You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: VỤ KIỆN CA SĨ NOO PHƯỚC THỊNH VÀ MV “CHẠM KHẼ


TIM ANH MỘT CHÚT THÔI” VI PHẠM BẢN QUYỀN CỦA NHẠC SĨ
ZACK HEMSEY ( ĐẠI DIỆN LÀ CÔNG TY EPIC ELITE)

Họ tên: Đàm Quang Đạt


Mã sinh viên: 22028026
Ngày sinh: 21/09/2004
Lớp khóa học: QH-2022-I/CQ-C-A-CLC2
Lớp học phần: INT3514 21
Giảng viên: TS. Nguyễn Thành Luân

1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU_____________________________________________________3

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT._____________________________________________4
1. Luật Sở hữu trí tuệ - Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam._____________4
1.1. Khái niệm._____________________________________________________________4
1.2. Điểm nổi bật của Luật SHTT về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam.__4
2. Những công ước, điều luật quốc tế về Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mà Việt
Nam tham gia._______________________________________________________________5
2.1. Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.___________________5
2.2. Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT.________5
2.3. Hiệp ước quyền tác giả của WIPO (WCT) về bảo hộ quyền tác giả._________________5
II. THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM
NHẠC Ở VIỆT NAM.______________________________________________6
1. Vi phạm quyền sao chép tác phẩm.____________________________________________6
2. Vi phạm quyền làm tác phẩm phái sinh._________________________________________7
3. Vi phạm quyền biểu diễn trước công chúng hay truyền đạt tác phẩm đến công chúng.___7
II. Ca sĩ Noo Phước Thịnh và MV “Chạm khẽ tim anh một chút thôi “.________8
1. Tóm tắt.__________________________________________________________________8
2. Diễn biến và hành động của các bên.___________________________________________9
3. Kết quả của vụ kiện._______________________________________________________10
III. ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN VỀ THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC Ở VIỆT NAM._______________________13
1. Thực trạng xâm phạm._____________________________________________________13
2. Thực trạng về các biện pháp xử lý.____________________________________________14
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT________________________________________16

TÀI LIỆU THAM KHẢO___________________________________________16

2
LỜI NÓI ĐẦU

Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ
(SHTT) nói chung cũng như quyền tác giả (QTG) nói riêng có tầm ảnh hưởng rất
lớn đến các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Quyền tác giả sẽ góp phần hạn
chế những động thái thiếu lành mạnh như sao chép, xâm phạm bản quyền…giúp
sân chơi của mọi người trở nên công bằng hơn. Quyền tác giả sẽ giúp cho mỗi cá
nhân cũng như các quốc gia phát huy sức mạnh sáng tạo và những giá trị văn hóa
truyền thống của riêng mình.
Trong công cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu, các hoạt động bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả ngày càng được quan tâm và thực hiện, bởi
chúng ta “hòa nhập” chứ không phải “hòa tan” nên giá trị riêng biệt được đề cao
và tôn trọng. Điều đó được thể hiện rõ ràng khi hệ thống pháp luật về SHTT nói
chung và về QTG nói riêng ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh từ luật đến nghị
định, thông tư,….
Tuy nhiên ở Viêt Nam, việc triển khai và thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn,
vướng mắc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của quyền tác giả cũng như những bất
cập của nó trong công tác thực hiện hiện tại, em xin được phép đưa ra nghiên cứu
của mình về : Vụ kiện cạ sĩ Noo Phước Thịnh và MV “Chạm khẽ tim anh
một chút thôi” vi phạm bản quyền cảu nhạc sĩ Zack Hemsey (Đại diện là
công ty Epic Elite). Nhằm giúp người đọc nhận thức rõ hơn và đưa ra những
quyết định đúng đắn về “đứa con tinh thần” của mình, tránh gặp những vấn đề vi
phạm quyền tác giả.
Trong quá trình làm việc, do còn hạn chế về mặt kiến thức nên chắc hẳn bài
tiểu luận còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy để bài làm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

3
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
1. Luật Sở hữu trí tuệ - Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam.
1.1. Khái niệm.
- Tác phẩm âm nhạc quy định tại Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ: là tác phẩm
được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác
hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ
thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
- Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hay thường gọi là bản quyền, bản
quyền tác giả là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
sáng tác.
1.2. Điểm nổi bật của Luật SHTT về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
ở Việt Nam.
Luật SHTT năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật SHTT năm
2009 về quyền tác giả và quyền liên quan quy định về việc bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam.
- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở nước ta: suốt cuộc
đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết.
- Luật SHTT về quyền tác giả của nước ta có quy định cụ thể và giới hạn về các
đối tượng hơn so với công ước Bern và các hiệp định quốc tế khác. Cụ thể, tác
phẩm âm nhạc là một trong những đối tượng đó.
- Trong quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, Luật SHTT Việt Nam bao gồm:
(1) Quyền tài sản – chủ sở hữu tác phẩm âm
(2) Quyền nhân thân – tác giả của tác phẩm âm nhạc
Đối với quyền nhân thân, được chia ra: quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền
nhân thân không gắn với tài sản.
⇒ Hai quyền này độc lập với nhau trong quyền tác giả.
- Quy định những hạn chế và ngoại lệ trong quyền tác giả đối với tác phẩm:
+ Sử dụng tác phẩm âm nhạc đã công bố không cần xin phép và trả tiền
thù lao: chương trình văn nghệ tại nhà, trường, văn phòng,... không nhằm
mục đích thương mại, không gây phương hại đến quyền tác giả và chủ sở
hữu quyền tác giả.
+ Sử dụng tác phẩm âm nhạc không cần xin phép nhưng phải trả tiền thù
lao: Tổ chức phát sóng sử dụng đoạn, bài nhạc đã công bố để thực hiện
chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ
hình thức nào.

4
2. Những công ước, điều luật quốc tế về Quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc mà Việt Nam tham gia.
2.1. Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
- Được kí kết năm 1886 và được sửa đổi một số lần, thường là sau 20 năm một
lần. Phiên bản mới nhất được thông qua ở Paris năm 1971.
- Công ước gồm 38 điều và phần phụ lục. Công ước dựa trên những nguyên tắc
quốc tế như nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), nghĩa là tác phẩm sẽ được bảo hộ ở
các nước thành viên khác giống như các nước đó bảo hộ các tác phẩm của công
dân nước mình.
- Công ước đưa ra các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu vô cùng quan trọng mà luật
quốc gia phải tuân thủ, tất nhiên là luật quốc gia có thể quy định nhiều hơn - và
đặt ra nhiều nguyên tắc khác.
2.2. Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT.
- Là Hiệp định do tổ chức Thương mại thế giới (WTO) quản lý đối với các nước
thành viên trong đó có Việt Nam.
- TRIPS có dẫn chiếu đến các quy định nội dung của công ước Berne, buộc các
nước thành viên phải tuân thủ công ước Bern từ điều 1 đến 21 và phụ lục.
- TRIPS quy định: quyền tác giả chỉ bảo hộ sự thể hiện mang tính nguyên gốc,
không bảo vệ ý tưởng, quy trình, phương thức hoạt động hay các khái niệm.
Quyền tác giả không bảo hộ bất cứ thông tin hay ý tưởng nào trong một tác
phẩm, mà chỉ bảo hộ cách thức sáng tạo theo đó thông tin hoặc ý tưởng này được
sáng tạo.
- TRIPS không có quy chế nào cho các nước đang phát triển và kém phát triển.
- TRIPS áp dụng một số nguyên tắc:
+ Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
+ Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
+ Nguyên tắc minh bạch: yêu cầu các nước thành viên công bố các
nguyên tắc liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
- Quyền nhân thân không bao gồm trong Hiệp định TRIPS vì không được xem là
liên quan đến thương mại.
2.3. Hiệp ước quyền tác giả của WIPO (WCT) về bảo hộ quyền tác giả.
- Được kí kết năm 1996
- Hiệp ước này là một thoả thuận đặc biệt theo nghĩa của Điều 20 của Công ước
Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật đối với các bên ký kết là
những bên ký kết Liên hiệp do Công ước thành lập.

5
- Hiệp ước này đáp ứng nhu cầu bảo hộ các tác phẩm được truyền đi bởi các
phương tiện kỹ thuật số, trong đó có truyền qua Internet.
II. THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM
NHẠC Ở VIỆT NAM.
Hiện trạng vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam diễn ra tương đối rộng
rãi. Không thể phủ nhận rằng nghệ thuật cần có sự sáng tạo, nhưng một số nghệ
sỹ đã mượn ý tưởng hoặc sao chép tác phầm của người khác làm tác phẩm của
riêng mình. Vấn nạn nghệ sỹ vi phạm bản quyền tác giả đã không còn xa lạ đối
với mọi người. Ở Việt Nam, các trường hợp vi phạm bản quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc đã được phát hiện khá trong những năm gần đây. Một số hiện
vấn đề về vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc như:
1. Vi phạm quyền sao chép tác phẩm.
Những năm gần đây đang rộ lên về vấn đề đạo nhạc. Vậy thế nào là đạo
nhạc? Thực tế thì hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có một tài liệu nào định nghĩa
rõ “đạo nhạc”, một phần cũng bởi những vấn đề liên quan đến sáng tạo nghệ
thuật khá trừu tượng. Ranh giới giữa việc sáng tạo và vay mượn cũng rất mong
manh. Trên Wikipedia viết: “ Đạo nhạc là việc sử dụng hay bắt chước nhạc của
người khác trong khi lại tỏ ra như thể mình tự sáng tạo một tác phẩm nguyên
bản”.
Đạo nhạc ngày nay xảy ra trong hai trường hợp- đạo ý tưởng âm nhạc
( cụ thể là giai điệu hoặc mô típ) hoặc lấy mẫu ( lấy một phần của bản ghi âm để
sử dụng lại trong một ca khúc khác)”.Từ giải thích trong tài liệu của WIPO có thể
thấy có hai yêu cầu cơ bản để xem một hành vi được coi là đạo nhạc như sau:
– Thứ nhất: Sử dụng, sao chép (bắt chước) một phần hay toàn bộ tác phẩm
của tác giả khác.
– Thứ hai: Tỏ ra mình tự sáng tác ra tác phẩm nguyên bản.
Về việc bắt chước toàn bộ hay một phần (điều kiện cần): Âm nhạc bao gồm
tổng thể nhiều thứ tạo nên, trong đó cách hiểu thông thường nhất như trên thì
việc lấy bất cứ nét giai điệu nào, hay có bất cứ mô tip nào giống, hay sử dụng bất
cứ mẫu nào của tác phẩm khác có thể bị coi là đạo nhạc.
Về việc tỏ ra mình tự sáng tác nguyên bản (điều kiện đủ): Nghĩa là việc sao
chép, bắt chước bất cứ phần nào của một tác phẩm sẽ không bị coi là đạo nhạc
nếu như không tỏ ra mình là người tự sáng tác ra tác phẩm nguyên bản. Tức là
nếu anh có sử dụng để tái tạo ra tác phẩm của mình thì phải thể hiện rằng anh có
sử dụng của người ta, tiếng Anh gọi là ghi credit (trong văn học gọi là “trích

6
dẫn”). Và tất nhiên khi đã ghi trích dẫn, có nghĩa là anh phải được sự đồng ý của
tác giả tác phẩm gốc.

2. Vi phạm quyền làm tác phẩm phái sinh.


Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở nội dung đã có của
một hoặc nhiều tác phẩm trước đó bằng cách sáng tạo trong việc thay đổi hình
thức diễn đạt, loại hình biểu diễn hoặc ngôn ngữ trình bày trong tác phẩm. Tác
phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối
với tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh.
3. Vi phạm quyền biểu diễn trước công chúng hay truyền đạt tác phẩm đến
công chúng.
Chủ sở hữu có độc quyền thực hiện việc cho phép người khác thực hiện
việc biểu diễn tác phẩm của mình trước công chúng. Quyền biểu diễn trước công
chúng có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bất kì phương
tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận được.Việc một nghệ sỹ truyền đạt tác
phẩm đến công chúng mà chưa hỏi ý kiến của bên chủ sở hữu sẽ không được bảo
hộ theo luật sở hữu trí tuệ. Các live show âm nhạc sử dụng bài hát đã đăng kí bản
quyền mà không xin phép tác giả chính là một trường hợp vi phạm quyền biểu
diễn trước công chúng phổ biến nhất. Tính đến tháng 7/2019, Trung tâm bảo vệ
quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho biết: nếu chỉ tính riêng các chương trình với
quy mô lớn mà đơn vị này phát hiện được, số lượng chương trình biểu diễn có
xảy ra hành vi xâm phạm quyền tác giả lên tới hàng trăm. Trong đó, có những
đơn vị tổ chức những show lớn, xong xoá tên và thành lập công ty mới.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả là cố ý, mặc dù Trung tâm đã gửi cảnh
báo, gửi đề nghị đến các đơn vị tổ chức biểu diễn. Tuy nhiên hầu hết các đơn vị
đều tìm cách né tránh thực hiện quy định về quyền tác giả, do đó đã dẫn đến tình
trạng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tác giả bị xâm phạm và không
được tôn trọng, gây nên nhiều bức xúc cho các tác giả sáng tác âm nhạc.
Kết luận: Việt Nam đã là thành viên của Công ước Bern và đã có nhiều
văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả nói chung, quyền tác giả âm
nhạc nói riêng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc vẫn diễn ra khá
phổ biến. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ với khả năng kết nối, chia sẻ, lan
tỏa nhanh, một mặt giúp việc tiếp cận các sản phẩm nghệ thuật trong và ngoài
nước thuận tiện hơn; nhưng một mặt cũng làm xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm
quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm ở những hình thức tinh vi, phức tạp hơn.
7
Không chỉ dừng ở việc mượn giai điệu, lời ca hoặc biểu diễn mà không xin phép,
việc vi phạm bản quyền âm nhạc còn diễn ra với cả ý tưởng, bản hòa âm, phối
khí mà phần lớn được lấy từ nước ngoài, nếu không là người am hiểu âm nhạc
hẳn sẽ khó nhận ra... Nhiều ca sĩ, nhạc sĩ khi bị phát hiện vi phạm thường có
chung câu trả lời vô tư "không hiểu luật". Song đặt trong bối cảnh hiện nay, sự
vô tư này có phần khó chấp nhận, bởi đã là người trong ngành, là dân chuyên
nghiệp, không thể nói không hiểu về tác quyền âm nhạc. Nhiều trường hợp, có
thể dễ dàng nhận ra các ca sĩ, nghệ sĩ cố tình vi phạm chứ không phải không hiểu
luật. Lâu nay, người vi phạm cứ bị tố cáo thì nhận lỗi là xong, còn các tác giả
Việt Nam lại thường ngại kiện tụng, va chạm làm to chuyện, cho nên dễ dàng
cho qua. Ðiều này đã vô tình tiếp tay cho sự dễ dãi, cẩu thả trong hoạt động nghệ
thuật và thói quen "xài chùa" khó kiểm soát.

II. Ca sĩ Noo Phước Thịnh và MV “Chạm khẽ tim anh một chút thôi “.
1. Tóm tắt.
Ca sĩ Noo Phước Thịnh bị kiện vi phạm bản quyền của nhạc sĩ Zack Hemsey (đại
diện là Công ty Epic Elite vì công ty đã mua độc quyền ca khúc "The way" của
nhạc sĩ Zack Hemsey) tại TAND TP HCM. Việc vi phạm bản quyền không hiếm
thấy ở Việt Nam nhưng đây là một trong những vụ kiện ra tòa hiếm hoi.

 Tháng 10.2019, nhạc sĩ Zack Hemsey đã có đơn kiện gửi Toà án Nhân
dân TPHCM khởi kiện ca sĩ Noo Phước Thịnh vì vi phạm bản quyền đối
với ca khúc “The way”. Phía Zack Hemsey cho hay, ông là chủ sở hữu tác
phẩm/bản ghi âm có nguồn gốc và được công bố lần đầu tiên tại Mỹ, và có
toàn quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm của mình.

 Trong phân cảnh từ khoảng phút 6:05 đến 7:30 của MV "Chạm khẽ tim
anh một chút thôi", ca sĩ Noo Phước Thịnh đã cắt xén, sử dụng tác phẩm
"The Way" đang được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan của nhạc
sĩ Zack Hemsey để làm nhạc nền cho phân cảnh tai nạn xe hơi của các
diễn viên.

 Nhạc sĩ Zack Hemsey đã yêu cầu gỡ bỏ vĩnh viễn MV cùng các dữ liệu
liên quan và đòi bồi thường cũng như xin lỗi công khai trên truyền thông
đại chúng.

8
Phía bên ca sĩ Noo Phước Thịnh đã tìm cách giải quyết bằng việc giảng hòa trước
đó nhưng không thành.

9
2. Diễn biến và hành động của các bên.
*Nhạc sĩ Zack Hemsey(đại diện là Công ty Epic Elite)
Tháng 10.2017, nhạc sĩ Zack Hemsey phát hiện ca sĩ Noo Phước Thịnh chia
sẻ trực tuyến MV có tên "Chạm kẽ tim anh một chút thôi". MV này nhanh chóng
đạt mức 30 triệu view trên YouTube. Và vẫn còn tiếp tục cũng như xuất hiện ở
nhiều trang chia sẻ trực tuyến khác. Ông là chủ sở hữu tác phẩm/bản ghi âm The
Way có nguồn gốc và được công bố lần đầu tiên tại Mỹ, và có toàn quyền tác giả,
quyền liên quan đối với tác phẩm của mình.
Trong đơn kiện lên tòa, ông có chỉ ra rằng: Trong phân cảnh từ khoảng phút
6:05 đến 7:30 của MV này, ca sĩ Noo Phước Thịnh đã cắt xén, sử dụng tác phẩm
"The Way" để làm nhạc nền cho phân cảnh tai nạn xe hơi của các diễn viên.
Nhạc sĩ Zack Hemsey khẳng định rằng việc sử dụng tác phẩm này hoàn toàn
không có sự cho phép của ông. Phía Noo Phước Thịnh đã cấu thành hành vi xâm
phạm bản quyền tác giả/quyền liên quan đang được bảo hộ của nhạc sĩ Zack
Hemsey.
Nhạc sĩ Zack Hemsey yêu cầu Noo Phước Thịnh chấm dứt ngay và xóa
vĩnh viễn MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" có sử dụng tác phẩm/ bản ghi
âm "The Way" khỏi tất cả các phương tiện lưu trữ, các trang mạng và bất kỳ
phương tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận; bồi thường thiệt hại về vật chất
500 triệu đồng; bồi thường thiệt hại tinh thần 50 triệu đồng; thanh toán chi phí
thuê luật sư 300 triệu đồng; công khai xin lỗi nhạc sĩ Zack Hemsey trên báo điện
tử VnExpress.net và trên ít nhất 1/2 trang giấy ba kỳ liên tiếp của Báo Tuổi trẻ về
các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
*Phía ca sĩ Noo Phước Thịnh
Ngày 16.11.2017, MV đạt 30 triệu lượt xem "Chạm khẽ tim anh một chút
thôi" của Noo Phước Thịnh đã "bốc hơi" khỏi YouTube vì lý do bản quyền với
lời nhắn "Video này không có sẵn do xác nhận sở hữu bản quyền bởi Epic Elite".
Ca sĩ Noo Phước Thịnh chấp nhận mất 30 triệu lượt view đang có để tạm gỡ MV
khỏi YouTube và cắt bỏ đoạn nhạc vi phạm rồi phát hành trở lại.
Tuy nhiên, trên một số trang mạng khác, MV có đoạn nhạc vi phạm bản
quyền vẫn đang tồn tại. Noo Phước Thịnh nói rằng đó là những trang mạng anh
không hề ký kết hợp đồng khai thác nên nằm ngoài phạm vi kiểm soát của mình.
Phía bên ca sĩ Noo Phước Thịnh đã tìm cách giải quyết bằng việc giảng hòa
trước đó nhưng không thành.

10
Ngày 19.10.2018, lần đầu Noo Phước Thịnh đối diện với truyền thông.Ca sĩ
cho biết anh không muốn nói chi tiết về vụ kiện vì đã nhờ luật sư và sẵn sàng
chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.
3. Kết quả của vụ kiện.
Sáng tác The Way của nhạc sĩ Zack Hemsey là tác phẩm được bảo hộ
quyền tác giả, do đó bản ghi âm ca khúc sẽ được bảo hộ với danh nghĩa là quyền
liên quan (tức phát sinh dựa trên tác phẩm gốc đó là sáng tác The Way) theo quy
định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 (LUẬT SHTT)
Theo Khoản 1 Điều 5 Công ước Bern 1979 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ
thuật mà Mỹ và Việt Nam đều tham gia, quy định cụ thể như sau:
 "Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được
hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp không phải là Quốc gia gốc của
tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình
trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này
đặc biệt quy định."
 Ngoài ra, pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ mà cụ thể là Luật Sở hữu
trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 cũng đã nêu rõ đối tượng được
bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam được ghi nhận tại khoản 2 Điều 13 như
sau: "Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam
theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên".

Như vậy, việc khởi kiện về hành vi xâm phạm bản quyền của nhạc sỹ Zack
Hemsey là hoàn toàn có căn cứ. Việc cắn xén ca khúc này và đưa vào MV của
mình khi chưa được phép của tác giả/chủ sở hữu là đã vi phạm bản quyền theo
các căn cứ cụ thể được quy định tại Luật SHTT:
 Thứ nhất, khoản 5 Điều 28 Luật SHTT về hành vi xâm phạm quyền tác
giả: Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào
gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
 Thứ hai, khoản 8 Điều 28 Luật SHTT về hành vi xâm phạm quyền tác giả:
Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả,
không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định
của pháp luật.
 Thứ ba, khoản Điều 35 Luật SHHT về hành vi xâm phạm quyền liên
quan: Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc
biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
11
Như vậy, hành vi Noo Phước Thịnh sử dụng tác phẩm “The Way” trong
MV khi chưa có sự đồng ý của tác giả và cũng chưa mua bản quyền đã xâm
phạm đến cả 2 quyền của tác giả:
(1) Quyền nhân thân: Xâm phạm đến quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác
phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào
gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
(2) Quyền tài sản: Khai thác, sử dụng 1 phần tác phẩm mà không trả phí.

Vậy, hành vi vi phạm trên có thể phải đối mặt với những trách nhiệm gì?
Luật SHTT ghi nhận tại Điều 198 Quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ, theo đó chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây
để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
* Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ;
* Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải
chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
* Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan;
* Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.

Trong vụ việc này, nhạc sỹ Zack Hemsey đã chọn hướng xử lý kiện ra Tòa án để
yêu cầu giải quyết. Toà án có thể sẽ áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử
lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của
nguyên đơn:
1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại, gồm có:
- Thiệt hại về vật chất: Nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi
thường theo một trong các căn cứ sau đây:
 Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn
đã thu do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi
nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại.
12
 Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị
đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp
đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành
vi xâm phạm đã thực hiện.
 Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về
vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì mức
bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ
thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.
- Thiệt hại về tinh thần: Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có
quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.
- Chi phí thuê luật sư: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án
buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán
chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Đây là vụ khởi kiện đầu tiên về bản quyền giữa tác giả người Mỹ và ca sĩ
Việt Nam với số tiền bồi thường khá lớn là 850 triệu đồng. Noo Phước Thịnh đã
phải trả một cái giá đắt cho hành vi vi phạm bản quyền của mình. Vụ kiện cũng
là một lời cảnh tỉnh đến showbiz Việt, nơi mà vi phạm bản quyền vẫn còn xảy ra
thường xuyên, quyền sở hữu trí tuệ đang bị xem nhẹ.

13
III. ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN VỀ THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC
GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC Ở VIỆT NAM.
1. Thực trạng xâm phạm.
Ở Việt Nam, hiện tượng vi phạm bản quyền tác giả vẫn còn khá phổ biến.
Vi phạm quyền tác giả xảy ra thường xuyên, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc và
trong tình trạng đáng báo động. Điều đó chứng tỏ rằng cho đến nay hiệu quả thực
thi quyền tác giả không cao. Sự phát triển không ngừng của công nghệ số cũng
như internet càng làm cho tình trạng này diễn ra phổ biến, nhiều chiêu thức tinh
vi hơn. Vấn nạn vi phạm bản quyền không những gây thiệt hại cho các chủ sở
hữu quyền tác giả, gây bức xúc trong xã hội mà còn ảnh hưởng đến uy tín của
Việt Nam trong bối cảnh chúng ta đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về
bản quyền như Công ước Berne, Hiệp định Trips...
Mới đây, Văn phòng phía Nam của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm
nhạc Việt Nam cho biết, năm 2018 vừa qua, đơn vị này đã gửi cảnh báo và báo
cáo vi phạm về quyền tác giả đối với nhiều website, ứng dụng, các link vi phạm
quyền tác giả. Trung tâm đã xử lý trên 2.000 trường hợp vi phạm, hơn 71.579 tỷ
đồng tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc được Trung tâm phía Nam thu về, tăng
10% so với năm 2017.
Không khó để nhận thấy, việc vi phạm bản quyền âm nhạc là “chuyện
thường ngày ở huyện” và chẳng loại trừ từ tân binh đến ca sĩ đã thành danh.
Nhiều ca sĩ ở nước ta đã ít nhiều phai nhạt hình ảnh khi bị phát hiện vi phạm bản
quyền.
Việc mạo nhận tác giả, sao chép từng phần hoặc toàn bộ tác phẩm xuất hiện
ở một số lĩnh vực. Cùng với đà phát triển công nghệ, phương tiện và công nghệ
sao chép, bắt chước ngày càng được cải tiến và có mặt ở Việt Nam ngày một
nhiều, nên sản phẩm vi phạm được sản xuất với số lượng lớn và tốc độ tăng
nhanh. Thực tế, nhiều người buôn bán, nhiều cửa hàng băng đĩa ở các thành phố
lớn đều bán băng đĩa sao chép lậu, thậm chí tỷ lệ còn lớn hơn băng đĩa có bản
quyền.
Mặt khác, một bộ phận lớn dân cư không có khả năng tiếp cận với sản
phẩm chính hiệu giá cao, nhu cầu chất lượng bị giá cả của sản phẩm đẩy xuống
hàng yếu, do đó trong thực tế đang tồn tại một mâu thuẫn lớn giữa cung và cầu
đối với sản phẩm trí tuệ.
Vấn đề là nhận thức sai trái của xã hội về vấn đề này. Theo đó, nhận thức
của người dân trong xã hội về vấn đề sở hữu trí tuệ còn hạn chế, chưa đầy đủ.
Nhiều người không nắm được các quy định của luật pháp, không biết trách

14
nhiệm hay quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực thi quyển tác giả, quyền
liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vẫn còn rất nhiều người nhận thức đơn giản là khi
sử dụng tác phẩm, sản phẩm của người khác chỉ cần ghi rõ nguồn và tác giả là
xong.
Ở Việt Nam hiện nay rất phổ biến tình trạng biết vi phạm (sai) nhưng vẫn
cố tình vi phạm, như việc mua băng đĩa lậu, các ấn phẩm không rõ nguồn gốc…
Đặc biệt là ngay đến chủ sở hữu của tác phẩm, sản phẩm nhiều khi cũng chưa
thực sự ý thức được việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của mình, đồng
thời chưa quyết tâm trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.
2. Thực trạng về các biện pháp xử lý.
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, các sản phẩm trí tuệ ngày càng
chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế . Nước ta trong xu thế hội nhập cũng không
thể không quan tâm tới vấn đề này, nhất là khi đã là thành viên của WTO thì việc
thực thi cam kết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng là
bắt buộc. Về mặt luật pháp chúng ta về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của WTO
nhưng việc bảo hộ trên thục tế vẫn còn nhiều bất cập. Sự vi phạm diễn ra phổ
biến, xếp chúng ta vào nước có tình trạng vi phạm quyền tác giả cao nhất thế
giới. Thực trạng này thật đáng báo động bởi theo hiến pháp nhà nước ta khuyến
khích mọi người nghiên cứu sáng tạo nhưng trên thực tế quyền lợi của họ lại
không được đảm bảo. Và càng ngày các tranh chấp trong lĩnh vực này càng nhiều
nhưng chúng ta lại chưa có kinh nghiệm để giải quyết.
Theo đánh giá, thanh tra Bộ VH-TT&DL cũng rất quan tâm về mặt xử lý vi
phạm hành chính trong suốt thời gian qua. Ngoài ra, thanh tra, lực lượng kiểm tra
liên ngành tại một số địa phương đã hoạt động rất tích cực để phát hiện, xử phạt
các vụ việc vi phạm. Dù vậy, trước tình trạng vi phạm tràn lan ở lĩnh vực âm
nhạc biểu diễn và sử dụng trong môi trường số thời gian gần đây, nhiều ý kiến đề
xuất cần có các biện pháp mạnh và kịp thời hơn mới có thể ngăn chặn hành vi
xâm phạm bản quyền. Bởi thực tế chỉ ra rằng, tổ chức, cá nhân khi bị phát hiện vi
phạm thường có chung câu trả lời vô tư “không hiểu luật”. Người vi phạm bị tố
cáo nhận lỗi là xong, còn các tác giả lại thường ngại kiện tụng, va chạm làm to
chuyện nên dễ dàng cho qua. Ðiều này đã vô tình tiếp tay cho sự dễ dãi, cẩu thả
trong hoạt động nghệ thuật nói chung và thói quen “xài chùa” tác phẩm âm nhạc
nói riêng.
Các vi phạm quyền tác giả chủ yếu được giải quyết bằng thủ tục hành
chính, ít được giải quyết tại Tòa án. Những tranh chấp, vi phạm quyền tác giả có
thể được giải quyết theo thủ tục hành chính bởi một hệ thống các cơ quan hành
15
chính, thủ tục tố tụng dân sự và thủ tục tố tụng hình sự Tòa án. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy hầu hết các tranh chấp và vi phạm quyền tác giả ở nước ta hiện nay
được giải quyết theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính bởi ba cơ quan: cảnh sát
kinh tế, quản lý thị trường và thanh tra chuyên nghành văn hóa-thông tin.
- Hệ thống pháp luật.
Do các quy định về quyền tác giả còn nằm rải rác ở nhiều văn bản gây khó
khăn trong việc tra cứu, áp dụng. Nhiều quy định thiếu tính khả thi. Bản thân Luật
sở hữu trí tuệ năm 2005 (là văn bản đang được áp dụng vào thời điểm hạn chế xảy
ra) cũng còn một số tồn tại thể hiện tại một số điều, khoản chưa tương thích với
pháp luật quốc tế và bộc lộ những hạn chế, bất cập từ thực tiễn thực thi những năm
qua…
- Do cơ chế thực thi đều thiếu và yếu.
Cơ chế bảo đảm thực thi chưa được hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức,
biểu hiện vụ việc được giải quyết ở tòa án rất ít ỏi, mà chủ yếu được giải quyết
tại các cơ quan hành chính, cùng với các quy định đã có nhưng mới chỉ dừng ở
nguyên tắc chứ chưa đủ chi tiết, nên việc áp dụng các chế tài bị lẫn lộn và thiếu
hiệu quả.Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là biện pháp chủ yếu nhưng các
quan hệ dân sự thông thường đã bị hành chính hóa một cách quá mức.
Về phía cơ quan có thẩm quyền: Các tổ chức bảo đảm thực thi chưa thực sự
phù hợp tuy có nhiều cơ quan (mỗi cơ quan lại có nhiều cấp: tỉnh, huyện) có
chức năng và thẩm quyền xử lý hành chính về sở hữu trí tuệ, nhưng năng lực
chuyên môn của chính hệ thống này lại chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tế.
Hiện nay, tại các tòa án và các cơ quan bảo đảm thực thi sở hữu trí tuệ khác
có rất ít cán bộ được đào tạo về lĩnh vực quyền tác giả. Các hoạt động bảo hộ
quyền tác giả chỉ thiên về tổ chức các hội thảo quốc gia, các chuyến đi khảo sát
nước ngoài ít chú trọng đến vấn đề khoa học của vấn đề này. Bên cạnh đó là sự
bất cập trong việc phối hợp với các quan chức năng, sự đùn đẩy trách nhiệm và
chồng chéo khi xử lý vấn đề giữa các cơ quan, ban ngành.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế, chưa xử lý
nghiêm các vụ vi phạm…nên chưa đủ tính răn đe đối với các cá nhân, tổ chức,
đơn vị có vi phạm trong vấn đề quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều quan trọng khác là chưa huy động được sức mạnh toàn dân trong việc
chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thực tế do nhiều lý do khác nhau mà người
dân và cho bản thân người tiêu dùng chưa quan tâm đúng đến vấn đề này nên
hiệu quả chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn chưa được như mong muốn.

16
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Giải nghĩa
1 Luật SHTT Luật sở hữu trí tuệ
2 QTG Quyền tác giả
3 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
4 TAND Tòa án nhân dân
5 MV Music video

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật sở hữu trí tuệ 2005
2. Công ước Berne
3. Hiệp định TRIPS
4. Hiệp ước quyền tác giả WIPO
5. Noo Phước Thịnh bị đòi bồi thường 850 triệu đồng vì vi phạm bản quyền
- VNExpress - Tác giả: Hà Thu

17

You might also like