You are on page 1of 5

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Dàn ý nghị luận về đoạn trích hay một tác phẩm văn xuôi

1. Đối tượng

● Giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật nói chung.
● Một khía cạnh, một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật qua một đoạn
trích hoặc qua cả tác phẩm.

2. Yêu cầu chung

● Đọc kĩ đề bài, hình dung các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm: hoàn
cảnh sáng tác, nội dung khái quát, giá trị nghệ thuật nổi bật của đoạn trích,
của tác phẩm.
● Xác định vấn đề cần nghị luận, các thao tác lập luận sử dụng và phạm vi
dẫn chứng đưa vào trong bài làm.
● Lập dàn ý sơ lược dựa trên một số câu hỏi thông thường như: vấn đề cần
nghị luận là gì?
● Những biểu hiện của vấn đề đó trong đoạn trích, trong tác phẩm? Các chi
tiết hình ảnh thể hiện cho vấn đề? Giá trị nội dung tư tưởng được biểu
hiện là gì? ...

3. Dàn ý khái quát

a) Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận (một phương
diện nội dung, nghệ thuật...)

b) Thân bài:

Dù là dạng bài nào, học sinh cũng cần đảm bảo đủ ba luận điểm cơ bản sau:

* Luận điểm 1: Khái quát chung

Tổng hợp: Download.vn 1


Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

● Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung khái quát của tác phẩm.
● Hoặc là nêu vị trí, dẫn dắt nội dung tác phẩm đến nội dung của đoạn trích.

* Luận điểm 2: Làm rõ vấn đề nghị luận

● Phân tích, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận theo yêu cầu của đề. Chia vấn đề
thành các luận điểm và lấy các chi tiết, hình ảnh, nhân vật để làm sáng tỏ
cho luận điểm.
● Hoặc là phân tích, cảm nhận, bình luận về một vấn đề trong phạm vi của
một đoạn trích.

*Luận điểm 3: Đánh giá chung (bình luận)

● Đánh giá khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hoặc của tác
phẩm.

c) Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.

Dàn ý nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ngắn gọn

Mở bài:

● Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn
thơ)
● Trích dẫn thơ.

Thân bài:

● Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (Phân tích
theo từng câu/cặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong
từng câu thơ => làm nổi bậc giá trị nghệ thuật, cái hay của bài thơ).

Tổng hợp: Download.vn 2


Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

● Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ. Cái hay, cái đẹp, giá trị tư
tưởng mà nó mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so sánh với các cây
bút khác để làm rõ nét riêng của tác phẩm.

Kết bài:

● Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung
tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

Dàn ý nghị luận về một ý kiến văn học

Mở bài:

● Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung ý kiến, nhận định
hướng tới.
● Trích dẫn lại ý kiến/nhận định đó.

Thân bài:

● Triển khai các luận điểm, vận dụng các thao tác phân tích, chứng minh để
làm rõ nhận định.
● Kết hợp so sánh, bàn luận để làm rõ.

Kết bài:

● Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa.

Dàn ý nghị luận về một tình huống truyện

Tình huống truyện:

● Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện.

Tổng hợp: Download.vn 3


Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

● Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn
cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm,
tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả.
● Tình huống tâm trạng.
● Tình huống hành động.
● Tình huống nhận thức.

a. Mở bài:

● Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
● Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
● Nêu vấn đề cần nghị luận.

b. Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.

● Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
● Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

- Bình luận về giá trị của tình huống: làm nên thành công cho tác phẩm như thế
nào, giá trị nghệ thuật mà nó mang lại.

c. Kết bài:

● Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
● Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

Dàn ý nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện

a. Mở bài:

Tổng hợp: Download.vn 4


Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

● Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
● Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
● Nêu yêu cầu đề bài.

b. Thân bài:

● Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác


● Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. (chú ý các sự kiện
chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
● Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm

c. Kết bài:

● Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân
tộc.
● Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.

Tổng hợp: Download.vn 5

You might also like