You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS TÙNG THIỆN VƯƠNG

MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 9


Tuần 21: từ ngày 14/02 đến ngày 19/02/2022
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Link: https://www.youtube.com/watch?
v=o_Ncbd22Gcg&list=PL_4FUPVgFi4w8khSngJQsUbczxzyujOsU&index=19
* NỘI DUNG: (Học sinh ghi phần này vào tập)
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
* Văn bản: Tri thức là sức mạnh
- Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.
- Văn bản có 3 phần:
+ Mở bài: (đoạn 1) nêu vấn đề
+ Thân bài: (đoạn 2 và 3) nêu hai ví dụ chứng minh tri thức là sức mạnh.
+ Kết bài: (đoạn 4) phê phán một số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không
đúng chỗ.
- Sử dụng phép lập luận chính là chứng minh.
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Từ tư tưởng, đạo lí - giải thích, chứng minh -
làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lí.
* Ghi nhớ: SGK/36
II. Luyện tập:
*Văn bản: Thời gian là vàng (SGK/36)
- Loại bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về giá trị của thời gian.
- Các luận điểm chính:
+ Thời gian là sự sống.
+ Thời gian là thắng lợi.
+ Thời gian là tiền.
+ Thời gian là tri thức.
- Phép lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh.

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN


VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Link: https://www.youtube.com/watch?
v=o_Ncbd22Gcg&list=PL_4FUPVgFi4w8khSngJQsUbczxzyujOsU&index=19

* NỘI DUNG: (Học sinh ghi phần này vào tập)


I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
* Đề bài: (mục I-SGK/51,52).
- Dạng đề có mệnh lệnh (đề1,3,10): suy nghĩ, bình luận (bàn về), giải thích, chứng minh,…
- Dạng đề không có mệnh lệnh (đề 2,4,5,6,7,8,9).
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
* Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
* Tìm ý:
- Nghĩa đen, nghĩa bóng của câu TN?
+ Nước?
+ Nguồn?
+ Nhớ nguồn là gì?
- Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” là gì?
2. Lập dàn bài:
3. Viết bài:
4. Đọc lại bài và sửa chữa:
* Ghi nhớ: SGK/54
III. Luyện tập:
Đề: Tinh thần tự học.
1. Mở bài:
Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với
học sinh.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha
mẹ.
- Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua
sách vở, báo chí...
b. Đánh giá ý nghĩa của tự học:
- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu
biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần
thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất
lượng học tập của mỗi người.
- Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả :
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường
nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua
sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
3. Kết bài:
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.
- Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân
loại.

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG


TẬP LÀM VĂN (LÀM Ở NHÀ)
Link: https://www.youtube.com/watch?v=tzqz7-c_4i8&t=36s
* NỘI DUNG: (Học sinh ghi phần này vào tập)
I. Xác định những vấn đề có thể bàn luận ở địa phương:
1. Vấn đề môi trường:
- Hậu quả của việc phá rừng
- ô nhiễm bầu không khí
- Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp) đối với việc
canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn.
2. Vấn đề quyền trẻ em:
- Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Bạo hành trẻ em.
3. Vấn đề giao thông:
- Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
- Vượt đèn đỏ
- Tai nạn giao thông.
II. Xác định cách viết:
1. Yêu cầu về nội dung:
- Sự việc, hiện tượng mang tính phổ biến
- Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu
- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục

- Nội dung bài viết giản dị, dễ hiểu, tránh kiến thức sách vở dài dòng
2. Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết phải đủ 3 phần: MB, TB, KB
- Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP


Link: https://youtu.be/5Y4PF3rucI4
* NỘI DUNG: (Học sinh ghi phần này vào tập)
I. Thành phần tình thái:
* Ví dụ: (a), (b): (Mục I-SGK/18 )
- chắc (thể hiện độ tin cậy cao)
- có lẽ (thể hiện độ tin cậy thấp hơn).
- Nếu không có các từ chắc, có lẽ thì nghĩa sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi.
* Ghi nhớ: SGK/18
II. Thành phần cảm thán:
*Ví dụ: (a),(b) ( Mục II-SGK/18 )
- Các từ: Ồ, Trời ơi
+ Không chỉ sự vật hay sự việc trong câu.
+ Dùng bộc lộ tâm lí của người nói.
* Ghi nhớ: SGK/18
III. Luyện tập:
* BT1/19: Thành phần tình thái, cảm thán trong câu:
a) có lẽ: thành phần tình thái.
b) Chao ôi: thành phần cảm thán.
c) hình như:thành phần tình thái.
d) Chả nhẽ: thành phần tình thái.
* BT2/19: Trình tự tăng dần độ tin cậy:
dường như / hình như / có vẻ như  có lẽ  chắc là  chắc hẳn  chắc chắn.
* BT3/19:
- chắc chắn: thể hiện trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy.
- hình như: thể hiện trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy.
- chắc : thể hiện trách nhiệm trung bình về độ tin cậy.
* BT4/19: Viết đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái, thành phần cảm thán.

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tiếp theo)


Link: https://youtu.be/OnSNllHM2KU
* NỘI DUNG: (Học sinh ghi phần này vào tập)
I.THÀNH PHẦN GỌI - ĐÁP:
*Ví dụ: (a),(b) ( Mục I-SGK/31 )
a) Từ này dùng để gọi – thiết lập quan hệ giao tiếp.
b) Cụm từ thưa ông dùng để đáp – duy trì sự giao tiếp.
 Từ này, thưa ông không nằm trong sự việc được diễn đạt trong câu, không nằm trong cấu
trúc cú pháp của câu.
 Thành phần gọi - đáp
* Ghi nhớ: SGK/32
II.THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ:
*Ví dụ: (a),(b) ( Mục II-SGK/31,32 )
a) Từ ngữ và cũng là đứa con duy nhất của anh chú thích cho cụm từ đứa con gái đầu lòng.
b) Cụm C-V tôi nghĩ vậy chú thích điều suy nghĩ diễn ra trong trí của riêng tác giả.
 Thành phần phụ chú
* Ghi nhớ: SGK/32
III. LUYỆN TẬP:
* BT1/32: Thành phần gọi – đáp:
+ Này : quan hệ trên – dưới.
+ Vâng : quan hệ dưới – trên.
* BT2/32: “Bầu ơi …chung một giàn”.
- Thành phần gọi – đáp: Bầu ơi không hướng đến riêng ai
* BT3,4/33: Thành phần phụ chú:
a) kể cả anh: giải thích cho cụm danh từ mọi người.
b) các thầy, cô giáo…người mẹ: giải thích cho cụm danh từ những người nắm giữ chìa khoá
của cánh cửa này.
c) những người chủ…thế lì tới: giải thích cho cụm từ lớp trẻ.
d) có ai ngờ và thương thương quá đi thôi: nêu lên thái độ của người nói trước sự việc, sự
vật (sự ngạc nhiên, tình cảm trìu mến).
* BÀI TẬP :
Đề: Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “ Hãy
vươn đến bầu trời, dù không thể hái được vì sao sáng nhất nhưng ít ra bạn cũng có thể
đứng giữa muôn vì sao tinh tú để thắp sáng ước mơ.”
* DẶN DÒ: - Ghi và làm bài tập vào tập.
- Chuẩn bị bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
* Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp các em có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên
Giáo viên Lớp dạy Zalo Email
Nguyễn Thị Thanh Bình 9/4, 9/10 0812711008 binhttv2015@gmail.com
Lê Ngọc Xuân Khánh 9/1, 9/8, 9/13 0907375712 lekhanhmon@gmail.com
Trần Thị Yến Phi 9/9, 9/11 0395193948 yenphitran4696@gmail.com
Huỳnh Ngọc Bích Phượng 9/2, 9/12 0909578849 phuong19091975@gmail.com
Hoàng Thị Ánh Phượng 9/5, 9/6 0779922651 anhphuong0306@gmail.com
Mai Thị Yến Nga 9/3, 9/7 0344373456 maithiyennga98@gmail.com

You might also like