You are on page 1of 15

CHÀO MỪNG CÁC CON TRỞ LẠI

LỚP VĂN CỦA THẦY LONG GIANG


I. KHÁI NIỆM:
1. Nghị luận và văn nghị luận:
• Nghị: Nhận xét, đánh giá
• Luận: Bàn bạc mở rộng
• Văn nghị luận: là loại văn bày tỏ ý kiến nhận định của mình về một vấn đề
nào đó như : hiện tượng xã hội, tư tưởng đạo lí, vấn đề Văn học… sau đó
liên hệ mở rộng đến những nội dung có liên quan.
• Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: trình bày nhận xét đánh giá của mình về
đoạn thơ, bài thơ.
2. Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:

• Trình bày nhận xét đánh giá của mình về đoạn thơ, bài thơ đó, thông qua các
yếu tố nghệ thuật trong thơ để nêu lên cái hay, cái đẹp hoặc những hạn chế
về mặt nội dung trong đoạn thơ bài thơ.

• Từ đó, liên hệ mở rộng đến những đoạn thơ, bài thơ hoặc nhân vật, hoặc
danh ngôn, ca dao…khác nhằm làm cho vấn đề nghị luận trở nên thuyết
phục .
II. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN
THƠ, BÀI THƠ:

1. Bước 1: Phân tích đề ( đọc và tìm hiểu đề)


- Xác định yêu cầu của đề: nghị luận một bài? một đoạn? nghị luận một
chủ đề? tích hợp hai tác phẩm để làm rõ một chủ đề…
- Xác định nội dung của đề: nghị luận về vấn đề gì?

- Xác định tư liệu minh hoạ.


2. Bước 2: Lập dàn ý
A. Mở bài:

- Cách 1: Giới thiệu tác giả ( phong cách, nội dung sáng tác), tác phẩm
( hoàn cảnh ra đời, đặc điểm tiêu biểu), giới thiệu đoạn thơ ( nếu đề yêu
cầu nghị luận đoạn thơ), trích dẫn.

- Cách 2: Lấy nội dung chủ đề của bài thơ làm đề tài dẫn dắt vào bài,
giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn
Mở bài cách thứ nhất:
Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình có con sông Hương thơ
mộng và núi Ngự trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Trưởng
thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc, Thanh Hải là
một trong những cây bút có công trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở
miền Nam từ những ngày đầu. Những tác phẩm của ông được bao thế hệ bạn đọc
nhắc mãi như Mồ anh hoa nở , Những đồng chí trung kiên.
Nhưng nhắc đến thơ Thanh Hải, người ta thường nghĩ đến bài thơ Mùa xuân
nho nhỏ. Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, trước khi
mất không lâu. Nhận xét về bài thơ này, SGK Ngữ Văn 9 – Tập 2 – Trang 77 có
viết: “ Bức tranh xuân của thiên nhiên đất nước được tạo nên từ các chi tiết tiêu
biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh”. Chúng ta sẽ làm sáng tỏ rõ điều nhận
định trên qua việc phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ:
“ Mọc giữa dòng sông xanh... tôi hứng
Mở bài cách thứ hai:
Mùa xuân luôn là đề tài bất tận để các nhà thơ tìm cảm hứng và sáng tác. Thông
qua những vẻ đẹp trong cảnh sắc mùa xuân, các nhà thơ gửi gắm vào đó những tâm tư tình
cảm, những bài học triết lí từ cuộc sống. Mùa xuân trong cách nhìn của Mãn Giác thiền sư,
một cao tăng thời Lý, là bài học về sự tuần hoàn của tạo vật, một triết lí sâu xa về nhân quả
luân hồi của nhà Phật.
“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết - Đêm qua sân trước một nhành mai”
(Có bệnh bảo mọi người)
Mùa xuân qua cảm nhận của những nhà thơ mới trước Cách mạng tháng Tám là nỗi
chán chường tuyệt vọng:
“ Tôi có chờ đâu có đợi đâu - Đem chi xuân đến gợi thêm sầu” ( Chế Lan Viên, Xuân)
Riêng ở nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân là tất cả những vẻ đẹp vốn có của cuộc đời,
là nhịp sống đang vươn lên mà tác giả khát khao được hiến dâng, hoà nhập. Những cảm xúc
ấy được tác giả thể hiện rõ trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. Trong đó, không khí tưng
bừng náo nức và nhịp sống đi lên của đất nước vào xuân được thể hiện rõ nhất qua khổ thơ
hai và ba của bài thơ:
“Mùa xuân người cầm súng… phía trước”
B. Thân bài:
1. Nghị luận khổ thơ, câu thơ thứ nhất:
- Giới thiệu nội dung, đặc điểm nổi bật của khổ thơ, câu thơ.
- Trích dẫn khổ thơ, câu thơ được giới thiệu.
- Diễn giải nghĩa của câu thơ, khổ thơ thành lời văn để nội dung mạch lạc, rõ
ràng.
- Nhận xét nghệ thuật tiêu biểu của câu thơ, khổ thơ để làm nổi bật giá trị nội
dung.
- Liên hệ mở rộng đến những câu thơ, câu văn có cùng chủ đề (nếu có)
- Chuyển ý
Đoạn văn phân tích hai câu đầu bài thơ Mùa xuân nho
nhỏ:
Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi tắn đầy sức sống:
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Mỗi vần điệu trong bài thơ là một bức hoạ về cuộc sống. Hình ảnh dòng sông xanh được
đảo lên đầu bài thơ để làm tông màu chủ đạo cho bức tranh tả cảnh. Từ “mọc” đặt ở đầu câu thơ
vang lên như một điểm nhấn, một sự phát hiện đầy cảm xúc của nhà thơ. Chỉ hai câu thơ thôi,
Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân với hình ảnh một dòng sông xanh uốn lượn quanh
co. Màu xanh của bức họa thiên nhiên là sự tổng hợp nhiều sắc xanh: xanh trong của nước, màu
xanh lơ của bầu trời nhuộm sắc xuân và cả màu xanh non của cây cối hai bên bờ. Nhìn gam màu
chủ đạo của bức tranh xuân, bất giác, chúng ta liên tưởng đến bức họa cảnh ngày xuân của
Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều”:
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Đọc câu thơ, dường như có sự tương đồng giữa các nhà thơ xưa và nay trong nghệ thuật
miêu tả sắc xuân, trong đó gam màu xanh luôn đóng vai trò chủ đạo trong bức tranh tả cảnh.
2. Nghị luận khổ thơ, câu thơ thứ hai: Trình tự phân tích như nghị luận
khổ thơ thứ nhất
Lưu ý:
-Trong quá trình nghị luận không bắt buộc làm đủ tất cả các bước.
Quan trọng nhất là phần giới thiệu, trích dẫn và phân tích.
-Không nhất thiết liên hệ mở rộng ở tất cả các khổ thơ.
C. Kết bài:
- Khái quát lại nội dung nghệ thuật, đưa ra lời nhận định chung.
- Liên hệ bản thân
Phần Kết bài của đề nghị luận khổ 4,5 trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

Tóm lại, hai khổ thơ bốn và năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ ” đã
làm lay động tâm hồn người đọc, không chỉ bởi chất nhạc vấn vương, không
chỉ bởi giai điệu vừa thiết tha vừa hào hùng thôi thúc mà còn bởi nguyện ước
chân thành và khiêm tốn của nhà thơ. Nguyện ước ấy đâu còn của riêng Thanh
Hải. Đọc những vần thơ của ông, ta tự nhủ phải làm gì để không hổ thẹn với
những người đi trước , hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm đối với đất nước quê
hương ? Tất cả được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở hôm nay.
3. Bước 3: Viết thành bài văn
 Lưu ý:
-Không được viết nháp
-Không viết bằng các loại bút mực xanh lá, bút dạ, không dùng bút
đỏ, bút chì trong quá trình làm bài.
-Không sử dụng bút xoá hoặc xoá kéo.
-Không viết tắt, viết số, sử dụng kí hiệu.
-Không bôi xoá dơ. Nếu viết sai, nên dùng thước gạch ngang phần
viết sai.
-Hạn chế tối đa việc chèn dòng hoặc viết thêm vào ở cuối bài hoặc ở
phần lề.
4. Bước 4:
- Đọc lại bài
- Sửa chữa những lỗi sai: chính tả, ngữ pháp, sai trích dẫn, sai tên tác
giả…
- Tuyệt đối không sửa thành một đoạn văn mới hoặc viết bổ sung vào
cuối bài văn.
LUYỆN TẬP:

Dựa vào dàn ý đã hướng dẫn, em hãy lập dàn ý chi


tiết cho một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn
9, tập 2.
( Phần bài tập tạm thời gửi qua gmail của thầy để thầy
chấm và sửa chữa)

You might also like