You are on page 1of 3

Việ t Nam nê n á p dụ ng cá c thà nh tự u

cô ng nghệ trong việ c tá i chế rá c thả i


nhự a
 Phó giám đốc và tổng thư kí của Tổ chức trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp hóa
chất Việt Nam (VRCC) Đỗ Thanh Bái đã có cuộc trò chuyện với báo Tài Nguyên và Môi
Trường về việc sử dụng công nghệ trong việc tái chế rác thải nhựa. *

Những hành động nào đang được thực hiện trong việc tái chế rác thải
nhựa tại Việt Nam?

- Nhựa, cũng như các vật liệu khác, hoàn toàn được làm từ dầu thô. Đây là nguồn tài nguyên
có hạn. Không giống như các nguồn tài nguyên vô hạn khác, chúng ta cần tận dụng những
giá trị của chúng mà không gây những ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Việc tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng bao gồm việc phục hồi
lại các phế liệu cũ hoặc rác thải nhựa và xử lý lại các vật liệu thành những sản phẩm mới.
Tuy nhiên, điều này cần phải được cân nhắc kĩ.

- Tôi đã từng có rất nhiều chuyến thăm quan tới các doanh nghiệp được thực hiện bởi sở Tài
Nguyên và Môi Trường. Họ đều tuân thủ những quy trình xử lý nghiêm ngặt trong việc tái
chế rác thải nhựa. Điển hình như, một doanh nghiệp có mong muốn sử dụng những công
nghệ đặc biệt trong việc biến đổi những chai nhựa thành polyeste. Điều này hoàn toàn khác
biệt so với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ đốt những chai nhựa thành những mẩu
nhỏ. Những phương pháp khác đòi hỏi phải sử dụng các quy trình đặc biệt khác.

- Ban ngành Chính phủ, MONRE và các bộ trưởng đang trong quá trình xây dựng bộ luật mới
để phát triển các công nghê tiên tiến. Đã gần 10 năm kể từ khi việc điều chỉnh việc sử dụng
túi nhựa được thi hành. Túi nhựa càng dày thì chúng có thể được sử dụng nhiều lần hơn,
nhưng giá thành của chúng khá là đắt. Giá thành ước lượng cho 1 kí lô gram túi nhựa dao
động từ 30000-40000 vnđ( tương đương 1,2- 1,6 đô). Nếu túi càng mỏng thì giá cả lại càng
rẻ hơn. Những chiếc túi mỏng thường được sản xuất với quy mô lớn, có thể gây ra một
lượng lớn rác thải nhựa. Do vậy, rất cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ trong việc
sản xuất túi nhựa, điều đó có thể giúp cho những chiếc túi trở nên hữu ích và thân thiện với
môi trường.

- Gần đây, Hà Nội cũng như các địa phương khác tại Việt Nam đang có những thay đổi trong
sinh hoạt bằng cách áp dụng quy tắc 3R( tiết giảm- tái sử dụng- tái chế) và ngoài ra còn có
5R ( từ chối-tiết giảm- tái sử dụng- tái chế và khôi phục) đó là việc mà những người sản
xuất và người tiêu dùng cần phải có trách nhiệm. Trong tương lai gần, một bộ luật mới về
môi trường sẽ được ban hành về khái niệm của nền kinh tế tuần hoàn với những chính sách
thúc đẩy những người tiêu dùng và nhà sản xuất sẽ phải có những trách nhiệm trong việc
tận dụng những vật liệu đã qua sử dụng.

Vậy chúng ta cần có những phương pháp nào được sử dụng trong việc tái chế rác thải
nhựa?
- Trong thời gian gần đây có ba loại công nghệ nổi bật được áp dụng. Phương pháp tối ưu
nhất được triển khai sử dụng ở các nước phát triển là thu nhập, làm sạch, phân loại từng
loại nhựa và biến đổi chúng thành những vật liệu thô.

- Phương pháp thứ hai là làm sạch và cắt nhỏ thành những những mảnh vụn, rồi sau đó đem
chúng vào một cái lò nung để tạo ra những sản phẩm mới. Rác thải y tế khó phân hủy hơn
do nhiệt độ không đủ cao để có thể tiêu diệt vi khuẩn, vì vậy rác thải y tế cần phải có quá
trình nghiêm ngặt.

- Và phương pháp thứ ba là biến rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng như bê tông. Gần đây
thì thành phố Hồ Chí Minh cũng đang áp dụng công nghệ mới này.

Vậy chúng ta cần làm gì để cho người dùng hiểu rõ hơn về tác hại của
rác thải nhựa và thay đổi lối sinh hoạt của họ?

- Tôi đã từng phát hiện ra sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta áp dụng điều này ở nước ngoài. Ví dụ
như, người ta sẽ bỏ những chai nước rỗng vào những cái thùng ở siêu thị để đổi lấy tiền.
Những tờ báo cũ và những vật liệu khác sẽ được áp dụng chính sách trên. Để khuyến khích
người dân giảm thiểu và tái sử dụng rác thải nhựa, chúng ta phải giúp người dân hiểu được
tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và đối với sức khỏe của chúng ta.
- Người dân có thể sẽ không biết ảnh hưởng của rác thải nhựa đối với môi trường sống,
nhưng họ đang khá quan tâm về sức khỏe. Thêm vào đó,cũng rất cần thiết để xác định mức
độ nguy hại của các sản phẩm và ảnh hưởng của các vật liệu nhựa với môi trường.

- Các cấp chính quyền cần nâng cao ý thức của người dân các phương thức tuyên truyền,
khẩu hiệu dễ nhớ với các hình ảnh thu hút và bắt mắt.

Vai trò của Chính phủ trong việc thi hành các giải pháp chống rác
thải nhựa?
- Chính phủ nên thực hiện các quy định và kiểm soát các tiêu chuẩn trong việc sản xuất nhựa
bởi vì người tiêu dùng chỉ nghe qua quy trình sản xuất từ những người phân phối và chính
quyền. Do vậy, chúng ta cần nói rõ về chất lượng tiêu chuẩn của sản phẩm, đặc biệt là
những sản phẩm đã tái chế.

- Thêm vào đó, khi Chính phủ chấp thuận việc bán những sản phẩm trên, cần buộc phải có
các chính sách để khuyến khích và nâng cao nhận thức của những người tiêu dùng.

- Tôi nghĩ rằng chúng ta đã tập trung quá nhiều vào việc xử lý chất thải. Vấn đề chính ở đây là
quản lý việc sản xuất nhựa. Điều này yêu cầu Chính phủ, các phương tiện thông tin đại
chúng và những người bán lẻ mang đến cho người cái nhìn về việc sử dụng sản phẩm nhựa
sao cho hiệu quả để hạn chế việc sử dụng rác thải nhựa.

You might also like