You are on page 1of 9

Kỹ năng nghị luận xã hội

Thiên học Văn


Nghị luận xã hội là gì?
Trình bày suy nghĩ, quan điểm, ý kiến đánh giá theo
một hệ thống lập luận có tổ chức

Luận điểm: lăng kính của mỗi người về vấn đề

Lí lẽ + dẫn chứng

Nghị luận xã hội

Trình bày quan điểm, suy nghĩ, ý kiến đánh giá về MỘT
VẤN ĐỀ XÃ HỘI theo hệ thống lập luận có tổ chức
Vấn đề xã hội
Vấn đề tư tưởng đạo lý
Những vấn đề thuộc về giá trị đạo đức, về phạm trù tinh thần – liên quan tới lối
sống, nếp sống, sự lựa chọn trong cuộc sống của con người.
VD: lòng dũng cảm; sự tự tin; sự tử tế; tình yêu thương; sống là chính
mình; sống cống hiến; …

Đề minh họa 2023: sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống
Đề năm 2023:Sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống
Đề năm 2022: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi
trước
Đề năm 2021: Sự cần thiết phải sống cống hiến (đợt 1)
2021: Sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống (đợt 2)
 Những vấn đề KHÔNG BAO GIỜ CŨ.
Vấn đề hiện tượng đời sống
Sự việc/hiện trạng nổi cộm trong xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó.

VD: dịch bệnh covid-19; bạo lực học đường; hiện tượng học tủ - học lệch

Yêu cầu đoạn văn NLXH trong bài thi THPTQG


Đoạn văn (ko xuống dòng trong đoạn văn) – giữ đúng hình thức
một đoạn văn
Dung lượng: khoảng 200 chữ → Có thể viết trong khoảng 200 –
250 chữ,không viết quá dài – sẽ bị lố về dung lượng (khoảng 20
– 25 dòng trang giấy thi) <tùy theo cỡ chữ>
+ Đảm bảo chính tả, ngữ pháp ( Cũng là điểm hình thức)

0.25 điểm hình thức

Giới thiệu được đúng – trọng tâm VĐNL mà đề bài yêu cầu
→ 0.25
** Chậm nhất là dòng thứ 3 – 4 trong đoạn văn của các
bạn phải xuất hiện VĐNL
+ 0,25 sáng tạo <cân nhắc của người chấm>
+ Hình thức ngôn từ: Diễn đạt hấp dẫn, giàu hình ảnh, ấn tượng – trên mức
lưu loát

+ Nội dung: Có ý bình luận hấp dẫn, độc đáo (lý lẽ hay; dẫn chứng mới mẻ; …)

+ 1.25/2.0: Triển khai lập luận cho đoạn văn (chấm hệ thống lập luận)
Kỹ năng làm các dạng nlxh phổ biến
Bám sát VĐNL mà đề cho – tuyệt đối không lan man, lòng
vòng, diễn đạt lê thê, không rõ vấn đề

+ Giải thích VĐNL? ( khoảng 3 dòng)


+ Bình luận: Lý lẽ + dẫn chứng thực tế (Công thức dẫn chứng: ~ 3 – 4 dòng
(đoạn văn chỉ cần 1 dẫn chứng phù hợp)
Mỗi ý nhỏ này có thể triển khai thành 1 câu văn ngắn gọn
+ Hiện trạng: biểu hiện tích cực/tiêu cực của vấn đề trong đời sống xã hội
(nêu 1 trong 2 ngắn gọn)
+ Giải pháp: cách thức để phát huy giá trị của vấn đề hoặc giảm bớt tác hại
của vấn đề (1 giải pháp ngắn gọn – trừ trường hợp đề hỏi về cách thức)
+ Liên hệ bản thân (nên liên hệ bản thân ở kết đoạn để tạo cảm giác nhẹ
nhàng, chiêm nghiệm, gói lại vấn đề phù hợp)
Phản đề:
+ Ko bắt buộc
+ Chỉ phản đề khi lập luận và diễn đạt tốt
+ Phản đề: Đưa ra hướng lập luận/lý lẽ >< với định hướng đề
Dạng bài hiện tượng đời sống

+ Hiện trạng: Sự phổ biến của vấn đề trong đời sống (Với VĐNL là một
khái niệm → nên giải thích ngắn gọn rồi đưa ra hiện trạng
-Nguyên nhân:
+ Chủ quan: là do chính bên trong nội tại bản thân mình
+ Khách quan: do tác động bên ngoài
-Hệ quả:
+ Tiêu cực
+ Tích cực
-Giải pháp
-Liên hệ bản thân

You might also like