You are on page 1of 2

Nghị luận văn học:

1. Mở bài:

Cuộc sống là một vườn hoa đầy hương sắc. Như những con ong chăm chỉ, mỗi nhà văn, mỗi nhà thơ đều
cần mẫn gom góp sắc hương để tạo thành mật ngọt cho cuộc đời. Cũng vì thế, khi ta đến với tác giả (...),
một nhà thơ/văn (vị trí), và ông/ bà hiện lên với những nét tính cách hết sức độc đáo ( nêu phong cách).
Nổi bật trong các sáng tác của (...) là tác phẩm (...) viết về đề tài (...), một trong số những tác phẩm (vị
trí). (Đoạn trích trên thuộc..., thể hiện (nội dung)), thông qua đoạn trích chúng ta có thể cảm nhận được
(yêu cầu đề bài).

2. Bài học:

Quả thật, không có gì cản được sự tàn phá của thời gian. Vì thế, chỉ có những tác phẩm để đời là còn
sống mãi. Những tác phẩm ấy không chỉ sống trên những trang sách, vì khi đó nó cũng là một thứ vật
chất rồi sẽ bị ăn mòn bởi dòng thời gian vô thủy vô chung. Chỉ khi những trang sách ấy hóa thân vào tâm
hồn người đọc, gieo vào lòng họ những bài học tốt đẹp về cuộc đời và con người, thì văn chương còn
sống mãi. Cảm ơn tác giả, người đã để lại cho chúng ta những bài học tốt đẹp về (nêu đề tài của bài
văn), để từ đó trong tâm hồn của mỗi con người sẽ tự nhận thức và rút ra những bài học tốt đẹp cho
riêng mình. (lấy ví dụ thực tế nếu có thể, nếu có thể về đại dịch thì càng tốt).

3. Kết bài:

Thông qua tác phẩm..., chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp trong cách sử dụng ngôn từ của tác giả, sự sáng
tạo trong cách sử dụng những phương tiện nghệ thuật để truyền tải cảm xúc (nêu các biện pháp nghệ
thuật). Để rồi từ đó, nhà văn/ thơ..., muốn gởi đến cho bạn đọc những thông điệp về (nội dung).

DÀN BÀI CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT PHẨM CHẤT

1. Mở bài: Giới thiệu về phẩm chất

2. Thân bài:

- Nêu khái niệm phẩm chất

- Biểu hiện của phẩm chất: trong cuộc sống, trong học tập thi cử, trong kinh doanh...

- Tại sao cần phải có phẩm chất đó?

- Biểu hiện của mặt trái xã hội về phẩm chất đó? Có phải lúc nào cũng làm đúng phẩm chất đó?

Ví dụ: Trung thực là tốt, nhưng có phải lúc nào chúng ta cũng phải cần trung thực? (Bác sĩ nói dối bệnh
nhân ung thư về bệnh tình của mình...)

- Bài học nhận thức?

- Bài học hành động: Cách rèn luyện phẩm chất đó (nhà trường, gia đình, xã hội, chính bản thân)

3. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của phẩm chất, lời kêu gọi hành động

II. Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống:


1. Mở bài: Giới thiệu về sự việc cần bàn luận

2. Thân bài:

a. Thực trạng:

- Hiện tượng có có phổ biến không?

- Biểu hiện ở các đối tượng nào?

- Diễn biến ra làm sao?

b. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan là do đâu? (bên ngoài đối tượng)

- Nguyên nhân chủ quan là do đâu? (tự bản thân đối tượng)

c. Hậu quả: Đối với bản thân, gia đình, Nhà trường, Xã hội

d. Giải pháp khắc phục: từ bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội (thế giới)

3. Kết bài:

- Khẳng định sự việc, hiện tượng đang bàn đến có ý nghĩa như thế nào?

- Kêu gọi mọi người.

III. Nghị luận về tư tưởng đạo lí:

1. Mở bài: Giới thiệu về tư tưởng đạo lý

2. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của câu nói: Nghĩa đen, nghĩa bóng

- Biểu hiện trong cuộc sống để chứng minh cho câu nói đó

- Mở rộng vấn đề bàn luận/ đánh giá

+ Đúng: đóng góp điều gì

+ Sai: sai chỗ nào

- Phê phán biểu hiện mặt trái của xã hội với vấn đề nghị luận

- Bài học bản thân

+ Bài học nhận thức

+ Bài học hành động

3. Kết bài:

- Đánh giá lại tầm quan trọng của câu nói

- Lời khuyên cho từng người

You might also like