You are on page 1of 32

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký tự viết tắt Từ viết tắt

GCNDĐKNH: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

LUẬT SHTT: Luật Sở hữu trí tuệ

SHTT: Sở hữu trí tuệ

SHCN: Sở hữu công nghiệp

BLHS: Bộ luật Hình sự

BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự

Bài tập nhóm này được áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa
đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như
hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, được xem như
một công cụ để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, phát triển văn hoá, khoa học, công
nghệ nói riêng và kinh tế nói chung. Song song đó thì bảo hộ về nhãn hiệu là
một trong những vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rất được quan tâm trong
bối cảnh hội nhập ngày nay. Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế ngày nay
cũng tham gia tích cực vào vấn đề bảo hộ nhãn hiệu giúp các doanh nghiệp cũng
như người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Để tìm hiểu
rõ hơn và có cái nhìn chính xác về vấn đề này nhóm 6 chúng em xin giải quyết
tình huống cụ thể tại đề bài số 06 để giải đáp những vướng mắc của quy định
pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như bảo hộ về nhãn hiệu.

Đề số 6:

Công ty A là chủ sở hữu nhãn hiệu "Alpenliebe" đăng ký cho sản phẩm
kẹo sữa béo, được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp GCNĐKNH từ 3/4 /1998.
Bao gói của sản phẩm có nền màu vàng đặc trưng, hình chiếc muôi rót caramen
xuống các viên kẹo, phía xa có hình một vài ngôi nhà mái đỏ, cánh đồng xanh
và dòng sông sữa trắng. Bao gói này đã được Công ty A sử dụng rộng rãi trên
toàn lãnh thổ Việt Nam từ năm 1998. Tháng 9 năm 2023, Công ty A phát hiện
Công ty B sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm kẹo sữa béo gắn dấu hiệu
"Appenlibbe" với bao gói màu vàng và có cách trình bày tương tự với bao gói
của Công ty A.

1. Theo anh chị, Công ty B có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty
A hay không?

2. Anh chị hãy tư vấn cho Công ty A lựa chọn các biện pháp và cơ quan
có thẩm quyền để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của Công ty.

3. Giả sử ngày 03/10/2023, Công ty A phát hiện Công ty B được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gói
sản phẩm "Appenlibbe” mà Công ty B đang sử dụng. Theo anh/chị, Công ty A
cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của Công ty?

NỘI DUNG

Câu 1: Theo anh chị, Công ty B có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của
Công ty A hay không?

Để xem xét Công ty B có hành vi xâm phạm quyền SHTT với Công ty A
hay không, trước hết cần phải xét đến phạm vi quyền của Công ty A. Nhóm
chúng em xác định Công ty A đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, căn cứ
theo những điều sau:

1. Đối tượng được bảo hộ: nhãn hiệu ( khoản 4 điều 4 luật Sở hữu trí
tuệ)

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân
biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác” Hay nhãn hiệu “Alpenliebe”
của Công ty A là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân khác.

Nhãn hiệu “Alpenliebe” được bảo hộ do đáp ứng được điều kiện bảo hộ
nhãn hiệu quy định tại Điều 72 Luật SHTT:
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Ta có thể thấy nhãn hiệu kẹo “Alpenliebe” là dạng chữ cái, đi kèm với
bao bì có nền màu vàng đặc trưng, hình chiếc muôi rót caramen xuống các viên
kẹo, phía xa có hình một vài ngôi nhà mái đỏ, cánh đồng xanh và dòng sông sữa
trắng nên đã đáp ứng được dấu hiệu nhìn thấy được. Đồng thời, theo như nhóm
chúng em tìm hiểu thì nhãn hiệu này không hề trùng với bất kỳ sản phẩm nào có
mặt trên thị trường đã được bảo hộ nhãn hiệu tại thời điểm đó, có khả năng phân
biệt với các nhãn hiệu khác và không có dấu hiệu không được bảo hộ với danh
nghĩa nhãn hiệu quy định tại Điều 73 Luật SHTT. Như vậy, Công ty A đã đáp
ứng đầy đủ các điều kiện về bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm kẹo của mình
theo quy định của Luật SHTT và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
từ ngày 3 tháng 4 năm 1998.
Bên cạnh đó, về thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu. Theo quy định tại
Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT: “6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu
lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần
liên tiếp, mỗi lần mười năm.” Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của
Công ty A chỉ có thời hạn là 10 năm và sẽ được phép gia hạn nếu Công ty A
muốn.
2. Căn cứ xác định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của

Công ty A.
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT: “Quyền sở hữu công nghiệp
được xác lập như sau:
“a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế

bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc
công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở
sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký …”
Trong tình huống trên Công ty A đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
cấp GCNĐKNH từ ngày 3 tháng 4 năm 1998. Đối tượng được Công ty A đăng
ký bảo hộ là nhãn hiệu, vì vậy sau khi được cấp GCNĐKNH thì quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu “Alpenliebe” của Công ty A đã được xác lập từ
ngày cấp. Cho đến năm 2023 Công ty A có thể vẫn nằm trong thời gian bảo hộ
hoặc không. Hay nếu đến năm 2023 nhãn hiệu của Công ty A đã trở thành nhãn
hiệu nổi tiếng thì quyền sở hữu với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở sử dụng
mà không phụ thuộc vào đăng ký, tức là không cần quan tâm còn trong thời gian
bảo hộ hay không.
3. Chủ sở hữu nhãn hiệu.

Theo Khoản 1 Điều 121 Luật SHTT: “ Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ
chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc
có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc
có nhãn hiệu nổi tiếng”. Vậy Công ty A là chủ sở hữu của nhãn hiệu khi nhãn
hiệu còn được bảo hộ hoặc là nhãn hiệu nổi tiếng
4. Nội dung quyền mà Công ty A được hưởng.

Theo Khoản 1 Điều 123 Luật SHTT, chủ sở hữu nhãn hiệu có các
quyền tài sản như sau: sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu, ngăn
cấm người khác sử dụng nhãn hiệu và định đoạt nhãn hiệu đó. Ngoài các quyền
của chủ sở hữu thì Công ty A cũng cần chú ý đến các trường hợp bị hạn chế
quyền tại Khoản 2 Điều 125 Luật SHTT.
Sau khi đã xác định được Công ty A đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn
hiệu, để xem xét Công ty B có hành vi xâm phạm quyền SHTT với Công ty A
hay không, nhóm chúng em sẽ phân tích dưới 4 điều kiện theo Điều 72 Nghị
định 65/2023/NĐ-CP:

“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ;
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công
nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và không phải là người được pháp luật
hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều 125, Điều 133, khoản 3 Điều 133a, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều
145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ;
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi cũng bị coi là xảy ra tại Việt
Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet và được thực hiện trên trang
thông tin điện tử dưới tên miền Việt Nam hoặc có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt
hoặc nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”
Trong tình huống trên, nhóm xác định đối tượng được bảo hộ là nhãn hiệu
“Alpenliebe” theo Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT, Điều 73 Nghị định
65/2023/NĐ-CP. Công ty A là chủ sở hữu nhãn hiệu “Alpenliebe” đăng ký cho
sản phẩm kẹo sữa béo được Cục Sở hữu trí tuệ cấp GCNĐKNH từ 03/04/1998
theo Khoản 1 Điều 121 Luật SHTT. Thêm vào đó, Công ty A và Công ty B
đều được thành lập và hoạt động tại thị trường Việt Nam, do vậy đã thỏa mãn
điều kiện thứ 4. Tuy nhiên trong tình huống trên vẫn chưa nêu cụ thể về thời hạn
bảo hộ nhãn hiệu mang tên “Alpenliebe” của Công ty A. Do đó, để xác định
xem hành vi của Công ty B có xâm phạm đến quyền SHTT của Công ty A hay
không, nhóm căn cứ theo Khoản 1 Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy
định “…Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên
tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch
vụ”.

Dựa vào quy định này, nhóm xác định có 3 trường hợp có thể xảy ra:

1. Nhãn hiệu “Alpenliebe” của Công ty A đã hết thời gian bảo hộ mà


phía Công ty A không xin gia hạn thêm.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, GCNĐKNH
của Công ty A đã hết hiệu lực. Như vậy sẽ không được pháp luật bảo hộ về
quyền sở hữu công nghiệp nữa. Khi đó, dù nhãn hiệu “Appenlibbe” của Công ty
B có những đặc điểm tương tự dẫn đến nhầm lẫn với nhãn hiệu “Alpenliebe”
của Công ty A thì cũng không bị coi là có hành vi xâm phạm, do nhãn hiệu của
Công ty A không còn là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
(không thỏa mãn điều kiện tại Điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ-CP)

2. Nhãn hiệu “Alpenliebe” của Công ty A vẫn còn trong thời hạn bảo
hộ nhãn hiệu.

Theo quy định tại Khoản 1 điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, nếu sau
khi GCNĐKNH của Công ty A hết hiệu lực tính từ ngày nộp đơn mà Công ty đã
xin gia hạn nhiều lần, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và được tiếp tục gia hạn
hiệu lực thì nhãn hiệu “Alpenliebe” của Công ty A vẫn còn trong thời hạn bảo
hộ nhãn hiệu (thỏa mãn điều kiện tại Điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ-CP)

Việc xác định yếu tố xâm phạm căn cứ theo Điều 77 Nghị định
65/2023/NĐ-CP, quy định về các yếu tố xâm phạm quyền với nhãn hiệu như
sau:

“1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với hàng hóa, bao
bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện
quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo
hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định
tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký
quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở
hữu công nghiệp hoặc thông qua việc đánh giá chứng cứ chứng minh nhãn hiệu
nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối
với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời
phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc
phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai
điều kiện sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu
thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện; một dấu hiệu
bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ
nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không
dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách
trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được, nhạc điệu, âm điệu đối với
dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
b) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản
chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch
vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức
năng hoặc phương thức thực hiện.
4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm
nếu:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều
này;
b) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại
điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự,
không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả
năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc
gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản
phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Trong tình huống trên nhóm xác định:

Yếu tố xâm phạm là dấu hiệu tên sản phẩm “Appenlibbe” của Công ty B
được gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa – cụ thể là sản phẩm kẹo sữa béo của
Công ty B.1

Dựa vào Khoản 3 Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP cần phải tiến hành so
sánh dấu hiệu của Công ty B với nhãn hiệu của Công ty A, đồng thời phải so
sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu của Công ty B với sản phẩm, dịch vụ
thuộc phạm vi bảo hộ của Công ty A. Vậy, theo Khoản 3, 4 Điều 26 của Thông
tư 23/2023/TT-BKHCN, khi tiến hành so sánh dấu hiệu “Appenlibbe” (đối
tượng bị xem xét) gắn trên sản phẩm kẹo sữa béo của Công ty B và nhãn hiệu
“Alpenliebe” đã được cấp GCNĐKNH của Công ty A, có thể khẳng định Công
ty B có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể dựa theo các dấu hiệu:
1
điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP
 Thứ nhất, về cấu trúc: Tên nhãn hiệu của 2 Công ty đều có 10 chữ cái nối
liền nhau, có hơn quá nửa kí tự trùng (cụ thể là 8/10 ký tự trùng nhau) và
có trình tự sắp xếp gần như giống nhau. Ngoài ra, Công ty B đã đổi chữ
“l” thành chữ “p” và đổi một chữ “e” thành chữ “b”, cả hai đều viết âm
chữ A đầu tiên.

 Thứ hai, về cách phát âm: Đều có bốn âm tiết, các âm cũng phát âm
tương tự như nhau, nếu phát âm chuẩn bằng tiếng Anh thì hai dấu hiệu
trên có cách phát âm khác nhau, tuy nhiên đặt trong bối cảnh thị trường
Việt Nam cách đọc “Alpen” và “Appen” sẽ giống nhau vì người Việt
thông thường sẽ không chú ý cách phát âm chữ “l” và hai chữ “p” có thể
đọc liền lục thành một, cả hai dấu hiệu có thể cũng đọc thành “A – pen”.
Công ty B đã thay chữ “e” thành chữ “b”, song kể cả cách đọc đối với dấu
hiệu của Công ty A thì người tiêu dùng sẽ không để ý đến cách đọc chữ
“e” mà thông thường sẽ bỏ qua chữ cái này, về chữ “b” đã được thế vào
của Công ty B thì thông thường cũng sẽ đọc liên tục hai chữ “b” . Hơn
nữa cả hai công ty đều là dùng dấu hiệu cho sản phẩm kẹo sữa béo nên
đối tượng tiêu dùng chính là trẻ em mà trẻ em cách đọc sẽ không chuẩn
nên thông thường sẽ dẫn đến việc cách đọc của hai dấu hiệu đều là “A-
pen-li-bê”.

 Thứ ba, về hình thức trình bày: Theo như dữ kiện đề bài cung cấp, bao gói
của Công ty B có cách trình bày tương tự với của Công ty A, như vậy có
thể hiểu cách thể hiện dưới dạng phông chữ và kiểu cách viết của dấu hiệu
Appenlibbe là không khác dấu hiệu Alpenliebe của Công ty A. Bao gói
của hai sản phẩm kẹo có in nhãn hiệu có hình thức tương tự nhau, cách
trình bày kiểu chữ “Appenlibbe” của Công ty B, đặc biệt là dấu hiệu hình
chiếc muôi rót caramen xuống các viên kẹo, phía xa có hình một vài ngôi
nhà mái đỏ, cánh đồng xanh và dòng sông sữa trắng, đặc biệt màu sắc chủ
đạo của bao gói kẹo là màu vàng đặc trưng tạo thành một tổng thể tương
tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Alpenliebe” của Công ty A.
 Thứ tư, về hàng hóa sử dụng cho nhãn hiệu và dấu hiệu: Cả hai công ty
đều cùng sử dụng nhãn hiệu cho một loại hàng hóa đó là sản phẩm kẹo
sữa béo, và có cùng đối tượng khách hàng.

Dựa vào những điểm được đưa ra so sánh bên trên thì có thể khẳng định
rằng dấu hiệu chữ “Appenlibbe” của Công ty B là một dấu hiệu chữ bị coi là
tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Alpenliebe” của Công ty A đang
được bảo hộ. Như vậy, hành vi này đã thỏa mãn điều kiện tại Khoản 2 điều 72
Nghị định 65/2023/NĐ-CP. Xét về người thực hiện hành vi bị xem xét không
phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc
cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định: Rõ ràng trường hợp này Công
ty B không thuộc các trường hợp tại Khoản 2 điều 125 Luật SHTT (thỏa mãn
điều kiện tại Khoản 3 Điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ-CP)

Vậy nên trong trường hợp này, nhóm kết luận Công ty B đã có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu với nhãn hiệu mà Công ty A đang là chủ sở hữu. Cụ
thể, Công ty B đã có các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy
định tại Điểm c Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT: “Sử dụng dấu hiệu tương tự
với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan
tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc
sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ”

3. Nhãn hiệu “Alpenliebe” của Công ty A đã trở thành nhãn hiệu nổi
tiếng.

Theo như đề bài nhãn hiệu “Alpenliebe” đã được Công ty A sử dụng rộng
rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam kể từ 03/04/1998 nên hoàn toàn có khả năng
nhãn hiệu “Alpenliebe” của Công ty A đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng khi đã
đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 75 của Luật SHTT.

Căn cứ vào đó, nhóm đưa ra một số bằng chứng, chứng minh nhãn hiệu
Alpenliebe là nhãn hiệu nổi tiếng, bởi:
Thứ nhất, theo như đề bài nhãn hiệu “Alpenliebe” đã được Công ty A sử
dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam kể từ 03/04/1998, nhãn hiệu đã được
sử dụng liên tục.

Thứ hai, sản phẩm được sử dụng rộng rãi và liên tục. Nhóm đã tiến hành
cuộc khảo sát tại 20 cơ sở buôn bán, 50 sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội
và nhận được kết quả lên đến 95% sinh viên đều biết đến nhãn hiệu
“Alpenliebe” và đã từng mua bán, sử dụng kẹo sửa béo “Alpenliebe”; có đến
80% số người tham gia khảo sát đã từng xem quảng cáo kẹo sữa béo
“Alpenliebe” trên truyền hình, internet,... Song khi được hỏi về nhãn hiệu
“Appenlibbe”, có đến 90% người tham gia khảo sát đều thừa nhận bản thân sẽ
nhầm lẫn sản phẩm kẹo sữa béo “Appenlibbe"” của Công ty B với nhãn hiệu kẹo
sữa béo “Alpenliebe” của Công ty A do có sự tương đồng về mặt chữ cái, bao
bì, cách thức bố trí sắp xếp của bao bì khi nhìn thấy 2 sản phẩm cạnh nhau.

Thứ ba, nhãn hiệu kẹo sữa béo “Alpenliebe”của Công ty A đã được bảo
hộ tại một số quốc gia bao gồm: Trung Quốc, Úc, Nga, New Zealand,…Như vậy
Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên bảo hộ đối với nhãn hiệu
“Alpenliebe”.

Thứ tư, nhãn hiệu kẹo sữa béo “Alpenliebe” của Công ty A rất được yêu
thích, có uy tín không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.
“Alpenliebe” được thành lập vào năm 1950 tại Đức, và nhanh chóng trở nên phổ
biến trên toàn thế giới. Tính đến năm 2023, “Alpenliebe” đã có mặt tại hơn 100
quốc gia và vùng lãnh thổ. Uy tín của nhãn hiệu “Alpenliebe” được xây dựng
trên nhiều yếu tố. Các sản phẩm “Alpenliebe” đều được sản xuất theo tiêu chuẩn
chất lượng quốc tế, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Với nhiều loại hương vị
với đầy đủ màu sắc khác nhau, giá cả vừa phải, phù hợp với nhu cầu, sở thích
mọi lứa tuổi….

Như vậy, trong trường hợp này nhãn hiệu Alpenliebe của Công ty A là
một nhãn hiệu nổi tiếng. Nên, Công ty A không cần phải đăng ký hoặc tiếp tục
gia hạn GCNĐKNH mà vẫn có quyền bảo hộ nhãn hiệu theo khoản 2 điều 27
Thông tư 23/2023/ TT-BKHCN. Như vậy Công ty B đã vi phạm quy định tại
Điểm d Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT.

Thêm vào đó, căn cứ theo Điểm i khoản 2 Điều 74 Luật SHTT: “ Dấu
hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi
tiếng của người khác trước ngày nộp đơn đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng
hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho
hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh
hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn
hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.”

Như vậy có thể kết luận, Công ty B vi phạm đến quyền sở hữu trí tuệ, cụ
thể là quyền bảo hộ nhãn hiệu của Công ty A và nhãn hiệu “Alpenliebe” của
Công ty B không đủ điều kiện được bảo hộ.

Câu 2: Anh chị hãy tư vấn cho Công ty A lựa chọn các biện pháp và cơ
quan có thẩm quyền để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của Công ty.
1. Trường hợp văn bằng bảo hộ của Công ty A đã hết hiệu lực và
Công ty A chưa gia hạn lại

1.1. Văn bằng bảo hộ của công ty đã A hết hiệu lực, Công ty A chưa
gia hạn lại và Công ty B đã đăng ký văn bằng bảo hộ cho nhãn
kẹo sữa béo “Appenlibbe”:

Công ty A đã đăng ký nhãn hiệu kẹo sữa béo “Alpenliebe” vào ngày
3/4/1998, theo Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT thì nhãn hiệu này của Công ty A
được bảo hộ trong vòng 10 năm, tức là đến ngày 3/4/2008 thì thời hạn bảo hộ sẽ
chấm dứt. Sau ngày 3/4/2008 mà Công ty A không gia hạn quyền bảo hộ nhãn
hiệu, mà Công ty B lại đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu “Appenlibbe” thì khi đó
nhãn hiệu kẹo sữa béo “Alpenliebe” của Công ty A sẽ không còn được bảo hộ
nữa. Đồng nghĩa với việc Công ty B sẽ không bị coi là vi phạm khi đăng ký
nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp:
 Công ty A chứng minh được việc nhãn hiệu kẹo sữa béo “Alpenliebe”
là nhãn hiệu nổi tiếng Công ty A căn cứ theo quy định tại Điều 75 Luật
SHTT. Vậy thì Công ty B đã sử dụng dấu hiệu tương tư với nhãn hiệu nổi
tiếng cho cùng loại hình sản phẩm là “kẹo sữa béo”. Do vậy đã vi phạm
điều kiện là hàng hóa trùng, có thể nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi
tiếng. Do vậy, nhãn hiệu của Công ty B không đủ điều kiện bảo hộ (điểm
i khoản 2 điều 74 luật SHTT). Lúc này, Công ty B có thể bị chấm dứt
văn bằng bảo hộ do vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến
nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 129 Luật
SHTT.

 Nhãn hiệu kẹo sữa béo “Alpenliebe” là nhãn hiệu thông thường. Nếu
nhãn hiệu kẹo sữa béo “Alpenliebe” của Công ty A không được công
nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì khi đó việc Công ty B đăng ký nhãn hiệu
kẹo sữa béo “Appenlibbe” với bao bì tương tự Công ty A và được cấp văn
bằng bảo hộ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này, Công ty B không hề
có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp của Công ty A.
Trong trường hợp này, Công ty A nên thỏa thuận với Công ty B về việc
chuyển nhượng GCNĐKNH (hồ sơ và thủ tục được thực hiện theo Điều
58, 59 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP)

1.2 Văn bằng bảo hộ của Công ty A đã hết hiệu lực, Công ty A chưa
gia hạn lại và Công ty B chưa đăng ký văn bằng bảo hộ cho nhãn
kẹo sữa béo “Appenlibbe”:

Trong trường hợp này, nhãn hiệu kẹo sữa béo của Công ty A chỉ được bảo
hộ đến ngày 3/4/2008, vậy đến thời điểm năm 2023 đã hết hiệu lực bảo hộ. Và
Công ty A chưa gia hạn lại thời gian bảo hộ nên sẽ gặp khó khăn trong việc
ngăn cấm Công ty B sử dụng nhãn hiệu cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
mình. Vì vậy Công ty A nên nhanh chóng gia hạn văn bằng bảo hộ cho nhãn
hiệu “Alpenliebe” để có đủ căn cứ áp dụng các biện pháp xử lý dưới sự bảo hộ
của luật SHTT.
Công ty A cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ để thực hiện gia hạn GCNDKNH theo
Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP. Sau đó nộp hồ sơ tới cho cơ
quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 06 tháng kể từ
ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực (theo khoản 3 Điều 31
Luật SHTT). Sau đó, Công ty A có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng biện
pháp tự bảo vệ. Theo đó, bằng cách sử dụng biện pháp công nghệ như áp dụng
các giải pháp nhận diện các sản phẩm chính hãng hay sử dụng biện pháp truyền
thông bằng cách tuyên truyền các sản phẩm mang nhãn hiệu đã được đăng
ký. Ngoài ra, Công ty A cũng nên thu thập các thông tin liên quan như chứng cứ
chứng minh nhãn hiệu đó thuộc quyền sở hữu của mình (thời gian tạo ra nhãn
hiệu, thời gian đưa nhãn hiệu vào hoạt động hoặc thông tin về việc nhiều người
biết đến nhãn hiệu đó); thu thập các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu của mình
bị xâm phạm đã phòng trừ trường hợp Công ty B không chịu hợp tác, sau khi
được gia hạn văn bằng bảo hộ, Công ty A có thể nhanh chóng khởi kiện vụ việc
ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình.

2. Trường hợp văn bằng bảo hộ của Công ty A còn hiệu lực

Nhãn hiệu “Alpenliebe” của Công ty A đã được gia hạn liên tục theo
Khoản 2 Điều 30 Nghị định 65/2023/NĐ-CP và Công ty tiếp tục tuân thủ đầy
đủ các nghĩa vụ, do đó, nhãn hiệu này vẫn đang được bảo hộ theo quy định.
Điều này mang lại cho Công ty A quyền lợi hợp pháp để bảo vệ và lựa chọn các
biện pháp bảo vệ nhãn hiệu của mình.

2.1. Biện pháp tự bảo vệ

Hành vi của Công ty B khi sản xuất và tung ra thị trường sản phẩm kẹo
sữa với nhãn hiệu "Appenlibbe" và bao gói màu vàng, có cách trình bày tương
tự như của Công ty A không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản
3 của Điều 125 Luật SHTT.

Vì vậy, Công ty A có toàn quyền ngăn cấm Công ty B sử dụng nhãn hiệu
"Appenlibbe" với bao gói tương tự như của Công ty A theo Khoản 1 của Điều
này: " Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao
quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác
sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nếu việc sử dụng đó không thuộc các
trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này."

Theo Điều 198 Luật SHTT, Công ty A có thể tự bảo vệ quyền lợi của
mình thông qua các biện pháp như áp dụng công nghệ hoặc sử dụng truyền
thông để ngăn chặn hành vi xâm phạm. Công ty A cũng có thể thực hiện các
biện pháp như gửi thư điện tử, liên hệ điện thoại hoặc gặp trực tiếp để cảnh báo
và yêu cầu giải quyết vấn đề từ Công ty B. Ngoài ra, Công ty A có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại, xin lỗi và cải chính công khai đối với việc vi phạm
trên, nhằm khôi phục uy tín và hình ảnh của sản phẩm cũng như của công ty.

Tuy nhiên, nếu Công ty B không hợp tác, tránh vấn đề, hoặc đơn phương
chấm dứt liên lạc, Công ty A có thể phải thực hiện hành động pháp lý với các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền, và có thể khởi kiện Công ty B ra Tòa án hoặc
Trọng tài để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình theo Điều 198 Luật
SHTT.

2.2. Biện pháp hành chính

Hành vi của Công ty B trong việc sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm
kẹo sữa béo gắn dấu hiệu "Appenlibbe" với bao gói màu vàng và cách trình bày
tương tự như của Công ty A có thể thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
211 Luật SHTT. Công ty B có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của
pháp luật về Sở hữu Trí tuệ. Cụ thể được quy định tại Điều 15 Nghị định
99/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP,

Để thực hiện biện pháp này, thủ tục Công ty A phải làm là nộp đơn yêu
cầu xử lý xâm phạm theo Điều 89 Nghị định 65/2023/NĐ-CP kèm tài liệu
chứng cứ theo yêu cầu của Điều 90, Khoản 1 Điều 91, Điều 92 nghị định này.
Công ty A sẽ phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về sự trung thực của các thông
tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp. Và cơ quan có thẩm quyền mà Công ty
A có thể nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi vi phạm ở đây có thể là Bộ Khoa học và
Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Quản lý thị trường. Thẩm quyền
xử phạt của các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền trên được quy
định chi tiết tại Điều 16 và điều 18 Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Công ty A cũng có thể yêu cầu giám định SHCN và cung cấp chứng cứ
chứng minh hành vi xâm phạm. Quy trình này giúp đảm bảo rằng biện pháp xử
phạt hành chính được thực hiện theo đúng quy định và bảo vệ quyền lợi của
Công ty A.

2.3. Biện pháp dân sự

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
thì những tranh chấp trong kinh doanh, thương mại liên quan đến “Tranh chấp
về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau
và đều có mục đích lợi nhuận” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể,
thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này thuộc về Tòa án nhân dân cấp Tỉnh
theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 37 Luật tố tụng dân sự 2015: “Tranh
chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy
định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.

Theo Điều 202 Luật SHTT các biện pháp dân sự được Tòa án áp dụng để
xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm gồm:

 Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm: Tòa án có thể quyết định buộc người
có hành vi xâm phạm (Công ty B) phải ngừng ngay hành vi xâm phạm
theo yêu cầu của người khởi kiện (Công ty A). Điều này có thể bao gồm
yêu cầu buộc Công ty B chấm dứt sử dụng nhãn hiệu "Appenlibbe" và
bao gói tương tự. Ngoài ra, Công ty A cũng có thể yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời nếu rơi vào các trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 206 Luật SHTT. Khoản 1 Điều 207 Luật này quy định
các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm: Thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm
thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển, cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

 Buộc xin lỗi, cải chính công khai: Tòa án có thể buộc Công ty B phải xin
lỗi và cải chính công khai nhằm khôi phục danh dự, uy tín của Công ty A.
Điều này có thể được quyết định trong bản án hoặc quyết định của Tòa
án.

 Buộc bồi thường thiệt hại: Theo Khoản 1 Điều 204 Luật SHTT, thiệt hại
do hành vi xâm phạm quyền SHTT gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại
về tinh thần. Người có hành vi xâm phạm quyền SHCN mà gây thiệt hại
về vật chất và tinh thần cho chủ thể quyền SHCN thì phải bồi thường.
Nếu Công ty A có chứng cứ về thiệt hại về vật chất và tinh thần do hành
vi xâm phạm, Tòa án có thể quyết định buộc Công ty B phải bồi thường.
Thiệt hại này bao gồm cả thiệt hại về thu nhập, lợi nhuận, và tổn thất
trong kinh doanh.

 Buộc tiêu hủy hoặc phân phối không nhằm mục đích thương mại: Tòa án
có thể quyết định buộc Công ty B tiêu hủy, phân phối hoặc đưa vào sử
dụng không nhằm mục đích thương mại các hàng hóa, nguyên liệu, vật
liệu và phương tiện có liên quan đến hành vi xâm phạm, nhưng không làm
ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của Công ty.

2.4. Biện pháp hình sự

Theo Điều 212 Luật SHTT quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ bị xử lý hình sự: “Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.” và khoản 3 Điều 71 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP: “Biện pháp
hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó
có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy
định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Nhãn hiệu “Alpenliebe” của Công ty A được cấp GCNDKNH từ


3/4/1998, tức đã được bảo hộ ở Việt Nam. Bao gói này được sử dụng phổ biến,
rộng rãi trên thị trường Việt Nam trên 20 năm. Và đến tháng 9 năm 2023 thì
Công ty A phát hiện Công ty B cũng sản xuất, đưa ra thị trường sản phẩm kẹo
sữa béo gắn nhãn hiệu “Appenlibbe” và bao gói giống Công ty A. Điều này sẽ
khiến người mua hàng dễ nhầm lẫn và khó để phân biệt được loại kẹo sữa béo
này thuộc Công ty nào. Việc mua nhầm sản phẩm hay nhầm tưởng hai công ty là
một hoàn toàn có thể xảy ra, gây tổn thất về lợi nhuận, doanh thu và uy tín của
Công ty A.

Vì thế, khi hành vi xâm phạm kia đủ yếu tố cấu thành tội phạm cá nhân
thực hiện hành vi nhân danh Công ty B hoặc chính Công ty B (là một pháp nhân
thương mại) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 Nếu cá nhân thực hiện hành vi nhân danh Công ty B. Căn cứ theo khoản
1 Điều 226 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Ngoài ra khung hình phạt
có thể tăng nặng hơn qua các hình phạt như tăng mức phạt tiền, hình phạt
tù hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 đến 05 năm được quy định theo khoản 2, khoản 3 của Điều
này.

 Nếu Công ty B nhân danh chính mình là một pháp nhân thương mại. Căn
cứ vào Điểm a Khoản 4 Điều 226 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Pháp nhân thương mại mà phạm vào các tội quy định tại Khoản 2 Điều
này cũng chịu các hình thức phạt như tăng mức phạt tiền, đình chỉ hoạt
động hoặc cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất
định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm được quy định rõ
trong Điểm b, Điểm c của khoản 4 Điều này. Như vậy tùy thuộc vào chủ
thể của Công ty B là ai để áp dụng chế độ chịu trách nhiệm hình sự cũng
như mức xử phạt tương ứng.

Theo khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 quy định:
“Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134,
135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu
cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.” Có thể thấy rằng khi đã đủ
các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 226 BLHS thì dù không có
yêu cầu của chủ sở hữu đối tượng công nghiệp thì hành vi đó vẫn sẽ bị khởi tố.
Do đó Công ty B không thể thương lượng với Công ty A để họ không gửi đơn
yêu cầu khởi tố vụ án.

Nếu có dấu hiệu tội phạm trong quá trình xử lý hành chính thì cơ quan
thực thi phải chuyển hồ sơ sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm
quyền để xử lý. Và tất nhiên để có thể giải quyết nhanh chóng hơn cũng như để
đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình thì Công ty A có thể chủ động tiến hành
việc khởi tố hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty B.

Đồng thời Công ty A cũng nên có sự phối hợp với cơ quan có thẩm quyền
để có thể thu thập đầy đủ bằng chứng của vụ án, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
Công ty, nghiêm trị hành vi xâm phạm và răn đe cho các trường hợp khác.

3. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết:

Căn cứ vào Điều 200 Luật SHTT:

“1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh
tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm
quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong
trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo
quy định của pháp luật.
3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh
tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong
trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và
bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan
đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.”

Đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật đã có những
quy định rõ ràng và cụ thể các cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc nhằm bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm cũng như đảm bảo sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các cá nhân, tổ chức trên thị trường. Do vậy, tùy thuộc vào
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan, Công ty A sẽ lựa chọn cơ
quan phù hợp với vấn đề của mình để giải quyết vụ việc.

Câu 3: Giả sử ngày 03/10/2023, Công ty A phát hiện Công ty B được


cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng bao gói sản phẩm "Appenlibbe” mà Công ty B đang sử dụng. Theo
anh/chị, Công ty A cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của Công ty?

Cty A còn thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với bao gói sản phẩm Theo
khoản 1 điều 6 luật SHTT:

“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể
hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung,
chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công
bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký “

Trong đó: Bao gói sản phẩm của sản phẩm kẹo sữa béo của Công ty A
được sử dụng rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1998, Công ty A
đáp ứng đủ điều kiện để hưởng quyền tác giả đối với bao gói sản phẩm: là
kết quả của sự sáng tạo, được định hình dưới hình thức vât chất nhất định

Công ty A đủ điều kiện hưởng quyển tác giả đối với bao gói sản phẩm kẹo
sữa béo “Alpenliebe"
- Theo điểm a khoản 2 điều 27 luật SHTT:

“Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết
danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được
công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng
dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác
phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác
phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về
tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b
khoản này;”

Bao bì sản phẩm kẹo sữa béo là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, đã
được Công ty A sử dụng rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam kể từ năm 1998.

Thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với bao bì sản phẩm là 75 năm kể từ
năm 1998

Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của
năm 2072. Vì vậy, vào ngày 03/10/2023, Công ty A chưa chấm dứt thời
hạn bảo hộ.

Vào ngày 03/10/2023, Công ty A phát hiện Công ty B được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
bao gói sản phẩm "Appenlibbe” mà Công ty B đang sử dụng. Theo
anh/chị, Công ty A cần làm những việc sau:

1. Biện pháp thỏa thuận

Theo quan điểm của nhóm, đầu tiên, Công ty A và Công ty B có thể giải
quyết bằng biện pháp thương lượng nội bộ giữa 2 bên. Quan hệ pháp luật sở hữu
trí tuệ xuất phát từ bản chất là một luật chuyên ngành trong lĩnh vực pháp luật
dân sự, trong đó, một nguyên tắc quan trọng là luôn đề cao sự thỏa thuận, căn cứ
theo Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực
hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện
cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm Điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được
chủ thể khác tôn trọng.” Điều này có nghĩa rằng, chỉ khi giữa các bên tranh chấp
không tìm được “tiếng nói chung” thì Nhà nước sẽ can thiệp, dùng pháp luật để
giải quyết. Chính vì vậy, Công ty A có thể yêu cầu thỏa thuận với Công ty B về
việc chấm dứt hành vi sử dụng bao gói sản phẩm có dấu hiệu tương tự gây trùng
lặp với bao gói sản phẩm của Công ty A, và có thể đề nghị Công ty B trở thành
đối tác làm ăn hoặc sáp nhập Công ty B, cùng nhau kinh doanh phân phối sản
phẩm kẹo ra thị trường.

Biện pháp này thể hiện sự thiện chí của Công ty A đối với Công ty B,
mong muốn được giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Nếu thỏa thuận đạt được
kết quả tốt, đôi bên cùng có lợi đồng thời tránh được các chi phí, thủ tục liên
quan đến thủ tục pháp lý, có thể phát triển lâu dài, cùng nhau làm ăn phát triển,
cạnh tranh cùng các thương hiệu kẹo khác trên thị trường.

2. Biện pháp pháp lý

Biện pháp này áp dụng khi Công ty A và Công ty B không thỏa thuận
được vấn đề tranh chấp về bao gói sản phẩm. Trong trường hợp này, Công ty A
nên tiến hành thực hiện các việc sau:

2.1 Công ty A nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu
lực giấy chứng chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm
mỹ thuật ứng dụng bao gói sản phẩm "Appenlibbe” mà Công ty B
đang sử dụng.

2.1.1 Để có thể nộp đơn, Công ty A cần phải có đủ điều kiện tiến
hành nộp đơn.

Trong tình huống trên, nhóm xác định Công ty A có đủ điều kiện nộp đơn
qua 2 nguyên nhân:

a) Công ty A chính là chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng “Alpenliebe”.


TH1: Công ty A là công ty sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Căn cứ theo Điều 75 Luật SHTT quy định về Tiêu chí đánh giá nhãn
hiệu nổi tiếng, Công ty A được xác định là sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng nếu như
nhãn hiệu đó đáp ứng được từ một số hoặc tất cả các tiêu chí trong 8 tiêu chí
đánh giá.

Và căn cứ theo Khoản 2 Điều 27 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN và


Nghị định 65/2023/NĐ-CP, quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ và
thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng ký. Vậy nên, trong
trường hợp này, nhãn hiệu của Công ty A chính là chủ sở hữu nhãn hiệu nổi
tiếng “Alpenliebe” được tự động bảo hộ mà không cần GCNĐKNH.

TH2: Công ty A không sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng

Công ty A nêu ra những bằng chứng chứng minh bao bì sản phẩm đó
thuộc quyền sở hữu của Công ty A, đồng thời yêu cầu Công ty B đưa ra bằng
chứng chứng minh mẫu bao bì sản phẩm đó là do Công ty B tự sáng tạo hoặc sở
hữu.

Tuy nhiên trong trưởng hợp này, Công ty A đã sử dụng bao bì sản phẩm
trước khi Công ty B sử dụng loại bao bì tương tự gây nhầm lẫn, việc sử dụng
này hoàn toàn rộng rãi và công khai trong nhiều năm liền (cụ thể là 26 năm).
Không chỉ vậy, cả tên nhãn hiệu sử dụng cho sản phẩm kẹo của Công ty B cũng
có sự tương đồng với Công ty A, cho nên khả năng cao Công ty B đã biết đến
bao bì sản phẩm của Công ty A trước đó. Vậy nên trong trường hợp này, Công
ty A mới là chủ thể có quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật bao gói sản
phẩm.

b) Công ty B không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyên
tác giả đối với bao gói sản phầm.
 Bao gói của sản phẩm của Công ty A đã được sử dụng rộng rãi từ năm
1998 trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đây là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có
thể do Công ty A sáng tạo ra hoặc do Công ty A sở hữu vì đã bỏ chi phí,
phương tiện vật chất ký hợp đồng thuê hoặc giao việc cho một cá nhân
hoặc tổ chức khác sáng tạo để làm bao bì sản phẩm kẹo.

 Tháng 9 năm 2023, Công ty A phát hiện Công ty B sản xuất và đưa ra thị
trường sản phẩm kẹo sữa béo gắn dấu hiệu "Appenlibbe" với bao gói màu
vàng và có cách trình bày tương tự với bao gói và nhãn hiệu “Alpenliebe”
của Công ty A. Sự tương đồng về bao gói sản phẩm và tên nhãn hiệu dễ
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của Công ty A.

2.2.2 Nộp đơn

Công ty A tiến hành nộp đơn yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy
chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gói
sản phẩm của Công ty B hủy bỏ giấy chứng nhận đó theo quy định của pháp
luật, vì giấy chứng nhận ấy đã vi phạm điều kiện bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng. Đồng thời nộp kèm tài liệu chứng cứ chứng minh Công ty A mới đủ điều
kiện nhận quyền tác giả. Chứng cứ chứng minh có thể gồm:

 Bản định hình bao gói sản phẩm lần đầu tiên của Công ty A

 Lời khai của người sáng tạo ra bản mô tả tác phẩm, có 1 bản tuyên bố kể
lại quá trình làm ra tác phẩm để khẳng định Công ty A không sao chép từ
tác phẩm của người khác, khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm.

 Hình ảnh chuyển gửi bản thiết kế tác phẩm qua email,…đã được thừa phát
lại lập vi bằng ảnh chụp đó.

 Kết luận giám định của hội đồng có chuyên môn về sự tương tự của 2
bao bì sản phẩm.
Theo Khoản 2 Điều 55 luật SHTT:

“Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác
giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này hủy
bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký
quyền liên quan.”

- Văn bản yêu cầu hủy hỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ bao gồm các tài
liệu được quy định tại điểm b khoản 2 điều 42 nghị định 17/2023:

“b) Thành phần hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký
quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm:

- Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác
giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (theo Mẫu số 06 của Phụ lục III
ban hành kèm theo Nghị định này);

- Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại
khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;

- Chứng cứ (nếu có);

- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận
đăng ký quyền liên quan đã được cấp kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi
số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên
quan;”

- Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền rà soát, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông
báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ. (Thời gian sửa đổi, bổ sung
tối đa là 01 tháng kể từ ngày nhận thông báo);

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng
nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp trong thời hạn 15 ngày làm việc.

2.3 Sử dụng quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ quy định về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh như sau:

“1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt
động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;

b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất,
tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về
điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;

d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người
khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích
chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

2. Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu,
thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu,
tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý,
kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.

3. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao
gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá,
phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán,
quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương
mại đó.”

a) Chứng minh Công ty B đã có hành vi cạnh tranh không lành


mạnh.

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều luật trên, hoàn toàn có
cơ sở để khẳng định Công ty B đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh với
Công ty A khi đã sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm kẹo sữa béo gắn dấu
hiệu “Appenlibbe” với bao gói màu vàng và có cách trình bày tương tự với bao
gói của Công ty A. Ta thấy:

- Kiểu dáng bao bì của Công ty B về bản chất tương tự như của Công ty A
về các dấu hiệu như “Appenlibbe”, về cách trình bày sắp xếp, màu sắc trên bao
bì đến mức có thể gây nhầm. Khi hai kiểu dáng tương tự lại cùng sử dụng cho
cùng loại hàng hóa dễ dẫn đến nhầm lẫn cho khách hàng khi chọn mua về nguồn
gốc của sản phẩm kẹo, rất có thể sẽ gây ra thiệt hại cho Công ty A. Vì Công ty A
đã sử dụng kiểu dáng bao gói này từ năm 2000 và đã phân phối rộng rãi trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.

- Căn cứ vào Luật cạnh tranh 2018 ta xác định Công ty B đã có hành vi sử
dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về bao bì sản phẩm thuộc hành vi cạnh
tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật
cạnh tranh 2018. Ngoài ra ta chứng minh công A và Công ty B là hai đối thủ
cạnh tranh với nhau trên cùng một thị trường tiêu thụ cùng một kênh thương
mại, cùng loại sản phẩm là kẹo. Cụ thể hành vi sử dụng nhãn hiệu nhằm cạnh
tranh không lành mạnh theo khoản 3 Điều 130 Luật SHTT là “hành vi gắn chỉ
dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ
giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo”.

b) Nộp đơn
Khi nộp đơn cần kèm theo các chứng cứ tài liệu chứng minh Công ty B đã
có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc
cạnh tranh (3.000.000 đồng). Sau khi đơn khiếu nại của Công ty A được tiếp
nhận thì Cục Quản lý cạnh tranh sẽ điều tra kết hợp dựa trên các chứng cứ mà
Công ty A đưa ra.

Cục quản lí cạnh tranh sẽ áp dụng các biện pháp như các biện pháp bảo vệ
QSHCN phù hợp với thủ tục tố tụng cạnh tranh. Trong trường hợp khi đã nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại về vụ việc cạnh tranh mà Công ty A không
đồng ý hoàn toàn có thể tiếp tục khiếu nại lên Bộ trưởng bộ Công thương, hoặc
khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp tỉnh để khởi kiện quyết định giải quyết khiếu
nại của cục quản lý cạnh tranh.

Thực hiện yêu cầu xử lý xâm phạm:

- Căn cứ pháp lý: Điều 21 – Điều 32 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-
BKHCN 2019; Nghị định 119/2010/NĐ-CP

* Làm đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

Sau khi xác định được rõ đối tượng, mức độ và phạm vi xâm phạm của
Công ty B, Công ty A cần phải thực hiện đơn yêu cầu xử lý xâm phạm. Về mặt
hình thức, đơn này cần tuân thủ đầy đủ các nội dung được quy định trong Điều
22 Văn bản Số 04/VBHN-BKHCN 2019

* Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

Về chứng cứ chứng minh chủ thể quyền

- Xét hai trường hợp:

 Trường hợp Công ty A có gia hạn GCNĐKNH: thì chứng cứ


chứng minh thủ thể quyền ở đây sẽ là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
“Alpenliebe”.
 Trường hợp Công ty A không gia hạn GCNĐKNH: Việc bao gói
này đã được Công ty A sử dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ năm
2000 nên có thể tạo sở cho việc nhãn hiệu “Alpenliebe” là một nhãn hiệu nổi
tiếng. Vậy nên trong trường hợp này, Công ty A nên làm khảo sát chứng minh
nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng, từ đó áp dụng Khoản 1 Điều 129
LUẬT SHTT để xác định hành vi xâm phạm của Công ty B. Ở đây, tiêu chí
đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng sẽ phụ thuộc vào các tiêu chí được quy định tại
Điều 75 LUẬT SHTT:

“Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi
tiếng:

1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua
việc mua

bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng
cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu
hành;

3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu
hoặc số

lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;


8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn
đầu tư của nhãn hiệu.”

 Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền

Công ty A cần đưa ra những chứng cứ chứng minh mình là chủ thể quyền
bao gồm một trong các loại tài liệu sau đây:

 Bản sao Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu
ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế
bố trí, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn
địa lý, Bằng bảo hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả,
Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp kèm theo bản chính để đối chiếu,
trừ trường hợp bản sao đó được chứng thực theo quy định;

 Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Bản trích
lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; Bản trích lục Sổ
đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền
đăng ký các đối tượng đó cấp.

 Chứng cứ chứng minh xâm phạm

Các tài liệu, hiện vật, chứng cứ chứng minh xâm phạm bao gồm:

 Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có
liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;

 Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị
xem xét;

 Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng
được bảo hộ;

 Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
Ngoài ra, các tài liệu, hiện vật phải lập thành danh mục, có chữ ký xác
nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.

 Nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

Căn cứ pháp lý: Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 27 Số 04/VBHN -
BKHCN 2019

 Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được nộp cho cơ quan có thẩm quyền
xử lý xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ

 Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu thấy yêu cầu xử
lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì cơ quan nhận
đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm
quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn
mười ngày kể từ ngày nhận đơn.

 Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu,
chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn
bổ sung tài liệu, chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá ba mươi
ngày để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết.

 Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý xâm phạm từ chối yêu
cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối:

 Hết thời hạn ấn định mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp
ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ,
hiện vật có liên quan;

 Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật;

 Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm hoặc cơ quan công
an cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;
 Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử
lý xâm phạm.

 Trong trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả
năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan đã nhận đơn yêu cầu
xử lý xâm phạm hướng dẫn người nộp đơn tiến hành thủ tục yêu cầu giải quyết
tranh chấp, khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày phát sinh tranh chấp.

KẾT LUẬN

Qua đó có thể rút ra kết luận rằng, việc có một hệ thống pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ hoàn chỉnh, cụ thể là vô cùng quan trọng đối với các quốc
gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hoạt động xây dựng pháp luật
bị tác động bởi nhiều yếu tố xã hội khác nhau, vậy nên ta cần phải nhận thức
đúng về tình trạng để có thể đưa ra và thực hiện các giải pháp để thúc đẩy quá
trình hoàn thành hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Bản thân chúng ta
là những người tiêu dùng, cũng cần tự tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến
thức để tránh việc bị “dắt mũi” và ủng hộ những người làm việc liêm chính, ủng
hộ những sản phẩm chất lượng do những công ty uy tín và chính thống thiết kế
và sản xuất. Ngoài ra, việc thức tỉnh của từng cá nhân riêng lẻ là chưa đủ, thông
điệp chống đạo nhái, ăn cắp ý tưởng, ăn cắp chất xám cần được lan tỏa đến tất
cả mọi người trong cộng đồng, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam trong
tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022

2. Luật tố tụng dân sự năm 2015

3. Nghị định 17/2023/NĐ-CP

4. Nghị định 65/2023/NĐ-CP


5. Nghị định 99/2013/NĐ-CP

6. Nghị định 119/2010/NĐ-CP

7. Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ

8. Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ

9. Luật cạnh tranh năm 2018

10. Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BKHCN 2019

You might also like