You are on page 1of 5

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


--------

BÁO CÁO DỰ ÁN CƯ DÂN XANH IUH


Chủ đề:
KHẢO SÁT PHÂN LOẠI RÁC TỪNG KHOA/VIỆN
Nhóm: KỸ SƯ XANH Lớp: DHAV18F
Môn: Môi trường & Con người
Giảng viên hướng dẫn: Ths ĐỖ DOÃN DUNG
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM:
Phùng Nguyễn Như Huỳnh – 22632251
Bùi Nguyễn Quang Huy – 22670471 – Nhóm Trưởng
Phạm Nhã Phương - 22661511
Bùi Minh Thuận - 22649241
Nguyễn Ngọc Thanh Lan - 22636951
Phạm Thị Thanh Hoa - 22648351
Trịnh Hoàng Ngọc Diệp - 23692641
Lương Phương Đức - 22658201

Lời mở đầu


Mỗi ngày, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 10.000 tấn chất thải rắn
sinh hoạt, trong đó chất thải nhựa, chất thải khác có thể tái chế được chiếm tỷ trọng cao
(chỉ sau rác hữu cơ), khoảng 1.800 tấn.Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa tổ chức được mạng
lưới thu gom chất thải tái chế do chương trình phân loại rác tại nguồn còn gặp nhiều
vướng mắc.
Các cơ quan chức năng, đơn vị hữu quan đang gấp rút tìm giải pháp để tăng cường thói
quen phân loại rác tại nguồn, qua đó đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất.
Dù đã được thí điểm và triển khai từ nhiều năm qua, nhưng chương trình phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở Thành phố Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả
cao, do phần lớn mọi người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác.
Ở một số cơ quan, đơn vị, công sở, trường học, siêu thị, các chuỗi nhà hàng, cafe lớn;
một số khu căn hộ cao cấp… cũng có quan tâm triển khai thực hiện nhưng nhiều người
khi được hỏi đến việc phân loại thì tỏ ra bất ngờ hoặc thờ ơ. Quan sát tại nhiều tuyến
đường, tuyến phố trên địa bàn thành phố dễ dàng bắt gặp các túi rác, thùng rác hỗn hợp
chứa chung các loại rác thải từ thực phẩm, túi nylon, chai nhựa, chai thủy tinh… được tập
kết vào các thùng rác cỡ lớn hoặc các vật dụng như thùng xốp, bao bì để trước nhà chờ xe
rác đến thu gom.
Trong khi lượng rác, chất thải có thể đưa vào tái chế tương đối lớn. Vì vậy quy trình phân
loại – thu gom – vận chuyển – xử lý cần phải được đầu tư thực hiện bài bản. Trong đó
mấu chốt vẫn là khâu phân loại rác thải tại nguồn. Nếu giải quyết tốt việc phân loại rác
thì quá trình thu gom cũng như xử lý sẽ được thực hiện triệt để. Đảm bảo nhanh chóng và
dễ dàng.
1. LÍ DO CHỌN DỰ ÁN
Phân loại rác thải ở người là việc chia rác thải sinh hoạt thành các loại khác nhau theo
tính chất và khả năng tái sử dụng, tái chế của chúng. Mục đích của việc phân loại rác thải
là để giảm thiểu lượng rác thải đổ vào môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng,
bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dân.
Hiện tại người ta chia rác thải sinh hoạt thành 3 loại chính: rác thải tái chế, rác thải vô cơ,
rác thải hữu cơ. Hiện tại nhiều quy định đưa ra phải phân loại rác đúng quy định, nếu
không phân loại rác thải đúng quy định người dân có thể bị từ chối thu gom, vận chuyển
rác, hoặc bị xử phạt tiền theo quy định.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy ý thức phân loại rác thải còn khá thấp, nhiều
người vẫn bỏ tất cả các loại rác vào một thùng rác, không quan tâm đến việc tái chế hay
tái sử dụng rác thải. Điều nay gây khó khán cho công tác xử lý rác thải, làm tăng áp lực
cho các bãi chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Như vậy trong
khuôn viên của trường Đại học Công Nghiệp TPHCM đã có rất nhiều thùng rác dãn nhán
của từng loại rác để phân loại mà hiện tại tình hình chung, chúng em thấy thùng rác vô cơ
hay thùng rác hữu cơ đều xuất hiện các ly nhựa, chai nhựa, hộp xốp. Chưa thấy được
phân loại rõ ràng mà còn lẫn lộn của 2 loại rác này, nên chúng em lên kế hoạch làm khảo
sát về phân loại rác cụ thể ở từng khoa/viện để xem tình trạng phân loại rác ra sao, từ đó
hướng các bạn đến với việc phân loại đúng của từng loại rác. Nếu phân loại rác hợp lý,
chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên và việc xử rác sẽ được tốt hơn và dễ dàng
hơn.

2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN


*Mục tiêu:
- Thiết lập khảo sát về việc phân loại rác ở sinh viên hiện nay, cụ thể tại trường Đại
học Công nghiệp TPHCM. Từ đó, đánh giá việc phân loại rác ở sinh viên theo từng
khoa/viện và tìm ra giải pháp tuyên truyền, vận động mọi người nói chung và sinh viên
nói riêng cùng nhau chung tay phân loại rác một cách hiệu quả hơn.
+ Tổ chức một cuộc khảo sát với khoảng 50 bạn sinh viên thuộc nhiều khoa/viện khác
nhau về việc phân loại rác bằng những câu hỏi trắc nghiệm và một số câu hỏi cá nhân (trả
lời theo ý riêng).
+ Đúc kết các câu trả lời lại sau đó xem xét, đánh giá (khoa nào có lượng sinh viên
phân loại rác cao hơn và ngược lại), tìm hiểu lí do và đưa ra các biện pháp cụ thể giúp cải
thiện việc phân loại rác ở sinh viên của từng khoa/viện.
=> Khi hoàn thành được mục tiêu, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc
phân loại rác. Từ đó, sẽ nâng cao ý thức tự giác phân loại rác trước khi vứt rác ra bên
ngoài. Bên cạnh đó qua cuộc khảo sát giúp chúng ta biết lắng nghe hơn và thấu hiểu được
suy nghĩ của mọi người xung quanh. Đồng thời, điều đó sẽ khiến mọi người phải suy
ngẫm về hành động phân loại rác. Nhờ vậy mà góp phần thực hiện được mong muốn
tuyên truyền bảo vệ môi trường một cách sâu rộng từ những hành động nhỏ nhặt thường
ngày.
* Giải pháp:
Trước mắt tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, nhà trường đã có
các thùng rác khác nhau để các bạn sinh viên dễ dàng hơn trong việc phân loại rác. Đồng
thời, chúng em có thể giới thiệu các chương trình, các hoạt động ở trường để các bạn sinh
viên có thể tham gia và tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc phân loại rác, của việc
bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các bạn sinh viên còn có thể theo dõi trên kênh Fanpage của
Câu lạc bộ OU Green PLus – Câu lạc bộ hoạt động trên lĩnh vực phục vụ cộng đồng và
bảo vệ môi trường để tham gia các hoạt động ý nghĩa.
Từ đó, các bạn sinh viên cũng đã có ý thức trong việc bảo vệ và tham gia vào các hoạt
động bảo vệ môi trường tốt hơn. Việc phân loại rác sẽ không khó nếu như chúng ta cùng
chung tay hành động tạo nên một ý nghĩa lớn góp phần giúp giảm thiểu các tác nhân gây
bệnh và yếu tố độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người
và sinh vật.
*Nhiệm vụ:
Bùi Nguyễn Quang Huy – Nhóm Trưởng, Tạo form câu hỏi, Lên kế hoạch khảo sát
Phùng Nguyễn Như Huỳnh – Tổng hợp nội dung câu hỏi, Chỉnh sửa video, Tìm giải pháp
khắc phục
Phạm Nhã Phương – Thực hiện khảo sát, Kiểm tra và chỉnh sửa lại form câu hỏi
Phạm Thị Thanh Hoa – Thực hiện khảo sát, Tổng hợp câu trả lời
Nguyễn Ngọc Thanh Lan – Soạn nội dung câu hỏi, Thực hiện khảo sát
Bùi Minh Thuận – Soạn nội dung câu hỏi, Thực hiện khảo sát
Trịnh Hoàng Ngọc Diệp – Thực hiện khảo sát, Quay video
Lương Phương Đức – Thực hiện khảo sát, Quay video
*Phương pháp thực hiện
10/1/2024: Họp nhóm tìm và chọn dự án; sau đó phân chia công việc (100%)
17/1/2024: Tiến hành tìm nội dung câu hỏi và chọn câu hỏi phù hợp (100%)
19/1/2024: Tổng hợp câu hỏi và tạo form khảo sát (100%)
22/1/2024: Thực hiện khảo sát các sinh viên tại trường (100%)
27/1/2024: Chỉnh sửa video khảo sát và tổng hợp các câu trả lời lại (100%)
10/3/2024: Làm báo cáo dự án (dự kiến)
21/3/2024: Hoàn thành và tiến hành nộp báo cáo (dự kiến)

3. TÌNH HÌNH HỢP TÁC CỦA CÁC THÀNH VIÊN


Nhìn chung, mọi hoạt động của nhóm được các thành viên tích cực bàn bạc và đều nhất
trí thực hiện. Mọi người rất vui vẻ, nhiệt tình khi tham gia các hoạt động họp nhóm và
đưa ra rất nhiều ý kiến hay. Trong quá trình thực hiện có gặp đôi chút khó khăn như thời
tiết, thời gian làm khảo sát,… nhưng mọi người vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
đúng hạn. Hiện tại tình hình hợp tác của các thành viên trong nhóm vẫn đang rất ổn định
và dự kiến sẽ hoàn thành tốt dự án đã đề ra.

You might also like