You are on page 1of 34

Học Văn Cô Sương Mai

I. TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU Học Văn Cô Sương Mai

+ Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Nghệ An

+ Từng tham gia nhập ngũ, có nhiều những


đóng góp lớn lao trong đơn vị đóng quân.

Nguyễn Minh Châu


(1930-1989)
I. TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU Học Văn Cô Sương Mai

2. Quan điểm sáng tác

“Nhà văn là người cố gắng đi tìm những hạt ngọc


ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người.”

Theo ông, người làm nghệ sĩ mang trong mình


nhiều sứ mệnh và thiêng liêng mà trong đó
nâng đỡ và lên tiếng yêu thương, bênh vực
con người là thứ mà Nguyễn Minh Châu cả đời
Nguyễn Minh Châu
(1930-1989) trung thành theo đuổi.
I. TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU Học Văn Cô Sương Mai

3. Đặc trưng sáng tác


Chất văn bình dị nhưng đem lại nhiều giá trị sâu sắc
Sự nghiệp sáng tác của ông được chia làm 2 giai đoạn:

Trước năm Sau năm 1975


1975

▪ Là nhà văn mặc áo lính ▪ Người mở đường tinh anh và


▪ Thường viết về đề tài tài năng cho một giai đoạn
chủ nghĩa anh hùng chuyển giao văn học.
trong chiến đấu ▪ Bộc lộ cảm hứng thế sự với
▪ Mang thiên hướng sử thi những vấn đề đạo đức, mang
và cảm hứng lãng mạn. tính triết lí sâu sắc.
I. TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU Học Văn Cô Sương Mai

3. Đặc trưng sáng tác


Chất văn bình dị nhưng đem lại nhiều giá trị sâu sắc
Sự nghiệp sáng tác của ông được chia làm 2 giai đoạn:
Trước năm Sau năm
1975 1975
I. TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU Học Văn Cô Sương Mai

4. Một số nhận định về “Trong truyện của anh, mọi cái đã


Nguyễn Minh Châu vỡ ra tạo nên những khoảng trống,
phải nghi ngờ, phải nghĩ. “
(Giáo sư Phong Lê)
“Nguyễn Minh Châu là người kế tục
xuất sắc những bậc thầy của nền
văn xuôi Việt Nam và cũng là người
mở đường rực rỡ cho những cây bút
trẻ tài năng sau này.”
(Nguyễn Khải)
“Đọc Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc đời và
trang sách liền nhau. Chặng đường đời hôm nay cũng
như từng đoạn sáng tạo trên giấy của tài năng.
Nguyễn Minh Châu Những cái tưởng như bình thường lặt vặt trong cuộc
(1930-1989) sống hằng ngày dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn
Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ
và có tầm triết lý.” (Tô Hoài)
II. KHÁI QUÁT TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” Học Văn Cô Sương Mai

1. Hoàn cảnh
Nhiều vấn
sáng tác Khi cuộc kháng chiến đề của đời
chống Mỹ cứu nước đã đi sống văn
qua được 8 năm. hóa nhân
Tác phẩm được viết sinh mà
tháng 8 năm 1983 Cả nước lúc này bước vào trước đây
giai đoạn xây dựng chế độ chưa được
xã hội chủ nghĩa. chú ý – giờ
đã bắt đầu
bộc lộ.

Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung


của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai
thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận
con người đời thường.
II. KHÁI QUÁT TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” Học Văn Cô Sương Mai

2. Tóm tắt
tác phẩm
II. KHÁI QUÁT TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” Học Văn Cô Sương Mai

2. Nhan đề Nhan đề chính


tác phẩm là một ẩn dụ
cho mối quan hệ
Khi tiến lại gần, chiếc
Tái hiện cảnh đẹp giữa cuộc đời
thuyền lại là hiện thân của
thiên nhiên và cuộc và nghệ thuật
cuộc đời lam lũ, khó nhọc;
sống sinh hoạt đời và người nghệ
tượng trưng cho những éo le
thường của người dân sĩ cần một cái
và nghịch lý của cuộc đời.
làng chài nhìn đa chiều
để thưởng thức
nghệ thuật.
Là “cảnh đắt trời cho” mà Là biểu tượng của nghệ
Phùng tìm kiếm bấy lâu và thuật đạt tới sự hoàn mĩ
may mắn chụp được. và thánh thiện

CHIẾC THUYỀN
Là hình ảnh thực NGOÀI XA Là hình ảnh ẩn dụ
II. KHÁI QUÁT TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” Học Văn Cô Sương Mai

2. Tình ❖ Phùng phát hiện ra ở đằng sau “cảnh đắt trời


huống truyện cho” là những nghịch lý trớ trêu của cuộc sống.

Đây là một “tình huống nhận thức” – nghĩa là một


tình huống có giá trị thức tỉnh những suy ngẫm
triết lý nhân sinh và chân lí nghệ thuật, đem tới
sự tác động mang tính khám phá cho nhân vật.

Tình huống thể hiện cái nhìn đa chiều về


cuộc sống. Với điểm nhìn trần thuật ở
nhân vật Phùng, chính chúng ta cũng liên
tục được đặt mình ở những vị trí khác
nhau, để từ đó thay đổi cách nhìn đời,
nhìn người của chính mình.
II. KHÁI QUÁT TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” Học Văn Cô Sương Mai

2. Tình
❖ Phùng phát hiện ra ở đằng sau “cảnh đắt trời cho”
huống truyện
là những nghịch lý trớ trêu của cuộc sống.

Cuộc đời phức tạp hơn rất nhiều chiếc lăng kính máy ảnh
chỉ thu lại khoảnh khắc của một người nghệ sĩ; cuộc đời
cũng rộng lớn hơn cái nhìn chủ quan của một cá nhân, nên
ta không thể áp đặt suy nghĩ của mình – hay bắt người
khác phải hạnh phúc theo cách mà chúng ta quan niệm.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng


a) Phát hiện đầu tiên: Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa
– cảnh đắt trời cho – một tác phẩm nghệ thuật toàn mĩ.

Bức tranh ▪ Cảnh đắt trời cho: cảnh thuyền


chiếc
chài lưới vó đang vào bờ trong
thuyền
ngoài xa buổi sáng bình minh.
▪ Bức tranh mực tàu của một danh họa
thời cổ .
▪ Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe
nhòe vào bầu sương mù trắng như
sữa có pha đôi chút màu hồng do => Một bức tranh
nghệ thuật toàn mĩ
ánh Mặt Trời chiếu vào.
▪ Vẻ đẹp đơn giản và toàn bích.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng

✓ Bao mĩ cảm dâng lên dào dạt trong lòng, vì anh đã


chờ đợi và tìm kiếm khung cảnh này rất lâu.

Cảm nhận ✓ Bối rối, trong tim như có cái gì đó thắt vào đã
của người quen với cái đẹp nhưng vẫn thổn thức vô cùng.
nghệ sĩ
✓ Nhận ra rằng bản thân cái đẹp là đạo đức bởi nó có
khả năng gột rửa tâm hồn.

✓ Cảm thấy vừa khám phá cái chân lí của sự toàn


thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần
của tâm hồn.

→ Một người nghệ sĩ rất tinh tế, nhạy bén,


có khả năng rung động trước cái đẹp
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng


b) Phát hiện thứ hai – một phát hiện đầy nghịch lý:
Bức tranh cuộc sống thô bạo, phi nhân đạo, tàn nhẫn

Bức tranh
cảnh đời cay ❖ Cảnh gã đàn ông đánh đập vợ một cách
đắng, trớ
trêu của thân thô bạo, độc ác, dữ dằn
phận con
người + Lời lẽ cộc cằn, thô bạo, liên tục
nguyền rủa: “Mày chết đi cho ông nhờ.
Chúng mày chết đi cho ông nhờ!”…

+ Hùng hổ, mặt đỏ gay, rút trong người


ra một chiếc thắt lưng để trút cơn giận
vào người phụ nữ tội nghiệp.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng


b) Phát hiện thứ hai – một phát hiện đầy nghịch lý:
Bức tranh cuộc sống thô bạo, phi nhân đạo, tàn nhẫn

Bức tranh
cảnh đời cay ❖ Hình ảnh người đàn bà mỏi mệt, xấu
đắng, trớ
trêu của thân xí, cam chịu
phận con
người + Không hề kêu một tiếng, không chống
trả, không tìm cách chạy trốn.

+ Chỉ mếu máo khi nhìn thấy con. Đứa


con trai của người đàn bà cố chống lại
cha để bảo vệ mẹ.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng


b) Phát hiện thứ hai – một phát hiện đầy nghịch lý:
Bức tranh cuộc sống thô bạo, phi nhân đạo, tàn nhẫn

❖ Kinh ngạc đến mức cứ há hốc mồm ra mà nhìn.


Cảm nhận
❖ Chết lặng người.
của người
nghệ sĩ → Phùng như không tin vào mắt mình bởi trước
mặt anh lại là cảnh tượng vũ phu, tàn nhẫn sau
một cảnh tượng đẹp.

❖Vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới → Cho chúng
ta thấy người nghệ sĩ sẵn sàng đặt cái tôi nghệ thuật
sang một bên để chạy tới với cuộc đời.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng


c) Mối quan hệ giữa hai bức tranh

▪ Hai cảnh tượng này hoàn toàn đối lập, trái ngược
nhau: giữa cái đẹp với cái xấu, giữa cái đạo đức
với cái phi đạo đức, giữa cái thanh cao, trong
trẻo với cái tàn nhẫn, thô bạo.

▪ Tuy nhiên, nó được nhìn nhận và đánh giá bởi cùng


một nhân vật nhưng có sự thay đổi góc nhìn → Tuy
hai cảnh tượng đối lập nhau, nhưng nó không hề
mâu thuẫn, bởi cuộc đời vốn phức tạp và đa chiều
như vậy.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng


c) Mối quan hệ giữa hai bức tranh

Thông điệp của tác giả Nguyễn Minh Châu

Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà nó


luôn chứa đựng nhiều nghịch lý và luôn
không ngừng biến động. Nếu ta chỉ nhìn nhận
một chiều, ta sẽ không bao giờ nắm bắt được
bản chất.

Nghệ thuật không nên xa rời cuộc đời, nghệ


thuật cần gắn với cuộc đời – hướng về cuộc
đời – vì cuộc đời.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

2. Nhân vật người đàn bà hàng chài


a. Ngoại hình thô kệch, xấu xí, mang
nhiều dấu tích của cuộc đời sương gió

❖ Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi

❖ Thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển,


cao lớn với những đường nét thô kệch.

❖ Mặt mụ rỗ, tấm lưng bạc phếch và rách rưới.

❖ Gia cảnh nghèo khổ, khó khăn, thiếu thốn “nửa


thân dưới ướt sũng” – như một minh chứng cho
thấy cuộc đời bà gắn liền với biển.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

2. Nhân vật người đàn bà hàng chài


b. Cảnh ngộ trớ trêu, bất hạnh, đắng cay

❖ Cuộc sống ngư dân nghèo khổ, đông con, lam lũ và


vất vả cả một đời.
→ Nghề nghiệp không ổn định, thường xuyên phải đối
mặt với sự hiểm nguy không báo trước từ thiên nhiên.
+ “Cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng
luộc chấm muối”
+ Tự nhận lỗi về mình: “Đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều
quá, mà thuyền lại chật”

→ Chân dung của một người phụ nữ không oán trách đời,
không đổ lỗi cho người; thường tự mình chịu trách
nhiệm cho những nhọc nhằn mà mình phải gánh chịu.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

2. Nhân vật người đàn bà hàng chài


b. Cảnh ngộ trớ trêu, bất hạnh, đắng cay

❖ Là nạn nhân của bạo lực gia đình; thường xuyên bị đánh đập, hành hạ
dã man bởi chính người chồng.
+ Biểu hiện:
▪ Bất kể lúc nào lão thấy khổ quá là xách tôi ra đánh.… Lão nguyền
rủa “Mày chết đi cho ông nhờ!”
▪ Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng
▪ Sau này, con cái lớn tôi mới xin được với lão đưa tôi lên bờ mà
đánh.
▪ Mụ không kêu, không trốn chạy, không phản kháng, hoàn toàn chấp nhận
và quen với điều đó
→ Tội ác đã diễn ra như một thói quen, cả với nạn nhân và thủ phạm.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

2. Nhân vật người đàn bà hàng chài


b. Cảnh ngộ trớ trêu, bất hạnh, đắng cay
+ Nguyên nhân:
• “thấy khổ quá”: một bi kịch của sự nghèo đói, thất học khiến
người đàn ông không còn cách nào khác, phải trút nỗi mệt
mỏi, bực dọc lên chính vợ mình
• Về phía người đàn bà, mụ thấu hiểu nguyên cớ sâu xa cho hành
động của chồng mình vậy nên mụ chấp nhân mọi sự đắng cay,
nghịch lí
• Mụ sẵn sàng chịu đau đớn để được nhìn thấy các con ăn no.
→ Cảnh tượng ấy thực sự quái đản và không thể chấp nhận với
Phùng, Đẩu và với mỗi chúng ta; nhưng đối với những người
trong cuộc thì câu chuyện lại khác.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

2. Nhân vật người đàn bà hàng chài


c. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở
tòa án huyện

- Lí do xuất hiện: chánh án Đẩu mời đến để giải


quyết việc gia đình.
- Tình cảnh trớ trêu: dù thường xuyên chịu những
trận đòn, bị đánh đập nhưng người đàn bà hàng chài
chấp nhận đánh đổi mọi thứ để không phải bỏ chồng.

- Nguyên nhân người đàn bà hàng chài không chịu bỏ chồng:


▪ Người đàn ông là trụ cột của gia đình; mụ cần có người nuôi những
đứa con; mụ thấu hiểu nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc
thuyền không có đàn ông.
▪ Có lúc vợ chồng sống hòa thuận lắm, vui nhất là khi nhìn các con
được ăn no.
▪ Đàn bà ở thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho mình.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

2. Nhân vật người đàn bà hàng chài


c. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở
tòa án huyện
- Cách người đàn bà kể về chồng của mình:

• Một người đàn ông cục tính nhưng hiền lành lắm, không
bao giờ đánh đập vợ

• Cuộc sống nghèo khổ, ngày càng túng quẫn, người đàn
bà đẻ nhiều, thuyền chật nên chồng bà mới trở nên độc
dữ như vậy

→ Trong suy nghĩ của bà, sự độc dữ của chồng bà chỉ là


sản phẩm của sự nghèo đói, lam lũ – nghĩa là ông ấy
cũng là nạn nhân, chứ không phải chỉ mình mụ.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

2. Nhân vật người đàn bà hàng chài


c. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở
tòa án huyện
con – quý tòa chị - các chú
Sự thay đổi trong thái độ,
lời nói, cách xưng hô của Thái độ sợ sệt, cách nói đầy
người đàn bà hàng chài van xin sắc sảo

=> Từ thái độ của một người dân thường với người thi hành luật pháp
chuyển sang những chia sẻ chân thành, chiêm nghiệm từ một người từng
trải với những người còn trẻ tuổi, chưa hiểu hết sự đời.

=> Người đàn bà rất am hiểu sự đời, suy nghĩ sắc sảo, thấu tình đạt
lí và giàu đức hi sinh.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

2. Nhân vật người đàn bà hàng chài


Thông điệp của tác giả về
c. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở cách nhìn nhận cuộc đời
tòa án huyện

➢ Đừng nhìn cuộc đời, con


Sự khác nhau trong cách nhìn người chồng
người một cách phiến
vũ phu của Phùng, Đẩu, thằng Phác và
diện mà phải có cái
người đàn bà
nhìn đa chiều.

Phùng, Đẩu, Người đàn bà ➢ Phải biết đặt mình vào


thằng Phác vị trí, hoàn cảnh của
Ngoài vẻ bề ngoài người khác để thấu hiểu
Chỉ nhìn ở bà còn nhận ra bản được câu chuyện của họ.
vẻ bề ngoài. chất bên trong và
nguyên nhân dẫn tới ➢ Đừng dễ dãi, đơn giản,
sự độc ác, hung dữ áp đặt trong việc nhìn
của chồng bà. nhận mọi sự việc, hiện
tượng, con người.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

3. Nhân vật người chồng

❖ Nếu nhìn xa, ta sẽ thấy hình ảnh của một người chồng
thô lỗ, lạnh lùng, hung hăng:

+ Còn trẻ là một người thanh niên cục tính, hiền lành – tuy nhiên
nhận thức của ông lại ở mức thấp, vậy nên ông mới dần bị thay đổi
bản chất theo chiều hướng tiêu cực; bị cuộc đời thay đổi mình.

+ Cuộc sống nghèo khổ, vất vả, quẩn quanh trên biển với biết bao lo
toan đã biến anh trở thành một người chồng vũ phu, tàn bạo.

Lúc nào thấy khổ quá lại mang vợ ra đánh.

Vừa đánh vừa chửi rủa: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết
đi cho ông nhờ!”
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

3. Nhân vật người chồng


❖Nếu quan sát kĩ và cảm nhận kĩ hơn ta sẽ xót thương cho
người đàn ông gánh trên vai quá nhiều áp lực, khi bản
thân ông cũng là nạn nhân của một số kiếp long đong.

+ Người đàn ông ít học chỉ biết dùng


chiếc thắt lưng da để giải tỏa nỗi bực
dọc bên trong mình.

+ Sâu thẳm trong tâm hồn ông là một sự


xót xa, đau đớn cùng cực.
+ Ông bị mắc kẹt giữa sự phẫn nộ bên trong tâm hồn với chính
tình thương trong sâu thẳm ông dành cho gia đình.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

3. Nhân vật người chồng


❖ Người chồng còn là nạn nhân của những năm tháng chiến tranh tàn bạo

+ Hình tượng “bãi xe tăng hỏng” là dấu tích của chiến tranh, chứng tỏ
chiến tranh chỉ mới được lùi xa, con người vẫn đang chật vật để xây
dựng lại cuộc sống mới.

+ Câu hỏi của Phùng: “Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không?”
cho thấy rằng kể cả khi chiến tranh qua đi nó vẫn để lại nỗi ám ảnh.

→ Kẻ thù của con người ở thời bình là cái nghèo, cái đói, cái khổ, cái
ác độc bạo tàn đang nảy mầm và sinh sôi dần trong chính trái tim yếu
đuối của mỗi con người.

=> Người đàn ông vừa đáng thương vừa đáng trách.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

4. Chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng

❖ Có lòng tốt và sự quan tâm đến thân phận


cay đắng của con người, mong muốn có thể
giúp đỡ trong khả năng của mình

+ Phẫn nộ trước hành động tàn bạo của người


đàn ông.

+ Khuyên người đàn bà nên li dị với chồng

→ Hành động xuất phát từ thiện tâm, tuy


nhiên do thiếu sự thấu hiểu nên có phần xa
rời thực tế.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Học Văn Cô Sương Mai

4. Chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng

❖ Bảo vệ pháp luật và cái đẹp bằng sự thông hiểu


sách vở, bằng những chân lí cứng nhắc - tuy nhiên
lại hóa nông nổi, ngây thơ trước những trái ngang
của cuộc đời.

+ Chỉ nhìn một góc độ, không hiểu hết hoàn cảnh của
người đàn bà hàng chài.

+ Chỉ nhìn kết quả, chưa thực sự thấu đáo khám phá
quá trình.

→ Muốn giúp đỡ con người khỏi khổ đau, ta cần lăn


mình vào thực tế chứ không chỉ là một lòng tốt.
IV. TỔNG KẾT Học Văn Cô Sương Mai

1. Về nội dung

✓ Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đòi đằng
sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài
học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách
nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp
bên ngoài của hiện tượng.
✓ Qua đó, tác giả thể hiện cái nhìn cảm thông sâu sắc đối với những
cảnh đời, thân phận trớ trêu, gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống
– đồng thời gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc của bản thân về
nghệ thuật và vai trò của người nghệ sĩ.
IV. TỔNG KẾT Học Văn Cô Sương Mai

2. Về nghệ thuật

❖ Tình huống nhận thức độc đáo, có ý nghĩa khám phá,


phát hiện về đời sống.

❖ Chọn ngôi kể, hình thức kể chuyện phù hợp – tạo nên
một góc nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa diện.

❖ Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc sắc.

❖ Xây dựng nhiều hình ảnh, hình tượng vừa chân thực vừa
chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.

❖ Lời văn giản dị, sâu sắc.


Thank you!
Have a great day ahead.

You might also like