You are on page 1of 4

LÀM VĂN

I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (ĐOẠN VĂN)


1. Một số vấn đề được bàn tới trong đề
+) Vấn đề nhận thức: Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,...
+) Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: Lòng yêu nước, lòng nhận ái, vị tha, bao dung, độ
lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiên tốn; thói ích kỷ, ba
hoa, vụ lợi,…
+) Vấn đề về các mối quan hệ gia đình: Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…
+) Vấn đề về các mối quan hệ xã hội: Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn,…
+) Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

2. Cách viết đoạn văn NLXH

+) Có thể dựa vào yêu cầu của đề để xác định từ hay cụm từ khóa, từ đây, xây dựng luận
điểm cho đoạn bằng cách chỉnh sửa, thêm bớt một số từ ngữ để tạo ra ý kiến của mình. (Mẹo:
Đặt câu hỏi với từ khóa, cụm từ khóa đó, mệnh đề trả lời cho câu hỏi chính là luận điểm của
đoạn. VD: Từ khóa: Ý nghĩa của hạnh phúc. Câu hỏi: Hạnh phúc có ý nghĩa như thế nào?
Tác dụng của hạnh phúc?. Trả lời: Hạnh phúc đem lại….; hạnh phúc có ý nghĩa…).

+) Căn cứ vào từ khóa của luận điểm vừa tạo được để nêu dẫn chứng, phân tích, bình luận.
(VD cho BÀI VĂN NLXH: Hạnh phúc có ý nghĩa rất sâu sắc trong cuộc đời, trong lẽ sống
của mỗi người. Niềm hạnh phúc chân chính có thể giúp con người sống một cuộc đời ý
nghĩa. -> dẫn chứng, phân tích, bình luận. Sống hạnh phúc giúp con người có sức khỏe. ->
dẫn chứng phân tích, bình luận. Hạnh phúc của cá nhân có thể lan tỏa tới cộng đồng, góp
phần làm xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn. -> dẫn chứng, phân tích, bình luận. =>
Chốt lại vấn đề.

VD cho ĐOẠN VĂN NLXH: Niềm hạnh phúc chân chính có thể giúp con người sống một
cuộc đời ý nghĩa. -> dẫn chứng, phân tích, bình luận. => Chốt lại vấn đề.)

+)Lưu ý:
+ Cần đảm bảo hình thức là MỘT ĐOẠN VĂN, không viết thành hai đoạn.
+ Nên sưu tầm, ghi chú, ghi nhớ nhiều dẫn chứng. Lấy dẫn chứng thực tế từ báo đài, tin tức
thời sự, tình huống đời thường,… Lấy dẫn chứng đa dạng ở sách truyện, phim ảnh,…
+ Cuối đoạn phải chốt lại vấn đề, có câu tổng hợp lại.
+ Nên trình bày đoạn văn theo cách thức Tổng – phân – hợp.
+ Cần đảm bảo thể thức đoạn văn, xác định đúng vấn đề nghị luận bằng cách quan sát và
phân tích.
+ Các câu triển khai ý phải tập trung vào từ khóa trong luận điểm mình vừa tạo.
+ Vì đoạn văn NLXH bàn về một vấn đề ở phạm vi nhỏ hẹp nên chỉ tập trung khai thác kỹ
vào một khía cạnh; phân tích thấu đáo bằng dẫn chứng, lí lẽ, kết hợp so sánh văn học.
+ Nếu có thể, hãy sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật, so sánh văn học,…
trong bài để làm cho đoạn trở nên đặc sắc, hấp dẫn người đọc hơn.

II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (BÀI VĂN)


1. Một số dạng đề NLVH (Một tác phẩm hoặc hai tác phẩm, một hình ảnh hoặc hai hình
ảnh, một giá trị hoặc hai giá trị, một nhân vật hoặc hai nhân vật,…)
- Phân tích hoặc nêu cảm nghĩ về nhân vật trong tác phẩm truyện.
- Phân tích tình huống truyện.
- Phân tích một giá trị nội dung trong tác phẩm truyện.
- Phân tích một giá trị nghệ thuật trong tác phẩm truyện.
- Phân tích hoặc cảm nhận về một bài thơ, khổ thơ.
2. Cách làm bài văn NLVH

You might also like