You are on page 1of 10

HỌ VÀ TÊN: Hoàng Thị Hằng

MÃ SINH VIÊN: 20D160084


HỌC PHẦN: Quản trị thương hiệu 1 MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2219BRMG2011
MÃ ĐỀ: 11
Cán bộ coi thi 1 Giáo viên chấm 1:

Cán bộ coi thi 2 Giáo viên chấm 2:

Bài làm
Câu 1: Phân tích nội dung các bước cơ bản trong quy trình xử lý tranh chấp
thương hiệu? Lấy ví dụ minh họa
+ Trước hết, tìm hiểu về khái niệm thương hiệu và tranh chấp thương hiệu:
Thương hiệu là: một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản
phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công
chúng
Tranh chấp thương hiệu là: những xung đột, mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên
liên quan đến thương hiệu trong khai thác và sở hữu
Để xử lý các tình huống tranh chấp thương hiệu, vấn đề quan trọng là phải phân
tích được các tình huống theo hướng chỉ rõ những xâm phạm về hình thức, tình
tiết, mức độ, điều kiện và thời điểm, địa điểm của các xâm phạm
Nội dung các bước cơ bản trong quy trình xử lý tranh chấp thương hiệu
Quy trình xử lý các xâm phạm về tranh chấp thương hiệu như sau được xếp theo
thứ tự ưu tiên như sau:
+ Chứng minh tính hợp pháp của các yếu tố thương hiệu liên quan
Doanh nghiệp cần chủ động tập hợp các bằng chứng chứng minh tính hợp pháp
của mình đối với các thành tố và các yếu tố cấu thành thương hiệu như sự hợp
pháp của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, quyền tác
giả và các quyền liên quan để làm căn cứ yêu cầu các bên xâm phạm chấm dứt
hành vi và bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp.
Có khá nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam bỏ qua bước này khi thực hiện quy trình
xử lý tranh chấp, thường không đưa ra bằng chứng chứng minh quyền bảo hộ nhãn
hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam dẫn đến phát sinh các tình tiết và tranh
chấp mới, gây phức tạp cho xử lý tranh chấp thương hiệu. Đối với quy định xác
lập quyền bảo hộ của Việt Nam áp dụng quy tắc “first to file” và “first to use
Tập hợp bằng chứng về những hành vi xâm phạm thương hiệu
Doanh nghiệp sẽ tập hợp tất cả những bằng chứng, chứng minh về hành vi xâm
phạm khác nhau của các bên liên quan như xâm phạm về nhãn hiệu, kiểu dáng
công nghiệp, sáng chế, bố trí điểm bán, bao bì hàng hóa…
Đây là bước rất khó khăn, nguy hiểm vì những người cố tình vi phạm sẽ có những
hành vi như tìm mọi cách che dấu hành vi xâm phạm, khai thác những điểm yếu
của doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu để tiến hành xâm phạm. Trên thực tế, có
nhiều doanh nghiệp không thể tự mình tập hợp những bằng chứng xâm phạm mà
phải thuê hoặc nhờ sự can thiệp của các cơ quan chuyên môn, chức năng.
Cảnh báo, thương lượng
Đây là bước doanh nghiệp đưa ra những thông báo cảnh cáo đối với bên xâm
phạm để họ có thể chấm dứt hành vi xâm phạm. Khi có đầy đủ các bằng chứng ở
bước 2 doanh cần xem xét và tính toán kỹ các bằng chứng đó thuộc vô tình hay cố
ý bắt chước.
Đối với những trường hợp vô tình xâm phạm do không tìm hiểu kỹ khi xây dựng
thương hiệu hoặc do thiếu hiểu biết về pháp luật,... Bên xâm phạm với thái độ hòa
hoãn thì bên bị xâm phạm nên đưa ra các kiến nghị giảng hòa nếu phía xâm phạm
nhanh chóng chấm dứt các hành vi xâm phạm của mình (ví dụ thay đổi nhãn hiệu,
kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, bố trí điểm bán hay bao bì hàng hóa…). Đồng
thời có cam kết loại bỏ tất cả sản phẩm trên thị trường để tránh gây nhầm lẫn và
ảnh hưởng đến doanh thu của bên bị xâm phạm thương hiệu và tiến hành giải
quyết đền bù nếu được yêu cầu cùng với bên bị xâm phạm. Nên bỏ qua và hướng
tới lợi ích tốt đẹp cho đôi bên. Tôn trọng lẫn nhau, các bên cùng có lợi là tiêu chí
hàng đầu cho cách giải quyết tranh chấp. Tôn trọng lẫn nhau để đón nhận được sự
hợp tác, giúp quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng. Đây là cách giải quyết tốt nhất
vừa khôn khéo vừa tránh tổn thất hai bên, gây thiện cảm trong lòng khách hàng và
giảm thiểu môt đối thủ cạnh trạnh trên thị trường
Ngược lại, đối với các trường hợp cố tình xâm phạm thì việc cảnh báo trong nhiều
trường hợp sẽ không mang lại kết quả. Nếu bên xâm phạm thương hiệu không có
phản hồi trong thời gian dài, không chịu hợp tác, tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực
đến bên bị xâm phạm. Mọi hành động nỗ lực cảnh cáo của doanh nghiệp không có
tác dụng. Khi đó, bên bị xâm phạm nên mạnh tay kiện tụng (bước cuối trong quy
trình xử lý tranh chấp thương hiệu), hành động này sẽ khiến bên đang xâm phạm
thương hiệu phải dè chừng. Làm rõ đến cùng để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.
Ngoài cảnh báo với các bên xâm phạm, doanh nghiệp có thể tiến hành cảnh báo tới
người tiêu dùng để họ có thể nhận ra và phân biệt được sản phẩm thật và những
sản phẩm xâm phạm thương hiệu và sở hữu chỉ tuệ; cố gắng tố cáo để bảo vệ
quyền lợi cho khách hàng nếu mọi nỗ lực hòa giải đều không được đón nhận.
Thương lượng sẽ được doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hơn khi muốn tận dụng và
khai thác ngay những điều kiện cơ sở vật chất của bên xâm hại, còn lại sẽ ít tiến
hành việc này.
Huy động và nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng
Đây là bước đi tiếp theo trong việc xử lý tranh chấp thương hiệu. Trong bước này,
các doanh nghiệp cần nhờ trợ giúp từ các cơ quan chức năng như thành tra sở hữu
trí tuê, quản lý thị trường, công an,… Tuỳ theo hành vi xâm phạm và nội dung của
các xâm phạm sẽ nhờ đến sự trợ giúp, can thiệp của những cơ quan khác nhau.
Quyết định nhờ cơ quan nào phụ thuộc nhiều vào kết quả phân tích các hành vi
xâm phạm thương hiệu
Vì vậy, muốn tố cáo bên xâm phạm thì đầu tiên phải chứng minh được tính hợp
pháp của thương hiệu, thu thập các bằng chứng về hành vi xâm phạm thương hiệu,
Chỉ dựa vào nhận định là không đủ, mà luôn phải có bằng chứng cụ thể trong quá
trình tranh chấp thì cơ quan chức năng mới có thể đưa ra hướng giải quyết cụ thể,
ai đúng ai sai.
Kiện tụng nếu thấy cần thiết
Thương lượng là tối ưu, kiện tụng là không mong muốn. Thường việc theo đuổi vụ
kiện là bước cuối cùng được khuyến cáo. Không phải mọi tranh chấp thương hiệu
đều dẫn đến phải kiện tụng tại tòa án (tòa dân sự, hành chính, kinh tế hay tòa hình
sự), nếu có thể giải quyết ổn thỏa bằng thương lượng là một việc rất tốt. Bởi lẽ, khi
tiền hành tham gia vụ kiện doanh nghiệp sẽ có thể gặp nhiều tổn hại về uy tín
thương và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến
kết quả kinh doanh, gây tốn kém về thời gian và tài chính và thậm chí là lòng tin
của khách hàng hàng. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có phương pháp xử lý, thỏa
thuận và cân nhắc trước khi đưa vụ tranh chấp ra tòa. Chỉ khi nào không giải quyết
bằng thương lượng được thì mới tính đến việc kiện tụng ra tòa.
Ví dụ minh họa cụ thể: Tranh chấp thương hiệu giữa Vietnam Airline và Vietjet
Nguyên nhân dẫn tới tranh chấp: VietAir đã được Công ty Cổ phần Hàng không
VietJet (VietJet) nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền, còn thực tế Vietnam Airlines
lại đang sử dụng thương hiệu Viet Air, dẫn tới tranh chấp thương hiệu.
Nội dung tranh chấp: Logo của VietNam Airlines trên thực tế Vietnam Airlines
đang sử dụng thương hiệu Viet Air, Tuy thương hiệu Viet Air chưa được VNA
đăng ký tại VN cho các dịch vụ của mình cung ứng nhưng trong thực tế, nhãn hiệu
này đã được sử dụng từ rất lâu tại VN và nước ngoài dưới tên của VNA, và liên tục
từ tháng 9/1992 đến nay, Vietnam Airlines đã sử dụng thương hiệu Viet Air trên
các chuyến bay quốc tế đến Đài Loan, với tần suất bay ngày càng tăng tại hai điểm
đến Đài Bắc và Cao Hùng. Có nghĩa, thương hiệu này đã được VNA sử dụng trước
thời điểm VietJet được thành lập (tháng 7-2007). Thêm vào đó, đầu tháng 3, Phó
thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định cho phép Hãng Hàng không Quốc gia
VN (Vietnam Airlines) thành lập Công ty cổ phần Hàng không Viet Air trên cơ sở
tái cơ cấu Công ty bay dịch vụ Vasco. Hãng đang trong quá trình hoàn chỉnh dự án,
trình Chính phủ phê duyệt nhưng việc đăng ký bản quyền cho thương hiệu VietAir
lại được VietJet thực hiện từ đầu năm 2007, đề nghị Cục Sở hữu Công nghiệp (nay
là Cục Sở hữu Trí tuệ) cho nhóm hàng dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách
bằng đường hàng không và các dịch vụ khác liên quan đến lĩnh vực hàng không.
Sau khi tiếp nhận, xử lý đơn, đến ngày 25/2/2008, Cục Sở hữu Trí tuệ đã đăng
công báo nội dung đơn trước khi tiến hành thủ tục cấp bằng bảo hộ.
Ngoài ra, VietJet đăng ký nhãn hiệu này cho các dịch vụ “vận chuyển khách và
hàng hóa bằng đường hàng không”, cũng tương tự VietNam Airlines! Qua đó,
Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) mới biết sự việc.
Tháng 11/2008, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh ủy quyền cho
hãng luật (Công ty Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ - Investconsult) gửi
đơn lên Cục Sở hữu Trí tuệ đề nghị không cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
VietAir cho VietJet. Tình hình là trong trường hợp cả hai đơn vị, cá nhân cùng đề
nghị được cấp bằng bảo hộ cho một nhãn hiệu trùng nhau : Cục SHTT sẽ xét đến
quyền ưu tiên, quyền đó thuộc về người nộp đơn đầu tiên. Mà như vậy thì VietJet
lại có lợi thế của người nộp đơn trước. Tuy nhiên, VNA lại có thể phủ quyết vì
hãng này trong thực tế đã sử dụng thương hiệu Viet Air. Nếu chứng minh được
nhãn hiệu này đã được sử dụng rộng rãi, phổ biến, VNA vẫn có thể giành được
thắng lợi.  VietJet có lợi thế của người nộp đơn trước. Còn VNA tuy đã hợp tác mở
đường bay đến hơn 40 thành phố trên thế giới nhưng mới chỉ sử dụng thương hiệu
Viet Air tại một thị trường thì khó chứng minh được tính “sử dụng rộng rãi, phổ
biến” của thương hiệu, vì hãng mới chỉ sử dụng nó tại một chặng bay quốc tế. Và
cũng không thể ưu tiên là hãng hàng không quốc gia để được ưu tiên sử dụng
thương hiệu bắt đầu bằng chữ “Viet” cho VNA được. Khả năng Vietnam Airlines
chứng minh được xem ra cũng khó. Nếu thương hiệu VietAir được cấp cho
VietJet, khả năng gây nhầm lẫn cho các chuyến bay của hai hãng là không thể
tránh khỏi. Lý do, Điểm khác duy nhất giữa 2 thương hiệu là, chữ VietAir mà
Vietjet xin cấp viết liền còn thương hiệu mà Vietnam Airlines sử dụng viết rời
(Viet Air), thương hiệu VietAir và Viet Air mặc dù chữ viết có khác nhau (ở dấu
cách) nhưng phát âm hoàn toàn giống nhau, nên dễ gây hiểu nhầm. Như vậy, mặc
dù thương hiệu Viet Air đã được Vietnam Airlines sử dụng từ năm 1992, trước
thời điểm VietJet đăng ký tới gần 5 năm, song hãng này đã không tiến hành các thủ
tục để đảm bảo quyền sở hữu thương hiệu tại Việt Nam. Kể cả khi được phía Đài
Loan chấp nhận và cấp phép hoạt động, theo một chuyên gia Cục Sở hữu Trí tuệ,
nếu VietJet được cấp bảo hộ thương hiệu VietAir thì Vietnam Airlines sẽ phải
chấm dứt việc sử dụng thương hiệu này cho các chuyến bay tới Đài Loan. Thậm
chí, Công ty Cổ phần Hàng không Viet Air có thể cũng phải thay tên mới.
Câu 2: Giải quyết tình huống xâm phạm thương hiệu
Tóm tắt tình huống: Thương hiệu máy lọc nước Maiwa của công ty Trường Sơn
được nhiều người biết đến trong 5 năm qua nhưng gần đây trên thị trường lại xuất
hiện nhiều máy lọc nước có kiểu dáng giống hệt máy lọc nước Maiwa mang
thương hiệu Maxga. Công ty Trường Sơn cho rằng máy lọc nước mang thương
hiệu Maxga đã xâm phạm thương hiệu Maiwa và đã thông báo với cơ quan quản lý
thị trường về tình huống xâm phạm này.
Phân tích tình huống:
Xâm phạm thương hiệu thường xảy ra theo hai cách đó là xâm phạm vô tình và
xâm phạm cố ý. Thông thường trên thực tế luôn có những tổ chức, cá nhân mang
tư tưởng xấu muốn cạnh tranh sẽ xâm phạm một cách cố ý để tạo nhầm lẫn cho
người tiêu dùng. Vì vậy, có lẽ công ty Trường Sơn đã cho rằng thương hiệu Maxga
đã xâm phạm thương hiệu Maiwa của mình bằng cách làm giả hình dáng công
nghiệp của thương hiệu mình là xâm phạm cố ý và thông báo với cơ quan quản lý
thị trường về tình huống xâm phạm này
Hình thức xâm phạm thương hiệu trong tình huống này:
Tranh chấp song phương-xảy ra giữa hai bên là máy lọc nước thương hiệu Maiwa
và máy lọc nước thương hiệu Maxga
Tranh chấp đơn lẻ (đơn yếu tố) – chỉ liên quan đến một yếu tố là kiểu dáng công
nghiệp vì máy lọc nước thương hiệu Maxga xuất hiện với nhiều kiểu dáng giống
hệt máy lọc nước Maiwa nên công ty Trường Sơn sẽ nghĩ rằng mình đang bị xâm
phạm thương hiệu bằng cách làm giả hình dáng công nghiệp
Cách thức để giải quyết tình huống:
Cách thức giải quyết tình huống được rút ra từ hoạt động bảo vệ thương hiệu và
quy trình xử lý tranh chấp thương hiệu. Sự xuất hiện của hàng giả công nghiệp làm
cho doanh nghiệp phải bảo vệ thương hiệu của mình. Việc bảo vệ thương hiệu giúp
cho doanh nghiệp duy trì hình ảnh thương hiệu và giúp bảo vệ vị thế cũng như khả
năng kinh doanh gắn với thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh nhờ sức mạnh của
thương hiệu. Để bảo vệ thương hiệu khi bị xâm phạm, công ty Trường Sơn nên
phân tích được các tình huống theo hướng chỉ rõ những xâm phạm về hình thức,
tình tiết, mức độ, điều kiện và thời điểm, địa điểm của các xâm phạm.
Nguyên tắc chung trong xử lý các tình huống tranh chấp thương hiệu là:
- Các bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau
- Bảo vệ tối đa lợi ích của thương hiệu và doanh nghiệp
- Thương lượng là tối ưu, kiện tụng là không mong muốn
- Quyền tài sản gắn liền với quyền khai thác thương hiệu
-Tận dụng và khai thác tối đa từ sự cố tranh chấp để hạn chế tổn hại từ tranh chấp
thương hiệu
- Nỗ lực theo đuổi đến cùng và hợp tác với các cơ quan liên quan để giải quyết
tranh chấp.
Dựa vào các nguyên tắc trên, quy trình xử lý xâm phạm và tranh chấp thương hiệu
theo thứ tự ưu tiên là:
Chứng minh tính hợp pháp → Tập hợp các bằng chứng xâm phạm → Cảnh báo,
thương lượng → Huy động nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng → Kiện
tụng nếu thấy cần thiết.
Giải quyết tình huống:
 Với góc độ là chuyên gia thương hiệu
Tho em, Công ty Trường Sơn giải quyết tình huống này không tinh tế, có phần vội
vàng và hơn nữa còn chưa đúng quy trình xử lý tranh chấp thương hiệu. Thứ nhất,
công ty Trường Sơn còn vội vàng khi chưa tìm hiểu rõ là thương hiệu Maxga đang
xâm phạm vô ý hay cố tình bởi vì nếu cố ý thì việc cảnh cáo, thương lượng thường
không mang lại kết quả; nhưng nếu là vô ý thì có thể thương lượng, giải quyết vấn
đề có lợi cho đôi bên. Thứ hai, công ty Trường Sơn chưa tập hợp đầy đủ các bằng
chứng chứng minh tính hợp pháp của mình đối với các thành tố và yếu tố liên quan
như sự hợp pháp của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại,
quyền tác giả đến thương hiệu, cũng chưa qua kiểm định chất lượng, đường nét
bên ngoài, màu sắc, hình khối của sản phẩm để làm căn cứ xác định thương hiệu
Maxga xâm phạm thương hiệu Maiwa. Nếu chỉ xác định thông qua kiểu dáng thì
chưa thể nói lên được hành vi xâm phạm của thương hiệu Maxga.Thứ ba, không rõ
là công ty Trường Sơn đã đăng ký bảo hộ kiểu dáng cho thương hiệu máy lọc nước
Maiwa hay chưa.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm gần giống nhau. Tuy vậy, việc cáo buộc
doanh nghiệp khác vội vàng gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín thương hiệu
Maxga và có thể sẽ bị kiện lại, sẽ gây tổn thất cả hình ảnh thương hiệu và có thể
phải bồi thường ngược lại cho thương hiệu Maxga
Trường hợp 1: Nếu thương hiệu Maiwa đã được công ty Trường Sơn đăng kí bảo
hộ cho kiểu dáng công nghiệp và gia hạn vẫn còn hiệu lực
Công ty hoàn toàn có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan quản lý thị trường và có thể
đưa đơn kiện bên xâm phạm. Không phải dễ dàng để xây dựng một thương hiệu
máy lọc nước có chỗ đứng 5 năm trên thị trường. Vì vậy, song song với xây dựng
thương hiệu thì công ty Trường Sơn cũng cần phải bảo vệ thương hiệu của mình.
Một cách để bảo vệ thương hiệu của mình là đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh
nghiệp, khi đó doanh nghiệp có lợi thế là tránh khả năng nhầm lẫn với các thương
hiệu của người khác có cùng lĩnh vực với mình; tránh được các vấn đề tranh chấp,
phát sinh trong quá trình sử dụng thương hiệu và đặc biệt có quyền sở hữu độc
quyền thương hiệu. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung
2017 tại điều 192 thì tội sản xuất, buôn bán hàng giả của thương hiệu Maxga sẽ bị
xử phạt hành chính. Tuy nhiên, việc công ty Trường Sơn trình báo ngay lên cơ
quan chức năng là chưa thực sự đúng đắn, vì công ty Trường Sơn chưa suy nghĩ tới
phương án cảnh báo và thương lượng với thương hiệu Maxga vì có thể việc xâm
phạm này chỉ là vô tình do do không tìm hiểu kỹ khi xây dựng thương hiệu hoặc
do thiếu hiểu biết về pháp luật,... Thương lượng vẫn là cách giải quyết hòa bình và
êm đẹp cho cả đôi bên, để tránh được các vụ lùm xùm không đáng xuất hiện mà
ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh thương hiệu.
Trường hợp 2: Nếu thương hiệu Maiwa chưa được công ty Trường Sơn đăng kí
bảo hộ hoặc hết hiệu lực đăng kí bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp
Hành động Công ty Trường Sơn cho rằng mình đã bị thương hiệu Maxga xâm
phạm thương hiệu và đã thông báo với cơ quan quản lý thị trường về tình huống
xâm phạm này là hoàn toàn sai do không đủ cơ sở để trình báo với cơ quan. Bên
cạnh đó, thương hiệu Maxga có thể lên đơn kiện lại công ty Trường Sơn vì tội tố
cáo vô căn cứ, điều này làm cho đôi bên xảy ra mâu thuẫn. Thương hiệu Maxga thì
bị khách hàng hiểu lầm, mất uy tín. Còn bên công ty Trường Sơn thì mọi công sức
nỗ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty Trường Sơn trong 5 năm qua có
thể sẽ bị sụp đổ một cách không đáng có khi hình ảnh thương hiệu Maiwa trong
mắt người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng sau vụ việc này xảy ra
Còn một trường hợp nữa là thương hiệu Maiwa đăng ký bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp sau thương hiệu Maxga: Tuy nhiên, trường hợp này ít khả năng xảy ra vì
công ty Trường Sơn là một công ty máy lọc đã hoạt động một thời gian 5 năm khá
dài mà gần đây mới thấy thương hiệu Maxga xuất hiện
=) Với góc độ là chuyên gia thương hiệu thì chưa thể kết luận đúng hay sai về
nhận định của công ty Trường Sơn do vẫn thiếu dẫn chứng để kết luận. Ta cần có
đủ dẫn chứng, bằng chứng cụ thể để căn cứ vào đó tìm cách giải quyết hợp lý, công
bằng mà không gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.
+ Gợi ý cho công ty Trường Sơn về quy trình giải quyết tình huống xâm phạm
thương hiệu này như sau:
Nếu em là một chuyên gia thương hiệu của công ty Trường Sơn thì quy trình giải
quyết tình huống này được căn cứ theo hai trường hợp trên đó là: Thương hiệu
Maiwa đã đăng kí bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp và gia hạn còn hiệu lực;
Thương hiệu Maiwa chưa được đăng kí bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp hoặc hết
hiệu lực gia hạn.
Với trường hợp công ty Trường Sơn đã đăng kí bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp
và gia hạn còn hiệu lực cho thương hiệu Maiwa
Trình tự ưu tiên xử lý các xâm phạm về tranh chấp thương hiệu như sau:
1. Chứng minh tính hợp pháp của các yếu tố thương hiệu liên quan
Việc đầu tiên, xác định cụ thể từng hành vi xâm phạm để thấy rõ rằng thương hiệu
đã bị xâm phạm về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
Sau đó, cung cấp các văn bằng, chứng chỉ có liên quan để chứng minh tính hợp
pháp của thương hiệu máy lọc nước Maiwa:
- Bản gốc văn bằng bảo hộ: trong đó gồm bản mô tả kiểu dáng máy lọc nước được
bảo hộ công ty Trường Sơn, ngày nộp đơn đăng ký, chủ sở hữu là công ty Trường
Sơn và thời hạn bảo hộ.
- Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp
2. Tập hợp bằng chứng về những hành vi xâm phạm thương hiệu
Công ty Trường Sơn cần xác minh và thu thập chứng cứ, thông tin liên quan tới
hành vi xâm phạm của thương hiệu Maxga
Theo Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
Công ty Trường Sơn cần thu thập:
- Chứng cứ chứng minh hành vi của thương hiệu Maxga xảy ra trên lãnh thổ Việt
Nam với mẫu máy lọc nước thu được ở thị trường; giấy tờ/hình ảnh quảng cáo cho
sản phẩm; danh sách cửa hàng phân phối sản phẩm; địa chỉ cơ sở sản xuất, hình
ảnh nhà xưởng
- Chứng minh có yếu tố xâm phạm trong kiểu dáng máy lọc nước: Sản phẩm của
Maxga tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể giống kiểu dáng máy
lọc nước của công ty Trường Sơn. Đưa ra bằng chứng, chứng cứ xác thực, các báo
cáo phân tích chi tiết về độ trùng khớp về kiểu dáng, màu sắc, chất lượng giữa hai
sản phẩm có kiểm chứng
- Chứng minh việc sử dụng kiểu dáng máy lọc nước của thương hiệu Maxga
không được công ty Trường Sơn đồng ý ( Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã quy
định trường hợp giới hạn quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp tại Điều
134)
Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt
hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hạ

You might also like