You are on page 1of 2

Bài 2:

a)
Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm đầy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không

- Đoạn thơ được trích từ bài “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu

- Tố Hữu sáng tác bài thơ "Khi con tu hú" tại Huế vào tháng 7/1939. Bài thơ được
viết trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ
(Huế). Nội dung bài thơ toát lên 1 tâm trạng của chàng thanh niên yêu tự do
nhưng lại bị trói buộc trong cảnh tù đày.

b) - BPTT: Nhân hóa - Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
- Tác dụng: Làm cho hình ảnh chiếc diều sáo trở nên sinh động, gần gũi,
đáng yêu, tăng sức gợi hình gợi cảm cho bài thơ

c)

Bài làm

Trước hết, sáu câu đầu tiên của bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu
đã khắc họa thành công vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Mở đầu bài thơ “Khi
con tu hú” chính là một bức tranh ấy, được vẽ chi tiết bằng hai câu thơ đầu tiên:

“Khi con tu hú gọi bầy


Lúa chiêm đang chin, trái cây ngọt dần”
Qua hai câu thơ trên, ta có thể thấy đó là tiếng chim tu hú, là tín hiệu báo mùa hè
về. Vì lí do trên, người ta mệnh danh chim tu hú là “sứ giả của mùa hè”. Điều đó
tác động mạnh mẽ đến nhân vật trữ tình, đánh thức mùa hè trong lòng người từ
hương vị đặc trưng của mùa hè. Các cặp từ mà tác giả đã sử dụng rất thành công
như: “lúa chiêm” – “đang chin”, “trái cây” – “ngọt dần”. Đây có thể coi như là
cảnh mùa hè của làng quê Việt Nam, là bức tranh được mở ra từ sự lắng nghe của
hiện tại và hồi tưởng quá khứ:
“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”
Chưa dừng lại ở hai câu trên, nhân vật trữ tình còn nhớ tới những thứ giản đơn
như: tiếng ve ngân, bắp rây, sân nắng đào. Không những thế, âm thanh chim tu
hú còn gợi ra một không gian thoáng đãng, tự do.
“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
Hai nét vẽ trên cao và dưới thấp mà tác giả đã sử dụng tưởng chừng như đối lập
mà lại hài hòa. Ta có thể thấy điều đó qua những hình ảnh như: bầu trời cao hơn,
xanh hơn, rộng hơn với tiếng sáo véo von trên cành. Tất cả những điều đó cho
thấy một mùa hè thật tươi đẹp, nhịp điệu của mùa hè trước con mắt của người
chiến sĩ đang mất mát sự tự do. Nghệ thuật ở đây được tác giả sử dụng thật khéo
léo với các động từ: dậy, lộn nhào,… và tính từ: chin, ngọt, cao,… Phải chăng cái
gọi là “mùa hè” vẫn luôn gợi nhắc về một điều gì đó thôi thúc khát vọng tự do cho
người tù cách mạng này sao?

_________ : Câu hỏi tu từ

You might also like