You are on page 1of 2

Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu .

Rác thải nhựa hay


còn được gọi là "Ô nhiễm trắng" là hiểm họa đang rình rập và sẵn sàng giết chết môi trường toàn
cầu. Còn gì đáng sợ hơn khi các đồ nhựa được ưa chuộng, được ưu tiên sử dụng nhưng khi
không còn sử dụng nữa chúng lại đeo bám trong môi trường sống của chúng ta hàng trăm thậm
chí hàng nghìn năm.. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường
và sức khỏe con người. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa đã đạt tới những con số
đáng báo động. Vậy, chúng ta phải làm gì để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh xanh-
sạch – đẹp.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon đang rất nghiêm trọng và
đáng lo ngại. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm,
chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh trái đất 4 lần, trong đó 13 triệu tấn rác
nhựa trôi nổi, đổ ra đại dương. Mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ, nhưng chỉ có 27%
trong số đó được xử lý và tái chế. Ở Việt Nam, các sản phẩm làm bằng nhựa và túi nilon đã trở
thành những vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày, gắn với thói quen cố hữu
của không ít người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, các sản phẩm từ
nhựa và túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, nhất là những thành phố
lớn. Đáng chú ý là lượng túi nilon này tăng theo từng năm.
Rác thải nhựa trở thành vấn đề nan giải chính bởi tính chất khó phân hủy, chúng ta dễ dàng
tạo ra nhựa nhưng để nhựa tự phân hủy thì phải mất hàng trăm, nghìn năm. Kinh khủng nhất là
chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường.. Các quốc gia trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng đang rất đau đầu về tình trạng gia tăng rác thải nhựa và vấn đề xử lý cũng
như tái chế rác thải nhựa. Nhu cầu sử dụng càng lớn, nhựa sản xuất ra càng nhiều dẫn đến không
thể kiểm soát rác thải nhựa. Trên thế giới mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ thì ở Việt
Nam một gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, hàng năm có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa
thải ra môi trường.Sự ra đời của nhựa và các sản phẩm từ nhựa mang lại nhiều lợi ích. Nhưng
nhựa cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường tự nhiên. Lượng rác
thải từ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và từ các điểm du lịch ngày càng nhiều. Rác thải
nhựa đã và đang trở thành vấn nạn lớn của xã hội.
Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn
chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả
mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất
nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi.
Vậy nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do đâu? Đâu tiên
chính là thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa
quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Điều này càng
làm tăng gánh nặng cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Công tác phân loại rác, xử lý rác
thải còn hạn chế. Ý thức người dân còn kém: người dân có ý thức kém, chưa nhận thức đúng về
mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rác thải nhựa và túi nilon nếu chôn lấp sẽ gây ô
nhiễm môi trường đất và nước, gây cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật,
đồng thời là nguyên nhân gây xói mòn đất, ảnh hưởng đến sự phát triển sinh thái trong vùng. Túi
nilon còn làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ngập úng... Mặt khác, nếu đốt túi nilon sẽ
tạo ra khí thải có chất độc đi-ô-xin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả
năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ và gây ung thư. Rác
thải nhựa gây cản trở sinh trưởng của thực vật, gây hại cho động vật, ảnh hưởng đến chuỗi cung
ứng thức ăn cho người.
Trước thách thức ô nhiễm trắng ở nhiều nơi, hầu như là trên khắp cả nước, đã có rất nhiều
chiến dịch môi trường được phát động. Ví dụ như các chiến dịch thu gom rác thải tại các chợ, bãi
biển, khu công nghiệp,…Về cơ bản các chiến dịch này mang lại hiệu quả nhất thời do không
được tự giác duy trì.Nhằm mục đích nâng cao ý thức con người, nhiều chương trình tuyên truyền
bảo vệ môi được thực hiện tại các công đoàn, khu dân phố, trường học. Hướng dẫn cách phân
loại rác, cách tái chế rác và dùng nguyên liệu sinh học. Phần nào đã thay đổi được nhận thức của
một số người. Đây là tín hiệu tốt cần được phát huy nhiều hơn nữa.Ở các thành phố lớn người
dân đang dần chuyển đổi từ túi nilon sang dùng túi sinh học tự phân huỷ. Dùng hộp inox, ống hút
cỏ thay cho hộp xốp, ống hút nhựa. Nói không với đồ dùng 1 lần để giảm thiểu ô nhiễm
trắng.Không chỉ ở các thành phố lớn mới cần phải bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải
nhựa. Hiện nay tại các nông thôn, chính quyền địa phương cũng đã nỗ lực tuyên truyền thay đổi
thói quen dùng túi nilon. Nhiều địa phương đã treo các biển báo, hình ảnh cổ động. Xây dựng bể
chứa phế phẩm nông nghiệp như vỏ chai, vỏ thuốc tại cánh đồng. Hiện nay các đơn vị thu mua
phế liệu đã góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất
nhiều.Tác hại của rác thải nhựa là vô cùng lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến sức khỏe
và đời sống của con người. Chính vì thế, mỗi cá nhân hãy từ bỏ những thói quen dù tiện lợi
nhưng lại gây nguy hiểm này, bởi nếu chậm trễ, chúng ta sẽ đánh mất thế giới tươi đẹp này.
Hãy sống theo tinh thần: Một người vì mọi người, mọi người vì một người. Có như vậy môi
trường sống mới trở nên xanh–sạch–đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của
tất cả nhân loại

You might also like