You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT

KHOA LUẬT KINH TẾ

_____________________

TRẦN NGÔ HƯƠNG GIANG

CÁC LOẠI CỔ PHẦN, ĐIỀU KIỆN PHÁT HÀNH CỔ PHẦN
VÀ ĐỊA VỊ CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO PHÁP LUẬT CỦA SINGAPORE VÀ MYANMAR

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO THỊ THU HẰNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


NHẬT KÝ THỰC TẬP

CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI ANH

1. Giới thiệu về đơn vị thực tập.

Công ty TNHH Hoàng Hải Anh được thành lập và hoạt động theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3600908102 do Phòng Đăng ký kinh
doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 31 tháng 07 năm
2007. Công ty đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất gỗ công
nghiệp cũng như các sản phẩm nội thất gỗ đa dạng. Trải qua thời gian dài
luôn luôn hoạt động với phương châm ưu tiên đầu là chất lượng sản phẩm -
"Quality first", Công ty đã được khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng
chọn làm đối tác lâu dài.

Công ty TNHH Hoàng Hải Anh luôn chú trọng đến vấn đề nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phát triển bền vững. Để làm được điều đó,
từ khi thành lập đến nay, Công ty đã liên tục đầu tư nhập máy móc, dây
chuyền sản xuất hiện đại. Các công đoạn sản xuất được tự động hóa từ gia
công thô, gia công tinh đến lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Điều này giúp tăng
năng suất lao động, đảm bảo chất lượng, tính chính xác cũng như tính thẩm
mĩ cao cho từng sản phẩm. Đồng thời, Công ty cũng thường xuyên tuyển
chọn đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân có năng lực,
kinh nghiệm và tay nghề cao. Với mong muốn liên tục phát triển và vươn xa
hơn nữa, Công ty Hoàng Hải Anh luôn tìm tòi, sáng tạo, áp dụng công nghệ
mới để cho ra những sản phẩm nội thất gỗ với mẫu mã đa dạng, chất lượng
cao, kiểu dáng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao
của khách hàng trên thị trường trong và ngoài nước.
2. Nội dung Nhật ký thực tập.

Tuầ
Thời gian Nội dung thực tập
n

- Tập sử dụng trang thiết bị văn phòng;


03/01/2022 –
1 - Liên hệ làm việc với các cơ quan nhà nước;
09/01/2022
- Đi nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước.

- Nghiên cứu quy định pháp luật về hoạt động của

10/01/2022 – Công ty TNHH Một thành viên;


2
16/01/2022 - Hỗ trợ chuyên viên pháp lý soạn thảo hồ sơ thành
lập doanh nghiệp Công ty TNHH Một thành viên.

- Nghiên cứu quy định pháp luật và thủ tục pháp lý về

17/01/2022 – giấy phép lao động và giấy phép an ninh trật tự xã hội;
3
23/01/2022 - Hỗ trợ chuyên viên pháp lý soạn thảo hồ sơ xin cấp
giấy phép lao động và giấy phép an toàn trật tự xã hội.

- Nghiên cứu quy định pháp luật và thủ tục pháp lý về

24/01/2022 – bảo hộ sở hữu trí tuệ;


4
28/01/2022 - Hỗ trợ chuyên viên soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy
phép bảo hộ sở hữu trí tuệ.

5 07/02/2022 – - Nghiên cứu những quy định pháp luật mới của Bộ
luật Lao động 2019;

- Hỗ trợ chuyên viên pháp lý soạn thảo quy định nội
13/02/2022
bộ công ty;

- Soạn thảo và rà soát hợp đồng lao động của công ty.

- Nghiên cứu quy định pháp luật và thủ tục pháp lý về

14/02/2022 – thành lập chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên;
6
20/02/2022 - Hỗ trợ chuyên viên pháp lý soạn thảo hồ sơ thành
lập chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên.

- Hỗ trợ chuyên viên pháp lý làm việc với đối tác và
khách hàng nước ngoài (Singapore, Indonesia, Ấn Độ,
21/02/2022 – Nga);
7
28/02/2022
- Soạn thảo hợp đồng thương mại giữa Công ty và
khách hàng.
3. Tổng kết kỳ thực tập.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hoàng Hải Anh, thực tập
sinh đã có cơ hội tiếp xúc, học hỏi, trau dồi và rèn luyện các kỹ năng làm
việc cũng như những kiến thức chuyên môn. Cụ thể, thực tập sinh đã được
tham gia soạn thảo các hồ sơ thủ tục pháp lý, soạn thảo hợp đồng lao động
và thương mại; đồng thời, thực tập sinh cũng được làm việc với các cơ quan
nhà nước cũng như các khách hàng trong nước và quốc tế. Đây sẽ là kinh
nghiệm và nền tảng vững chắc cho thực tập sinh có thể phát triển cơ hội
nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Thực tập sinh xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến với đơn vị thực
tập, giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hải Anh, trưởng phòng pháp chế cũng
như các anh, chị chuyên viên pháp lý đã luôn nhiệt tình hướng dẫn trong suốt
quá trình thực tập. Sự hỗ trợ của các anh, chị là những bài học quý báu giúp
thực tập sinh có thể vững bước trên con đường của mình.
4. Nhận xét của đơn vị thực tập.

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Đồng Nai, ngày 28 tháng 02 năm 2022

Xác nhận của đơn vị thực tập

(ký và ghi rõ họ tên)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT Ý NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT


TẮT

Accounting and Corporate Regulatory Authority

1 ACRA Cơ quan Quản lý doanh nghiệp và kế toán của


Singapore

2 CTCP Công ty cổ phần

3 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

4 HĐQT Hội đồng quản trị


MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU.....................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài............................................................2

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài......................3

3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài.........................................................3

3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài........................................................3

3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...........................................................4

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài......................................................4

5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài...............................................................5

6. Bố cục của bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp.........................................5

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................6

CHƯƠNG 1. CÁC LOẠI CỔ PHẦN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT HÀNH CỔ
PHẦN THEO PHÁP LUẬT CỦA SINGAPORE VÀ MYANMAR.........6

1.1. Khái niệm và đặc điểm các loại cổ phần theo pháp luật của
Singapore và Myanmar..............................................................................6

1.1.1. Khái niệm và phân loại các loại cổ phần theo pháp luật Singapore.
...................................................................................................................6

1.1.2. Khái niệm và phân loại các loại cổ phần theo pháp luật Myanmar.7

1.1.3. So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp
luật Singapore và Myanmar về cổ phần....................................................8

1.2. Điều kiện phát hành cổ phần theo pháp luật của Singapore và
Myanmar.....................................................................................................9
1.2.1. Điều kiện phát hành cổ phần theo pháp luật của Singapore............9

1.2.2. Điều kiện phát hành cổ phần theo pháp luật của Myanmar..........11

1.2.3. So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp
luật Singapore và Myanmar về điều kiện phát hành cổ phần..................12

CHƯƠNG 2. ĐỊA VỊ CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO PHÁP LUẬT CỦA SINGAPORE VÀ MYANMAR...................15

2.1. Quyền của cổ đông theo pháp luật của Singapore và Myanmar.. 15

2.1.1. Quyền của cổ đông theo pháp luật của Singapore........................15

2.1.2. Quyền của cổ đông theo pháp luật của Myanmar.........................19

2.1.3. So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp
luật Singapore và Myanmar về quyền của cổ đông trong công ty cổ phần.
.................................................................................................................23

2.2. Nghĩa vụ của cổ đông theo pháp luật của Singapore và Myanmar.
....................................................................................................................26

2.2.1. Nghĩa vụ của cổ đông theo pháp luật của Singapore....................26

2.2.2. Nghĩa vụ của cổ đông theo pháp luật của Myanmar.....................27

2.2.3. So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp
luật Singapore và Myanmar về nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ
phần.........................................................................................................29

KẾT LUẬN..................................................................................................31
13

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Trong khu vực Đông Nam Á, Cộng hòa Singapore tuy có diện tích
nhỏ bé được xem là quốc gia phát triển nhất cả về kinh tế và xã hội. Trái lại,
Cộng hòa Liên bang Myanmar từng được xem là thành viên tiềm năng của
Đông Nam Á nhưng bởi vì những bất ổn về mặt chính trị đã kìm hãm nền
kinh tế của đất nước này. Hai quốc gia này tuy có sự chênh lệch về kinh tế
nhưng đều là những quốc gia láng giềng của Việt Nam, vậy nên sẽ có sự
tương đồng nhất định với Việt Nam. Do đó, pháp luật Việt Nam có thể học
hỏi từ kinh nghiệm của hai quốc gia này để làm tiền đề cho sự phát triển hơn
nữa của hệ thống pháp luật của mình, đặc biệt là hệ thống pháp luật về doanh
nghiệp.

Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020 đã được Quốc hội thông qua vào
năm 2020 và có hiệu lực chính thức kể từ ngày 01/01/2021. Tuy mới được
ban hành nhưng các nhà làm luật đã liên tục thực hiện sửa đổi và bổ sung
một số quy định pháp luật của Luật Doanh nghiệp sao cho chặt chẽ hơn và
phù hợp với thực tiễn, trong đó có quy định liên quan đến công ty cổ phần.
Trong bối cảnh nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa tiến đến toàn cầu
hóa như hiện nay, công ty cổ phần đã dần khẳng định được vai trò và vị thế
của mình trong nền kinh tế quốc dân. Vậy nên, những quy định pháp luật về
loại hình doanh nghiệp này cần được đặc biệt chú trọng và hoàn thiện.

Khi nhắc đến công ty cổ phần, chúng ta sẽ nghĩ đến ngay cổ phần và
cổ đông, hai khái niệm riêng biệt mà chỉ công ty cổ phần mới có. Trong đó,
pháp luật sẽ quy định các loại cổ phần nào mà một công ty cổ phần được
phép phát hành và công ty cổ phần phải đáp ứng các điều kiện gì để có thể
phát hành những loại cổ phần đó. Về phần cổ đông, với tư cách là người sở
14

hữu cổ phần trong một công ty cổ phần, sẽ có được những quyền lợi gì cũng
như phải gánh vác những nghĩa vụ gì. Đây là những vấn đề thường được
quan tâm và chú trọng khi nói về công ty cổ phần. Xét thấy tầm quan trọng
của điều này, tác giả đã chọn đề tài “Các loại cổ phần, điều kiện phát hành
cổ phần và địa vị của cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật của
Singapore và Myanmar” để thấy được sự tương đồng và khác biệt của quy
định pháp luật Việt Nam về cổ phần, điều kiện phát hành cổ phần và địa vị
của cổ đông trong công ty cổ phần so với pháp luật Singapore và Myanmar.
Từ đó, chúng ta có thể học hỏi những điểm tiến bộ của pháp luật nước bạn
nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật doanh nghiệp Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.

- Luận văn “So sánh chế định bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ
phần theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia Đông Nam Á”
của Thạc sĩ Huỳnh Thị Trúc Linh năm 2021. Tác giả đã trình bày những vấn
đề lý luận về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần dưới góc độ
pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đặt lên bàn cân so sánh
những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ
đông thiểu số với quy định pháp luật của một số quốc gia Đông Nam Á như
Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines, từ đó, rút ra bài học và đề
xuất một số kiến nghị cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ
cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần.

- Luận văn “Các điều kiện để công ty cổ phần phát hành cổ phần và
trái phiếu mới” của Hoàng Ngọc Tới. Bài viết đã phân tích khái niệm, đặc
điểm và lịch sử hình thành của công ty cổ phần, đặc điểm cổ phần, cổ phiếu
và trái phiếu trong công ty cổ phần cũng như điều kiện phát hành của từng
loại.
15

- Luận văn “Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần”
của Nguyễn Thị Cà. Bài nghiên cứu trình bày về lịch sử hình thành và phát
triển của công ty cổ phần trên thế giới và ở Việt Nam, những vấn đề lý luận
về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi, và đưa ra
một số kiến nghị và giải pháp về quyền và nghĩa vụ của cổ đông từ những
bất cập của Luật Doanh nghiệp.

- Bài nghiên cứu “Shareholders' rights in private and public

companies in Singapore: overview” (tạm dịch: “Tổng quan về quyền của cổ
đông trong công ty tư nhân và công ty công ở Singapore”) của tác giả Lee
Suet-Fern. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã trình bày các loại hình công ty
được sở hữu cổ phần và có trách nhiệm hữu hạn theo Luật Công ty
Singapore 1967. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến các quyền của cổ đông
như quyền được tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông,
quyền của cổ đông đối giám đốc và kiểm toán viên, quyền của cổ đông đối
với hoạt động của công ty,…

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài.

Trong bài báo cáo, tác giả sẽ trình bày quy định của pháp luật Việt
Nam, Singapore và Myanmar về cổ phần, điều kiện phát hành cổ phần và địa
vị của cổ đông trong công ty cổ phần nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa quy định
của luật Việt Nam với quy định pháp luật của hai quốc gia còn lại.

3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.


16

Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật của ba nước Đông
Nam á: Việt Nam, Singapore và Myanmar về cổ phần, điều kiện phát hành
cổ phần và địa vị của cổ đông trong công ty cổ phần.

3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đề tài có phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu như sau:

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các quy định
pháp luật về cổ phần, điều kiện phát hành cổ phần và địa vị của cổ đông
trong công ty cổ phần của phát luật các nước Việt Nam, Singapore và
Myanmar.

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 đến năm 2022.

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp so sánh luật: Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, nhóm
tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đặc biệt là các quy định pháp luật của
cả ba quốc gia Việt Nam, Singapore và Myanmar để chỉ ra những sự khác
biệt cũng như những tiến bộ và hạn chế còn tồn đọng của pháp luật Việt
Nam so với hai quốc gia còn lại.

- Phương pháp phân tích: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy
định pháp luật về cổ phần, các loại cổ phần và điều kiện phát hành cũng như
địa vị của cổ đông trong công ty cổ phần của Việt Nam, Singapore và
Myanmar.

- Phương pháp liệt kê: Bài nghiên cứu liệt kê các loại cổ phần mà công
ty cổ phần được quyền phát hành, các quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông
cũng như các nghĩa vụ mà cổ đông phải thực hiện khi nắm giữ cổ phần.
17

5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.

Tác giả sẽ so sánh quy định của pháp luật Việt Nam về cổ phần, điều
kiện phát hành cổ phần và địa vị của cổ đông trong công ty cổ phần với quy
định của pháp luật Singapore và Myanmar. Sự so sánh này có mục đích
nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa quy định của luật Việt Nam với quy định của
pháp luật hai quốc gia còn lại, từ đó chỉ ra sự tiến bộ cũng như những bất cập
mà pháp luật Việt Nam cần học hỏi để khắc phục và hoàn thiện.

6. Bố cục của bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Bài báo cáo gồm hai phần: phần mở đầu và phần nội dung nghiên cứu.

- Trong phần mở đầu, tác giả giới thiệu về lý do chọn đề tài, tình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
của đề tài, các phương pháp được sử dụng đề tiến hành nghiên cứu, cũng
như ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài, và bố cục tổng thể của
bài báo cáo.

- Trong phần nội dung nghiên cứu, tác giả đề cập đến quy định của
pháp luật Singapore và Myanmar về cổ phần, các loại cổ phần, điều kiện
phát hành cổ phần và địa vị của một cổ đông trong công ty cổ phần. Từ đó,
tác giả so sánh chúng với quy định của pháp luật Việt Nam.
18

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CÁC LOẠI CỔ PHẦN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT HÀNH CỔ
PHẦN THEO PHÁP LUẬT CỦA SINGAPORE VÀ MYANMAR.

1.1. Khái niệm và đặc điểm các loại cổ phần theo pháp luật của
Singapore và Myanmar.

1.1.1. Khái niệm và phân loại các loại cổ phần theo pháp luật Singapore.

1.1.1.1. Khái niệm cổ phần.

Khái niệm “cổ phần” được pháp luật Singapore định nghĩa là phần vốn cổ
phần của một công ty.1 Cổ phần là động sản, không phải là bất động sản, và
có thể chuyển nhượng theo thủ tục do Điều lệ công ty quy định.2

1.1.1.2. Các loại cổ phần.

Luật Công ty Singapore 1967 cho phép một công ty cổ phần (CTCP)
được quyền phát hành nhiều loại cổ phần nhằm cung cấp các đặc quyền và
quyền lợi khác nhau cho các cổ đông sở hữu chúng. Các loại cổ phần được
phép phát hành bao gồm:

(i) Cổ phần phổ thông;

(ii) Cổ phần ưu đãi cổ tức;

(iii) Cổ phần hoãn loại3;

(iv) Cổ phần quản lý4;

(v) Cổ phần có thể mua lại;


1
Khoản 1 Điều 4 Luật Công ty Singapore 1967.
2
Điều 121 Luật Công ty Singapore 1967.
3
Trái với cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ đông sở hữu cổ phần hoãn lại sẽ không được nhận cổ tức cho đến khi cổ
tức tối thiểu được trả cho tất cả các cổ đông khác.
4
Cổ phần quản lý thường được trao cho những người thành lập công ty và có quyền biểu quyết.
19

(vi) Cổ phần không có quyền biểu quyết; và

(vii) Cổ phần theo Alphabet5.

1.1.2. Khái niệm và phân loại các loại cổ phần theo pháp luật Myanmar.

1.1.2.1. Khái niệm cổ phần.

Theo pháp luật Myanmar, cổ phần được định nghĩa là một phần trong
tổng vốn điều lệ của công ty.6 Bản chất của cổ phần là động sản và có thể
chuyển nhượng theo thủ tục được pháp luật Myanmar và Điều lệ của công ty
quy định hoặc cho phép.7

1.1.2.2. Các loại cổ phần.

Pháp luật Myanmar cho phép một CTCP được quyền phát hành nhiều
loại cổ phần khác nhau cũng như được quyền ấn định điều khoản phát hành
của các loại cổ phần đó. Công ty được quyền phát hành các loại cổ phần sau:

(i) Cổ phần phổ thông;

(ii) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

(iii) Cổ phần ưu đãi hoặc hạn chế trong việc nhận cổ tức;

(vi) Cổ phần có quyền biểu quyết, gồm: cổ phần có quyền biểu quyết
đặc biệt, cổ phần có quyền biểu quyết hạn chế, và cổ phần có quyền biểu
quyết có điều kiện; và

(v) Cổ phần không có quyền biểu quyết.8

5
Công ty có quyền tạo ra các loại cổ phiếu khác nhau (loại A, loại B, loại C) với mỗi loại cung cấp các
quyền và đặc quyền khác nhau cho cổ đông.
6
Điểm 36 khoản c Điều 1 Luật Công ty Myanmar 2017.
7
Điều 60 Luật Công ty Myanmar 2017.
8
Khoản a Điều 62 Luật Công ty Myanmar 2017.
20

Ngoài ra, theo quy định của Luật Công ty Myanmar 2017, các luật
hiện hành khác, Điều lệ của công ty hoặc điều khoản phát hành cổ phần, một
CTCP cũng có thể phát hành quyền chọn mua cổ phần, những loại chứng
khoán khác có thể chuyển đổi thành cổ phần, và những quyền khác.9

1.1.3. So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp
luật Singapore và Myanmar về cổ phần.

1.1.3.1. Khái niệm cổ phần.

Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020 không quy định cụ thể khái niệm
cổ phần là gì. Tuy nhiên, trong phần quy định về CTCP, cổ phần được định
nghĩa những phần bằng nhau của vốn điều lệ.10 Như vậy, mặc dù từ ngữ
được dùng để định nghĩa khái niệm cổ phần của pháp luật Việt Nam,
Singapore và Myanmar ít nhiều có sự khác biệt nhưng nhìn chung đều giống
nhau về mặt nội dung. Đó là vốn điều lệ của CTCP được chia thành những
phần bằng nhau, phần bằng nhau này được gọi là cổ phần.

1.1.3.2. Các loại cổ phần.

Pháp luật Việt Nam quy định có hai loại cổ phần: cổ phần phổ thông
và cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

(i) Cổ phần ưu đãi cổ tức;

(ii) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

(iii) Cổ phần ưu đãi biểu quyết; và

(iv) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp
luật về chứng khoán.11

9
Khoản b Điều 62 Luật Công ty Myanmar 2017.
10
Điểm a khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020.
11
Khoản 1 và 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020.
21

So với Luật Công ty của Singapore và Myanmar, Luật Doanh nghiệp
Việt Nam 2020 quy định ít loại cổ phần hơn. Ngoài những loại cổ phần như
cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ
phần ưu đãi hoàn lại tương tự như Việt Nam, Singapore và Myanmar còn
quy định một số loại cổ phần khác mà một CTCP được phép phát hành.
Chẳng hạn, Luật Công ty Singapore 1967 có quy định về loại cổ phần ưu đãi
hoãn lại hay loại cổ phần theo Alphabet. Điều này cho thấy pháp luật
Singapore cho các CTCP sự tự do rất lớn trong việc lựa chọn cổ phần phát
hành. Đây cũng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các cổ đông khi muốn
nắm giữ cổ phần của một CTCP. Đặc biệt, luật Singapore và Myanmar đều
cho phép CTCP được quyền phát hành cổ phần không có quyền biểu quyết.
Việc phát hành cổ phần không có quyền biểu quyết là một cách thức nhằm
thu hút nhiều nhà đầu tư vốn vào công ty nhưng không làm ảnh hưởng đến
hoạt động quản trị doanh nghiệp, bởi những người này dù nắm giữ số lượng
lớn cổ phần thì họ cũng không có quyền biểu quyết thông qua các nghị quyết
của công ty tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

1.2. Điều kiện phát hành cổ phần theo pháp luật của Singapore và
Myanmar.

1.2.1. Điều kiện phát hành cổ phần theo pháp luật của Singapore.

Để có thể phát hành cổ phần mới nhằm tăng vốn điều lệ, CTCP phải
thông qua một nghị quyết thông thường được biểu quyết bởi các cổ đông.
Việc phát hành cổ phần phải được cập nhật thành văn bản, gọi là đơn phân
bổ lại cổ phần.

Về đối tượng được phát hành cổ phần, pháp luật Singapore không quy
định về đối tượng mà CTCP được quyền chào bán cổ phần, đồng thời cũng
không quy định rằng công ty phải ưu tiên chào bán cổ phần cho cổ đông hiện
22

hữu.12 Như vậy, có thể thấy Luật Công ty Singapore trao quyền cho Điều lệ
của CTCP trong việc quy định công ty được quyền chào bán cổ phần cho
(những) đối tượng nào.

Về phương thức thanh toán, cổ đông có thể thanh toán cổ phần phát
hành dưới dạng thanh toán toàn bộ hoặc một phần, thanh toán bằng tiền mặt
hoặc không bằng tiền mặt. Trường hợp thanh toán không bằng tiền mặt thì
công ty phải nộp kèm theo những văn bản và tài liệu theo quy định của pháp
luật khi đăng ký phát hành cổ phần với cơ quan có thẩm quyền.13

Về việc đăng ký phát hành cổ phần với cơ quan có thẩm quyền, trong
vòng 14 ngày kể từ ngày phát hành cổ phiếu, công ty phải nộp đơn phân bổ
lại cổ phần cho Cơ quan Quản lý doanh nghiệp và kế toán (ACRA14) theo
mẫu quy định, trong đó bao gồm các thông tin sau:

(i) Số lượng cổ phiếu trong đợt phát hành;

(ii) Số tiền (nếu có) được thanh toán hoặc được coi là thanh toán khi
phát hành từng cổ phần;

(iii) Số tiền (nếu có) chưa thanh toán trên mỗi cổ phần;

(iv) Loại cổ phần phát hành (nếu có);

(v) Thông tin của cổ đông:

- Đối với cổ đông là cá nhân, thông tin bao gồm: họ và tên, giấy
tờ tùy thân, quốc tịch và địa chỉ nơi cư trú;

12
Huỳnh Thị Trúc Linh, Quyền của cổ đông thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam so với Thái
Lan, Singapore, Philipines và khuyến nghị cho Việt Nam (2020), Tạp chí Công thương,
[https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/quyen-cua-co-dong-thieu-so-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-
nam-so-voi-thai-lan-singapore-philipines-va-khuyen-nghi-cho-viet-nam-70377.htm], truy cập ngày
28/03/2022.
13
Điều 63B Luật Công ty Singapore 1967.
14
Viết tắt của Accounting and Corporate Regulatory Authority.
23

- Đối với cổ đông là công ty, thông tin bao gồm: tên công ty hoặc
mã số doanh nghiệp và địa chỉ công ty;
- Số lượng và loại cổ phần mà cổ đông nắm giữ.15

Về hiệu lực phát hành cổ phần, cổ phần được xem là đã phát hành khi
Sổ đăng ký thành viên điện tử cập nhật tên cổ đông của công ty.16

1.2.2. Điều kiện phát hành cổ phần theo pháp luật của Myanmar.

CTCP phát hành cổ phần phải tuân thủ quy định của Luật Doanh
nghiệp Myanmar 2017, các luật hiện hành khác, Điều lệ của công ty cũng
như điều khoản phát hành của từng loại cổ phần.17 Hội đồng quản trị
(HĐQT) của công ty có thể phát hành cổ phần tại bất kỳ thời điểm nào, cho
bất kỳ người nào, với điều khoản phát hành và số lượng cổ phần phát hành
mà HĐQT cho phù hợp.18

Về đối tượng được phát hành cổ phần, HĐQT của công ty có thể phát
hành cổ phần cho bất kỳ người nào. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho
các cổ đông hiện hữu, Điều lệ của công ty có thể quy định rằng khi HĐQT
của công ty quyết định tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phần, cổ
phần phải được ưu tiên chào bán cho các cổ đông tương ứng tỷ lệ cổ phần
mà từng thành viên đang nắm giữ (không phân biệt là loại cổ phần nào).19

Về phương thức thanh toán, nếu Điều lệ của công ty có quy định, cổ
phần có thể được thanh toán toàn bộ hoặc thanh toán từng phần, thanh toán
bằng tiền mặt hoặc không bằng tiền mặt. Nếu cổ phần được thanh toán từng
phần thì điều khoản phát hành phải được quy định rõ ràng về từng đợt thanh

15
Khoản 1 Điều 63 Luật Công ty Singapore 1967.
16
Khoản 2 Điều 63 Luật Công ty Singapore 1967.
17
Khoản a Điều 62 Luật Công ty Myanmar 2017.
18
Khoản a Điều 63 Luật Công ty Myanmar 2017.
19
Khoản c Điều 63 Luật Công ty Myanmar 2017.
24

toán, và cổ đông phải có trách nhiệm thanh toán cho từng đợt thanh toán
đó.20

Về việc đăng ký phát hành cổ phần với cơ quan có thẩm quyền, trong
vòng 21 ngày kể từ ngày phát hành cổ phần, công ty phải gửi thông báo về
việc phát hành cổ phần theo mẫu quy định cho Cơ quan đăng ký Phát hành
cổ phần và chứng khoán. Trong thông báo phải ghi lại việc định giá cổ phần
phát hành và cổ phần được thanh toán toàn bộ hay thanh toán một phần.21

Về hiệu lực phát hành cổ phần, cổ phần được xem là đã phát hành khi
tên của người nắm giữ cổ phần được ghi vào Sổ đăng ký cổ đông của công ty
trong vòng 21 ngày kể từ ngày phát hành cổ phần.22

1.2.3. So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp
luật Singapore và Myanmar về điều kiện phát hành cổ phần.

Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện phát hành cổ phần của
CTCP có sự tương đồng nhưng đồng thời cũng có những khác biệt so với
pháp luật của Singapore và Myanmar.

Về đối tượng được phát hành cổ phần, tương tự như Myanmar, Việt
Nam cũng yêu cầu CTCP phải ưu tiên chào bán cổ phần cho các cổ đông
hiện hữu  theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty, nếu cổ đông
mua không hết thì số cổ phần còn lại sẽ được chào bán cho người khác.23
Trong khi đó, Singapore không quy định về vấn đề này, có nghĩa CTCP
được quyền quyết định chào bán cổ phần cho ai theo quy định của Điều lệ
công ty. Đây là một bước tiến bộ của pháp luật Singapore khi cho phép
CTCP được tự do trong việc lựa chọn đối tượng chào bán cổ phần.

20
Khoản b Điều 63 Luật Công ty Myanmar 2017.
21
Khoản a Điều 71 Luật Công ty Myanmar 2017.
22
Khoản b Điều 71 Luật Công ty Myanmar 2017.
23
Khoản 1 và 3 Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020.
25

Về phương thức thanh toán, theo khoản 4 Điều 124 Luật Doanh
nghiệp Việt Nam 2020, cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần trong một

lần.24 Điều này có sự khác biệt với quy định của Singapore và Myanmar khi
hai quốc gia này cho phép cổ đông được phép thanh toán cổ phần toàn bộ
trong một lần hay thanh toán từng phần. Đây được xem là một phương pháp
linh hoạt để thu hút nhà đầu tư vốn vào công ty, bởi trong trường hợp người
mua chưa có đủ tiền để thanh toán toàn bộ cổ phần cam kết mua thì họ có thể
chia ra thanh toán nhiều lần và vẫn được hưởng những quyền lợi với tư cách
là cổ đông. Phương pháp này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các cổ đông
vừa đảm bảo vốn điều lệ cho công ty.

Về việc đăng ký phát hành cổ phần với cơ quan có thẩm quyền, CTCP
Việt Nam sau khi phát hành cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ cũng phải đăng
ký với cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, CTCP thực hiện đăng ký thay đổi vốn
điều lệ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty
đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán cổ
phần.25

Về hiệu lực phát hành cổ phần, trong Luật Doanh nghiệp 2020, cổ
phần được coi là đã phát hành khi được thanh toán đủ và thông tin về người
mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua
cổ phần trở thành cổ đông của công ty.26 Khác với Việt Nam, Singapore và
Myanmar quy định rằng cổ phần được xem là đã phát hành khi tên của cổ
đông được cập nhật trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty, không bắt buộc
cổ đông phải thanh toán đủ tại thời điểm đó, bởi pháp luật của hai quốc gia
này cho phép cổ đông được lựa chọn thanh toán đủ trong một lần hoặc thanh
toán từng phần theo từng đợt thanh toán.

24
Khoản 4 Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020.
25
Khoản 4 Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020.
26
Khoản 4 Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020.
26

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày về khái niệm cổ phần, các loại cổ
phần cũng như điều kiện phát hành cổ phần theo quy định pháp luật của ba
quốc gia Việt Nam, Singapore và Myanmar. Những quy định này có sự
tương đồng với nhau về định nghĩa cổ phần là gì, một số loại cổ phần mà
CTCP được phép phát hành như cổ phần phổ thông, cổ phần biểu quyết, cổ
phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, về quy định công ty phải đăng
ký sự thay đổi vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành phát
hành cổ phần. Cùng với sự tương đồng là sự khác biệt giữa các quy định
pháp luật của cả ba quốc gia. Theo đó, pháp luật Singapore quy định khá đa
dạng các loại cổ phần như cổ phần hoãn lại, cổ phần Alphabet, đặc biệt là cổ
phần không có quyền biểu quyết. Pháp luật Myanmar cũng cho phép CTCP
được quyền phát hành loại cổ phần này. Đây là một thiếu sót của pháp luật
Việt Nam khi không quy định về loại cổ phần này trong khi nó đem lại lợi
ích đáng kể cho doanh nghiệp trên thực tế. Bên cạnh đó, các điều kiện phát
hành cổ phần của luật Việt Nam cũng có những bất cập mà chúng ta có thể
học hỏi từ quy định của luật Singapore và Myanmar để khắc phục, đơn cử
như trao quyền cho CTCP trong việc quyết định đối tượng chào bán cổ phần
hay cho phép cổ đông được lựa chọn phương thức thanh toán đủ số cổ phần
cam kết mua trong một lần thanh toán hoặc chia ra thanh toán nhiều lần nếu
cổ đông có nhu cầu.
27

CHƯƠNG 2. ĐỊA VỊ CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO PHÁP LUẬT CỦA SINGAPORE VÀ MYANMAR.

Pháp luật Singapore và pháp luật Myanmar không định nghĩa khái
niệm địa vị của cổ đông là gì, ngay cả pháp luật Việt Nam cũng vậy. Tuy
nhiên, có thể hiểu, địa vị của cổ đông là các quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể với tư cách là người sở hữu cổ phần trong CTCP.

2.1. Quyền của cổ đông theo pháp luật của Singapore và Myanmar.

2.1.1. Quyền của cổ đông theo pháp luật của Singapore.

2.1.1.1. Quyền biểu quyết.

Cổ phần có quyền biểu quyết trao cho người nắm giữ nó quyền có một
phiếu bầu trong tại cuộc họp ĐHĐCĐ của công ty khi thông qua bất kỳ nghị
quyết nào.27 Đó có thể là nghị quyết về bổ nhiệm và miễn nhiệm vị trí giám
đốc, thay đổi cơ cấu công ty, thay đổi vốn cổ phần của công ty, thay đổi tên
của công ty,…

Để đảm bảo quyền lợi cho công ty cũng như các cổ đông, Điều lệ của công
ty có thể quy định rằng một cổ đông chỉ được quyền biểu quyết khi đã thanh
toán toàn bộ cổ phần mà mình được chào bán.28 Tuy nhiên, đây là quyền do
pháp luật trao cho Điều lệ công ty chứ không phải là quy định bắt buộc, vậy
nên nếu Điều lệ không có quy định này thì cổ đông được quyền biểu quyết
khi sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết và tên của cổ đông đã được cập nhật
trong Sổ đăng ký thành viên điện tử.

Quyền biểu quyết của cổ đông có thể bị phủ nhận, thay đổi hoặc bổ
sung bởi quy định của Điều lệ công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,

27
Khoản 1 Điều 64 Luật Công ty Singapore 1967.
28
Khoản 2 Điều 64 Luật Công ty Singapore 1967.
28

cho dù Điều lệ có quy định thì quyền biểu quyết của cổ đông sẽ không bị
phủ nhận hoặc thay đổi, cụ thể:

(i) Trường hợp biểu quyết thông qua nghị quyết ngừng hoạt động công
ty (phá sản, tái cấu trúc hoặc giải thể) một cách tự nguyện; hoặc

(ii) Trường hợp biểu quyết thông qua nghị quyết thay đổi bất kỳ quyền
nào gắn liền với một loại cổ phần cụ thể.29

Cổ đông có quyền ủy quyền cho người khác thay mặt tham gia biểu
quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ của công ty. Người được ủy quyền cho dù là cổ
đông hay không phải cổ đông của công ty thì vẫn sẽ có những quyền lợi như
một cổ đông tại cuộc họp như phát biểu ý kiến hay biểu quyết thông qua một
nghị quyết bất kỳ.30

2.1.1.2. Quyền tham gia và triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Cổ đông có quyền tham dự các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên cũng


như quyền phát biểu ý kiến tại cuộc họp.31 Trong một số trường hợp nhất
định, cổ đông thiểu số có thể triệu tập cuộc họp bất thường giữa các kỳ họp
ĐHĐCĐ. Pháp luật công ty Singapore cho phép hai hoặc nhiều cổ đông nắm
giữ không dưới 10% tổng số cổ phần của công ty (không bao gồm cổ phần
ký quỹ) có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường.32

Cho dù vì bất kỳ lý do gì, nếu các cổ đông đủ điều kiện để yêu cầu
triệu tập một cuộc họp bất thường nhưng cuộc họp không được tổ chức, thì
cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định yêu cầu công ty
triệu tập cuộc họp theo cách tổ chức và tiến hành mà Tòa án cho là phù
hợp.33
29
Khoản 3 Điều 64 Luật Công ty Singapore 1967.
30
Khoản 1 ĐIều 181 Luật Công ty Singapore 1967.
31
Khoản 1 Điếu 180 Luật Công ty Singapore 1967.
32
Khoản 1 Điều 177 Luật Công ty Singapore 1967.
33
Điều 182 Luật Công ty Singapore 1967.
29

2.1.1.3. Quyền được đối xử công bằng.

Theo điều 216 của Luật Công ty Singapore 1967, các cổ đông có thể
yêu cầu Tòa án Singapore bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu có
căn cứ cho rằng:

(i) Công ty hoặc các giám đốc của công ty có hành vi mang tính đàn
áp hoặc bất chấp lợi ích của một hoặc nhiều cổ đông; hoặc

(ii) Công ty, cổ đông, người nắm giữ giấy nợ hoặc giám đốc của công
ty có hành vi phân biệt đối xử hoặc gây bất lợi cho một hoặc nhiều cổ đông.

Theo đó, Tòa án sẽ xem xét có sự vi phạm thuộc hai trường hợp trên
hay không. Nếu có, Tòa án sẽ ban hành lệnh sao cho phù hợp nhằm mục
đích chấm dứt hoặc khắc phục các vấn đề bị khiếu nại.34

2.1.1.4. Quyền nhận cổ tức.

Giám đốc của một công ty có quyền đề nghị trả một mức cổ tức cố
định. Tuy nhiên, để chính thức phân phối cổ tức, công ty phải thông qua một
nghị quyết do các cổ đông biểu quyết. Thông thường, các công ty trả cổ tức
theo thứ bậc, trong đó cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận cổ tức trước cổ
đông phổ thông.35 Trường hợp cổ đông chưa thanh toán hết số cổ phần được
chào bán thì chỉ được nhận cổ tức tương ứng với số cổ phần đã thanh toán.36

2.1.1.5. Quyền chuyển nhượng cổ phần.

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần nếu không thuộc


trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng bởi Điều lệ công ty. 37 Như vậy,

34
Khoản 1 Điều 216 Luật Công ty Singapore 1967.
35
Company Shares and Shareholders in Singapore, Corporate Services,
[https://www.corporateservices.com/singapore/singapore-company-shares-and-shareholders/#types], truy
cập ngày 28/03/2022.
36
Điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Công ty Singapore 1967.
37
Khoản 1 Điều 126 Luật Công ty Singapore 1967.
30

HĐQT thông thường không thể hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần trừ khi
Điều lệ công ty có quy định khác. Khi chuyển nhượng cổ phần, công ty tư
nhân phải nộp thông báo theo mẫu cho ACRA về việc chuyển nhượng cổ
phần đó hoặc báo cáo việc chuyển nhượng trong lợi nhuận hàng năm.38

Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông đã chết được thực hiện bởi
người đại diện theo pháp luật sẽ có hiệu lực pháp luật như chính cổ đông đó
thực hiện tại thời điểm chuyển nhượng, cho dù người đại diện cá nhân đó
không phải là thành viên của công ty. Theo đó, người đại diện theo pháp luật
của cổ đông phải cung cấp cho công ty bất kỳ tài liệu có giá trị pháp lý như
di chúc được chứng thực hoặc thư quản lý di sản của cổ đông đã mất nhằm
chứng minh sự đại diện hợp pháp của mình và phải được công ty chấp
nhận.39

Việc chuyển nhượng cổ phần được xem là có hiệu lực khi Sổ đăng ký
cổ đông điện tử của công ty được ACRA cập nhật tên của cổ đông mới.40

2.1.1.6. Quyền tiếp cận với tài liệu của công ty.

Một cổ đông có quyền truy cập vào các sổ đăng ký và hồ sơ khác nhau
của công ty, chẳng hạn như sổ đăng ký thành viên, giám đốc, thư ký, người
quản lý, kiểm toán viên, cổ đông lớn, người nắm giữ giấy nợ và các khoản
phí,... Cổ đông cũng có quyền nhận được bản sao báo cáo tài chính đã được
kiểm toán của công ty kiểm định (hoặc đối với công ty mẹ là báo cáo tài
chính hợp nhất) và bảng cân đối kế toán cùng với bản sao báo cáo kiểm toán
ít nhất 14 ngày trước khi tài liệu được trình bày tại cuộc họp ĐHĐCĐ.41

2.1.1.7. Quyền đối với tài sản của công ty sau khi công ty ngừng hoạt động.

38
Khoản 2 Điều 126 Luật Công ty Singapore 1967.
39
Khoản 1 và 2 Điều 130AC Luật Công ty Singapore 1967.
40
Khoản 3 Điều 126 Luật Công ty Singapore 1967.
41
Khoản 1 Điều 164A Luật Công ty Singapore 1967.
31

Khi một công ty ngừng hoạt động (phá sản, tái cơ cấu hoặc giải thể),
tuân theo các quy định của Luật Công ty Singapore 1967 về các khoản thanh
toán ưu đãi, tài sản của một công ty sẽ được áp dụng theo nguyên tắc pari
passu42để hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với các khoản nợ của công
ty. Sau khi các chủ nợ đã được thanh toán, mọi tài sản còn lại của công ty sẽ
được phân phối cho các cổ đông theo quyền và lợi ích của họ trong công ty,
trừ khi Điều lệ của công ty có quy định khác. Thông thường, cổ đông ưu đãi
có thể có quyền ưu tiên đối với tài sản của công ty trước cổ đông phổ
thông.43

2.1.2. Quyền của cổ đông theo pháp luật của Myanmar.

Theo pháp luật Myanmar, khi nắm giữ cổ phần, cổ đông được công ty
trao cho những quyền sau:44

2.1.2.1. Quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Luật Công ty Myanmar quy định những trường hợp CTCP phải được
chấp thuận của các cổ đông như giảm vốn điều lệ của công ty, mua lại cổ
phần của cổ đông, cung cấp trợ cấp hưu trí, hay cung cấp sự hỗ trợ tài chính
cho một người để người đó mua cổ phần của công ty hoặc công ty mẹ của
công ty. Đối với trường hợp công ty mua lại cổ phần của cổ đông, nếu công
mua lại cổ phần bình đẳng thì cần được thông qua bằng một nghị quyết
thông thường45 tại cuộc họp ĐHĐCĐ.46 Nếu công ty mua lại cổ phần có chọn
lọc thì cần được phê duyệt bằng một nghị quyết đặc biệt47 (người được xem

42
Trong lĩnh vực tài chính, thuật ngữ này đề cập tới hai (hay nhiều hơn) khoản vay, trái phiếu, hoặc các
nhóm cổ phần ưu đãi có quyền được ưu tiên thanh toán ngang nhau, nói cách khác, có cùng cấp độ ưu tiên
giải quyết quyền lợi tài chính.
43
Khoản 6 Điều 74 Luật Công ty Singapore 1967.
44
Khoản a Điều 61 Luật Công ty Myanmar 2017.
45
Nghị quyết thông thường là nghị quyết được thông qua bởi đa số phiếu bầu của các cổ đông có quyền
biểu quyết có mặt trực tiếp hoặc theo ủy quyền (nếu được phép) tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
46
Khoản a Điều 121 Luật Công ty Myanmar 2017.
47
Nghị quyết đặc biệt là một nghị quyết đã được thông qua bởi đa số không dưới 3/4 số phiếu bầu của các
cổ đông có quyền biểu quyết có mặt trực tiếp hoặc theo ủy quyền (nếu được phép) tại cuộc họp Đại hội
đồng cổ đông. (Trích điểm 40 khoản c Điều 1 Luật Công ty Myanmar 2017)
32

xét mua lại cổ phần không được tham gia biểu quyết) hoặc một nghị quyết
được tất cả cổ đông phổ thông đồng ý tại cuộc họp ĐHĐCĐ.48 Hay đối với
trường hợp công ty muốn hỗ trợ tài chính cho một người mua cổ phần của
công ty thì, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định
của pháp luật, công ty phải có được sự chấp thuận của cổ đông thể hiện bằng
một nghị quyết đặc biệt được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ (người được
hỗ trợ tài chính không được tham gia biểu quyết) hoặc một nghị quyết được
tất cả các cổ đông phổ thông đồng ý tại cuộc họp.49 Như vậy, đối với những
trường hợp luật định, các cổ đông có quyền biểu quyết được quyền tham gia
cuộc họp ĐHĐCĐ để biểu quyết thông qua nghị quyết về vấn đề đó.

2.1.2.2. Quyền nhận cổ tức.

Công ty tiến hành trả cổ tức cho các cổ đông khi thỏa mãn các điều
kiện: (i) công ty đáp ứng được cuộc kiểm tra khả năng thanh toán50 sau khi
trả cổ tức; (ii) việc chia cổ tức là công bằng và hợp lý cho tất cả cổ đông của
công ty; và (iii) việc trả cổ tức không ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng
thanh toán của công ty đối với các khoản nợ. Trước khi trả cổ tức, HĐQT
xem xét công ty có đáp ứng đủ các điều kiện trên hay không, nếu không đáp
ứng thì công ty không được trả cổ tức cho các cổ đông. 51 Nếu công ty mất
khả năng thanh toán do trả cổ tức cho cổ đông vi phạm quy định về các điều
kiện trả cổ tức thì mỗi thành viên của HĐQT sẽ phải chịu trách nhiệm trước
các chủ nợ của công ty đối với khoản nợ vượt quá tài sản của công ty.52

Cổ đông được nhận cổ tức tương ứng với số cổ phần mà mình đã
thanh toán.53 Thời gian và phương thức thanh toán cổ tức cho cổ đông do
48
Khoản b Điều 121 Luật Công ty Myanmar 2017.
49
Khoản a Điều 133 Luật Công ty Myanmar 2017.
50
Cuộc kiểm tra khả năng thanh toán có nghĩa là công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ khi chúng
đến hạn trong quá kinh doanh bình thường, và tài sản của công ty lớn hơn số nợ phải trả. (Trích khoản 39
tiểu mục c Điều 1 Luật Công ty Myanmar 2017)
51
Điều 107 Luật Công ty Myanmar 2017.
52
Khoản b Điều 108 Luật Công ty Myanmar 2017.
53
Khoản c Điều 70 Luật Công ty Myanmar 2017.
33

HĐQT của công ty ấn định. Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt,
phát hành cổ phần, quyền được lựa chọn hoặc chuyển nhượng tài sản.54

2.1.2.3. Quyền chuyển nhượng cổ phần.

Nếu Điều lệ của công ty cho phép, cổ đông có thể chuyển nhượng cổ
phần của mình cho chủ thể khác. Theo đó, quyền lợi gắn liền với cổ phần
của cổ phần cũng được chuyển giao cho người nhận chuyển nhượng. Thủ tục
chuyển nhượng cổ phần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật,
được đóng dấu hợp lệ và thực hiện bởi người chuyển nhượng và người nhận
chuyển nhượng.55 Cổ phần được xem là chuyển nhượng khi tên người nhận
chuyển nhượng được ghi vào Sổ đăng ký cổ đông của công ty.56

Trong trường hợp cổ đông đã chết hoặc cổ đông hiện hữu của công ty
ủy quyền, việc chuyển nhượng cổ phần có thể bởi người đại diện theo pháp
luật của cổ đông đó. Việc chuyển nhượng cổ phần thông qua người đại diện
theo pháp luật, cho dù người đại diện theo pháp luật không phải là cổ đông
của công ty, có hiệu lực như do chính cổ đông đó thực hiện.57

Tuy nhiên, pháp luật Myanmar cũng cho phép công ty có quyền từ
chối việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông nếu hành vi từ chối này nhằm
tuân theo quy định của Điều lệ công ty, quy định của điều khoản bảo mật
thông tin, hoặc nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật. Theo đó, trong vòng 21
ngày kể từ ngày nhận được đơn xin chuyển nhượng cổ phần và các tài liệu
khác theo yêu cầu, HĐQT sẽ thông qua một nghị quyết nêu rõ lý do từ chối
chuyển nhượng và gửi cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
trong vòng 7 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.58

54
Khoản a và b Điều 106 Luật Công ty Myanmar 2017.
55
Khoản c Điều 83 Luật Công ty Myanmar 2017.
56
Khoản a Điều 83 Luật Công ty Myanmar 2017.
57
Điều 88 Luật Công ty Myanmar 2017.
58
Khoản d Điều 83 Luật Công ty Myanmar 2017.
34

2.1.2.4. Quyền tiếp cận với tài liệu của công ty.

Luật Công ty Myanmar 2017 cho phép người sở hữu cổ phần ưu đãi
của công ty có quyền nhận và kiểm tra báo cáo tài chính của công ty, báo cáo
của kiểm toán viên và các báo cáo khác như người sở hữu cổ phần phổ thông
trong công ty.59 Có thể hiểu rằng cổ đông phổ thông có quyền nhận và kiểm
tra các báo cáo thường niên của công ty, và pháp luật Myanmar cũng trao
quyền này cho cổ đông ưu đãi.

2.1.2.5. Quyền đối với tài sản của công ty sau khi công ty ngừng hoạt động.

Khi một công ty khi ngừng hoạt động (giải thể hoặc phá sản), tài sản
của công ty sẽ được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ nợ của mình. Sau khi
thanh toán toàn bộ các khoản nợ, tài sản còn lại sẽ được phân phối cho các
cổ đông dựa theo quyền và lợi ích của họ trong công ty, trừ khi Điều lệ công
ty có quy định khác. 60

Tuy nhiên, các quyền trên của cổ đông có thể bị bác bỏ, thay đổi hoặc
bổ sung theo quy định của Điều lệ công ty hoặc theo các điều khoản phát
hành cổ phần.61

Thứ nhất, khi công ty mua lại cổ phần của cổ đông thì các quyền lợi
gắn liền với cổ phần sẽ bị đình chỉ. Cổ đông được quyền yêu cầu công ty
mua lại cổ phần của mình. Công ty có thể xem xét việc mua lại nếu đáp ứng
đủ các điều kiện luật định. Hệ quả của việc một công ty mua lại cổ phần đó
là tất cả các quyền gắn liền với cổ phần của cổ đông sẽ bị đình chỉ. Trong
trường hợp thỏa thuận mua lại cổ phần bị chấm dứt thì việc đình chỉ quyền
của cổ đông sẽ được dỡ bỏ và các quyền lợi sẽ được hồi phục.62

59
Điều 285 Luật Công ty Myanmar 2017.
60
Điều 374 Luật Công ty Myanmar 2017.
61
Khoản b Điều 61 Luật Công ty Myanmar 2017.
62
Khoản b Điều 122 Luật Công ty Myanmar 2017.
35

Thứ hai, quyền của cổ đông có thể bị thay đổi hoặc chấm dứt nếu các
quyền gắn liền với loại cổ phần mà họ nắm giữ bị thay đổi hoặc chấm dứt.
Việc thay đổi hoặc chấm dứt quyền của cổ đông phải được thực hiện đúng
theo thủ tục do Điều lệ của công ty quy định. Theo đó, tình trạng quyền của
cổ đông bị thay đổi hoặc chấm dứt phải được ban hành bằng một nghị quyết
đặc biệt được thông qua tại cuộc họp cổ đông hoặc có được sự đồng ý bằng
văn bản của các cổ đông nắm giữ ít nhất 75% số cổ phần của loại cổ phần
đó.63 Những cổ đông không đồng ý hoặc không bỏ phiếu tán thành sự thay
đổi hoặc chấm dứt quyền thì có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị
quyết, và nghị quyết sẽ chưa có hiệu lực cho đến khi được Tòa án phê chuẩn.
Tòa án sẽ xem xét việc thay đổi hoặc chấm dứt quyền có gây ra sự không
công bằng cho các cổ đông nắm giữ loại cổ phần đó hay không. Nếu có, Tòa
án sẽ bác bỏ nghị quyết thay đổi hoặc chấm dứt quyền đó. Ngược lại, Tòa án
sẽ phê chuẩn nghị quyết đó. Quyết định của Tòa án là quyết định mang tính
chung thẩm và có hiệu lực ngay lập tức.64

2.1.3. So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp
luật Singapore và Myanmar về quyền của cổ đông trong công ty cổ
phần.

Nhìn chung, quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền của cổ
đông có nhiều sự tương đồng với Luật Công ty Singapore 1967 và Luật
Công ty Myanmar 2017. Pháp luật của ba quốc gia đều cho phép cổ đông
những quyền sau:

(i) Quyền tham dự và phát biểu ý kiến của mình tại cuộc họp
ĐHĐCĐ;
(ii) Quyền biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ nếu sở hữu cổ phần có
quyền biểu quyết;

63
Khoản a và b Điều 126 Luật Công ty Myanmar 2017.
64
Khoản e, g và h Điều 126 Luật Công ty Myanmar 2017.
36

(iii) Quyền nhận cổ tức theo mức do ĐHĐCĐ quyết định;

(iv) Quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
những trường hợp luật không cho phép chuyển nhượng;

(v) Quyền tiếp cận với một số tài liệu của công ty; và

(vi) Quyền nhận một phần tài sản tương ứng với tỷ lệ cổ phần sở hữu
sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ của công ty khi công ty ngừng hoạt
động.

So với Myanmar, pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam và Singapore
có sự tiến bộ hơn khi quy định cổ đông được quyền triệu tập cuộc họp
ĐHĐCĐ khi xét thấy thuộc các trường hợp mà luật cho phép. Để triệu tập
cuộc họp ĐHĐCĐ, các cổ đông phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện về tỷ
lệ cổ phần theo luật định. Cụ thể, pháp luật Việt Nam quy định cổ đông hoặc
nhóm cổ đông sở hữu không dưới 5% tổng số cổ phần phổ thông, hoặc một
tỷ lệ nhỏ hơn do Điều lệ quy định, có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp
ĐHĐCĐ65; trong khi đó, tỷ lệ này trong luật Công ty Singapore 1967 là
không dưới 10% tổng số cổ phần phát hành (trừ cổ phần ký quỹ).

Tuy nhiên, quy định về quyền của cổ đông trong pháp luật Việt Nam
còn những thiếu sót và cần học hỏi những điểm tiến bộ của quốc gia khác để
hoàn thiện hơn hệ thống quy phạm pháp luật doanh nghiệp.

Thứ nhất, về quyền được đối xử công bằng, Luật Công ty Singapore
1967 quy định rằng nếu cổ đông xét thấy có sự phân biệt đối xử giữa các cổ
đông thuộc hai trường hợp luật định thì có quyền nộp đơn lên Tòa án yêu
cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng cách ban hành
những biện pháp phù hợp. Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020 không có quy
định về vấn đề này. Do đó, nếu xảy ra trường hợp cổ đông bị đối xử không
65
Điểm b khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020.
37

công bằng hay lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì không thể yêu cầu Tòa án
hay cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy nên, đây là một
điểm thiếu sót của pháp luật Việt Nam cần được khắc phục để quyền lợi của
cổ đông được đảm bảo tốt hơn.

Thứ hai, về quyền tiếp cận với tài liệu của công ty, Luật Doanh nghiệp
2020 cho phép cổ đông được quyền xem xét, tra cứu và trích lục thông tin
danh sách cổ đông có quyền biểu quyết, Điều lệ công ty, biên bản họp
ĐHĐCĐ và nghị quyết ĐHĐCĐ.66 Ngoài ra, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở
hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn
theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền tiếp cận những tài liệu quan trọng
của công ty như báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban
kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua HĐQT và tài liệu khác, trừ tài
liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty. 67 Vậy
nên, một cổ đông nếu sở hữu dưới 5% tổng số cổ phần phổ thông thì không
được quyền tiếp cận những hồ sơ, tài liệu này. Trong khi đó, Luật Công ty
Singapore 1967 cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 5%
tổng số cổ phần phát hành hoặc nhóm cổ đông với tỷ lệ không dưới 10%
tổng số cổ đông của công ty được quyền tiếp cận những tài liệu này. Như
vậy, nếu số cổ phần của một cổ đông hay nhóm cổ đông quá nhỏ không trên
5% tổng số cổ phần nhưng số lượng cổ đông từ 10% tổng số cổ đông trở lên
vẫn có quyền yêu cầu được xem những hồ sơ quan trọng của công ty. Đây là
điều hợp lý bởi nếu chỉ dựa vào số lượng cổ phần nắm giữ mà cổ đông mới
được phép tiếp cận tài liệu của công ty thì những cổ đông lớn sẽ nắm quyền
quyết định đối với công ty, trong khi các cổ đông nhỏ vì sở hữu quá ít cổ
phần nên sẽ không có được những quyền tương tự như cổ đông lớn. Việc
quy định chỉ có cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ
phần phổ thông mới được tiếp cận những tài liệu quan trọng của CTCP của
66
Khoản đ và e khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020.
67
Điểm a khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020.
38

pháp luật Việt Nam đã phần nào hạn chế quyền lợi của các cổ đông nhỏ, gây
ra một sự đối xử không công bằng giữa các cổ đông.

2.2. Nghĩa vụ của cổ đông theo pháp luật của Singapore và Myanmar.

2.2.1. Nghĩa vụ của cổ đông theo pháp luật của Singapore.

2.2.1.1. Nghĩa vụ thanh toán cổ phần phát hành.

Nghĩa vụ chính của một cổ đông là thanh toán cho công ty toàn bộ số
tiền đã thỏa thuận để đổi lấy số cổ phần được chào bán. Các điều khoản và
phương thức thanh toán chính xác có thể khác nhau tùy thuộc vào loại cổ
phiếu bạn đã mua. Nếu cổ đông không thanh toán đủ cổ phần thì có thể chỉ
được nhận cổ tức tương ứng với số cổ phần đã được thanh toán.68 Như vậy,
cổ đông có trách nhiệm thanh toán số cổ phần đã được chào bán, nếu không,
quyền lợi gắn liền với cổ phần sở hữu của chính cổ đông đó sẽ bị ảnh hưởng.

2.2.1.2. Nghĩa vụ tham gia và biểu quyết tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông.

Mặc dù pháp luật Singapore không quy định bắt buộc nhưng cổ đông
nên tham dự các cuộc họp ĐHCĐ. Việc tham gia và biểu quyết tại cuộc họp
là quyền lợi nhưng đồng thời cũng có thể được xem là nghĩa vụ của cổ đông
bởi cuộc họp ĐHĐCĐ là nơi công ty thông qua các nghị quyết quan trọng
liên quan đến cơ cấu tổ chức hay hoạt động kinh doanh của công ty.

Tại cuộc họp, khi cần biểu quyết để thông qua nghị quyết bất kỳ, các
cổ đông cũng cần xem xét cẩn trọng khi quyết định bỏ phiếu. Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty mà cũng là cơ hội để cổ
đông tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt, cổ đông nên
xem xét cẩn thận lá phiếu của mình khi biểu quyết về các nghị quyết liên
quan đến sửa đổi hiến pháp của công ty. Các nghị quyết này thường liên
68
Khoản 2 Điều 64 Luật Công ty Singapore 1967.
39

quan các quy định rất quan trọng như các mục tiêu kinh doanh của công ty,
thù lao của giám đốc, hoặc bất kỳ giới hạn nào đối với quyền hạn của giám
đốc. Do đó, bất kỳ sửa đổi nào đối với các điều khoản quan trọng này có thể
ảnh hưởng đáng kể đến quyền của cổ đông. Chính vì tầm quan trọng của
Điều lệ công ty nên Luật Công ty Singapore 1967 cũng quy định rằng các
nghị quyết liên quan đến sửa đổi Điều lệ của công ty phải được thông qua
với ít nhất 75% số phiếu tán thành.

2.2.1.3. Nghĩa vụ bảo mật thông tin.

Luật Công ty Singapore 1967 có quy định ngoại trừ Bộ trưởng, Cơ
quan đăng ký và thanh tra viên được chỉ định, không ai được phép tiết lộ
hoặc công bố thông tin hoặc tài liệu liên quan đến công việc của một công ty
nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của công ty đó. Hành vi tiết lộ và
công bố thông tin không bị xem là vi phạm pháp luật nếu nhằm mục đích
phục vụ cho thủ tục tố tụng hình sự hoặc tuân theo quy định của pháp luật.69
Với tư cách là một thành viên của công ty, cổ đông cũng có nghĩa vụ bảo
mật thông tin và tài liệu của công ty. Chủ thể nào vi phạm quy định này sẽ
phải chịu một mức phạt không quá 10.000 USD hoặc bị phạt tù có thời hạn
không quá 2 năm hoặc cả hai tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.70

2.2.2. Nghĩa vụ của cổ đông theo pháp luật của Myanmar.

2.2.2.1. Cam kết chịu trách nhiệm pháp lý với công ty.

Như đã phân tích ở trên, theo pháp luật Myanmar, cổ phần được xem
là phát hành khi được cập nhật vào Sổ đăng ký cổ đông của công ty và người
nắm giữ cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty. Tuy nhiên, việc phát hành
cổ phần sẽ trở nên vô hiệu nếu cổ đông không cam kết bằng văn bản về việc

69
Khoản 1 Điều 8H Luật Công ty Singapore 1967.
70
Khoản 2 Điều 8H Luật Công ty Singapore 1967.
40

chịu trách nhiệm pháp lý với công ty khi trở thành người nắm giữ cổ phần.71
Điều này có nghĩa rằng bởi vì việc nắm giữ cổ phần sẽ đặt ra hoặc gia tăng
trách nhiệm pháp lý của một cổ đông đối với công ty nên cổ đông phải cam
kết rằng sẽ thực hiện các trách nhiệm pháp lý với công ty và cam kết này
phải được lập bằng văn bản. Nếu cổ đông không tuân thủ quy định này thì
việc phát hành cổ phần được xem là vô hiệu và cổ đông không còn là người
nắm giữ số cổ phần đó.

2.2.2.2. Nghĩa vụ thanh toán cổ phần phát hành.

Có hai hình thức thanh toán cổ phần phát hành là thanh toán toàn bộ
hoặc thanh toán từng phần. Nếu cổ phần được thanh toán từng phần thì điều
khoản phát hành phải được quy định rõ ràng về từng thời điểm thanh toán,
và cổ đông phải có trách nhiệm thanh toán cho từng lần thanh toán đó.72 Như
vậy, một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của cổ đông là thanh toán số
cổ phần mà mình được chào bán theo điều khoản phát hành cổ phần. Đây
không chỉ là nghĩa vụ mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông nếu
không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, bởi công ty có quyền chi trả cổ tức
cho cổ đông dựa trên tỷ lệ cổ phần đã được thanh toán. Vậy nên, nếu cổ
đông không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cổ phần thì cũng sẽ không nhận
được cổ tức tương ứng với số cổ phần mà mình được ghi nhận trong Sổ đăng
ký cổ đông của công ty.

2.2.3. So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp
luật Singapore và Myanmar về nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ
phần.

Về nghĩa vụ thanh toán cổ phần phát hành, pháp luật Việt Nam,
Singapore và Myanmar đều quy định rằng nghĩa vụ tiên quyết của cổ đông

71
Điều 69 Luật Công ty Myanmar 2017.
72
Khoản b Điều 63 Luật Công ty Myanmar 2017.
41

đó là thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. Nếu cổ đông
không tuân thủ nghĩa vụ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công ty bởi nó liên
quan trực tiếp đến vốn điều lệ của công ty. Khi cổ đông không thanh toán đủ
số cổ phần đã cam kết mua, vốn điều lệ thực tế và vốn điều lệ đã đăng ký
trong Điều lệ của công ty sẽ có chênh lệch, ảnh hưởng đến khả năng tài
chính của công ty đối với các khoản nợ. Bên cạnh đó, việc cổ phần không
được thanh toán đầy đủ cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông bởi cổ
đông chỉ được nhận số cổ tức tương ứng với số cổ phần đã thanh toán, phần
chưa được thanh toán sẽ không được trả cổ tức.

Về nghĩa vụ bảo mật thông tin của cổ đông, quy định này là một bước
tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014. Đây là
một quy định cần thiết bởi cổ đông là một trong những chủ sở hữu của công
ty, được tiếp cận với những tài liệu nội bộ của công ty, nếu cổ đông tiết lộ
hay công bố những thông tin quan trọng của công ty cho người khác có thể
sẽ gây ra những bất lợi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công
ty. Đơn cử, hợp đồng giao dịch hay hợp tác giữa khách hàng với một công
ty, hay giữa công ty với công ty thường có điều khoản bảo mật thông tin.
Nếu những chi tiết hay điều khoản của hợp đồng bị tiết lộ thì các đối tác có
quyền chấm dứt hợp đồng ngay lập tức do công ty đã vi phạm điều khoản
bảo mật thông tin của hợp đồng, đồng thời yêu cầu công ty phải bồi thường
cho những tổn thất do hành vi tiết lộ gây ra. Như vậy, công ty không chỉ thiệt
hại về tiền bạc mà danh tiếng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, nghĩa vụ
bảo mật thông tin chính là một trong những nghĩa vụ tối quan trọng mà các
thành viên trong công ty phải tuân thủ, bao gồm cả cổ đông.

Tiểu kết chương 2


42

Trong chương 2, tác giả đã đề cập đến quy định của pháp luật Việt
Nam, Singapore và Myanmar về địa vị của cổ đông trong CTCP. Tuy không
có quốc gia nào đề cập đến định nghĩa của cụm từ “địa vị của cổ đông trong
CTCP” nhưng có thể hiểu địa vị của cổ đông là các quyền và nghĩa vụ của
một cổ đông khi sở hữu cổ phần trong CTCP. Về quyền của cổ đông, pháp
luật của cả ba nước đều có một sự tương đồng nhất định khi quy định quyền
của một cổ đông bao gồm quyền biểu quyết, quyền tham dự cuộc họp
ĐHĐCĐ, quyền nhận cổ tức, quyền chuyển nhượng cổ phần (trừ trường hợp
bị hạn chế), quyền tiếp cận với hồ sơ, tài liệu của công ty, và quyền nhận
một phần tài sản còn lại của công ty sau khi công ty ngừng hoạt động. Bên
cạnh đó, pháp luật Singapore và Việt Nam đã có phần tiến bộ hơn pháp luật
Myanmar khi cho phép cổ đông được quyền triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ. Về
nghĩa vụ của cổ đông, Việt Nam, Singapore và Myanmar đều quy định rằng
cổ đông trước tiên có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn
số cổ phần mà cổ đông đã cam kết mua. Ngoài ra, nghĩa vụ bảo mật thông
tin của cổ đông cũng được nhắc đến trong luật của Việt Nam và Singapore.
Nhìn tổng thể, pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam và Singapore có những
tiến bộ hơn so với pháp luật doanh nghiệp của Myanmar; đồng thời, quy
định của pháp luật Việt Nam cũng tồn tại những bất cập cần học hỏi pháp
luật Singapore để khắc phục và hoàn thiện hơn.
43

KẾT LUẬN

Trong bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp, tác giả đã trình bày về quy định
của pháp luật Việt Nam, Cộng hòa Singapore và Cộng hòa Liên bang
Myanmar liên quan đến công ty cổ phần. Cụ thể, đó là quy định về khái niệm
cổ phần, các loại cổ phần mà một công ty cổ phần được phép phát hành và
điều kiện để phát hành những loại cổ phần đó. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề
cập đến quy định pháp luật về địa vị của cổ đông trong một công ty cổ phần
của cả ba quốc gia. Tuy không có định nghĩa cụ thể nhưng có thể hiểu rằng
địa vị của cổ đông bao gồm quyền và nghĩa vụ của một chủ thể khi trở thành
người sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần. Từ những quy định pháp luật
này, chúng ta có thể thấy được những điểm tiến bộ của Luật Doanh nghiệp
2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014. Các nhà làm luật đã có sự thay đổi, bổ
sung các quy định của pháp luật doanh nghiệp sao cho phù hợp với thời kỳ
kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay cũng như quy định chặt chẽ hơn để có
thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong kinh doanh, đảm
bảo sự công bằng và bình đẳng. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng Luật
Doanh nghiệp Việt Nam còn tồn tại những thiếu sót và bất cập. Điều này đòi
hỏi nhà làm luật phải học hỏi những điểm hay và tiến bộ của pháp luật nước
bạn để hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt

1.1. Văn bản quy phạm pháp luật.

(1) Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 thông qua ngày 17 tháng 06
năm 2020.

1.2. Tài liệu khác.

(1) Nguyễn Thị Cà, Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ
phần (2012), Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Cần Thơ.

(2) Huỳnh Thị Trúc Linh, So sánh chế định bảo vệ cổ đông thiểu số
trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia
Đông Nam Á (2021), Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

(3) Hoàng Ngọc Tới, Các điều kiện để công ty cổ phần phát hành cổ
phần và trái phiếu mới (2014), Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, Đại học
Quốc học Huế.

(4) Huỳnh Thị Trúc Linh, Quyền của cổ đông thiểu số theo quy định
của pháp luật Việt Nam so với Thái Lan, Singapore, Philipines và khuyến
nghị cho Việt Nam (2020), Tạp chí Công thương,
[https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/quyen-cua-co-dong-thieu-so-
theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-so-voi-thai-lan-singapore-philipines-
va-khuyen-nghi-cho-viet-nam-70377.htm].

(5) Huỳnh Thị Trúc Linh, Thực trạng về nhóm quyền khởi kiện bảo vệ
cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam so sánh với
Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philipines (2018), Tạp chí Công thương,
[https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-ve-nhom-quyen-khoi-
kien-bao-ve-co-dong-thieu-so-trong-cong-ty-co-phan-theo-phap-luat-viet-
nam-so-sanh-voi-thai-lan-malaysia-singapore-va-philipines-55756.htm].

2. Tài liệu tiếng Anh.

2.1. Văn bản quy phạm pháp luật.

(1) Luật Công ty Myanmar số 29 thông qua ngày 6 tháng 12 năm
2017.

(2) Luật Công ty Singapore thông qua năm 1967, sửa đối bổ sung năm
2021.

2.2. Tài liệu khác.

(1) LEE Suet-Fern, Shareholders' rights in private and public


companies in Singapore: overview (2020), Thomson Reuters Practical Law,
[https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com/w-016-3007?
comp=pluk&navId=A0DC874201ADAD53FBB8016F3256E15E&transition
Type=Default&contextData=(sc.Default)&firstPage=true].

(2) Company Shares and Shareholders in Singapore, Corporate


Services, [https://www.corporateservices.com/singapore/singapore-
company-shares-and-shareholders/#types].

(3) Shareholder Rights in Singapore Private Companies (2019),


Singapore Legal Advice,
[https://singaporelegaladvice.com/law-articles/shareholder-rights-singapore-
private-companies/].
(4) Shareholder Roles and Obligations in Singapore Companies
(2019), Singapore Legal Advice, [https://singaporelegaladvice.com/law-
articles/responsibilities-company-shareholders-singapore/].

(5) Shareholders of Singapore Companies (2022,) Bestar,


[https://www.opencompanysingapore.com/shareholders-of-singapore-
companies].

You might also like