm đất: lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt lục địa, đảo.
2. Độ phì: đặc trưng của đất => giúp thực vật sinh trưởng.
3. Các nhân tố hình thành đất:
Nhân tố Tác động
1. Đá mẹ Khởi đầu của quá trình hình thành đất, tạo ra thành phần vô cơ cho đất.
2. Khí hậu - Trực tiếp qua nhiệt độ và lượng mưa.
- Gián tiếp qua đá mẹ, địa hình, sinh vật.
3. Địa hình Phân phối nhiệt độ, độ ẩm, tích tụ vật liệu.
4. Sinh vật Phá hủy đá, tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
5. Thời gian Là tuổi của đất.
Bài 15: Sinh quyển
1. Đặc điểm, giới hạn:
- Giới hạn: Nơi có sự sống tồn tại.
- Đặc điểm: khối lượng nhỏ, có khả năng tích lũy năng lượng, có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các
thành phần trên Trái Đất.
2. Các nhân tố ảnh hưởng:
Nhân tố Tác động
1. Khí hậu nhiệt độ, ánh sáng => sự phát triển và phân bố
2. Nước là nguyên liệu cho cây quang hợp, là phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu
cơ trong cây, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật
3. Đất cấu trúc, độ pH, độ phì của đất => phân bố
4. Địa hình - độ cao => thay đổi lượng nhiệt, lượng nước và các chất dinh dưỡng trong đất mà cây
nhận được
- độ dốc, hướng sườn => lượng nhiệt, ánh sáng và ẩm mà thực vật nhận được.
5. Sinh vật nguồn thức ăn
6. Con người - Tích cực: lai tạo nhiều giống mới làm đa dạng sinh vật, mở rộng phạm vi,…
- Tiêu cực: giảm diện tích rừng tự nhiên, mất nơi ở động vật, phá rừng,…
Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
1. Khái niệm vỏ địa lí: SGK
2. Một số quy luật của lớp vỏ địa lí:
Quy luật Thống nhất và hoàn chỉnh Địa đới Phi địa đới
Sự thay đổi có quy luật của tất cả Quy luật phân bố của các thành
Mối quan hệ quy định lẫn nhau
các thành phần địa lí và các cảnh phần địa lí và cảnh quan không
Khái niệm giữa các thành phần và mỗi bộ
quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về phụ thuộc vào sự phân bố của bức
phận trong vỏ địa lí.
cực) xạ mặt trời (địa đới)
1 thành phần thay đổi => các Các vòng đai nhiệt, đai khí áp, đới - Địa ô: theo kinh độ (gần hay xa
Biểu hiện thành phần còn lại và toàn bộ gió, đới khí hậu, đới đất, đới thực đại dương)
lãnh thổ thay đổi. vật - Đai cao: độ cao địa hình
Dự báo trước sự thay đổi khi Quan trọng trong sản xuất và đời
Ý nghĩa Phân bố nhiệt ẩm,…
sử dụng. sống.
Bài 19. Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới
1. Đặc điểm, tình hình phát triển dân số trên thế giới:
- Tăng nhanh nhưng đã tăng chậm lại
- Khác nhau giữa các khu vực, quốc gia
2. Các loại gia tăng dân số:
Gia tăng dân số tự nhiên Gia tăng dân số cơ học Gia tăng dân số thực tế
Khái là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô là sự chênh lệch giữa tỉ suất là tổng của gia tăng dân số tự
niệm và tỉ suất tử thô. nhập cư và tỉ suất xuất cư. nhiên và gia tăng dân số cơ học.
Tỉ suất sinh thô: cứ 1 000 dân, có bao Tỉ suất nhập cư: số người nhập Gia tăng dân số tự nhiên.
nhiêu trẻ em được sinh ra còn sống cư/ 1 000 dân/ năm. Gia tăng dân số cơ học.
Bao
trong năm. Tỉ suất xuất cư: số người xuất
gồm
Tỉ suất tử thô: cứ 1 000 dân, có bao cư/ 1 000 dân/ năm.
nhiêu người bị chết trong năm.
Ý
là động lực phát triển dân số với từng quốc gia, khu vực thước đo gia tăng dân số
nghĩa
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến gia tăng dân số:
- Điều kiện tự nhiên và môi trường sống.
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
4. Các loại cơ cấu dân số:
Cơ cấu sinh học Cơ cấu xã hội
- Theo giới: tỉ lệ giới tính, tỉ số giới tính; phụ thuộc: chiến - Trình độ văn hóa: dân trí, học vấn
tranh, quan niệm xã hội,… tùy nơi. - Lao động: hoạt động kinh tế/không hoạt động
- Theo tuổi: nhóm tuổi kinh tế; 3 khu vực kinh tế (nông nghiệp, lâm
+ Cơ cấu dân số trẻ: dưới 15 tuổi ≥35%, 65 tuổi trở lên <7%. nghiệp và thủy sản, công nghiệp, dịch vụ)
+ Cơ cấu dân số già: 65 tuổi trở lên ≥14%.
Phản ánh qua 3 tháp tuổi: tam giác, chum, chuông (SGK)
Bài 20. Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới
1. Phân bố dân cư:
- Không đều
- Các nhân tố tác động:
+ Tự nhiên: thuận lợi/khó khăn cho sự cư trú.
+ Kinh tế - xã hội: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất => quyết định; lịch sử khai thác lãnh thổ => đông
đúc/còn thưa thớt; di cư => thay đổi theo khu vực.
2. Đô thị hóa:
- Khái niệm: quá trình kinh tế - xã hội, tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, tập trung dân
cư trong thành phố, đặc biệt là thành phố lớn và phổ biến lối sống thành thị.
- Các nhân tố tác động:
+ Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên: thuận lợi/khó khăn, nhanh/chậm, tích cực/tiêu cực.
+ Kinh tế - xã hội: Gắn với khoa học – công nghệ; Lối sống, mức thu nhập,…; Chính sách phát triển đô thị =>
quyết định định hướng phát triển đô thị trong tương lai.
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa:
Ảnh hưởng tích cực Ảnh hưởng tiêu cực
- Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực - Tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế
Về kinh tế công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. giữa thành thị và nông thôn.
- Thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng năng suất… - Giá cả cao ở đô thị.
Tạo việc làm, phổ biến lối sống thành thị, nâng
Về xã hội Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, tệ nạn…
cao trình độ,…
Về môi trường Mở rộng và phát triển đô thị Tự phát => Ô nhiễm
Bài 21. Nguồn lực phát triển kinh tế
1. Khái niệm: là sức mạnh tổng hợp cả bên trong và bên ngoài lãnh thổ
2. Phân loại:
3. Vai trò của nguồn lực:
- Nguồn lực bên trong lãnh thổ => quyết định sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.
- Nguồn lực bên ngoài => tạo thêm sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.
Bài 22. Cơ cấu kinh tế. Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
1. Cơ cấu kinh tế:
-Khái niệm: là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
-Phân loại:
+ Theo ngành: nông, lâm, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ =>phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất
xã hội.
+ Theo thành phần kinh tế: Nhà nước, Ngoài Nhà nước, Có vốn đầu tư nước ngoài => cho biết sự tồn tại của các thành
phần tham gia hoạt động kinh tế.
+ Theo lãnh thổ: vùng kinh tế, khu kinh tế => phản ánh mối quan hệ, trình độ, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.
2. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).
- Tổng thu nhập quốc gia (GNI): là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do tất cả công dân
của một quốc gia tạo ra trong 1 năm.
Bài 23. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản
1. Vai trò:
- Khai thác hiệu quả nguồn lực.
- Cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng và sản xuất.
- Là thị trường tiêu thụ, kích thích các ngành khác phát triển.
- Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
- Cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
2. Đặc điểm:
- Đất trồng và mặt nước => tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Đối tượng => sinh vật, cơ thể sống.
- Phụ thuộc điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.
- Ngày càng gắn với khoa học công nghệ, liên kết sản xuất, nông nghiệp xanh.
3. Các nhân tố ảnh hưởng:
- Tự nhiên:
+ Tính chất, độ phì => năng suất, phân bố cây trồng.
+ Địa hình => quy mô, cách thức canh tác.
+ Khí hậu => cơ cấu, mùa vụ, hiệu quả sản xuất.
+ Nước => không thể thiếu trong sản xuất thủy sản.
+ Sinh vật tự nhiên => cơ sở tạo giống.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư, nguồn lao động => lực lượng sản xuất và tiêu thụ.
+ Quan hệ sở hữu ruộng đất, chính sách phát triển => định hướng, quy định tổ chức sản xuất.
+ Tiến bộ khoa học – công nghệ => làm thay đổi sâu sắc cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị
nông sản.
+ Công nghệ chế biến và các ngành khác => thúc đẩy sản xuất.
+ Thị trường => điều tiết sản xuất, hình thành vùng chuyên môn hóa.
Bài 24. Địa lí ngành nông nghiệp
Bài 25. Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản
Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
Trồng trọt Chăn nuôi Cung cấp gỗ, nguyên Cung cấp nguyên liệu, xuất
Lương thực, thực phẩm, Thực phẩm dinh liệu ngành giấy, thực khẩu…
Vai
nguyên liệu… dưỡng, nguyên phẩm, dược liệu,… Giải quyết việc làm, bảo vệ
trò
liệu… Bảo vệ môi trường... chủ quyền, an ninh quốc
gia…
Phụ thuộc chặt chẽ vào điều Phụ thuộc chặt chẽ Sinh trưởng dài, phát Phụ thuộc vào nguồn nước
Đặc kiện tự nhiên, tính mùa vụ. vào nguồn thức ăn. triển chậm… và khí hậu.
điểm Ngày càng gắn với khoa học – Áp dụng công nghệ, Gồm khai thác và nuôi
công nghệ… kĩ thuật gen,… trồng…
Cây lương thực: lúa mì, lúa Rộng khắp, trừ đới Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Khai thác: Trung Quốc, In-
gạo, ngô,… lạnh Quốc,… đô-nê-xi-a,…
Phân
Cây công nghiệp: Nuôi trồng: Trung Quốc,
bố
+ Cây lấy dầu: đậu tương… Ấn Độ,…
+ Cây lấy đường: mía…

Một số cây trồng chính Phân bố

Cây lương thực chính Lúa mì vùng ôn đới, cận nhiệt đới (Hoa Kỳ, Trung Quốc…)

Lúa gạo vùng nhiệt đới, đặc biệt châu Á gió mùa

Ngô vùng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới nóng (Hoa Kỳ, Trung Quốc…)

Cây công nghiệp Cà phê Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Việt Nam...


(chỉ phân bố ở nơi có
điều kiện sinh thái phù Đậu tương Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bra-xin…
hợp)
Cao su Bra-xin, Công-gô, Việt Nam…

Mía Bra-xin, Cu-ba, Ấn Độ…

Bài 26. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng
phát triển nông nghiệp trong tương lai
1. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
- Khái niệm: là sự sắp xếp, phối hợp các đối tượng nông nghiệp trên 1 lãnh thổ cụ thể…
- Vai trò:
+ Thúc đẩy chuyên môn hóa.
+ Sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên và nguồn lực khác…
- Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: Trang trại, Thể tổng hợp nông nghiệp, Vùng nông nghiệp.
2. Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại:
- Hình thành cánh đồng lớn.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ.
- Tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất.
3. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai:
- Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Ứng dụng khoa học – công nghệ cao.
- Phát triển nông nghiệp xanh (hữu cơ), khai thác tài nguyên sạch.
Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp
1. Vai trò:
- Chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Tác động toàn diện tới sản xuất và đời sống.
2. Đặc điểm:
- Gắn với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.
- Mức độ tập trung, chuyên môn và hợp tác hóa rất cao.
- Nguyên liệu đầu vào lớn => chất thải nhiều.
- Linh động về không gian.
- Tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao…
3. Cơ cấu:

4. Các nhân tố ảnh hưởng:


- Các nhân tố bên trong:
+ Vị trí địa lí => phân bố cơ sở sản xuất, sự tiếp cận nhân tố bên ngoài.
+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên => cơ cấu, phân bố sản xuất.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội => Mang tính chất quyết định.
- Các nhân tố bên ngoài => sức mạnh, điều kiện để phát triển và phân bố CN.
Bài 29. Địa lí một số ngành công nghiệp
Công nghiệp Một số đặc điểm chính
- Xuất hiện rất sớm.
Khai thác than
- Gây tác động xấu đến môi trường, cần năng lượng tái tạo thay thế…
Khai thác dầu khí - Việc khai thác phụ thuộc vào sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.
- Sản lượng và giá dầu khí có tác động mạnh tới KTXH thế giới.
- Gây tác động xấu tới môi trường…
Khai thác quặng
Khai thác thiếu quy hoạch => nguy cơ cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường…
kim loại
- Các nước có cơ cấu điện năng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật,
chính sách phát triển.
Điện lực
- Đòi hỏi vốn đầu tư lớn, sản phẩm không lưu trữ được.
- Điện từ năng lượng tái tạo được phát triển mạnh ở các nước kinh tế phát triển.
Điện tử, tin học Là ngành trẻ, phát triển nhanh, ít gây ô nhiễm môi trường.
Sản xuất hàng tiêu - Đòi hỏi vốn ít, hoàn vốn nhanh.
dùng - Dễ gây ô nhiễm không khí, nước.
- Sản phẩm phong phú đa dạng.
Thực phẩm
- Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
Bài 30. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Khái niệm: Là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ CN để tạo nên các không gian lãnh thổ CN các cấp
khác nhau.
2. Vai trò:
- Sử dụng hợp lí điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước.
- Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.
3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:
Hình thức Đặc điểm

Điểm công nghiệp - Hình thức đơn giản nhất, đồng nhất với một điểm dân cư.
- Phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu…

Khu công nghiệp - Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp.


- Có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống.
- Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu thụ trong nước vừa đế xuất khẩu…

Trung tâm CN - Hình thức tổ chức cao nhất.


- Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
- Bao gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp…
Bài 31. Tác động của công nghiệp đến môi trường, phát triển năng lượng tái tạo và định hướng phát triển công
nghiệp trong tương lai
1. Tác động của công nghiệp đến môi trường:
- Gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
2. Phát triển năng lượng tái tạo:
- Gồm: sức nước, gió, mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học…
- Một số quốc gia đi đầu: Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước châu Âu,…
3. Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai:
- Chuyển sang các ngành có kĩ thuật, công nghệ cao.
- Phát triển theo hướng tăng trưởng xanh.
- Đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo.
Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
1. Cơ cấu: 3 nhóm:
- Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bán buôn, bán lẻ,…
- Dịch vụ tiêu dùng: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính viễn thông,…
- Dịch vụ công: hành chính công, thủ tục hành chính,…
2. Vai trò:
a. Về kinh tế:
- Giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra thông suốt, hiệu quả.
- Thúc đẩy phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế hợp lí.
- Tăng thu nhập.
b. Về xã hội, môi trường:
- Giúp các hoạt động của đời sống xã hội diễn ra thuận lợi, nâng cao đời sống con người.
- Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Tăng cường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
3. Đặc điểm:
- Sản phẩm dịch vụ phần lớn là phi vật chất.
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng thường diễn ra đồng thời.
- Khoa học – công nghệ => thay đổi hình thức, cơ cấu, chất lượng dịch vụ.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dịch vụ
- Vị trí địa lí => thu hút vốn, nguồn lao động,…
- Tự nhiên => ảnh hưởng trực tiếp.
- Kinh tế - xã hội => quan trọng nhất.
Bài 34 + 35: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
A. Giao thông vận tải:
1. Vai trò:
- Về kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kết nối các ngành kinh tế.
- Về đời sống xã hội, vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại, tăng cường an ninh quốc phòng và thúc đẩy
hội nhập.
- Gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
2. Đặc điểm:
- Sản phẩm của GTVT là sự chuyên chở người và hàng hóa.
- Tiêu chí đánh giá: vận chuyển, luân chuyển, cự li…
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố:
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
4. Tình hình phát triển và phân bố:
- Đường ô tô, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông, hồ
B. Bưu chính viễn thông
1. Vai trò: SGK
- Với phát triển kinh tế
- Với các lĩnh vực khác
2. Đặc điểm: SGK
- Gồm 2 nhóm: bưu chính (vận chuyển thư, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hóa,…), viễn thông (dịch vụ gửi, truyền,
nhận và xử lú thông tin,…)
- Phụ thuộc nhiều vào khoa học – công nghệ,…
3. Các nhân tố ảnh hưởng:
- Trình độ phát triển kinh tế, mức sống dân cư
- Sự phân bố các ngành kinh tế và dân cư
- Sự phát triển của khoa học công nghệ.
4. Tình hình phát triển và phân bố:
- Bưu chính: mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới chất lượng cao ra
đời. Chủ yếu tập trung ở các thành phố, các trung tâm công nghiệp.
- Viễn thông: phát triển nhanh chóng, trở thành hạ tầng quan trọng nhất của nền kinh tế, các dịch vụ chủ yếu là
điện thoại và internet.
MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN VÀ THỰC HÀNH
1. Tính tỉ trọng trong tổng số: Giá trị của thành phần/Tổng số x 100 (làm tròn 1 chữ số sau dấu phẩy)
2. Nhận dạng biểu đồ:
Các dạng biểu đồ Dấu hiệu nhận biết

1. Biểu đồ tròn (%) - từ khóa “cơ cấu”, “quy mô và cơ cấu”


- 3 mốc năm/ 3 đối tượng

2. Biểu đồ kết hợp - 2 đơn vị khác nhau


- ≥3 mốc năm

3. Biểu đồ miền (%) - từ khóa “cơ cấu”


- ≥4 mốc năm

4. Biểu đồ đường (%) - từ khóa “tốc độ tăng trưởng”


- ≥3 mốc năm

5. Biểu đồ cột - từ khóa “so sánh”, “quy mô/ sản lượng/ tình hình”...
- yêu cầu giống tên bảng số liệu.
BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ
chọn một phương án.
Câu 1. Nhân tố nào sau đây tham gia vào quá trình phá hủy đá, tổng hợp chất hữu cơ cho đất?
A. Đá mẹ. B. Khí hậu. C. Sinh vật. D. Địa hình.
Câu 2. Nhân tố nào được hiểu là tuổi của đất?
A. Đá mẹ. B. Khí hậu. C. Sinh vật. D. Thời gian.
Câu 3. Đất là
A. lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt lục địa và các đảo.
B. lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt lục địa và đại dương.
C. lớp vật chất rất dày bao phủ bề mặt lục địa và các đảo.
D. lớp vật chất rất dày bao phủ bề mặt lục địa và đại dương.
Câu 4. Nhân tố nào sau đây là nguồn thức ăn, tác động đến sự phát triển và phân bố của động vật?
A. Sinh vật. B. Khí hậu. C. Nước. D. Địa hình.
Câu 5. Ý nào say đây không đúng về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí?
A. Tất cả các thành phần của vỏ địa lí luôn tác động qua lại lẫn nhau.
B. Tất cả các thành phần của vỏ địa lí luôn trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
C. Một thành phần thay đổi thì các thành phần còn lại không ảnh hưởng gì.
D. Có thể sử dụng quy luật để dự báo trước sự thay đổi các thành phần tự nhiên khi sử dụng.
Câu 6. Đâu không phải là biểu hiện của quy luật địa đới?
A. Sự hình thành các vành đai nhiệt.
B. Sự hình thành các đai khí áp.
C. Sự hình thành các đới khí hậu.
D. Sự hình thành các cảnh quan theo độ cao địa hình.
Câu 7. Vùng ven biển thường ẩm hơn vùng nằm sâu trong nội địa là biểu hiện của quy luật nào?
A. Địa đới. C. Địa ô.
B. Đai cao. D. Thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 8. Cho bảng số liệu sau:
TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 – 2020
(Đơn vị: %)
Năm 1950 1970 2000 2020
Thành thị 29,6 36,6 46,7 56,2
Nông thôn 70,4 63,4 53,3 43,8
(Nguồn: SGK Địa lí 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam)
Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân thành thị và nông thôn thế giới giai đoạn 1950 –
2020?
A. Tròn. B. Miền. C. Cột. D. Kết hợp.
Câu 9. Gia tăng dân số thực tế là
A. sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
B. sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.
C. tổng của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
D. tổng của tỉ suất sinh thô và tỉ suất nhập cư.
Câu 10. Cứ 1 000 dân, có bao nhiêu người bị chết đi trong năm được gọi là
A. tỉ suất xuất cư. C. tỉ suất sinh thô.
B. tỉ suất nhập cư. D. tỉ suất tử thô.
Câu 11. Loại gia tăng dân số nào không ảnh hưởng tới số dân trên phạm vi toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng đối
với từng khu vực, từng quốc gia?
A. Gia tăng dân số tự nhiên. C. Gia tăng dân số thực tế.
B. Gia tăng dân số cơ học. D. Gia tăng dân số cục bộ.
Câu 12. Cơ cấu dân số trẻ khi
A. số người dưới 15 tuổi ≥35% và số người từ 65 tuổi trở lên <7% tổng dân số.
B. số người dưới 15 tuổi ≤35% và số người từ 65 tuổi trở lên >7% tổng dân số.
C. số người từ 65 tuổi trở lên <7% tổng dân số.
D. số người từ 65 tuổi trở lên >14% tổng dân số.
Câu 13. Nông nghiệp trong tương lai phát triển theo hướng
A. nông nghiệp xanh. C. nông nghiệp đen.
B. nông nghiệp trắng. D. nông nghiệp vàng.
Câu 14. Đâu không phải là tác động tích cực của đô thị hóa?
A. Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
B. Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
C. Tăng sự chênh lệch giàu nghèo ở thành thị và nông thôn.
D. Phổ biến lối sống thành thị, tiếp cận văn minh nhân loại.
Câu 15. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất là
A. Trung tâm công nghiệp. C. Xí nghiệp.
B. Điểm công nghiệp. D. Khu công nghiệp.
Câu 16. Y tế, giáo dục thuộc loại hình
A. công nghiệp. C. nông nghiệp.
B. dịch vụ công. D. dịch vụ tiêu dùng.
Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học
sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
“Trong giai đoạn 2010-2015, diện tích cao su tăng nhanh, một số vùng trồng ngoài quy hoạch, không phù hợp, có điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn như gió, bão ở khu vực Duyên hải miền Trung, rét đậm kéo dài, sương muối tại
các vùng miền núi phía bắc đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại cho người sản xuất. Giá cao su
trên thị trường thế giới từ năm 2015 đến năm 2019 giảm xuống thấp, đang là thách thức đối với ngành cao su. Sản phẩm
cao su chế biến của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Công nghệ chế
biến còn hạn chế so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho ngành công nghiệp cao su trong
nước.”
(Nguồn: https://dangcongsan.vn)
a) Duyên hải miền Trung là vùng không thích hợp trồng cây cao su.
b) Cây cao su nhìn chung có khả năng chịu được gió, bão, rét đậm kéo dài.
c) Giá cả, thị trường Trung Quốc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành cao su nước ta.
d) Để nâng cao chất lượng sản phẩm cao su, không nhất thiết phải phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 2. Cho thông tin sau:
“Amazon có vai trò sống còn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhờ năng lực hấp thu lượng lớn khí thải CO2, giúp
giảm sự ấm lên của Trái Đất. Amazon cung cấp khoảng 20% lượng khí oxy trên Trái Đất và hấp thu 26.000 tấn vật chất
gây ô nhiễm không khí mỗi năm. Được ví là “lá phổi xanh của Trái đất” song những năm gần đây, rừng Amazon liên tục
bị tàn phá bởi nạn phá rừng, khai thác khoáng sản tràn lan, đốt rừng để làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc... Nhiều
diện tích bị xóa sổ, đẩy một số loài động vật, thực vật quý hiếm vào nguy cơ tuyệt chủng. Nghiên cứu cho thấy các vụ
cháy rừng, khai thác gỗ và thay đổi môi trường sống dọc theo ranh giới rừng đã làm suy giảm ít nhất 5,5% diện tích rừng
Amazon còn lại, tương đương 364.748 km 2 từ năm 2001 đến 2018. Tuy nhiên, nếu tính cả tác động của hạn hán, diện tích
rừng Amazon bị suy thoái tăng lên 2,5 triệu km2, tương đương 38% diện tích rừng Amazon còn lại.”
(Nguồn: https://mega.vietnamplus.vn)
a) Rừng Amazon chỉ có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu ở Nam Mỹ, không ảnh hưởng gì đến khí hậu
toàn cầu.
b) Rừng Amazon liên tục bị tàn phá hoàn toàn do thiên tai.
c) Rừng Amazon bị suy giảm đẩy một số loài động vật, thực vật quý hiếm vào nguy cơ tuyệt chủng.
d) Việc khai thác rừng cần đi đôi với tái tạo rừng.
Câu 3. Cho thông tin sau:
“Xuất phát từ số lượng người nhập cư ngày càng nhiều vào khu vực GCC và thị hiếu tiêu dùng của người trẻ tuổi tại khu
vực này, thị trường thực phẩm đóng gói tại GCC đang nở rộ với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và mức độ an toàn
thực phẩm. Thực phẩm đóng gói được sử dụng rộng rãi và đa dạng như thực phẩm đã nấu chín, thực phẩm đóng hộp,
đông lạnh, chế biến, sơ chế và đông lạnh. Đặc biệt, người tiêu dùng tại GCC rất quan tâm đến thông tin chính xác về chất
lượng, thành phần, giá trị dinh dưỡng được in trên bao bì sản phẩm.
Do đặc thù phụ thuộc nhiều vào thực phẩm nhập khẩu nên nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại
các nước GCC cũng tăng lên để phục vụ tiêu thụ trong khối hoặc tái xuất. Thị trường thực phẩm chế biến chiếm hơn một
nửa tổng lượng thực phẩm được sử dụng tại các nước vùng Vịnh. Các dịch vụ, sản phẩm có liên quan như máy chế biến
thực phẩm, sản phẩm đóng gói, dịch vụ logistics cũng được sử dụng nhiều hơn. Các nước GCC hy vọng bằng việc tập
trung phát triển ngành chế biến thực phẩm và phát triển cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng sẽ giúp giảm phần nào sự phụ thuộc
vào việc nhập khẩu thực phẩm trong tương lai.”
Ghi chú: GCC - Hội đồng hợp tác vùng Vịnh là một tổ chức khu vực quan trọng hàng đầu ở Trung Đông, thành lập năm
1981, gồm 6 quốc gia khu vực Vùng Vịnh là: Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar,
Kuwait, Bahrain và Oman.
(Nguồn: https://moit.gov.vn)
a) Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm về nhu cầu ăn, uống của con người.
b) Để giảm sự phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu, các nước GCC đã tập trung phát triển ngành chế biến thực phẩm
và phát triển cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng.
c) Thực phẩm đóng gói không được ưa chuộng tại thị trường các nước GCC.
d) Thực phẩm chưa qua chế biến chiếm hơn 50% tổng lượng thực phẩm tại các nước GCC.
Câu 4. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 2000-2019
Năm
2000 2010 2015 2019
Sản lượng
Dầu mỏ (triệu tấn) 3 605,5 3 983,4 4 362,9 4 484,5
Điện (tỉ kWh) 15 555,3 21 570,7 24 266,3 27 004,7
(Nguồn: SGK Địa lí 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam)
a) Trong giai đoạn 2015-2019, dầu mỏ tăng 950 triệu tấn.
b) Sản lượng dầu mỏ năm 2019 cao hơn 1,2 lần so với năm 2000.
c) Sản lượng điện năm 2019 tăng 2 738,4 tỉ kWh so với năm 2015.
d) Điện có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn dầu mỏ trong giai đoạn 2000-2019.
Phần III: Câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Học sinh trả lời bằng cách ghi kết quả
ngắn gọn cuối cùng, không cần trình bày cách làm chi tiết.
Câu 1. Nhân tố nào quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai?
Câu 2. Nguồn lực nào là yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế?
Câu 3. Năm 2000, dân số thế giới khoảng 6,2 tỉ người. Trong đó, các nước phát triển chiếm 1,2 tỉ người, các nước đang
phát triển chiếm 5 tỉ người (Nguồn: SGK Địa lí 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam). Tính tỉ
trọng dân số các nước phát triển năm 2000?
Câu 4. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI NĂM 2000 VÀ NĂM 2019
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm
2000 2019
Loại cây
Lúa gạo 598,7 755,5
Lúa mì 585,0 765,8
Ngô 592,0 1 148,5
Cây lương thực khác 283,0 406,1
Tổng số 2 058,7 3 075,9
Năm 2000, tổng sản lượng lúa gạo, lúa mì và ngô lớn hơn bao nhiêu triệu tấn so với năm 2019?
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam)

You might also like