You are on page 1of 11

Video mở đầu

1 Khái niệm chiến lược nhượng quyền


- Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược phát triển hỗn hợp bao gồm marketing,
phân phối và kinh doanh. Trong đó, tổ chức sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp
phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền) quyền kinh doanh, dựa trên tài
sản trí tuệ.

2. Đặc điểm nhượng quyền thương mại:


2.1.1 Thương hiệu và sản phẩm:
- Bên nhận quyền (franchisee) sử dụng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đã được phát triển
thành công của bên nhượng quyền (franchisor). Thương hiệu này đã được thị trường chấp
nhận và có danh tiếng. Do đó việc kinh doanh dưới dạng nhượng quyền thương mại
thường có nhiều cơ hội thành công hơn so với việc khởi nghiệp độc lập.
2.1.2 Quy trình kinh doanh:
- Bên nhượng quyền (franchisor) cung cấp cho bên nhận quyền (franchisee) một quy trình
kinh doanh hoàn chỉnh và chi tiết. Để giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn. Quy
trình này bao gồm các bước để mở cửa, quản lý kinh doanh, quản lý nhân viên, cung cấp
sản phẩm và dịch vụ, và nhiều hơn nữa.
2.1.3 Hỗ trợ kinh doanh:
- Bên nhượng quyền (franchisor) thường cung cấp hỗ trợ kinh doanh toàn diện cho bên
nhận quyền (franchisee). Bao gồm đào tạo, hướng dẫn khởi nghiệp, marketing, quản lý
tài chính và hỗ trợ hậu cần. Điều này giúp cho bên nhận quyền (franchisee) có thể khởi
đầu kinh doanh một cách dễ dàng và đạt được sự thành công nhanh chóng.
2.1.4 Phí thuê quyền:
- Bên nhận quyền (franchisee) thường phải trả một khoản phí thuê quyền ban đầu để
được sử dụng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ kinh doanh từ bên nhượng quyền
(franchisor). Ngoài ra, bên nhượng quyền (franchisor) còn có thể thu phí hoa hồng từ
doanh số bán hàng của bên nhận quyền (franchisee) hàng tháng hoặc hàng năm.
2.1.5 Điều kiện hợp đồng
- Bên nhượng quyền (franchisor) yêu cầu bên nhận quyền (franchisee) phải tuân thủ các
điều kiện và quy định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Điều này bảo đảm rằng
tất cả các đơn vị bên nhận quyền (franchisee) đều hoạt động theo các tiêu chuẩn nhất
định. Và đồng bộ với hình ảnh của thương hiệu.

2.1.6 Độc lập vận hành:


- Mặc dù sử dụng thương hiệu, sản phẩm và hỗ trợ kinh doanh từ bên nhượng quyền
(franchisor). Bên nhận quyền (franchisee) vẫn có quyền quyết định và quản lý hoạt động
kinh doanh của mình một cách độc lập.
3. Các hình thức nhượng quyền:
3.1 Nhượng quyền công việc:
- Đây là hình thức nhượng quyền với vốn đầu tư thấp, bên nhận quyền thường là một cá
nhân tại những địa phương, muốn bắt đầu công việc kinh doanh và điều hành doanh
nghiệp một mình. Bên nhận quyền sẽ phải mua một số trang thiết bị, sản phẩm, phương
tiện…với mục tiêu đáp ứng hoàn thành tốt công việc. Một số dịch vụ thuộc nhóm này
bao gồm: đại lý vé máy bay, địa lý du lịch, xe bán cà phê, dịch vụ sửa chữa máy lạnh, vệ
sinh, sửa chữa lắp đặt, bất động sản, vận chuyển, tổ chức sự kiện hoặc các khu vui chơi
dành cho trẻ em.

Ví dụ: Nhượng quyền đại lý vé máy bay, Công Ty Sbay tại VN đã áp dụng hình thức này
với những ưu thế:
- Tiết kiệm chi phí (không cần tạo ra hệ thống bán vé mà tận dụng luôn hệ thống mà Sbay
cung cấp)
- Không phải quản lý hoặc bảo trì hệ thống bán vé
- Đa dạng hóa sản phẩm – Kinh doanh kết hợp nhiều hãng vé máy bay khác nhau
3.2 Nhượng quyền sản phẩm (hoặc phân phối sản phẩm):
- Hình thức nhượng quyền này dựa trên nền tảng sản phẩm, được tạo dựng trên mối quan
hệ giữa nhà sản xuất và đại lý phân phối. Tại hình thức này, bên nhận quyền phân phối
các sản phẩm của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cấp phép nhãn hiệu của mình,
nhưng không cung cấp toàn bộ (chỉ cung cấp một phần), hướng dẫn hệ thống kinh doanh,
vận hành doanh nghiệp. Hình thức này sử dụng chủ yếu tại những ngành hàng/ sản phẩm
lớn, như ô tô, phụ tùng sửa chữa ô tô, máy bán hàng tự động, máy vi tính, xe đạp, xe
máy, các thiết bị gia dụng…
Ví dụ: Mixue
Khi nhượng quyền, Mixue sẽ tiến hành quá trình thi công và lắp đặt các trang thiết bị như
máy đánh kem tươi, máy pha trà, máy đóng hộp,… Đồng thời, công ty sẽ tiến hành đào
tạo cho nhân viên về cách sử dụng và pha chế theo yêu cầu của thương hiệu.
Mixue đã mở rất nhiều các chi nhánh trên khắp các tỉnh thành Việt Nam với tốc độ nhanh
chóng mặt và đã thu về doanh thu khổng lồ. Có sự cạnh tranh về giá thành rất lớn với mặt
bằng chung và doanh thu thu về chủ yếu từ việc bán nguyên liệu (hay còn được gọi là
phân phối sản phẩm) cho tất cả các cửa hàng được nhượng quyền

3.3 Nhượng quyền mô hình kinh doanh:


- Bên nhận quyền mô hình kinh doanh được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền,
điểm khác biệt và quan trọng trong mô hình này là bên nhận quyền được đầu tư, hướng
dẫn vận hành, marketing sản phẩm hoặc dịch vụ. Tại hình thức này, bên nhượng quyền
đã thiết lập và cung cấp một kế hoạch và quy trình thực hiện chi tiết về mọi hoạt động,
cung cấp việc đào tạo, chuyển giao và hỗ trợ liên tục với mục tiêu kiểm soát chất lượng
tốt nhất. Hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh là hình thức nhượng quyền phổ
biến nhất trong tất cả các hình thức nhượng quyền thương mại, phổ biến là cửa hàng thức
ăn nhanh, cà phê, trà sữa, bán lẻ, nhà hàng, phòng tập thể hình và nhiều lĩnh vực
khác…
Vd: Highland Coffee
Có thể nói Highlands Coffee là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất tại
Việt Nam hiện nay. Với hơn 400 cơ sở phân bố tại những địa điểm “đắc địa” trên khắp cả
nước, rất nhiều nhà kinh doanh muốn tìm hiểu về giai đoạn mà cafe Highlands hình thành
và thực hiện mở quán nhượng quyền thương hiệu này.
3.4 Nhượng quyền đầu tư:
- Trong trường hợp dự án có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn như các dự án bất động
sản, khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng lớn. Các bên nhận quyền đầu tư sẽ tham gia
góp vốn và đứng vào đội ngũ quản lý để vận hành công việc kinh doanh và tạo ra lợi tức
từ khoản đầu tư ban đầu của mình và thu hồi được vốn sau khi rút khỏi dự án.
Ví dụ: Chương trình SharkTank, kêu gọi các Shark đầu tư để góp vốn vào công ty.
3.5 Nhượng quyền chuyển đổi:
- Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp đã có một lượng chi nhánh hoạt động hiệu quả
(tối thiểu là 6) và có mục tiêu phát triển thương hiệu, tại những địa điểm bên nhượng
quyền đã hoạt động ổn định và có doanh thu tốt, có thể chuyển đổi những địa điểm này
cho bên nhận quyền, nhượng lại (cửa hàng, cơ sở vật chất, con người…) cho bên nhận
quyền. Hiểu đơn giản hơn, hình thức này yêu cầu bên nhận quyền chỉ cần đầu tư hoặc
trực tiếp tham gia quản lý địa điểm với doanh thu đã ổn định.
Vd: Vinmart, họ có rất nhiều chi nhánh trên cả nước và có lượng khách hàng ổn định.
Nhưng họ không muốn tập trung vào phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng Vinmart nên đã
nhượng quyền chuyển đổi thương hiệu. Tên hiện nay của Vinmart là Winmart.

4. Ưu và nhược điểm của chiến lược nhượng quyền:


4.1 Ưu điểm:
 Đối với bên nhượng quyền:
- Nhận diện được thương hiệu: Điều này giúp xây dựng thương hiệu, tăng uy tính
đồng thời tiếp cận được nhiều khách hàng hơn
- Ví dụ: Hãng gà rán Texas Chicken là một thương hiệu rất nổi tiếng ở Mỹ. Việc sử
dụng chữ Texas đặc tên cho thương hiệu gà rán nó đã thu hút rất nhiều người Việt
Nam vì nhắc đến Texas là nhắc đến tiểu bang ở Mỹ và nhắc đến Mỹ thường người
Việt Nam sẽ nghĩ đến chất lượng sản phẩm đầu tiên nên họ rất thu hút khách hàng
tại Việt Nam.
- Tạo được quỹ vốn lớn đồng thời mở rộng việc kinh doanh mà không phải chịu
nhiều vấn đề chi phí : Việc sử dụng nguồn vốn của người được nhượng quyền sẽ
tạo ra sự linh hoạt trong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh hơn là việc bên
nhượng quyền tự tìm nguồn vốn
 Đối với bên được nhượng quyền:
- Sử dụng một thương hiệu đã được định hình và có tên tuổi từ trước, uy tính và
danh tiến mà bên nhượng quyền đã xây dựng lên điều này giúp ngắn được thời
gian xây dựng thương hiệu.
- Ví dụ: Một người mỹ thì họ quá là quen thuộc với starbucks vì độ uy tín về chất
lượng và dịch vụ của họ ở Mỹ, khi họ đi du lịch ở Việt Nam- một đất nước đa
dạng về ẩm thực cũng như thức uống có thể họ sẽ không quen với vị giác của họ
nên việc mà họ thấy một thương hiệu starbucks ở Việt Nam chắc chắn họ sẽ sẵn
sàng ghé vào và thưởng thức vì độ quen thuộc dễ thưởng thức.
- Được sự hỗ trợ và đào tạo từ bên nhượng quyền
- Ví dụ: Mc Donald họ sẽ áp dụng những văn hoá của nhân viên từ Mỹ về Việt
Nam ví dụ như khi khách vào và khách ăn xong ra về sẽ chào như thế nào. Nhân
viên nếu có định hướng làm việc lâu dài ở Mc Donald thì họ sẽ tổ chức cho đi học
để có thể nâng cao nghiệp vụ. Hiện tại Có mặt tại hơn 118 quốc gia với chuỗi
35,000 nhà hàng tại khắp các châu lục, mỗi ngày, McDonald's toàn cầu phục vụ
hơn 70 triệu người tiêu dùng

- Việc quảng cáo tiếp thị sẽ được sự hỗ trợ từ người nhượng quyền
Ví dụ: Khi Jollibee nhượng quyền mở cửa hàng đầu tiên ở quốc gia Việt Nam thì họ sẽ
đăng tin lên trên mạng xã hội chính thức của Jollibee ở facebook để thông báo cho khách
hàng trên toàn cầu biết là ở Việt Nam đã có Jollibee khi họ đi du lịch ở Việt Nam họ vẫn
có thể thưởng thức gà rán Jollibee.
- Người được nhượng quyền sẽ tìm hiểu được kỹ thuật kinh doanh và bí quyết kinh
doanh.
- Có khả năng giảm thiểu các rủi ro của giai đoạn khởi nghiệp.
- Thụ hưởng hiệu ứng chuỗi hệ thống.
- Có được các định hướng kinh doanh và phát triển tốt sẽ được nguồn doanh thu lớn chỉ
trong thời gian ngắn, thậm chí để bù vào chi phí nhượng quyền.
4.2. Nhược điểm
 Đối với bên nhượng quyền:
- Không kiểm soát được trực tiếp sản phẩm bán hàng điều này có thể gây ra ảnh
hưởng về thương hiệu của họ trên toàn cầu nếu như bên được nhượng quyền
không làm đúng các nguyên tắc về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoặc là về dịch
vụ....
- Có khả năng bên được nhượng quyền sẽ tiết lộ cho bên đối thủ cạnh tranh về các
bí mật trong kinh doanh ( công thức tạo ra sản phẩm, nhà cung cấp, giá…)
- Một phần lợi nhuận sẽ bị chia cho bên nhận nhượng quyền trong hệ thống phân
phối
- Ví dụ: Trà chanh giã tay hiện nay là một thức uống rất nổi tiếng tại Trung Quốc
cho nên một số quán nước tại Việt nam họ mới muốn được nhượng quyền từ các
thương hiệu trà chanh giã tay nổi tiếng tại Trung Quốc, thế nhưng khi họ về việt
nam họ chế biến thì có thể vì lợi nhuận mà họ đã sử dụng chanh việt nam để làm
trà chanh vì chanh việt nam 30-40.000/kg trong khi chanh Quảng đông Trung
Quốc 90-100.000/kg . chính vì ham lợi nhuận này họ sử dụng chanh Việt Nam làm
cho món trà chanh giã tay nó đắng và mất đi hương vị thơm của chanh Quãng
Đông  Ảnh hưởng chất lượng của thức uống đồng thời ảnh hưởng đến cả 1
thương hiệu.
 Đối với bên được nhượng quyền:
- Chịu chi phí đầu tư và chi phí bản quyền
- Hạn chế về các quyết định và hoạt động kinh doanh đồng thời tuân thuẩn các
hướng dẫn, tiêu chuẩn nghiêm ngặt, hạn chế về sự sáng tạo đổi mới trong kinh
doanh
- Bên được nhượng quyền có thể bị ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động hoặc phá
sản của bên nhượng quyền.
5. Các lưu ý trong chiến lược nhượng quyền:
Có 5 lưu ý mang tính chiến lược trước khi bạn tung ra chiến dịch nhượng quyền
thương hiệu:
5.1 Thiết lập các mục tiêu thực tế:
Nếu so sánh với một cuộc đua thì nhượng quyền thương mại giống một cuộc chạy
marathon hơn là một cuộc chạy nước rút. Điều này có nghĩa là chiến lược nhượng quyền
thương mại là một chiến lược dài hạn nhằm tăng giá trị thương hiệu nhằm tăng tổng vốn
sở hữu của chủ sở hữu. Vì vậy, điều cực kỳ cần thiết là bạn phải đặt ra những mục tiêu rõ
ràng, thực tế để nhượng quyền thương mại thành công ngay từ đầu. Các mục tiêu thực tế
trong năm đầu tiên bán nhượng quyền thương mại cụ thể là gì? Còn năm thứ hai thì sao?
Năm thứ ba? Thứ Tư? Thứ năm?
5.2 Nghiên cứu chủ thể nhượng quyền:
Trong thông báo nhượng quyền thương mại và tài liệu chào bán, bạn nên tiết lộ
minh bạch các số liệu chi phí chính như phí nhượng quyền ban đầu, tỷ suất lợi nhuận liên
tục và phí hợp đồng.
- Phát triển sự hiểu biết rõ ràng về dữ liệu để có thể công bố những dữ liệu cần thiết
- Làm việc với luật sư để đánh giá và đánh giá các số liệu bạn nên và không nên tiết
lộ cùng với tài liệu tiết lộ về nhượng quyền thương mại của mình.
5.3 Phát triển hoạt động nhượng quyền của bạn trên cơ sở đề xuất cả nhượng quyền
đơn lẻ và nhượng quyền nhiều điểm:
Có thể bán nhiều nhượng quyền cho một bên nhận quyền là điều quan trọng.
Nhiều bên nhận quyền muốn có quyền phát triển và mở nhiều địa điểm hoặc hoạt động ở
nhiều vùng lãnh thổ, thay vì chỉ một địa điểm hoặc khu vực.
Để có thể bán nhượng quyền đơn lẻ và nhượng quyền nhiều địa điểm, tài liệu tiết
lộ nhượng quyền thương mại của bạn phải được tùy chỉnh cho việc bán nhượng quyền
đơn lẻ và đồng thời là thỏa thuận phát triển cho một bên nhận quyền. Người nhượng
quyền muốn mua quyền mở nhiều địa điểm nhượng quyền.
5.4 Hãy chắc chắn rằng Tài liệu công bố thông tin nhượng quyền của bạn đã đúng
luật:
Ngay từ giai đoạn chuẩn bị, tài liệu công bố nhượng quyền thương mại của bạn
phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý và hợp pháp tại đất nước đang hiện hành.
Điều này được giải quyết tốt nhất thông qua một luật sư nhượng quyền có trình độ.
5.5 Tìm hiểu về nhượng quyền và tham gia vào các cộng đồng nhượng quyền:
Cách hỗ trợ bên nhận quyền, đặc biệt là đảm bảo họ có nền tảng đào tạo và hỗ trợ
vững chắc Hướng dẫn hoạt động nhượng quyền/Chính sách nhượng quyền
Giới thiệu về Hướng dẫn Nhượng quyền hoặc Hoạt động Hướng dẫn này cung cấp
thông tin chi tiết về cách thiết lập và quản lý một cửa hàng mới.
Nó nêu bật những thông tin quan trọng như:
+ Thông tin công ty, nhân sự chủ chốt và lịch sử hoạt động
+ Xác định trách nhiệm của bên nhận quyền
+ Cách bên nhận quyền thiết lập nhượng quyền bao gồm thuê nhân viên và thiết bị văn
phòng
+Yêu cầu hoạt động chính
+ Yêu cầu quản lý chính
+ Làm thế nào các nhà nhượng quyền đảm bảo chất lượng và tính nhất quán của hoạt
động nhượng quyền của họ
+ Tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng
+ Báo cáo hiệu suất và điểm chuẩn
+ Đào tạo và hỗ trợ
+ Giá cả, bán hàng và tiếp thị
5.6 Bảo vệ thương hiệu:
Việc bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn cũng dễ dàng hơn nếu nó được đăng ký và bạn
có thể chứng minh quyền sở hữu. Thương hiệu của bạn là một phần quan trọng trong
những gì nhượng quyền thương mại của bạn mang lại. Bằng cách thực hiện các biện pháp
bảo vệ thích hợp, bạn có thể hưởng lợi từ chứng nhận để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình

You might also like