You are on page 1of 2

CÁCH NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ

VỚI NGỮ LIỆU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA


I. MỞ BÀI
* Cách 1
- Giới thiệu đặc điểm tác giả: tên, năm sinh, quê quán (tỉnh); vị trí của tác giả trong
nền văn học; văn phong (phong cách sáng tác) tác giả
- Giới thiệu đặc điểm của tác phẩm: tên tác phẩm, hoàn cảnh ra đời (nếu có).
- Giới thiệu đoạn thơ: vị trí của đoạn thơ; nêu khái quát nội dung chính của đoạn thơ
và trích dẫn đoạn thơ của đề.
* Cách 2
- Đưa phần dẫn dắt (nhận định, thơ, văn, ca dao, tục ngữ, lời bài hát,…) liên quan nội
dung của đề.
- Giới thiệu đặc điểm tác giả: tên, năm sinh, quê quán (tỉnh); vị trí của tác giả trong
nền văn học; văn phong (phong cách sáng tác) tác giả [ngắn gọn]
- Giới thiệu đặc điểm của tác phẩm: tên tác phẩm, hoàn cảnh ra đời (nếu có).
- Giới thiệu đoạn thơ: vị trí của đoạn thơ; nêu khái quát nội dung chính của đoạn thơ
và trích dẫn đoạn thơ của đề.
II. THÂN BÀI
* Sơ lược tác phẩm hướng đến đoạn thơ của đề
1. Dùng một câu ghi rõ nội dung chính có trong một hoặc hai khổ thơ của đề (Luận
điểm 1)
Làm rõ luận điểm 1 bằng cách
- Tìm và phân tích các từ ngữ, hình ảnh, câu thơ thể hiện luận điểm 1
- Tìm và phân tích các yếu tố nghệ thuật thể hiện luận điểm 1
+ Biện pháp tu từ: so sánh; nhân hóa; ẩn dụ; hoán dụ; điệp ngữ; liệt kê; nói quá; nói
giảm, nói tránh; câu hỏi tu từ; đảo ngữ
+ Yếu tố nghệ thuật khác: Bút pháp (ước lệ, tả cảnh ngụ tình, chấm phá), thủ pháp
đối lập, hình thức tiểu đối, Chất liệu văn học dân gian, hệ thống từ láy,…
- Liên hệ, đối sánh quy chiếu với ngữ liệu khác ngoài ngữ liệu của đề để làm nổi bật
nội dung cần nghị luận (không hạ thấp nội dung đang nghị luận; không dùng nhiều
dung lượng ngữ liệu ngoài đề)
2. Dùng một câu ghi rõ nội dung chính có trong một hoặc hai khổ thơ tiếp theo
của đề (Luận điểm 2)
Làm rõ luận điểm 2 như phần II.1
3. Dùng một câu ghi rõ nội dung chính có trong một hoặc hai khổ thơ tiếp theo
của đề (Luận điểm n)
Làm rõ luận điểm n như phần II.1
III. KẾT BÀI
1. Đánh giá nội dung
- Cách 1: Nhắc lại II.1.2.3
- Cách 2: Dùng cách diễn đạt tương đồng nhắc lại II.1.2.3
- Mở rộng vấn đề cần nghị luận
2. Đánh giá nghệ thuật
Khẳng định sự thành công của tác giả trong đoạn trích nói riêng cũng như toàn
bộ tác phẩm nói chung trên các phương diện:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Nghệ thuật trần thuật
+ Các phép tu từ
+ Ngôn ngữ, giọng điệu
+…
(Lưu ý: Giữa I-II-III và II.1.2.3 phải có kết nối viên gạch 1 tỉ)

You might also like