You are on page 1of 4

PHIẾU HỌC TẬP RÈN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH THƠ

1. Dàn ý phân tích thơ dựa trên 1 ý kiến


Đề 2: “Tràng giang là bài thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại”. Em hãy chứng minh ý kiến trên bằng việc
phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang (Huy Cận)
1/ MỞ  Dẫn dắt, giới thiệu tên tác  Thời đại thơ Mới đã ghi dấu sự trưởng thành của
BÀI giả, tác phẩm nhiều bậc thi nhân đại tài, trong đó có Huy Cận với
 Trích dẫn nguyên văn nhận bài thơ “Tràng giang”.
định  Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng “Tràng
 Nêu vấn đề mà đề bài yêu giang là bài thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại”
cầu  Qua 2 khổ thơ đầu bài thơ ta sẽ thấy rõ điều đó
 Trích thơ (nếu đề yêu cầu  Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
phân tích khổ thơ / đoạn ….
thơ. Trích câu đầu và câu Sông dài, trời rộng bến cô liêu
cuối nếu đoạn thơ từ 8 dòng
trở lên)
2.1/ Tổng quan:
 Khái quát về tác giả (chú ý  Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận. Trước
phong cách sáng tác), khái CMT8, thơ ông mang nỗi sầu ảo não, chịu sự ám
quát về tác phẩm (xuất xứ, ảnh của không gian. Bài thơ “Tràng giang” được
hoàn cảnh sáng tác, nhan trích từ tập “Lửa thiêng” là tác phẩm tiêu biểu cho
đề) hồn thơ Huy Cận. [….]
 Giải thích ý kiến  Cổ điển hay hiện đại là muốn nói đến cách dùng từ,
B1: Giải thích các từ khóa lựa chọn đề tài, sử dung bút pháp, cảm hứng, hình
B2: Giải thích nội dung ý ảnh,….
kiến  Về ý kiến “Tràng giang là bài thơ vừa cổ điển, vừa
hiện đại”, câu nói quan tâm đến mặt nghệ thuật của
2/ tác phẩm.
THÂN 2.2/ Phân tích: Có 2 cách triển khai:
BÀI Chứng minh ý kiến bằng việc phân Cách 1: Phân tích nét cổ điển và hiện đại trong từng khổ
tích tác phẩm thơ. Ta có 2 luận điểm:
Lưu ý:  LĐ1: Trong khổ thơ đầu tiên, ta sẽ thấy rõ nét cổ
 Viết đoạn văn có luận điểm điển và hiện đại trong nghệ thuật mà tác giả lựa
 Đảm bảo thao tác phân tích chọn.
từ nghệ thuật đến nội dung  LĐ2: Sang khổ thơ thứ hai, nét cổ điển và hiện đại
kết hợp thật nhuần nhuyễn.
Cách 2: Phân tích lần lượt các chi tiết thể hiện nét cổ
điển, sau đó phân tích các chi tiết thể hiện nét hiện đại ở
cả hai khổ thơ. Ta có 2 luận điểm:
 LĐ1: Trước hết, hai khổ thơ đầu của bài thơ mang
những nét cổ điển.
 LĐ2: Hai khổ thơ cũng xuất hiện những nét hiện
đại.
2.3/ Tổng kết:  Như vậy ý kiến đã nêu lên những nét nghệ thuật đặc
 Khẳng định ý nghĩa của ý sắc của bài thơ Tràng giang nói chung và hai khổ
kiến đối với văn bản (về thơ đầu nói riêng. Nét cổ điển được thể hiển ở lối
mặt nội dung và nghệ thuật) thơ 7 chữ, cách dùng từ láy nguyên, các thi liệu cổ
 Có thể bác bỏ khía cạnh điển, cách sử dụng hình ảnh thơ cổ điển. Nét hiện
chưa đúng của ý kiến và đại được thể hiện ở cách sử dụng hình ảnh “củi một
nêu rõ lý do cành khô” và kết hợp từ “sâu chót vót”.
 Liên hệ bản thân nếu có  Bài thơ mở ra trước mắt ta một không gian vừa có
nét cổ kính như con sông huyền thoại hay con sông
trong Đường thi. Đồng thời, con sông ấy lại có nét
gần gũi như bất kì con sông nào trên đất nước Việt
3/ KẾT  Khẳng định lại quan điểm  Bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ
BÀI của cá nhân về ý kiến. điển và hiện đại, hai khổ đầu bài thơ vừa mang nét
 Khẳng định sức sống tác trang nhã sâu lắng, vừa thể hiện nét đẹp hiện đại rất
phẩm riêng của Huy Cận.
 Bài thơ sẽ còn mãi trong lòng người.

2. Cách triển khai mục 2.2 (Viết đoạn văn phân tích một đoạn thơ / khổ thơ)
Bước 1: Viết câu trình bày Khổ một của bài thơ đã khắc họa nên bức tranh vườn tược thôn Vĩ:
luận điểm

Bước 2: Trích thơ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?


Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Bước 3: Phân tích đặc sắc nghệ Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái. Câu hỏi vang
thuật (Chi tiết, cụ thể) ra không phải đợi câu trả lời để trở thành đối thoại, mà cứ buông ra như
thể để trở thành dòng độc thoại, bộc bạch, tâm tình: Sao anh không về
chơi thôn Vĩ? Đó là chất giọng ngọt ngào như gió thoảng của người thôn
Vĩ, vừa như nhắc nhớ, vừa như trách móc, vừa như mời mọc. […]

Bước 4: Phân tích đặc sắc nội Ở khổ thơ đầu tiên, có thể thấy, mỗi câu thơ đều là một chi tiết vườn, mỗi
dung hình ảnh đều gợi lên vẻ thanh tân, tươi mới, tinh khôi, trong trẻo. Qua đó,
+ Đoạn thơ nói về điều gì? ta nhận ra tấm long yêu cuộc sống đến tha thiết của thi nhân.
+ Điều ấy có ý nghĩa gì?
+ Cảm nghĩ của em?

3. LUYỆN TẬP
Bài 1: Giải thích ý kiến trong các đề bài sau, từ đó xác định các luận điểm cần có trong
bài văn
Đề 1: Trong Lời tựa viết cho tập Lửa thiêng, Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Cảm giác
nổi trội nhất của ta là cảm giác không gian”. Hãy phân tích không gian trong bài thơ
“Tràng giang” để làm rõ ý kiến trên.
Trả lời:
- Cảm giác không gian nói về ấn tượng về không giang trong Tràng Giang
- Các luận điểm ta có:
+ Khổ 1: miêu tả một không gian buồn bã, quạnh hiu
+ Khổ 2, khổ 3: miêu tả một không gian hoang vắng đến tận cùng
+ Khổ 4: thể hiện một không gian trơi trọi gắn với nỗi nhớ quê của nhà thơ
Đề 2: Tác giả Lê Thị Hồ Quang đã nhận xét về “Đây thôn Vĩ Dạ” như sau: “Có thể nói
rằng, bước vào Đây thôn Vĩ Dạ là bước vào những câu hỏi đầy ám ảnh về tình đời, tình
người”. Em hãy phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để làm rõ nhận
định trên.
Trả lời:
- Câu hỏi đầy ám ảnh không chỉ nói đến hình thức các câu hỏi tu từ mà còn nhắc
đến thông điệp của bài thơ để cho người đọc bao nhiêu băn khoăn về tình người,
tình đời
- Các luận điểm ta có:
+ Khổ 1: Hàm chứa một câu hỏi đa nghĩa, như duyên cớ để nhà thơ thể hiện cảm xúc
+ Khổ 2: Thể hiện bị kịch tâm hồn của tác giả khi cảm nhận thời gian trôi đi từng khắc,
nỗi sợ hãi của nhà thơ về cơ hội được giao cảm với con người.
+ Khổ 3: Là nỗi hoài nghi, xót xa và là niềm mong cầu tha thiết về tình người của Hàn
Mặc Tử.
Đề 3: “Rõ ràng là có một thế giới thiên nhiên rất thực đã và đang tồn tại trong Đây thôn
Vĩ Dạ.” Đây là nhận xét của tác giả Lê Thị Hồ Quang khi đọc Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn
Mặc Tử. Em hãy Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ để làm rõ ý kiến trên.
Trả lời:
- Thế giới thiên nhiên rất thực không chỉ nói đến thiên nhiên có thực mà còn nói đến
tính chân thực của thiên nhiên qua cách miêu tả của nhà thơ.
- Các luận điểm ta có:
+ Khổ 1: Huy Cận đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, thanh khiết và trong
trẻo trong hoài niệm.
+ Khổ 2: Thể hiện cảnh sông nước đêm trăng thơ mộng
+ Khổ 3: Thế giới trong mơ hư ảo
Bài 2: Viết đoạn văn phân tích nét cổ điển và hiện đại được thể hiện ở hai câu thơ sau:
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Hai câu thơ sau đã khắc họa dòng Tràng Giang hoang vắng, quạnh hiu:
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Nếu như ở khổ đầu tiên của bài thơ đã cho thấy chiều rộng mênh mông của dòng sông thì
ở khổ thứ hai, Huy Cận đã mở thêm vào chiều cao. Qua những cấu trúc đăng đối “nắng
xuống - trời lên”, “sông dài – trời rộng”, tác giả đã nhấn mạnh ấn tượng không gian được
mở ra cả ba chiều: chiều cao, có chiều rộng và cả chiều dài. Việc kết hợp với cụm từ “sâu
chót vót” còn mở ra một không gian thăm thẳm không cùng của vũ trụ. Cả hai câu thơ đã
tô đâm lên cái tôi bơ vơ, cô đơn và nỗi buồn đè nặng trong lòng những rợn ngợp của Huy
Cận.
Hai câu thơ cuối mang phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn, cách ngắt nhịp
2/2/3 cũng như cấu trúc đăng đối, bên cạnh đó còn sử dụng từ Hán Việt cổ kính như bến
cô liêu để chỉ sự vắng vẻ của dòng sông. Song, Tràng Giang của nhà thơ cũng có điều
mới lạ qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn cảm xúc cá nhân của tác giả: sâu chót vót.

You might also like