You are on page 1of 3

DÀN Ý ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

I. NHỮNG LƯU Ý VỀ ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI
THƠ LỤC BÁT
1. Về hình thức
- Đúng hình thức đoạn văn: bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng
dấu chấm xuống dòng.
- Dung lượng tối đa 01 trang giấy thi.
- Tên tác giả, tên riêng (tên địa danh, tên người trong bài) phải viết hoa. VD: Trần
Đăng Khoa, Việt Nam,…
- Chữ viết rõ ràng, ngay ngắn, sạch đẹp.
- Không gạch xoá, không sử dụng bút xoá.
2. Về nội dung
- Phải thể hiện cảm xúc về ít nhất 02 nét nội dung tiêu biểu của bài thơ.
- Thể hiện cảm xúc về
II. DÀN Ý CHI TIẾT
1. Mở đoạn (1 câu)
- Giới thiệu tác giả (viết hoa tên tác giả).
- Giới thiệu tác phẩm: Tên tác phẩm phải cho trong ngoặc kép, viết hoa chữ cái đầu
và viết hoa tên riêng (nếu có). VD: “Yêu lắm quê hương”, “Gần lắm Trường Sa”,…
- Cảm xúc chung về bài thơ: xúc động, ấn tượng,…
* Hướng dẫn một số cách mở đoạn
- Đi từ đề tài:
(1) Nền thơ ca Việt Nam đã có rất nhiều những vẫn thơ viết và viết rất hay về đề tài
quê hương/ hình ảnh mẹ/…Và bài thơ “tên bài thơ” của tác giả (nêu tên tác giả) đã
góp thêm một tiếng thơ đẹp cho đề tài ấy.
(2) Từ lâu, hình ảnh quê hương/…đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong thơ, ca,
nhạc, hoạ; nhắc đến những vần thơ viết về (nêu đề tài), ta không thể nào quên nhắc
đến bài thơ…của tác giả…
- Dẫn dắt bằng câu nói hay về thơ ca:
+ “Thời gian huỷ hoại những lâu đài những lại làm giàu những vần thơ.”
+ “Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ảnh mặt trời.”
+ “Thơ là thư kí trung thành của trái tim.”
=> Cách dẫn dắt:
Có người đã từng nói: “nêu câu nói”, đến với bài thơ “nêu tên bài thơ” của
(tên tác giả), một bài thơ hay về (nêu đề tài), ta lại thấy câu nói ấy quả không sai.
- Một số cách mở đoạn khác:
(1) Có lẽ, nhưng vần thơ trong bài “nêu tên bài thơ” của (tên tác giả) đã in sâu vào
trái tim người đọc như nhứng vần thơ hay nhất về (nêu đề tài).
(2) Nếu coi nền thơ ca Việt Nam là một vườn hoa lung linh sắc màu thì bài thơ “tên
bài thơ” của (tên tác giả) là một bông hoa thắm sắc ngát hương, toả ngát hương thơm
của (nêu khái quát nội dung bài thơ).
2. Thân đoạn
a. Cảm xúc về nội dung chính của bài thơ
- Nội dung 1:
CÔNG THỨC CHUNG: Nêu nội dung khái quát – liệt kê, trích dẫn những chi tiết,
hình ảnh, câu thơ trong bài thể hiện nội dung ấy - cảm nhận chi tiết về 2 – 3 hình
ảnh nổi bật trong bài thể hiện nội dung 1 – phân tích một biện pháp tu từ nổi bật thể
hiện nội dung 1 – khái quát lại.
(1) Các cách dẫn dắt vào nội dung 1:
+ Mở đầu bài thơ, người đọc như được chìm đắm vào….
+ Ngay từ những vần thơ đầu tiên, ta đã được chiêm ngưỡng…
+ Đến với bài thơ…, người đọc trước hết được cảm nhận…
+ Bài thơ làm rung động bao tría tim bạn đọc, trước hết bởi…
=> Phải nêu dẫn chứng bằng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong bài thơ để làm
nổi bật nội dung 1.
- Nội dung 2:
CÔNG THỨC CHUNG: Nêu nội dung khái quát – liệt kê, trích dẫn những chi tiết,
hình ảnh, câu thơ trong bài thể hiện nội dung ấy - cảm nhận chi tiết về 2 – 3 hình
ảnh nổi bật trong bài thể hiện nội dung 1 – phân tích một biện pháp tu từ nổi bật thể
hiện nội dung 1 – khái quát lại.
(1) Các cách dẫn dắt vào nội dung 2:
+ Không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ còn đem đến cho độc giả
+ Bên cạnh đó, ta còn cảm nhận được
+ Cùng với…, người đọc còn cảm nhận được….
+ Những cảm xúc về…. vẫn còn ấm nóng, người đọc lại tiếp tục được cảm nhận
=> Phải nêu dẫn chứng bằng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong bài thơ để làm
nổi bật nội dung 2.
b. Cảm xúc về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
- Các cách dẫn dắt:
(1) Để có được một bức tranh/ những vần thơ tuyệt đẹp về….ta không thể không kể
đến những nét đắc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
(2) Bài thơ còn gây ấn tượng đậm nét bởi những yếu tố nghệ thuật đặc sắc
(3) Cái hay, cái đẹp cỉa bài thơ dường như tỉ lệ thuận với những thành công về nghệ
thuật trong bài
- Nghệ thuật chung:
+ Với thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc cùng cách ngắt phần lớn là nhịp chẵn
đều đặn (nêu cách ngắt nhịp chủ yếu của bài, VD: 2/2/2, 4/2, 2/2/2/2. 4/4;…).
+ Vần được gieo xuyên suốt ở các tiếng thứ 6, 8 trong bài
+ Cùng với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết, sâu lắng như bản hoà ca du dương, gần
với ca dao dân ca.
+ Bên cạnh đó là những hình ảnh thơ bình dị, gần gũi và những biện pháp tu từ đặc
sắc như (nêu 2 biên pháp tu từ nổi bật trong bài),…
c. Thông điệp, ý nghĩa, chủ đề của bài thơ (nêu ít nhất 02 thông điệp)
- Cách dẫn dắt:
(1) Bài thơ đã truyền tải đến người đọc…
(2) Bài thơ đã gieo vào trái tim mỗi người…
(3) Bài thơ đã mang đến cho đời….
III. Kết đoạn
- Khẳng định lại giá trị, sức sống của bài thơ.
* Hướng dẫn một số cách mở đoạn
(1) Và như vậy, theo thời gian, vẻ đẹp cùng sức sống của bài thơ sẽ còn mãi trong
trái tim bạn đọc.
(2) Với những giá trị ấy, bài thơ “tên bài thơ” sẽ còn mãi với thời gian như những
điều tuyệt vời nhất.
(3) Hy vọng rằng, theo thời gian bài thơ “tên bài thơ” sẽ truyền cảm hứng và những
cảm đẹp về (quê hương, đất nước/ gia đình,…) đến triệu trái tim bạn đọc.
(4) Bài thơ “tên bài thơ” sẽ mãi là nhịp đập của những trái tim yêu nước trên mảnh
đất hình chữ S thân yêu.

You might also like