You are on page 1of 21

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM

TIỂU LUẬN LUẬT BẢN QUYỀN


Tên đề tài: Quan hệ pháp luật bản quyền

Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Tuấn Việt

Sinh viên: Nhóm 2 môn luật bản quyền

Lớp: MT21ĐH/A2
TP.HCM, ngày 3 tháng 2 năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT BẢN QUYỀN

Họ, tên và mã số sinh viên: Đỗ Minh Khang (21540301086), Hồ Trúc Quỳnh


(21540301123), Đặng Ân Điềm (21540301076), Võ Trần Minh Hiếu
(21540301082), Lê Quý Phương (21540301116)

Mã lớp học phần: 080033002

ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN Lời nhận xét của giảng viên

Ghi bằng số Ghi bằng chữ

Tp. HCM, Ngày 3 tháng 2 năm 2023

Đại diện nhóm ký tên

Đỗ Minh Khang

2
MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU 4

B. NỘI DUNG 5

Phần I: Khái niệm 5

1. Quan hệ pháp luật là gì ? 5

2. Bản quyền (quyền tác giả) là gì ? 6

3. Quan hệ pháp luật bản quyền là gì ? 7

* Các quy định pháp luật bản quyền (theo cấu trúc văn bản luật) 9

Phần II: Bản chất 10

1. Bản chất quyền sở hữu trí tuệ 10

2. Bản chất quyền tác giả (bản quyền) 14

Phần III: Ý nghĩa 14

1. Ý nghĩa nghiên cứu 14

2. Ý nghĩa thực tiễn 15

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16

Phần IV: Kết luận 16

Phần V: Kiến nghị 17

3
A. MỞ ĐẦU
Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt
là quyền tác giả hay bản quyền và quan hệ pháp luật quyền tác giả có ảnh hưởng rất
lớn đến các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Quyền tác giả và các hiểu biết về
quyền tác giả sẽ giúp hạn chế các hành vi không lành mạnh, như sao chép, vi phạm
bản quyền… giúp sân chơi của mọi người trở nên “phẳng” và công bằng hơn, đồng
thời cũng sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề khi bị xâm phạm bản quyền. Quyền tác giả
và các quyền liên quan đến quyền tác giả sẽ giúp mọi cá nhân, tổ chức nâng cao khả
năng sáng tạo và bảo vệ tác phẩm của mình.

Kinh tế, xã hội ngày một đi lên sẽ kéo theo sự phát triển của các loại hình nghệ
thuật đại chúng như: âm nhạc, hội họa,… ngày càng phổ biến và đi sâu hơn vào đời
sống của con người. Do đó, ngày càng có nhiều tác giả, nhà nghệ thuật xuất sắc với
những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo ra đời. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là sự kết tinh của
những tri thức, sự sáng tạo và sức lao động của người nghệ sĩ nên sẽ thật đau đớn và
đáng thương biết bao nếu như những tác phẩm nghệ thuật ấy bị xâm phạm hoặc bị
cướp đi bởi kẻ khác. Chính vì thế, trong công cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện
nay, các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả ngày càng
được quan tâm và thực hiện. Điều đó được thể hiện rõ ràng khi hệ thống pháp luật về
sở hữu trí tuệ nói chung và về quyền tác nói riêng ngày càng được bổ sung, hoàn
chỉnh từ luật đến nghị định, thông tư,…. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc triển khai và
thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của bản quyền hay quyền tác giả và quan hệ pháp
luật quyền tác giả cũng như những bất cập của nó trong công tác thực hiện hiện tại,
em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu về quan hệ pháp luật bản quyền”
nhằm giúp người đọc nhận thức rõ hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn và bảo
vệ “đứa con tinh thần” của mình, tránh gặp những vấn đề vi phạm quyền tác giả.

4
B. NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM:

1. Quan hệ pháp luật là gì ?

Khái niệm quan hệ pháp luật:

- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật.

+ Tất cả các quan hệ xã hội đều được thể hiện thông qua cách xử sự của con
người với nhau, vì thế, bằng cách quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể
tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định, nhà nước có thể tác động lên các quan hệ
xã hội, điều chỉnh chúng theo chiều hướng nhà nước mong muốn.

+ Quan hệ pháp luật gắn liền với tổng thể các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội
phát sinh giữa con người với con người trong xã hội. Tất cả quá trình phát triển, hội
nhập và liên kết giữa con người với con người trong xã hội được diễn ra trong khuôn
khổ được pháp luật điều chỉnh.

+ Không phải quan hệ xã hội nào cũng là quan hệ pháp luật. Chỉ những quan hệ
xã hội được pháp luật điều chỉnh thông qua các quy phạm pháp luật mới tạo nên quan
hệ pháp luật. Cuộc sống càng hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng nhiều, các
quan hệ xã hội ngày càng phức tạp đòi hỏi càng phải có nhiều thêm các quy tắc, các
khuôn mẫu để điều chỉnh hành vi của con người cũng như các quan hệ giữa họ. Nếu
như trước đây, pháp luật chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản,
quan trọng nhất trong xã hội, thì ngày nay pháp luật càng mở rộng phạm vi điều chỉnh
của mình đến rất nhiều các quan hệ xã hội quan trọng.

+ Khi được pháp luật điều chỉnh, quan hệ xã hội được hưởng chế độ pháp lý
nhất định, các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó có những quyền và nghĩa vụ pháp lý
nhất định.

+ Các quan hệ pháp luật có thể coi là hình thức hiện thực hóa các quy phạm
pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, nhằm thực hiện các chức năng của pháp luật.
Tuy nhiên sự tác động của pháp luật đến các quan hệ xã hội không nhất thiết phụ
5
thuộc vào sự hình thành các quan hệ pháp luật. Có những quy phạm pháp luật đã tác
động đến các chủ thể, đến xã hội ngay cả khi không có sự hình thành của quan hệ
pháp luật. Người ta gọi chúng là các quy phạm pháp luật tự thực hiện. Ví dụ các quy
phạm pháp luật có nội dung cấm. Đối với các quy phạm pháp luật có nội dung cấm,
đặc trưng của quy phạm này là bảo vệ và tác động đến các quan hệ xã hội bằng việc
loại trừ những hành vi nguy hiểm đối với xã hội, đối với nhà nước. Do vậy, việc các
chủ thể không thực hiện các hành vi này là thể hiện sự tác động của pháp luật đối với
các chủ thể, đối với xã hội. Sự xuất hiện của quan hệ pháp luật trong trường hợp này
lại là do có hành vi vi phạm pháp luật.

- Trên cơ sở quy phạm pháp luật, khi có sự kiện pháp lý xảy ra thì quan hệ xã
hội được pháp luật điều chỉnh trở thành quan hệ pháp luật với các chủ thể tham gia
quan hệ cụ thể, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

+ Bên cạnh quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và chủ thể tham gia quan hệ là
các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật. Phải có sự tham gia của các chủ thể cụ thể
thì mới hình thành nên quan hệ pháp luật. Các chủ thể này phải là các chủ thể được dự
liệu sẵn trong phần giả định của quy phạm pháp luật.

+ Các quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy định rõ trong quy phạm pháp luật.
Các chủ thể chỉ có thể có được các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ này khi có sự
kiện pháp lý.

+ Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Tuy nhiên tùy từng ngành luật mà sự tác động qua
lại giữa các yếu tố này có sự khác biệt nhau.

 Định nghĩa: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi quy
phạm pháp luật quy định mối quan hệ tương hỗ giữa các bên chủ thể xác định. Thông
qua các quan hệ pháp luật, pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội. Sự hình
thành các quan hệ pháp luật phần nào phản ánh sự phù hợp của các quy phạm pháp
luật nói riêng, của pháp luật nói chung đối với thực tiễn cuộc sống.

2. Bản quyền (quyền tác giả) là gì ?

6
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Nhà nước xã hội chủ
nghĩa ở nước ta thì vai trò của văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật được đánh giá là
một bộ phận không thể thiếu trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng nhằm phục vụ công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhằm khuyến khích Công dân tham gia vào lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa
học kỹ thuật. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật bảo hộ quyền, lợi ích
hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Điều 40 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều có quyền nghiên cứu khoa
học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động
đó”.

Quyền tác giả là phạm vi những quyền mà pháp luật thừa nhận và bảo hộ đối
với tác giả có tác phẩm. Về quyền tác giả, Điều 738 Bộ luật dân sự và Điều 19,
Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và
quyền tài sản đối với tác phẩm. Căn cứ vào những quy định của pháp luật về quyền
tác giả thì quyền tác giả được hiểu theo 2 phương diện:

- Hiểu theo nghĩa khách quan: Là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định
về quyền của người đã trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
được hưởng các quyền nhân thân và các quyền tài sản do có kết quả sáng tạo đó và
quyền tự ngăn chặn hoặc yêu cầu tòa án bảo vệ khi có các hành vi xâm phạm đến
quyền tác giả.

- Hiểu theo nghĩa chủ quan: là quyền dân sự cụ thể của người với tư cách là tác
giả của sự phát triển công trình thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học có quyền
chiếm hữu, sử dụng tác phẩm theo ý chí của mình trong phạm vi luật định và quyền
khởi kiện dân sự hay không khởi kiện dân sự khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả.

3. Quan hệ pháp luật về bản quyền là gì ?

- Quyền tác giả còn được hiểu là quan hệ pháp luật dân sự. Đó là quan hệ xã
hội giữa tác giả, giữa chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác trong xã hội
thông qua tác phẩm, dưới sự tác động của quy phạm pháp luật , quan hệ giữa các tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả với với các chủ thể khác được xác định. Tác phẩm văn

7
học, nghệ thuật, khoa học được sáng tạo ra và được thể hiện dưới hình thức khách
quan và được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, theo đó quan hệ về quyền tác giả
được xác lập. Quan hệ pháp luật về quyền tác giả là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối
với các chủ thể của quyền được xác định và các chủ thể khác còn lại trong xã hội có
nghĩa vụ tôn trọng quyền đó của các chủ thể mang quyền được xác định bao gồm 3
yếu tố:

+ Chủ thể của quyền tác giả là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có những
quyền nhất định đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi đã được thể hiện
dưới hình thức vật chất nhất định.

+ Khách thể của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình
khoa học do tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ.

+ Nội dung quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của
các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả. Các quyền này phát sinh từ tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

- Pháp luật về quyền tác giả là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ quyền nhân thân,
quyền tài sản của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm; tạo điều kiện cho các tác
giả tích cực sáng tạo ra các tác phẩm, công trình khoa học có chất lượng cao phục vụ
cho sự nghiệp giáo dục và phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ của đất nước trong
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Pháp luật về quyền tác giả là môi trường pháp lý thuật lợi để cá nhân, tổ chức
tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, bảo đảm quyền bình
đẳng của cá nhân, tổ chức và nhằm loại trừ những hoạt động văn hóa không lành
mạnh làm tổn hại đến lợi ích, truyền thống văn hóa của dân tộc. Pháp luật về quyền
tác giả nhằm thực hiện mục tiêu khuyến khích tự do sáng tạo, điều tiết sự sáng tạo
bằng các lợi ích trên cơ sở pháp luật, khuyến khích sự kế thừa những di sản của nền
văn học, nghệ thuật truyền thống.

- Quyền tác giả được hiểu dưới góc độ pháp lý: Quyền tác giả là một công cụ
pháp lý tạo điều kiện cho người sáng tạo văn học, nghệ thuật truyền tải thông tin và
quyền kiểm soát quá trình sử dụng tác phẩm. Đối với các nước trên thế giới hiện nay,

8
cho dù các nước đang phát triển hoặc phát triển thì đều ban hành pháp luật bảo hộ
quyền tác giả. Pháp luật về quyền tác giả quy định cho người sáng tạo ra các tác
phẩm, công trình có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

- Khi quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả bị xâm phạm thì tác giả hoặc
chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm phạm như kiện đến
tòa án, yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải bồi thường thiệt hại.
Chế độ kinh tế – xã hội ở các quốc gia có những đặc điểm khác nhau, do vậy các quốc
gia trên thế giới cũng có những quy định bảo hộ quyền tác giả ở những mức độ phạm
vi khác nhau

*Các quy định pháp luật bản quyền: Theo cấu trúc văn bản luật

Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ đầy đủ, các quy
định của các văn bản tương đối chặt chẽ, đồng bộ từ các quy định trong Hiến pháp đến
các luật chuyên ngành như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật
Hải quan, v.v... và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.

Pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và của Australia đều có những nguyên tắc
của Công ước Berne.

Hiến pháp của Hoa Kỳ quy định: “Quốc hội có quyền khuyến khích, thúc đẩy sự phát
triển của khoa học và nghệ thuật hữu ích bằng cách đảm bảo trong một thời gian nhất
định những quyền đặc biệt cho tác giả và những nhà phát minh đối với các tác phẩm
và sáng chế của họ.” Pháp luật về quyền tác giả của các nước trong đó có Việt Nam
không bảo hộ tất cả các khía cạnh liên quan đến việc hình thành tác phẩm, công trình
(phương thức tạo ra tác phẩm). Trong Công ước Berne có quy định như sau: “Các tác
phẩm văn học nghệ thuật bao gồm các tác phẩm văn học, khoa học và các tác phẩm
thuộc lĩnh vực nghệ thuật, dù được thể hiện dưới hình thức nào”.

Như vậy, Công ước Berne chỉ thừa nhận và chỉ bảo hộ những tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học được tác giả sáng tạo ra dưới hình thức khách quan. Pháp luật Việt
Nam bảo hộ quyền tác giả cũng có nội dung tương tự: “Sáng tạo văn học, nghệ thuật,
khoa học là hoạt động tư duy của tác giả trực tiếp làm ra một phần hoặc toàn bộ tác
phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định”.

9
Như các nước trên thế giới, pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam đều có nội dung
phù hợp với nội dung của Công ước Berne trình bày các ý tưởng đó. Nhưng bên cạnh
một số điều khoản phù hợp thì Công ước Berne và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có
một số điều khoản quy định về quyền tác giả chênh lệch nhau:

Quy định về các đối tượng không được bảo hộ. Công ước Berne không có quy định về
vấn đề này trong khi đó Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có Điều 15 quy định về Các đối
tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, bao gồm: Tin tức thời sự thuần tuý
đưa tin, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực
tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt
động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Theo Công ước Berne, thời hạn bảo hộ
quyền tác giả tối thiểu là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết (Điều 7).
Đối với các tác phẩm khuyết danh, tác phẩm điện ảnh thì thời hạn này là 50 năm, còn
đối với tác phẩm nhiếp ảnh thì thời hạn bảo hộ là 25 năm.

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 27, thời hạn bảo hộ là suốt
cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Đối với các tác phẩm điện ảnh,
nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể
từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ
thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm.

II. BẢN CHẤT

Bản quyền hay chính xác nhất là quyền tác giả. Đây là một trong những quyền
quan trọng của sở hữu trí tuệ. Do đó bản chất của quyền tác giả cũng sẽ có sự tương
đồng nhất định với quyền sở hữu trí tuệ.

1. Bản chất quyền sở hữu trí tuệ:

Quyền SHTT là quyền đối với kết quả của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh
vực khoa học - kỹ thuật, văn học - nghệ thuật và kinh doanh - thương mại. Tính phi
vật thể của các đối tượng quyền SHTT, tính chất lãnh thổ của quyền SHTT, tính độc
quyền của quyền sử dụng các đối tượng SHTT và một số tính chất đặc thù khác như

10
đã nêu ở phần trên có liên quan mật thiết tới các vấn đề thuộc về bản chất của quyền
SHTT như phân tích dưới đây.

* Quyền Sở hữu trí tuệ mang bản chất của quyền tài sản, đồng thời có sự kết
hợp giữa quyền tài sản và quyền nhân thân

- Trước hết, cần nhận thức rõ rằng, bản chất của quyền SHTT là các quyền tài
sản đối với thành quả của hoạt động sáng tạo dưới dạng các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học; các sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng;... Về nguyên tắc, đây là các quyền được bảo
hộ có thời hạn và có thể chuyển giao cho cá nhân, tổ chức khác; tổ chức, cá nhân khi
khai 9 thác, sử dụng các quyền tài sản này phải xin phép và trả tiền thù lao hoặc các
quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền theo quy định của pháp luật.

Quyền SHTT là một loại tài sản được pháp luật công nhận và bảo vệ. Cụ thể
hơn, đó là một loại quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, được
Nhà nước công nhận và bảo hộ theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật
chuyên ngành về SHTT. Theo Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 105), “tài sản” được hiểu
bao gồm “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”; đồng thời, Điều 115 khẳng
định “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Với tư cách
là một đạo luật chuyên ngành, Luật SHTT 2005 tiến thêm một bước lớn nữa trong
việc tiếp cận với quan niệm tiến bộ đã được thế giới hiện đại thừa nhận rộng rãi, đó là
việc chính thức thừa nhận sự tồn tại của một loại tài sản đặc biệt “tài sản trí tuệ” và
tuyên bố “Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ” (Điều 4).

Trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, trên cơ sở
tác phẩm, công trình đã được sáng tạo, quyền tài sản được xác lập khi tác giả công bố
tác phẩm, công trình đó. Đối với chủ sở hữu quyền, quyền tài sản phát sinh trong quá
trình khai thác, sử dụng, chuyển giao quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

Trong lĩnh vực quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng, quyền tài sản
của chủ sở hữu phát sinh trong quá trình sử dụng, khai thác thương mại các đối tượng
SHCN và giống cây trồng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu của
cuộc sống.

11
- Bên cạnh các quyền tài sản, quyền SHTT cũng mang tính chất nhân thân. Các
quyền nhân thân thực chất là các quyền tinh thần gắn bó mật thiết và không thể tách
rời với chính bản thân các tác giả là những người trực tiếp sáng tạo ra các sản phẩm trí
tuệ. Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn và trong một số trường hợp là không
thể chuyển giao.

Các quyền nhân thân được hình thành trên cơ sở hoạt động sáng tạo của tác giả
và được xác định, tồn tại bởi nhân thân của chính tác giả như đứng tên tác giả trên tác
phẩm hoặc văn bằng bảo hộ (quyền được công 10 nhận là tác giả), đặt tên cho tác
phẩm, được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng
cuộc biểu diễn... Chính vì lý do đó, các quyền này về nguyên tắc không thể chuyển
giao và tồn tại trong suốt thời gian tác giả sống. Khi tác giả mất, không còn chủ thể
quyền nên các quyền nhân thân dưới góc độ là quyền chủ thể của tác giả cũng chấm
dứt. Khi đó, quyền nhân thân của tác giả tồn tại như một sự kiện pháp lý được xác
định và bảo vệ bởi pháp luật phù hợp với lợi ích của xã hội. Tuy nhiên, trong các
quyền nhân thân, có một số quyền do nội dung pháp lý của mình hoặc do yêu cầu tiếp
tục bảo vệ có hiệu quả quyền tác giả kể cả sau khi tác giả đã mất vẫn có thể được
chuyển giao, như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
Đây cũng là ví dụ điển hình về sự kết hợp giữa tính chất tài sản và nhân thân phi tài
sản của quyền SHTT.

Trong lĩnh vực quyền tác giả, các quyền nhân thân được xác định cụ thể tại
Điều 19 Luật SHTT bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc
bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố,
sử dụng; quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền
bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên
tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác
giả.

Trong lĩnh vực quyền SHCN và giống cây trồng, quyền nhân thân thuộc về các
tác giả trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, giống cây trồng. Ví dụ, quyền đứng tên trong các văn bằng bảo hộ, quyền
được nêu tên trong các tài liệu công bố, giới thiệu...

12
Tùy thuộc vào từng quan hệ mà chủ thể quyền SHTT tham gia, quyền SHTT có
thể là các quyền thuần tuý mang tính tài sản, mang tính nhân thân phi tài sản hoặc kết
hợp cả hai.

* Quyền Sở hữu trí tuệ mang bản chất độc quyền và có tính phủ định
(essentially negative)

- Quyền SHTT vận hành chủ yếu dưới dạng một quyền độc quyền trong các thị
trường thương mại tự do, đồng thời mang bản chất phủ định 11 (essentially negative):
đó là các quyền ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi nhất định (ví dụ, ngăn
cấm hành vi sao chép lậu, làm hàng giả, hàng nhái,...) và thậm chí trong một số trường
hợp ngăn cấm các bên thứ ba, các bên có các ý tưởng sáng tạo tương tự một cách độc
lập, không được khai thác các ý tưởng đó mà không được phép của chủ sở hữu quyền.

Bên cạnh đó, cũng có một vài khía cạnh của quyền SHTT là các quyền
mang tính chất khẳng định (positive entitlements), ví như quyền được cấp văn bằng
bảo hộ độc quyền hoặc quyền được đăng ký nhãn hiệu khi đáp ứng các điều kiện luật
định. Tuy nhiên, các quyền này chỉ mang tính chất phụ mà không phải là các quyền cơ
bản.

- Quan niệm về chế định quyền SHTT trao quyền cho chủ sở hữu kiểm soát
hành vi của người khác có nhiều ngụ ý mà trên thực tế thường được hiểu một cách
không đầy đủ. Bằng độc quyền được cấp không phải là điều kiện tiên quyết hay “tấm
thẻ bài” để chủ sở hữu được quyền tự do không đếm xỉa đến các quyền của người
khác (kể cả các quyền SHTT của họ) hay được phép vượt quá giới hạn của các nghĩa
vụ công (việc đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền không biện hộ
được cho hành vi sử dụng nhãn hiệu vào việc quảng cáo các sản phẩm lậu). Quyền
SHTT cũng không mang lại cho chủ sở hữu bất kỳ vị trí đặc quyền nào trong thương
mại quốc tế hoặc các quyền miễn trừ đối với các quy định cấm mà một quốc gia có thể
áp dụng (một tác phẩm điện ảnh đã đăng ký quyền tác giả không có nghĩa là được
nằm ngoài đối tượng bị hạn chế phát sóng khi vi phạm thuần phong mỹ tục quốc gia).
Đây là các vấn đề còn gây nhiều tranh luận và có thể có các cách tiếp cận khác mới
hơn; tuy nhiên, khi đó các quan niệm nền tảng về vai trò và mục đích của quyền
SHTT cũng sẽ bị thay đổi với các hệ lụy khó có thể lường trước được.

13
2. Bản chất của bản quyền (quyền tác giả)

Bản quyền bảo vệ tính nguyên gốc đối với hình thức thể hiện của một tác phẩm
bất kỳ, được tạo nên từ sự sáng tạo của tác giả. Quyền tác giả sẽ bao gồm quyền nhân
thân và quyền tài sản.

Quyền tác giả được chia thành quyền nhân thân (quyền tinh thần) và quyền
kinh tế (quyền tài sản). Quyền nhân thân mang tính chất phi vật chất gồm 3 loại quyền
độc quyền là công bố, nêu tên và ngăn chặn khả năng xâm hại sự toàn vẹn tác phẩm,
trong 3 quyền này thì chỉ duy nhất quyền công bố được bảo hộ có thời hạn và có thể
chuyển nhượng, trong khi 2 quyền nhân thân còn lại được bảo hộ vô hạn và không thể
chuyển giao.

Quyền tài sản là quyền độc quyền kiểm soát các hoạt động khai thác tác phẩm
dưới dạng sao chép, làm tác phẩm phái sinh, phân phối, cho thuê, biểu diễn, truyền đạt
đến công chúng đem đến cho chủ thể quyền các lợi ích vật chất. Ví dụ: cố thi sĩ Hữu
Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng “Màu tím hoa sim” mãi mãi là tác giả của bài thơ này
nhưng ông/người thừa kế của ông không còn giữ tư cách là chủ sở hữu quyền tác giả
của bài thơ “Màu tím hoa sim” nữa vì tác giả đã chuyển nhượng hết quyền sở hữu
quyền tác giả cho Công ty Vitek VTB với giá 100 triệu đồng.

III. Ý NGHĨA

1. Ý nghĩa nghiên cứu

Nghiên cứu, học tập về đề tài này giúp chúng ta nhận thức rõ hơn, đúng hơn về
quan hệ pháp luật bản quyền. Giúp trang bị những nhận thức về tầm quan trọng, ý
thức và trách nhiệm, có căn cứ khoa học chống lại sự bất bình đẳng, tự ngăn chặn
hoặc yêu cầu tòa án bảo vệ hành vi xâm phạm tới quyền tác giả. Thực hiện quyền chủ
thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh trong quá trình sáng tạo, khai thác, sử dụng các tài
sản trí tuệ trên cơ sở quy định của pháp luật bản quyền, được bảo vệ bởi sự cưỡng chế
của Nhà nước. Hơn nữa, nghiên cứu, học tập không chỉ để nhận thức và giải thích mà
điều quan trọng là nhằm góp phần cải tạo, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước
và xã hội.

14
Nội dung nghiên cứu cho thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc, văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật. Đồng thời góp phần thúc đẩy hoạt
động nghiên cứu sáng tạo và đổi mới trong nước, khuyến khích cạnh tranh và lành
mạnh hóa thị trường, từ đó hỗ trợ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Làm cho đất nước ta sẽ sánh vai cùng với các
cường quốc nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

2. Ý nghĩa thực tiễn

Khoa học, công nghệ và nghệ thuật sáng tạo ngày nay có ý nghĩa quyết định
đến cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Những bước tiến lớn của khoa học, công
nghệ từ các thế kỷ trước đã đưa loài người thoát ra khỏi hình thái kinh tế - xã hội lạc
hậu và phát triển liên tục đến ngày nay. Để phục vụ cho những mục tiêu đặt ra, tạo
điều kiện cho mọi công dân phát huy tài năng trong việc sáng tạo các tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học có giá trị, luật bản quyền có những quy định để giải phóng
mọi năng lực sáng tạo trí tuệ của mỗi cá nhân.

Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Nhằm tạo điều kiện cho tác giả, chủ thể quyền
liên quan có ý thức và trách nhiệm tích cực sáng tạo ra các tác phẩm, công trình khoa
học có chất lượng cao về nội dung nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển
khoa học, kỹ thuật, công nghệ của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.

Ngoài ra, còn đảm bảo quyền bình đẳng của cá nhân, tổ chức và loại trừ những
hoạt động văn hóa không lành mạnh làm tổn hại đến lợi ích, văn hóa truyền thống của
dân tộc, các tác phẩm mang nội dung phản động, mê tín, hủ tục. Tạo ra những cơ hội
cho mỗi cá nhân phát huy năng khiếu của bản thân, để cống hiến cho dân tộc, nhân
loại bằng những tác phẩm nhân văn với mục tiêu bình đẳng, bác ái và hợp tác vì sự
phát triển chung của nhân loại trong thời kì công nghệ.

15
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

IV. KẾT LUẬN

Chung quy lại, có thể hiểu một cách đơn giản rằng quyền tác giả cho phép tác
giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc
sao chép bất hợp pháp. Việc sao chép, phổ biến nội dung tác phẩm, công trình... mà
không có sự đồng ý của tác giả là xâm phạm quyền tác giả. Về khái niệm pháp lý,
quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân và quyền
tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học.

Từ khái niệm quyền tác giả, chúng ta có thể suy ra được các yếu tố cấu thành
của quan hệ pháp luật dân sự quyền tác giả. Chủ thể của QHPLDS này là tác giả và
chủ sở hữu quyền tác giả. Khách thể hay đối tượng của QHPLDS là các tác phẩm văn
học, khoa học, nghệ thuật. Nội dung của QHPLDS về quyền tác giả là các quyền nhân
thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Có tài liệu cho rằng,
khách thể của QHPLDS là thành quả lao động sáng tạo của tác giả chứ không phải tác
phẩm. Ở đây chúng ta phải định nghĩa rõ như thế nào là tác phẩm. Một quyển sách
không phải là một tác phẩm. Đó là một ấn phẩm hay xuất bản phẩm. Tác phẩm là một
tài sản vô hình, đã tạo ra bản nguyên gốc đầu tiên của quyển sách ấy. Nói khác đi, tác
phẩm chính là thành quả lao động sáng tạo của tác giả.

Theo quy định của pháp luật, mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo. Sáng tạo
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được hình thành trong xã hội vì nó là nhu
cầu không thể thiếu được của đời sống con người. Sáng tạo ra các tác phẩm văn học,
nghệ thuật, công trình...được thực hiện theo ý chí chủ quan của chủ thể sáng tạo. Kết
quả sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực này được thể hiện dưới hình thức khách quan
nhất định là đối tượng của quyền tác giả. Khi tác phẩm được hình thành, các quan hệ
phát sinh do việc khai thác, sử dụng được điều chỉnh. Mặt khác, khi tác phẩm được
công bố, phổ biến thì tác phẩm không còn độc quyền chiếm hữu, sử dụng của tác giả,
chủ sở hữu quyền của tác giả mà mọi người đều có thể chiếm hữu, sử dụng tác phẩm

16
đó. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, pháp luật sở hữu trí tuệ cần có
các quy định nhằm đảm bảo quyền độc quyền khai thác cho chủ sở hữu cũng như
quyền ngăn cản các chủ thể khác xâm phạm đến các quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo
hộ. Chính vì vậy, các quan hệ xã hội về đối tượng của quyền tác giả cần phải được
điều chỉnh bằng pháp luật thì mới đảm bảo quyền lợi của người đã tạo ra tác phẩm,
khuyến khích và tạo điều kiện cho các tác giả tích cực sáng tạo ra các tác phẩm, công
trình khoa học có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển khoa
học, kỹ thuật, công nghệ của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; đồng thời bảo vệ được quyền của người khác và cả toàn xã hội.

Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học nói riêng luôn luôn được coi trọng như một bộ phận của cuộc sống
con người và là chuẩn mực đánh giá sự tiến bộ của văn minh nhân loại. Cho nên, việc
bảo hộ quyền tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là một vấn đề có tính cấp
thiết không những nhằm để giải quyết những vấn đề có tính cấp thiết không những
nhằm để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong hoạt động văn học, nghệ thuật, khoa
học mà còn là điều kiện cần thiết trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế, thương
mại, khoa học, công nghệ và văn hóa thế giới. Đối với Việt Nam, pháp luật về quyền
tác giả có vai trò đặc biệt quan trọng giúp tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo tác
phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, góp phần bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân
tộc, hiện đại, nhân văn; tiếp thu tinh hoa văn hóa và tiến bộ về khoa học – công nghệ
của nhân loại, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp bản quyền, thúc đẩy phát triển
kinh tế, văn hóa – xã hội.

V. KIẾN NGHỊ

Quyền tác giả (QTG) là một lĩnh vực mới đối với Việt Nam, do đó nhận thức
của các cơ quan quản lý, chỉ đạo các cấp chưa đầy đủ; ý thức chấp hành và hiểu biết
của nhân dân, kể cả các tác giả và tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
còn thấp. Từ đó dẫn đến việc thực thi các quy định của pháp luật về QTG còn nhiều
hạn chế, tình trạng vi phạm QTG xảy ra nhiều, có vụ việc nghiêm trọng. Thực tiễn này
đang đặt ra những vấn đề cấp bách đòi hỏi phải giải quyết về bảo hộ QTG khi Việt

17
Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Một trong những nhân tố quan trọng quyết
định đến hiệu quả của hoạt động bảo hộ QTG là phải hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh
vực QTG. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định hiện nay trong quá trình
hội nhập quốc tế của Việt Nam, em đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, tổ chức rà soát, đánh giá, tổng kết việc thi hành pháp luật về sở hữu
trí tuệ để qua đó nhận diện những hạn chế, bất cập và tìm ra nguyên nhân và đề xuất
giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh để pháp luật hiện hành
phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo tiền đề cho sự hội nhập sâu rộng với cộng
đồng quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ theo hướng nghiên
cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản có liên quan, theo nguyên tắc
phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam; đồng thời bảo đảm
phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và sẽ là thành viên. Một
số điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam đã tham gia là: Công ước Paris năm
1883 về sở hữu công nghiệp, Thỏa ước Madrid năm 1891 về đăng ký nhãn hiệu hàng
hóa, Hiệp định về hợp tác bằng sáng chế năm 1970, Công ước Berne năm 1886 về bảo
hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, Công ước Rome năm 1961 về bảo
hộ người biểu diễn, tổ chức ghi âm và tổ chức phát sóng, Hiệp định về các khía cạnh
thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) năm 1995 trong hệ thống các
hiệp định của WTO, Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) bắt
đầu có hiệu lực từ năm 1970 (Việt Nam trở thành thành viên của WIPO từ ngày
02/7/1976)…

Thứ ba, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đi
đôi với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm QTG. Sự hiểu biết của toàn xã hội đối với
vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế, cụ thể chưa hình thành tập quán tôn trọng
quyền sở hữu trí tuệ, các chủ thể sở hữu trí tuệ chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ
quyền và tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của công dân về quyền sở hữu trí tuệ để bảo
đảm các quyền này được thực hiện đầy đủ, phù hợp theo hướng tăng cường, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến; thông qua việc nâng cao nhận thức này sẽ hạn chế

18
việc vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trong khuôn khổ pháp luật về QTG, chủ sở
hữu QTG, công tác tuyên truyền phải nhằm vào ba đối tượng chủ yếu đó là tác giả,
chủ sở hữu QTG và người sử dụng tác phẩm, làm cho các đối tượng hiểu rõ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình, đầu tư vật chất thích đáng cho các cá nhân và tổ chức tham
gia vào việc quản lý quyền tác giả.

Thứ tư, tại các tòa án và các cơ quan bảo đảm thực thi sở hữu trí tuệ hiện nay
số lượng cán bộ được đào tạo về lĩnh vực sở hữu trí tuệ là không nhiều. Do đó, cần
quan tâm, tiếp tục nâng cao vai trò, tăng cường chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
này, đảm bảo yêu cầu hội nhập. Trước hết phải đào tạo chuyên sâu về pháp luật, QTG
cho đội ngũ cán bộ thông qua các lớp đào tạo chính quy, tại chức, các cuộc tập huấn
chuyên môn, các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Đồng thời, cần đưa vào
chương trình đào tạo các kiến thức chuyên ngành Văn hóa – Thông tin vì QTG động
chạm đến nhiều lĩnh vực chuyên về văn hóa – thông tin. Bên cạnh đó, cần phát huy
hơn nữa các hội về sở hữu trí tuệ đặc biệt trong việc góp phần nâng cao nhận thức của
xã hội về sở hữu trí tuệ, và nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư trong việc tham gia
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền tác giả nói riêng.

19
Tài liệu tham khảo:

- Online:

Link 1:
http://dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luat/nha-nuoc-phap luat/file_goc_773550.pdf
Link 2:
http://eldata11.topica.edu.vn/HocLieu/TGL101/Giao%20trinh/08_TGL101_Bai5_v1.0
014103225.pdf
Link 3:
https://www.bachkhoaluat.vn/cam-nang/9515/nhu-cau-thanh-lap-toa-so-huu-tri-tue-o-
viet-nam
Link 4:
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2231
Link 5:
https://lib.hul.edu.vn/bitstream/123456789/21/1/Giao%20trinh%20SHTT-IN1%20-
%2028.08.2018.pdf
Link 6: https://khoaluat.neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/khoaluat/Quyen
%20tac%20gia%20o%20VN.pdf

- Offline:
+ Giáo trình luật sở hữu trí tuệ (tái bản có sửa chữa, bổ sung) – Trường Đại
học luật TP.HCM

20
21

You might also like