You are on page 1of 10

Brief thuyết trình (SHTT)

Hữu Cường
1. Nhãn hiệu chuyển động là gì ?
Nhãn hiệu chuyển động là một loại nhãn hiệu phi truyền thống sử dụng hình ảnh
động hoặc chuyển động để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp
khác nhau.
Loại nhãn hiệu này có thể bao gồm:
- Hình ảnh động ( có vd trong PPT)
- Chuyển động ( có vd trong PPT)
- Sự tương tác ( có vd trong PPT)
Nhãn hiệu chuyển động có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao
gồm:
Tăng khả năng nhận diện thương hiệu: Nhãn hiệu chuyển động thu hút sự chú ý
của người tiêu dùng và giúp họ ghi nhớ thương hiệu dễ dàng hơn.
Tạo sự khác biệt: Nhãn hiệu chuyển động giúp doanh nghiệp nổi bật so với các
đối thủ cạnh tranh.
Truyền tải thông điệp thương hiệu: Nhãn hiệu chuyển động có thể được sử dụng
để truyền tải thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả và sinh động.
Ví dụ về nhãn hiệu chuyển động:
Logo xoay của Pepsi
Hoạt hình intro của Disney
Video quảng cáo của Nike
2. Bảo hộ nhãn hiệu chuyển động là gì?
Bảo hộ nhãn hiệu chuyển động là các biện pháp pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi
và độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trong ngữ cảnh các sản phẩm hoặc dịch vụ
di chuyển hoặc thay đổi vị trí. Điều này bao gồm việc đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu
đối với các yếu tố đặc trưng có liên quan đến chuyển động.

Các loại hình bảo hộ nhãn hiệu chuyển động được bảo hộ
Nhãn hiệu động (Motion Marks): Bảo vệ các yếu tố nhãn hiệu có liên quan đến
chuyển động hoặc động tác cụ thể.
Logo chuyển động: Bảo vệ các biểu tượng hoặc logo có yếu tố chuyển động trong
thiết kế.
Âm thanh nhãn hiệu chuyển động: Bảo vệ âm thanh đặc trưng hoặc nhạc nhãn
hiệu sử dụng trong quảng cáo hoặc truyền thông có chuyển động.
Video nhãn hiệu: Bảo vệ các phần video hoặc đoạn phim có chủ đề chuyển động
liên quan đến thương hiệu.
Kết hợp nhãn hiệu động và tên thương hiệu: Khi chuyển động kết hợp với tên
thương hiệu để tạo ra một nhận diện động đặc trưng.
Nhãn hiệu chuyển động hai chiều:
Loại hình này bao gồm các hình ảnh động được thể hiện trên một mặt phẳng, ví dụ
như logo xoay, hoạt hình, hoặc video ngắn.
Các yếu tố cần bảo hộ bao gồm hình ảnh, chuyển động, và âm thanh (nếu có).
VD: Logo xoay của Pepsi, hoạt hình intro của Disney
Nhãn hiệu chuyển động ba chiều:
Loại hình này bao gồm các hình ảnh động được thể hiện trong không gian ba
chiều, ví dụ như mô hình 3D, hologram, hoặc màn hình LED.
Các yếu tố cần bảo hộ bao gồm hình ảnh, chuyển động, cấu trúc, và hiệu ứng ánh
sáng.
VD: Mô hình 3D của Apple, hologram của Microsoft
Nhãn hiệu tương tác:
Loại hình này bao gồm các nhãn hiệu chuyển động cho phép người dùng tương tác,
ví dụ như trò chơi, ứng dụng di động, hoặc website.
Các yếu tố cần bảo hộ bao gồm hình ảnh, chuyển động, âm thanh, và chức năng
tương tác.
VD: Trò chơi Pokémon Go, ứng dụng di động Snapchat
Nhãn hiệu âm thanh:
Loại hình này bao gồm các âm thanh được sử dụng để phân biệt hàng hóa và dịch
vụ, ví dụ như tiếng chuông, tiếng nhạc, hoặc tiếng nói.
Các yếu tố cần bảo hộ bao gồm âm thanh, giai điệu, và nhịp điệu.
VD: Tiếng chuông của Iphone, tiếng nhạc của Coca-Cola
Nhãn hiệu mùi hương:
Loại hình này bao gồm các mùi hương được sử dụng để phân biệt hàng hóa và dịch
vụ, ví dụ như mùi nước hoa, mùi cà phê, hoặc mùi bánh mì.
Các yếu tố cần bảo hộ bao gồm mùi hương, cường độ, và độ lưu hương.
VD: Mùi nước hoa Chanel No. 5, mùi cà phê Starbucks
3. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu được quy định
Tại Việt Nam, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật
Sở hữu trí tuệ 2005 “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp
đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10
năm.” Như vậy, thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm.
Lưu ý:
Để gia hạn bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu phải nộp đơn gia hạn trước khi hết hạn
bảo hộ 6 tháng. Nếu chủ sở hữu không nộp đơn gia hạn trong thời hạn quy định,
nhãn hiệu sẽ bị mất hiệu lực bảo hộ.
4. Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chuyển động:
Lợi ích:
Bảo Vệ Độc Quyền: Đăng ký bảo hộ tạo ra độc quyền sử dụng nhãn hiệu chuyển
động, ngăn chặn người khác sao chép hoặc sử dụng tương tự, bảo vệ thương hiệu
của bạn khỏi việc cạnh tranh không lành mạnh.
Tăng Giá Trị Thương Hiệu: Nhãn hiệu chuyển động có thể tạo ra ấn tượng mạnh
mẽ và độc đáo, giúp tăng giá trị thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Hiệu Quả Truyền Thông: Nhãn hiệu chuyển động có thể truyền đạt thông điệp
của bạn một cách linh hoạt và hiệu quả, giúp tăng cường ấn tượng quảng cáo.
Phòng Ngừa Pháp Lý: Việc đăng ký trước có thể giúp tránh những tranh chấp
pháp lý liên quan đến quyền sở hữu nhãn hiệu trong tương lai.
Tạo Sự Nhận Biết: Nhãn hiệu chuyển động có thể tạo ra một sự nhận biết độc đáo
và giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nổi bật trên thị trường, tạo sự nhận biết sâu
sắc đến người tiêu dùng.
Quản lý và Phát triển Thương hiệu: Bảo hộ giúp bạn quản lý và phát triển
thương hiệu một cách có tổ chức và bền vững. Khi thương hiệu trở nên nổi tiếng,
chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ
đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận.
=> Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chuyển động là một bước quan trọng để bảo vệ
và phát triển thương hiệu của bạn trong môi trường cạnh tranh.
Tác hại:
Mặc dù việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chuyển động mang lại nhiều lợi ích, nhưng
cũng có một số tác hại có thể phát sinh:
Chi phí đăng ký: Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chuyển động có thể tạo ra chi
phí đáng kể, bao gồm phí đăng ký ban đầu cũng như các chi phí pháp lý liên quan.
Thời gian và công sức: Quá trình đăng ký có thể mất thời gian và công sức, từ
việc chuẩn bị tài liệu, nộp đơn, cho đến việc theo dõi và giải quyết bất kỳ yêu cầu
hoặc thay đổi từ cơ quan nhãn hiệu.
Rủi ro từ bài kiểm tra nhãn hiệu: Trong quá trình đăng ký, có thể phát hiện ra
rằng nhãn hiệu chuyển động bạn đề xuất có thể trùng với nhãn hiệu đã đăng ký
hoặc đang sử dụng trước đó. Điều này có thể dẫn đến việc phải sửa đổi hoặc thậm
chí từ bỏ quyết định đăng ký.
Khả năng bảo vệ hạn chế: Trong một số trường hợp, nhãn hiệu chuyển động có
thể khó khăn hơn trong việc bảo vệ và chứng minh sự vi phạm, đặc biệt khi xảy ra
tranh chấp pháp lý.
Khả năng pháp lý hóa khó khăn: Trong một số quốc gia, việc xác định và bảo vệ
quyền lợi pháp lý của nhãn hiệu chuyển động có thể gặp khó khăn hơn so với nhãn
hiệu tĩnh
5. Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chuyển động?
Việc gắn thương hiệu lên 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ cụ thể nào đó sẽ giúp khách
hàng, người sử dụng sản phẩm “dễ dàng” phân biệt được đâu là sản phẩm của
Công ty A hoặc đâu là sản phẩm của Công ty B.
Khi sản phẩm trở thành phổ biến với người tiêu dùng, đó cũng là lúc sẽ có thể xuất
hiện sản phẩm tương tự với thương hiệu, dẫn đến việc khách hàng dễ nhầm lẫn
hoặc không thể phân biệt được đâu là sản phẩm “chính hãng”. Điều này sẽ gây tâm
lý hoang mang cho khách hàng và dẫn đến việc khách hàng dừng sử dụng sản
phẩm.
Do đó, để bảo vệ được thương hiệu sản phẩm của mình, tránh việc bị bên khác làm
“nhái” hoặc làm “giả”, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản
phẩm do mình sản xuất ra.
TẤN AN
6. Căn cứ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu chuyển động
Quyền sở hữu là loại quyền mà một chủ thể chỉ có được khi xảy ra một hoặc một
số sự kiện pháp lý nhất định. Những sự kiện pháp lý này được gọi là những căn cứ
xác lập quyền sở hữu. Nói một cách khác, căn cứ xác lập quyền sở hữu là những
tình huống trong đời sống thực tế mà theo pháp luật quy định sẽ dẫn đến phát sinh
quyền sở hữu của những chủ thể cụ thể đối với một tài sản nhất định. Theo Điều
221 BLDS năm 2015 có 8 căn cứ xác lập quyền sở hữu:
Xác lập quyền sở hữu do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp,
do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
Theo quy định của pháp luật, khi mà người lao động là người làm việc theo hợp
đồng lao động sẽ được người sử dụng lao động trả lương và các khoản tiền khác có
được từ lao động hoặc người tiến hành sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở
hữu đối với tài sản có được từ lao động, từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp
pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì những
người tiến hành các hoạt động sáng tạo cũng có quyền sở hữu đối với tài sản có
được từ hoạt động sáng tạo của mình theo quy định của pháp luật.
Xác lập quyền sở hữu do được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định của pháp luật thì người có quyền sở hữu tài sản hợp pháp có quyền
chuyển quyền sở hữu của mình thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi,
cho vay hoặc chuyển nhượng thông qua hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác khi
có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật.
Xác lập quyền sở hữu do thu hoa lợi, lợi tức
Đối với tài sản phát sinh hoa lợi, lợi tức thì chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có
quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được, được hưởng lợi mà hoa lợi, lợi tức
mang lại kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó theo sự thỏa thuận hoặc theo
quy định của pháp luật.
Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau
tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập với
nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là
vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung
của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới
được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành,
chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật
phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.
Theo cách hiểu thông thường thì trộn lẫn là pha trộn các vật với nhau để tạo thành
vật mới, còn theo quy định của pháp luật thì khi tài sản thuộc sở hữu của nhiều chủ
sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì kể
từ thời điểm được trộn lẫn, vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của chủ sở hữu
đó. Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu của nguyên vật liệu khi được đem
chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành. Ví dụ: Công
ty A mang gỗ cho công ty B gia công đóng thành tủ thì công ty A có quyền đối với
cái tủ này.
Được thừa kế tài sản
Theo quy định của pháp luật, người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài
sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Khi xác lập quyền sở hữu đối với tài
sản thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân
thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật.
Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị
đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước
di chuyển tự nhiên
Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu tài sản đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài
sản đó. Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có
quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất
động sản thì thuộc về Nhà nước. Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
thì người phát hiện tài sản phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu
không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân
(UBND) cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà
người phát hiện tài sản đó biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì
phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản đó. Nếu trong trường hợp
người phát hiện không biết địa chỉ của người có tài sản đánh rơi hoặc bỏ quên thì
phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất
để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. UBND cấp xã hoặc công
an cấp xã đã nhận tài sản từ người phát hiện tài sản bị bỏ rơi phải thông báo cho
người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
Trên thực tế, một số địa phương người dân có thói quen, tập quán thả rông gia súc
thường xảy ra việc gia súc bị thất lạc thì theo quy định của pháp luật, người bắt
được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho UBND cấp xã nơi người đó
cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ
ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán
thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ
thuộc về người bắt được gia súc.
Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền
công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi
giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được
hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi
thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
Đối với vật nuôi là gia cầm bị thất lạc, người bắt được phải thông báo công khai để
chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng kể từ ngày người bắt được gia
cầm thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với
gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt
được gia cầm đó.
Nếu như chủ sở hữu của gia cầm nhận lại số gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán
tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian
nuôi giữ, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải
bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.
Thông thường, khi xác lập quyền sở hữu của vật nuôi dưới nước di chuyển tự
nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì vật nuôi dưới nước này thuộc sở hữu
của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng
biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng,
ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng,
kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật
nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ theo quy định của pháp luật.
Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai
phù hợp với thời hiệu quy định tại BLDS năm 2015
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối
với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm
hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
Các trường hợp khác do pháp luật
Khi các bên yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến
tài sản thì quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

7. Điều kiện đối với vấn đề bảo hộ nhãn hiệu chuyển động:
Nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng 02 điều kiện theo quy định tại Điều 72
của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi 2009, 2019) như sau:
- Nhãn hiệu phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới nhiều dạng chữ cái,
từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp của những yếu tố
này và được biểu hiện thông qua một hoặc nhiều màu sắc.
- Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt rõ ràng giữa hàng hoá, dịch vụ của
chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác
=>Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 sửa đổi điều
kiện đầu tiên về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu thành: “Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn
thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết
hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm
thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”.
Vậy, có thể thấy rằng theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, các nhãn hiệu dưới dạng
âm thanh hoặc mùi hương sẽ không được bảo hộ do không nhìn thấy được, kể cả
khi âm thanh, mùi hương đó có khả năng phân biệt cao.
8. Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chuyển động:
Để bảo hộ nhãn hiệu chuyển động: Chủ đơn cần phải thể hiện hình ảnh động
dưới dạng một chuỗi các hình ảnh được bố trí theo thứ tự thay đổi, ẩn hiện, biến
động của nó khi được biểu lộ ra bên ngoài mà ai cũng có hết nhìn rõ và đầy đủ các
chuỗi hình ảnh đó. Bên cạnh đó, cần phải nộp kèm theo bản mô tả để giải thích các
hình ảnh nối tiếp nhau diễn tả điều gì, mang thông điệp ra sao. Ngoài ra, vật ghi dữ
liệu hình ảnh động kèm chương trình thể hiện nó cũng rất có ý nghĩa để xác định
hình ảnh này.
Dấu hiệu với chuyển động: Nếu nhãn hiệu có chuyển động, bản vẽ có thể mô tả
một điểm duy nhất trong chuyển động hoặc bản vẽ có thể mô tả tối đa năm khung
hình cho thấy các điểm khác nhau trong chuyển động, tùy theo mô tả tốt nhất ấn
tượng thương mại của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu bao gồm chuyển động (nghĩa là
chuyển động lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn) như một tính năng, người nộp đơn
có thể gửi một bản vẽ mô tả một điểm duy nhất trong chuyển động hoặc người nộp
đơn có thể gửi một bản vẽ vuông có tối đa năm khung hình đóng khung hiển thị
điểm khác nhau để mô tả tốt nhất ấn tượng thương mại của nhãn hiệu.
VD: Nhãn hiệu chuyển động đã được đăng ký thành công bao gồm: chuyển động
trong đó cánh cửa của một chiếc xe được mở, thuộc sở hữu của Automobili
Lamborghini SPA với yêu cầu về sự khác biệt có được, với mô tả của nhãn hiệu là
bao gồm chuyển động độc đáo trong đó cửa xe được mở. Các cửa di chuyển song
song với thân xe nhưng dần dần được nâng lên phía trên xe đến vị trí song song.
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chuyển động, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Nghiên cứu Đã Đăng Ký: Kiểm tra xem có bất kỳ nhãn hiệu chuyển động nào đã
được đăng ký trước đó mà có thể tương tự. Sử dụng cơ sở dữ liệu nhãn hiệu của
quốc gia bạn hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp.
Đăng Ký Nhãn Hiệu: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chuyển động tại cơ quan nhãn
hiệu của quốc gia bạn. Điều này có thể là Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu
(USPTO) ở Hoa Kỳ hoặc các cơ quan tương đương ở các quốc gia khác.
Theo Dõi và Bảo Vệ: Theo dõi việc sử dụng và đăng ký nhãn hiệu của người khác.
Nếu phát hiện vi phạm, thực hiện các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của
bạn.
Duy trì và Đổi mới: Đảm bảo duy trì đăng ký nhãn hiệu và cập nhật thông tin nếu
có thay đổi. Nghiên cứu và đổi mới nhãn hiệu của bạn khi cần thiết để duy trì tính
hiệu quả và sáng tạo.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ:
Không được gia hạn. Từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn.
Có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.
Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hiệu lực của Văn bằng
bảo hộ được trình bày cụ thể tại bảng sau:
(Đọc bảng đc chiếu treen PPT)

You might also like